“Áo đâu?”- Mọi người còn không biết trả lời ông Trương thì Hàn Băng đã la lên.
“Áo gì?” – Xuân Thất thiếu nhíu mày.
Hàn Băng không nói lời nào mà chỉ vào tượng gỗ, rồi hỏi ngược lại ông Trương: “Ông gỡ xuống à?”
Ông Tưrơng ngơ ngác, chỉ biết phản bác: “Tôi không biết gì cả và cũng không làm gì hết.”
Tiếp theo ông nhìn về phía tượng thần, đột nhiên quỳ xuống, lạy sát đất.
“Sao vậy?” – Lý Đạo hỏi.
“Đây là thỉnh sơn thần gia gia của chỗ chúng tôi.” – vẻ mặt ông Trương khuân vá thành kính – “Tôi đã cầu nguyện trong miếu, nhìn thấy thì lạy.”
“Lúc ông vào cửa không thấy sao?” – Xuân Thất thiếu hơi kinh ngạc.
“Không chú ý.” – ông Trương gãi đàu, vẻ mặt ngỡ ngàng – “Tượng thần vốn dĩ an tọa ở chính giữa đại sảnh trưng bày, ai đã dời qua đây thế?”
Cũng có thể. Khi con người quen với việc qua lại một nơi thì dù đồ có ngay trước mắt cũng không để ý đến. Nhưng nếu tượng sơn thần vốn đặt ngay chính giữa đại sảnh trưng bày những món đồ kia thì sao lại xuất hiện ở cửa? Từ lần diễn ra mưu kế hung hiểm trước đó, tượng thần đã chuyển tới vị trí này rồi mà.
Máu chốt là, Lý Đạo lấy áo che lên đầu tượng thần, nếu ông Trương không đụng đến thì áo đã đi đâu ròi chứ? Lúc đó còn cột tay áo lại, không thể nào tự rơi xuống được. Cho dù rơi xuống, thì chiếc áo đâu? Rõ ràng những nơi trong tầm mắt đều trống trơn hoàn toàn không thấy gì cả.
Xuân Thất thiếu nhìn hòa thượng Đàm một cái.
Hòa thượng Đàm vội giơ tay lên: “Không phải tôi, từ nãy đến giờ tôi vẫn ở chug với mọi người.”
“Tôi không nghi ngờ anh.” – Xuân Thất thiếu hời hợt nói – “Nhưng tại sao vừa nãy anh lại bảo chúng tôi đừng nhìn tượng thần?”
“Tôi cảm thấy tượng thần kỳ dị” hòa thượng Đàm suy nghĩ một chút rồi nói – “Khối gỗ đó có mùi thơm, còn có hoa văn quái lạ. Có lẽ giống như trụ núi kia, khiến người ta nảy sinh ảo giác. Tình huống như vậy không phải là không có, thiên nhiên rất kỳ diệu, mà con gnười là điều kỳ diệu nhất trong vạn vật, ai biết sẽ sáng tạo ra thứ gì?”
Hàn Băng sửng sốt, cô và Xuân Thất thiếu liếc nhìn nhau. Hòa thượng Đàm tuy khoác áo cà sa, nhưng lại khiến người ta hoài nghi anh ta hoàn toàn không có kiến thức về Phật giáo, thậm chí còn là kiểu hòa thượng già chẳng hề có tín ngưỡng thật sự. Anh ta chưa từng nói được câu trí tuệ nào, nhưng lúc nầy lại nghiêm túc, cảm giác rất khác lạ.
“Đúng vậy đó, con người mới là đáng sợ nhất. Giống hệt với ý nghĩa bộ phim của tôi, khai thác khía cạnh tối tăm của nhân tính và cả khoảnh khác cứu rỗi cuối cùng trước cái chết.” – Lý Đạo vừa nói vừa đi đến tượng thần.
Hòa thượng Đàm kéo ông lại: “Trước khi xác định chắc chắn, anh đừng lỗ mãng mạo hiểm được không?”
“Tôi muốn dời nó về chỗ cũ.” - Lý Đạo giải thích - “Không phải ông Trương nói nó được thờ ở giữa sảnh sao?”
“Đừng nên đụng đến.” - ông Trương hơi sợ - “Nếu sơn thần gia đã tự động đến đây thì chắc chắn là muốn trấn thứ dơ bẩn nào đó. Cái hang kia là sao, tôi thề, khi nãy lúc tôi vào đây không phải như vậy.”
“Chúng tôi cũng không biết đã xảy ra chuyện gì?” - Xuân Thất thiếu suy nghĩ một chút rồi nói - “Trước khi biết rõ, tôi đề nghị ông đừng vội vàng hấp tấp, cũng đừng tự tiện đụng vào. Có sơn thần gia gia trấn thủ tại đây, thứ dơ bẩn không vào được, chỉ cần ông không đi ra là tốt rồi.”
Xuân Thất thiếu nói theo ý ông Trương, tránh để ông ta căng thẳng hành xử thiếu lý trí. Dĩ nhiên ông Trương cảm thấy kinh sợ, nhưng khi ông ta phát hiện không có lơi ra nào khác, toàn bộ điện thoại và internet đều bị cắt, rốt cuộc ông ta cũng chấp nhận sự thật là mình đã bị giam cầm.
Lẽ nào chỉ có thể vào mà không thể ra sao? “Sớm biết như vậy thì tôi đã không đến.” – ông Trương là người sống trên núi, rõ ràng kính trọng quỷ thần hơn đám Hàn Băng nhiều – “Do tôi tiếc công việc này, muốn dựa vào nó để nuôi con trai lên đại học. Bây giờ thì hay rồi, nếu bị giam chết trong này, đừng nói là đại học, ngay cả trung học con tôi cũng học không xong, phải nghỉ học đi làm nuôi gia đình rồi.”
“A Di Đà Phật, đừng nói lời bi quan như vậy.” - Hòa thượng Đàm khuyên - “Chưa chắc là đường chết. Nhưng tôi cảm thấy khách sạn này muốn chúng ta làm việc cho nó, chỉ cần làm xong là có thể đi thôi.”
Hàn Băng im lặng, thỉnh thoảng liếc về phía tượng thần ngay cửa. Hiện tại trong lòng cô còn đang sợ hãi, tại sao tượng thần lại xuất hiện ở cửa khi họ đến chứ? Nếu như ông Trương chưa bao giờ di chuyển, lẽ nào Diêu Thanh Dương đã làm hay sao? Hôm nay chiếc áo che tượng thần lại đã biến đâu mất? Lẽ nào có người lấy xuống, hay là...
Cô không dám nghĩ nữa. Xuân Thất thiếu luôn chú ý Hàn Băng, nhìn dáng ẻ của cô đã biết ngay trong lòng cô dang rối rắm chuyện gì. Nhưng anh không trực tiếp khuyên nhủ mà chỉ hỏi ông Trương: “Lần này ai vào ở khách sạn?”
“Lúc tôi đưa thức ăn đến thấy một cặp vợ chồng, nói là trăng mật lần hai.” – nhắc đến vị khách mới, vẻ mặt ông Trương thoải mái hẳn – “Người thành phố lớn các cậu thật bày vẻ, đã là vợ chồng già mà còn trăng mật lần hai. Tôi và bà vợ tôi ngay cả lần đầu còn không có đây.”
“Ông sống trong cảnh đẹp như thiên đường, dĩ nhiên không cần đi đến nơi khác rồi.” – Hàn Băng khẽ nói.
Cảnh đẹp như vậy nhưng họ lại như xuống địa ngục. Cô hiểu ý câu hỏi câu Xuân Thất thiếu. Bởi vì chiếc áo của Lý Đạo có khả năng là do vị khách mới gỡ xuống. Nhưng như thế cặp vợ chồng kia phải thấy hành lang mới đúng, tại sao họ lại không có phản ứng gì cả? Phòng bếp ở tầng trệt, tuy nằm ở phía sau khá vắng vẻ, nhưng cửa mở toang mà họ lại không nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Không phải là.. hai vợ chồng kia đã đi vào hành lang rồi chứ?
Nghĩ đến đây, cô hoảng hốt, lại nhìn thấy ánh mắt Xuân Thất thiếu lướt đến, tựa như cũng nghĩ đến điều này.
“Sinh ra và lớn lên ở đây, nhìn mãi ròi cũng chẳng thấy có gì đẹp.” – ông Trương thở dài.
Xuân Thất thiếu vội nói: “Không biết cặp vợ chồng kia ở phòng nào, chi bằng gọi họ xuống làm quen một chút. Cũng vừa hay cho họ biết khốn cùng của chúng ta, mọi người bàn bạc thử xem nên làm thế nào?”
“Được, tôi đi gọi người.”
Ông Trương năng nổ đi lên lầu. Không bao lâu đã xuống, nhưng chỉ có một mình ông ta.
“Không có ở đây à?”- sắc mạt hòa thượng Đàm hơi thay đổi.
Ông Trương lắc đầu: “Có, nhưng vị tiên sinh kia không được khỏe, đang ngủ. Còn vợ thì bảo tôi nói với các người một tiếng cảm ơn, đến bữa tối sẽ xuống. Ôi, vị tiên sinh kia khi đến đã ngồi xe lăn, sắc mặt rất kém, may mà ban đầu để tiện cho người tàn tật, khách sạn có cho lắp thang máy.”
“Trong khách sạn có thang máy?” – Lý Đạo kinh ngạc.
Không chỉ ông ta, tát cả mọi người đều sững sờ, bởi vì họ chưa từng phát hiện ra đều này.
“Ban đầu trù tính không chu đáo nên lắp ở nhà bếp” - ông Trương hơi ngại ngùng, giống như là lỗi của ông ta vậy.
“Dẫn chúng tôi đi xem thử nào.” – Xuân Thất Thiếu nói.
Dưới sự hướng dẫn của ông Trương, mọi người đi vào nhà bếp. Thang máy kia nằm phía sau cửa nhà kho. Lúc trước hội Hàn Băng đã kiểm tra nhà bếp, cũng biết chỗ này có nhà kho. Nhưng bởi vì để trống nên họ không để ý phía sau cửa lại là cửa thang máy.
“Bí ẩn như vậy sao?” – Hàn Băng nhíu mày.
“Khách sạn này chỉ có một phòng dành cho người tàn tật. Từ đây đi thẳng lên.” – ông Trương giải thích- “Sau khi xây khách sạn xong mới lắp thêm, cho nên không hay lắm, hơi quái đản.”
“Phòng đó ở đâu?” – Xuân Thất thiếu hỏi.
“Phòng 1A tầng hai.”
“Hóa ra ở ngay trên phòng tôi.” - sắc mặt hòa thượng Đàm hơi tái - “Tôi không phát hiện có thang máy chạy qua.”
Chính xác mà nói, đó không phải là căn phòng ban đầu của anh ta. Phòng 1A tầng hai ở kế bên phòng Hàn Băng. Ban đầu Diêu Thanh Dương ở đó, sau khi xảy ra chuyện để tiện tập trung mọi người, hòa thượng Đàm mới dời đến. Sau đó Diêu Thanh Dương bại lộ bộ mặt thật, hòa thượng Đàm để hành lý ở chỗ Lý Đạo. Dù sao chỉ là một chiếc túi du lịch nhỏ thôi, sau đó cũng chưa đi vào lại.
“Là thang máy ngoài trời, cửa ra nằm ở ban công.” – ông Trương giải thích – “Thầy không ra ban công ngắm cảnh à? Bên đó gần vách núi, phong cảnh đẹp lắm.”
Hòa thượng Đàm không nói gì, chỉ cúi đầu. Lúc xảy ra chuyện kỳ quái anh ta mới dọn đến căn phòng kia, làm sao còn dám đi lung tung khắp nơi chứ? Có điều cửa vào thang máy nằm ở nhà kho phòng bếp, cửa ra nằm ở ban công đối diện vách núi, thật vô cùng khác thường.
“Không biết tại sao nó lại khiến tôi nghĩ đến quan tài treo.” – Lý Đạo bỗng nói, sau đó tỏ vẻ áy náy – “Xin lỗi, bời vì hai từ ‘thang máy ngoài trời’ và ‘vách đá’ nên nảy sinh liên tưởng...”
Ông vừa nói vừa nhấn nút, cửa thang máy mở ra. Khách sạn rất xa hoa, nếu không có những chuyện quái lạ kia thì chắc chắn đã vượt quá tiêu chuẩn năm sao thuần phong cách Trung Quốc. Thậm chí ngay cả khách sạn sang trọng nhất cũng không thể sánh với vẻ cổ điển trong khách sạn này. Có một thang máy thần bí cũng tạm chấp nhận, nhưng bên trong vừa nhỏ vừa tối, không có tay vịn, hẹp hẹp dài dài, toàn bộ được ốp gỗ cũ kỹ.
“Đúng là giống hệt chiếc quan tài.” – Lý Đạo nói ra cảm tưởng của mọi người
Chuyện này hơi biến thái. Nếu đã chu đáo thiết kế phòng và thang máy dành cho người tàn tật, tại sao trên web đặt phòng không nhắc đến? Cho dù sau khi xây xong mới thêm vào cũng đâu phá hỏng phong cách tổng thể của khách sạn. Thật sự là không có lời giải thích hợp lý.
“Xoảng!”, có tiếng vỡ vụng vang lên từ phía trên, giống như trong căn phòng dành cho người tàn tật kia bị vỡ thứ gì đó. Có điều, khi thang máy lên tới nơi mà trên kia khóa cửa phòng thì họ sẽ không khởi động thang máy để xuống được, mọi người đàng ngơ ngác nhìn nhau, lần lượt đi ra khỏi nhà bếp, vì an toàn đành đợi buổi tối gặp mặt vợ chồng kia rồi hãy bàn.
Hàn Băng hi vọng đêm tối mãi mãi không đến, nhưng thời gian lại là thứ lý trí và vô tình nhất. Vì giết thời gian, không để sóng não vượt xa người thường của bản thân này hoạt động bất thường, cô làm một mâm cơm. Chắc chắn vì biết cô sợ, Xuân Thất thiếu cứ ở suốt trong nhà bếp phụ giúp cô mãi. Nhưng tuy thế, Hàn Băng vẫn luôn cảm thấy có một đôi mắt ở trong nhà kho đang rình rập nhìn ra bên ngoài, nhưng mà không có tiếng động nào của thang máy vang lên, nên chắc chắn không có ai núp trong đó.
Tầm khoảng sáu giờ hơn, trong núi dần tối, hai vợ chồng kia xuống nhà, nói chính xác là chỉ có người vợ thôi. Chị ta hơn ba mươi tuổi, dáng vẻ điển hình của người đẹp vùng sông nước Giang Nam, dịu dàng thanh nhã, ăn mặc mộc mạc, nhưng chất lượng cực tốt. Chị ta không đeo vàng bạc, nhưng trên ngón áp út bên tay trái đeo một chiếc nhẫn kim cương to lớn lấp lánh chói mắt.
Người phụ nữ trước mắt sang trọng mà không khoe khoang, vừa nhìn đã biết gia cảnh ưu việt, hơn nữa còn được hưởng nền giáo dục tốt đẹp của giai cấp thượng lưu.
Chị ta khách sao chào hỏi mọi người, tự xưng là họ Ngô, chồng họ Triệu. Bởi vì công việc của chồng cực nhọc, vất vả nhiều năm lâu ngày nên thành bệnh, trước đó vài ngày còn bệnh nặng một trận. Nói là trăng mật lần hai chứ thật ra là chỉ đến đây nghỉ dưỡng. Lúc họ mới cưới cũng đến đây du lịch, chung sống rất hạnh phúc, cho nên lần này vẫn chọn nơi đây.
“Lúc đó nơi này còn chưa tiến hành khai phá thẳng cảnh du lịch. Đừng nói là loại khách sạn sang trọng xây giữa sườn núi như vậy, ngay cả khách sạn nhỏ dưới chân núi cũng không có được hai cái. Khi ấy chúng tôi ở một nhà dân địa phương, không có xe cáp để đi, dưới sự chỉ dẫn của thôn dân, hai người chúng tôi cũng leo lên đến đỉnh núi.”
Nói về chuyện này, vẻ mặt chị Ngô như bừng sáng, vô cùng hạnh phúc. Nhìn gần tuy làn da chị mịn màng trắng nõn, nhưng khóe mắt đã có nếp nhăn, tuổi thật có thể lớn hơn một chút, khoảng hơn bốn mươi tuổi. Có điều ánh mắt của chị ta vẫn đen láy long lanh, thân thể thon thả duyên dáng, vẫn còn đọng lại dáng vẻ mỹ nhân tha thướt thời trẻ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...