Kafka bên bờ biển

Chương 11
Khi tôi kể xong, đêm đã rất khuya. Suốt thời gian đó, Sakura lắng nghe rất chăm chú, đầu tựa vào hai tay chống khuỷu tay trên bàn bếp. Tôi thú thật với cô rằng tô mới mười lăm tuổi, đang học trung học, rằng tôi đã ăn cắp tiền của bố rồi trốn khỏi ngôi nhà ở Quận Nakano, Tokyo. Rằng tôi đang trọ ở một khách sạn ở Takamatsu và hằng ngày, đến đọc sách ở một thư viện. Rằng đùng một cái, tôi thấy mình nằm gục bên ngoài miếu đường, mình đầy máu. Kể hết. Thật ra chỉ gần hết thôi, còn chừa một điều quan trọng mà tôi không thể nói ra.
"Vậy là mẹ cậu bỏ nhà đi, mang theo chị gái cậu, khi cậu mới lên bốn. Để lại cậu với cha cậu."
Tôi lấy trong ví ra tấm ảnh hai chị em tôi chụp bên bờ biển, đưa cho cô xem. "Đây là chị gái em," tôi nói. Sakura nhìn tấm ảnh một lúc rồi trả lại cho tôi, không bình luận một lời.
"Từ đó đến nay em không gặp lại chị ấy," tôi nói. "Cả mẹ em nữa. Bà không bao giờ liên lạc và em không biết hiện bà ở đâu. Thậm chí em không nhớ nổi hình dong bà ra sao nữa. Em không còn cái ảnh nào của mẹ. Em có thể nhớ mùi và bàn tay vuốt ve của mẹ, chứ không nhớ mặt."
"Hừm," Sakura nói, hai tay vẫn chống cằm, mắt nheo lại nhìn tôi. "Chắc cậu khổ tâm lắm?"
"Vâng, có lẽ..."
Cô tiếp tục lặng lẽ nhìn tôi đăm đăm. "Vậy là cậu không hợp với cha cậu?" cô hỏi sau một hồi lâu.
Không hợp? Tôi phải trả lời câu hỏi này như thế nào? Tôi không nói gì, chỉ lắc đầu.
"Một câu hỏi ngớ ngẩn - tất nhiên là thế rồi. Nếu không cậu đã chẳng trốn khỏi nhà," Sakura nói. "Vậy, tóm lại, cậu đã bỏ nhà và hôm nay, đột nhiên, cậu bất tỉnh, hoặc mất trí nhớ, hoặc gì gì đó."
"Vâng."
"Điều này trước đây đã bao giờ xảy ra chưa?"
"Đôi lần," tôi thành thực nói với cô. "Khi em nổi cáu thì như châm ngòi nổ. Tựa hồ có ai bấm nút trong đầu, thế là cơ thể bùng phát, lý trí không theo kịp. Tựa như em đang ở đây, mà cách nào đó, lại không phải là em."
"Cậu muốn nói: cậu mất tự chủ và làm một điều gì hung bạo?"
"Vâng, điều đó đã xảy ra mấy lần."
"Cậu đã làm ai bị thương bao giờ chưa?"
Tôi gật đầu. "Hai lần. Nhưng không nặng lắm."
Cô ngẫm nghĩ một lát.
"Liệu lần này có phải là vẫn điều đó xảy ra không?"
Tôi lắc đầu. "Đây là lần đầu tiên xảy ra một điều tệ hại đến như vậy. Lần này... em không biết nó khởi đầu như thế nào và em hoàn toàn không nhớ điều gì đã xảy ra. Cứ như trí nhớ của em đã bị xóa sạch. Trước đây chưa bao giờ tệ hại đến thế."
Cô nhìn chiếc áo phông tôi vừa lôi từ ba lô ra, xem xét thật kỹ vết máu mà tôi đã không tẩy sạch được. "Vậy điều cuối cùng cậu còn nhớ được là bữa ăn tối ở tiệm ăn gần ga, phải không?"
Tôi gật đầu.
"Và tất cả những gì sau đó là một khoảng trống. Điều tiếp theo cậu nhận biết được là thấy mình nằm trong bụi rậm đằng sau miếu đường ấy. Tức là khoảng bốn giờ sau. Tỉnh dậy thì thấy áo phông dầy máu và vai bên trái đau nhói."
Tôi gật đầu. Cô giở một tấm bản đồ thành phố, ước lượng khoảng cách giữa nhà ga và miếu đường.
"Không xa lắm, nhưng đi bộ thì cũng lâu đấy. Nhưng trước nhất, tại sao cậu lại ở chỗ đấy nhỉ? Nó ở ngược hướng với khách sạn của cậu. Trước đây cậu đã bao giờ đến đó chưa?"
"Chưa bao giờ."
"Cậu cởi áo ra một lát xem," cô nói.
Tôi cởi trần đến thắt lưng. Cô bước ra sau tôi và nắm chặt lấy vai trái tôi. Ngón tay cô bấm sâu vào thịt khiến tôi không khỏi kêu lên khe khẽ. Cô gái này quả có sức.
"Có đau không?"
"Còn phải hỏi," tôi nói.
"Cậu đã va rất mạnh vào một cái gì đó. Hoặc cái gì đó đã quật rất mạnh vào cậu."
"Em không nhớ tí gì cả."
"Dù sao cũng không gãy cái xương nào," cô nói. Cô tiếp tục xoa nắn xung quanh chỗ đau, và nếu quên cái đau đi thì những ngón tay cô thật dễ chịu. Khi tôi nói với cô thế, cô mỉm cười.
"Mình xưa nay vẫn giỏi ngón xoa bóp mà. Đó là một kỹ thuật hữu ích cho thợ làm tóc."

Cô tiếp tục xoa bóp chỗ vai tôi. "Xem ra không có gì nghiêm trọng cả. Cứ ngủ một giấc đẫy qua đêm, rồi cậu sẽ cảm thấy đỡ thôi."
Cô nhặt cái áo phông của tôi, bỏ vào một túi nhựa rồi vứt vào sọt rác. Cô xem xét lại chiếc sơ mi bò của tôi một lầnồi ném vào máy giặt. Lục lọi trong tủ áo và moi ra một cái áo phông trắng, đưa cho tôi. Một chiếc áo mới toanh trắng lốp với dòng chữ Maui Whale Watching Cruise, có cả hình một cái đuôi cá voi nhô khỏi mặt nước.
"Đây là chiếc áo to nhất mà mình có thể tìm được. Nó không phải của mình nhưng cậu đừng ngại. Đó chỉ là vật lưu niệm của một người nào đó. Có thể không hợp "gu" cậu nhưng cứ thử coi."
Tôi mặc vừa khít.
"Nếu muốn thì cậu cứ giữ mà dùng," cô nói.
Tôi cảm ơn cô.
"Vậy trước đây cậu chưa bao giờ mất trí nhớ hoàn toàn như thế?" cô hỏi.
Tôi gật đầu, rồi nhắm mắt lại, mân mê chiếc áo phông, hít cái mùi mới tinh của nó. "Chị Sakura ạ, em thấy sợ thực sự," tôi nói. "Em không biết phải làm gì. Em tuyệt nhiên không nhớ có làm ai bị thương hay không. Bất kể điều gì khiến người em đầy máu, em cũng không thể nhớ ra. Nếu em đã phạm tội, thì dù em có nhớ hay không, em vẫn cứ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải không?"
"Có thể chỉ là đổ máu cam. Một người nào đó đi trên phố, va phải một cái cột điện và đổ máu mũi. Và cậu chỉ đỡ người ta dậy thôi. Rõ không? Mình hiểu tại sao cậu lo, nhưng ta hãy cố nghĩ ra những kịch bản về những trường hợp xấu nhất, được không? Ít nhất thì đêm nay cũng chưa có chuyện gì. Sáng mai ta sẽ xem báo, theo dõi tin trên tivi. Nếu có gì ghê gớm đã thực sự xảy ra, chúng ta sẽ biết. Bây giờ ta sẽ cân nhắc các phương án. Có rất nhiều lý do khiến người ta chảy máu, và đa phần không đến nỗi ghê gớm như ta tưởng. Mình là con gái, nên đã quen nhìn thấy máu - tháng nào mình chả nhìn thấy máu. Cậu hiểu mình muốn nói gì chứ?"
Tôi gật đầcảm thấy hơi đỏ mặt. Cô xúc mấy thìa Nestcafé đổ vào một tách lớn, đun một ít nước trong một cái xoong nhỏ. Cô hút thuốc, chờ nước sôi. Rít vài hơi, rồi tắt điếu thuốc bằng vòi nước. Tôi thoáng thấy mùi bạc hà.
"Mình không muốn thóc mách, nhưng có một điều mình muốn hỏi cậu. Cậu có phiền không?"
"Không," tôi đáp.
"Chị gái cậu là con nuôi. Cha mẹ cậu xin được ở đâu đó trước khi sinh cậu, đúng không?"
"Đúng," tôi đáp. "Em không biết tại sao, nhưng quả là có chuyện ấy. Sau đó, em ra đời. Hình như ngoài mong muốn của cha mẹ em."
"Vậy cậu đích thị là con của cha cậu và mẹ cậu?"
"Theo như em biết thì đúng vậy," tôi nói.
"Nhưng khi bỏ đi, bà không mang cậu theo, mà lại mang chị cậu mặc dù đó không phải là con bà rứt ruột đẻ ra," Sakura nói. "Thông thường, một người đàn bà đâu có làm thế."
Tôi không nói gì.
"Tại sao bà ấy lại làm thế?"
Tôi lắc đầu. "Em không biết," tôi đáp. "Em đã tự đặt ình câu hỏi này hàng tỉ lần.
"Chắc cũng đau đớn lắm nhỉ?"
Có đau không? "Em cũng không biết nữa. Nhưng nếu một ngày kia em lấy vợ, em nghĩ em sẽ không sinh con làm gì. Nếu em có con, em sẽ không biết làm sao để hòa hợp với chúng."
"Gia cảnh của mình thì không đến nỗi phức tạp như vậy," cô nói, "nhưng từ lâu mình đã không hợp với bố mẹ và vì thế mình mắc vào một lô chuyện ngu xuẩn... Cho nên mình biết cậu cảm thấy như thế nào. Nhưng quyết định quá sớm như thế - rằng mình sẽ không sinh con - không phải là một ý hay. Ở đời chẳng có gì là tuyệt đối đâu."
Cô đứng trước lò bếp, nhấm nháp tách Nestcafé nghi ngút hơi. Thành tách có vẽ hình những nhân vật của bộ phim hoạt hình nổi tiếng Moomin. Cả hai chúng tôi đều không nói gì.
"Cậu có họ hàng hay người quen nào có thể giúp cậu không?" lát sau, Sakura hỏi.
"Không," tôi đáp. "Ông bà nội em mất lâu rồi và cha em chẳng có anh, chị, em hay cô, dì, chú, bác gì cả. Không một ai. Em không thật chắc chắn lắm, nhưng em biết cha em không bao giờ dây dưa với họ hàng. Và em cũng không bao giờ nghe nói gì về họ hàng bà con về phía bên mẹ em. Em muốn nói thậm chí em còn không biết tên tục của mẹ em nữa kia, cho nên làm sao em biết được về họ hàng của bà."
"Nghe như thể cha cậu là người ngoài trái đất ấy," Sakura nói. "Như thể ông ấy từ một hành tinh xa lắc nào đến, đội lốt người, cuỗm lấy một phụ nữ của Trái Đất, rồi sinh ra cậu để nối dõi tông đường. Rồi mẹ cậu phát hiện ra, hoảng sợ và bỏ trốn. Như trong một bộ phim khoa học viễn tưởng đen."
Tôi chẳng biết nói sao.
"Thôi không giỡn nữa," cô nói và ngoác miệng cười để chứng tỏ mình chỉ nói đùa, "ý mình là, trong cái thế giới mênh mông này, kẻ duy nhất cậu có thể trông cậy vào là bản thân cậu."
"Có lẽ thế."
Cô đứng đó, dựa vào bồn giặt, tiếp tục uống cà phê.
"Mình phải ngủ một chút đây," cô nói như chợt ớ ra. Đã hơn ba giờ sáng. "Mình phải dậy lúc bảy rưỡi nên sẽ không ngủ nhiều được, nhưng có một chút còn hơn không. Mình không thích đi làm sau một đêm thức trắng. Vậy bây giờ cậu định làm gì?"
"Em có mang theo túi ngủ," tôi nói với cô, "nên nếu không có gì phiền, thì em chỉ xin chị một góc thôi."
Tôi lấy chiếc túi ngủ cuộn chặt trong ba lô ra, trải xuống sàn và thổi phồng nó lên một chút.

Sakura nhìn, thán phục. "Một Hướng đạo sinh chính hiệu," cô nói.
Sau khi Sakura tắt đèn và lên giường, tôi chui vào túi ngủ, nhắm mắt lại, cố ngủ. Nhưng tôi không thể xua được hình ảnh chiếc áo phông đầy máu ấy. Tôi vẫn thấy cái cảm giác bỏng rát nơi lòng bàn tay. Tôi mở mắt ra, nhìn trân trân lên trần. Tiếng sàn nhà cót két đâu đây. Ai đó vặn vòi nước máy. Và một lần nữa, tôi lại nghe thấy tiếng còi xe cấp cứu, tận xa nhưng ré vang trong đêm tối.
"Không ngủ được à?" cô thì thầm trong bóng tối.
"Vâng," tôi nói.
"Mình cũng thế. Đáng ra mình không nên uống cốc cà phê ấy. Rõ thật ngốc," Cô bật đèn đầu giường, xem giờ, rồi tắt đèn. "Đừng có hiểu lầm mình," cô nói, "nhưng nếu cậu thích thì cậu có thể đến nằm cạnh mình. Đằng nào mình cũng chả ngủ được."
Tôi chui ra khỏi túi ngủ và trèo lên giường với cô. Tôi mặc quần đùi và áo phông. Cô mặc bộ đồ ngủ màu hồng nhạt.
"Mình đã có bạn trai ở Tokyo. Anh ta chẳng có gì xuất sắc lắm, nhưng đó là bồ của mình. Cho nên mình không quan hệ tình dục với ai khác. Có thể trông bề ngoài mình không có vẻ thế, nhưng mình rất nghiêm túc trong chuyện tình dục. Cậu có thể gọi mình là cổ hủ. Không phải bao giờ mình cũng thế - dạo trước mình cũng bừa bãi ra trò nhưng bây giờ mình không quậy nữa. Cho nên đừng có nghĩ lung tung, OK? Cứ nghĩ chúng mình là chị em, hiểu không?"
"OK," tôi nói.
Cô quàng tay ôm tôi, ghì sát vào mình và áp má lên trán tôi. "Tội nghiệp cậu," cô nói.
Khỏi phải nói là tôi lập tức dựng cột buồm. Cứng như đá. Và bởi nằm sát cạnh nhau như thế nên không thể không cọ vào đùi cô.
"Chà, lại thế nữa!" cô nói.
"Xin lỗi," tôi nói, "em không cố tình."
"Không sao," cô nói. "Mình biết cái ấy kể cũng bất tiện, chả làm cách nào ngăn được nó."
Tôi gật đầu trong bóng tối.
Cô do dự một lúc, rồi kéo quần lót của tôi xuống, lôi thằng cu cứng như đá của tôi ra và nhẹ nhàng nâng nó trong tay. Như thể muốn kiểm tra một cái gì, như cách một ông bác sĩ xem mạch vậy. Bàn tay mềm mơn man làm tôi cảm thấy một cái gì - một ý nghĩ mơ hồ? - nổi lên ở vùng háng.
"Chị cậu bây giờ độ bao nhiêu tuổi?"
"Hăm mốt," tôi nói. "Hơn em sáu tuổi."
Cô nghĩ một lúc. "Cậu có muốn gặp lại chị cậu không?"
"Có thể," tôi nói.
"Có thể?" Tay cô riết chim tôi chặt hơn một chút, "Có thể nghĩa là thế nào? Cậu thực sự không muốn gặp lại chị cậu l, phải không?"
"Em không biết gặp nhau rồi sẽ nói chuyện gì và có thể chị ấy không muốn gặp em cũng nên. Với mẹ em cũng thế. Cả hai, không ai tìm em. Em muốn nói, họ đã bỏ đi, bỏ tất cả."
Bỏ mặc em, tôi thầm nói trong đầu cho trọn ý.
Sakura không nói gì. Tay cô lỏng ra một chút, rồi lại riết chặt hơn. Theo nhịp ấy, chim tôi mềm đi, rồi lại cứng lên hơn lúc nào hết.
"Cậu muốn sướng không?" cô hỏi.
"Có thể," tôi nói.
"Lại có thể!"
"Muốn lắm," tôi chữa.
Cô khẽ thở dài và bắt đầu đưa đẩy tay. Một cảm giác như lên tiên. Không chỉ là một động tác đưa lên đẩy xuống, mà giống như một vuốt ve toàn bộ. Những ngón tay cô dịu dàng mơn man dương vật và tinh hoàn của tôi. Tôi nhắm mắt lại và thở dài đánh thượt một cái.
"Cậu không được sờ mình. Khi nào sắp ra thì bảo mình để khỏi dây ra ga trải giường."
"Vâng," tôi nói.
"Thế nào? Mình có khéo không?"
"Tuyệt."

"Mình đã bảo cậu mình rất khéo tay mà. Nhưng đây không phải là sex. Mình chỉ giúp cậu thư giãn thôi. Cậu đã qua một ngày gay go, cậu quá căng thẳng và sẽ không ngủ được nếu ta không làm cái gì đó. Hiểu không?"
"Vâng, em hiểu," tôi nói. "Nhưng em hỏi một câu."
"Gì vậy?"
"Em có thể tưởng tượng là chị không mặc gì được không?"
Tay cô chững lại và cô nhìn thẳng vào mắt tôi. "Cậu muốn tưởng tượng mình trần truồng trong khi chúng ta làm thế này ư?"
"Vâng. Em đã cố ngăn mình tưởng tượng thế, nhưng không được."
"Thật ư?"
"Nó như cái màn hình tivi mình muốn tắt đi mà không được."
Cô cười phá lên. "Mình không hiểu đấy. Cậu không việc gì phải nói với mình điều ấy. Tại sao cậu không mặc nhiên tưởng tượng cái gì cậu thích? Cậu không cần phải xin phép mình. Làm sao mình có thể biết được cái gì ở trong đầu cậu?"
"Em không đừng được. Tưởng tượng ra cái gì là rất quan trọng cho nên em nghĩ tốt hơn là cứ nói với chị. Điều này không liên quan với chuyện chị biết hay không biết."
"Cậu thật là một chú bé lễ phép," cô nói, giọng cảm kích, "Tuy nhiên, mình nghĩ cậu ình biết thế cũng tốt. OK, mình cho phép. Cứ việc tưởng tượng mình trần truồng đi."
"Cám ơn," tôi nói.
"Thế nào? Người mình đẹp chứ?"
"Tuyệt," tôi nói.
Cái cảm giác uể oải ấy lan khắp nửa dưới cơ thể tôi như làn nước lềnh bềnh trên bề mặt. Tôi báo cho Sakura biết, cô lấy một tờ giấy vệ sinh ở cạnh giường và tôi xuất ồngộc hết đợt này đến đợt khác... Một lúc sau, cô vào bếp vứt tờ giấy vệ sinh và rửa tay.
"Xin lỗi," tôi nói.
"Không sao," cô vừa nói vừa trở vào giường nằm. "Không cần phải xin lỗi. Đó là một bộ phận của cơ thể cậu. Vậy... cậu có cảm thấy dễ chịu hơn không?"
"Dễ chịu hơn hẳn."
"Tốt." Cô nghĩ một lúc rồi nói. "Mình đang nghĩ giá mình là chị cậu thật thì hay biết bao."
"Em cũng nghĩ thế," tôi nói.
Cô khẽ vuốt tóc tôi. "Bây giờ mình ngủ đây. Cậu trở về cái túi ngủ của cậu đi. Mình phải nằm một mình mới ngủ ngon được và tôi không muốn cái cọc sắt của cậu cứ thọc vào tôi suốt đêm, OK?"
Tôi trở về cái túi chăn của mình và nhắm mắt lại. Lần này, tôi ngủ được. Một giấc ngủ sâu, thật sâu, có lẽ sâu nhất kể từ khi tôi bỏ nhà đi. Tựa hồ tôi đang ở trong một cái thang máy to đùng, nó lặng lẽ, từ từ chở tôi xuống mỗi lúc một sâu hơn trong lòng đất. Cuối cùng, mọi ánh sáng, mọi âm thanh đều tắt.
Khi tôi dậy, Sakura đã đi làm. Chín giờ sáng. Vai tôi hầu như không đau nữa. Đúng như Sakura đã nói. Tôi thấy trên bàn bếp một tờ báo buổi sáng, một mẩu thư và một cái chìa khóa.
Mẩu thư viết: Mình đã xem bản tin bảy giờ trên tivi và lướt qua toàn bộ tờ báo, mà không thấy nói đến vụ đổ máu nào quanh vùng này cả. Cho nên mình nghĩ cái chỗ máu ấy chẳng là cái gì cả. Vậy là tốt rồi. Trong tủ lạnh không có nhiều thức ăn lắm, nhưng cậu cứ tự nhiên, thoải mái dùng bất cứ cái gì cậu cần trong nhà này. Nếu cậu không định đi đâu, thì cứở đây. Nếu ra ngoài thì để chìa khóa dưới tấm thảm chùi chân ở trước cửa.
Tôi lấy một can sữa trong tủ lạnh, kiểm tra hạn sử dung rồi rưới lên mấy chiếc bánh ngô, đun một chút nước để pha một cốc trà Darjeeling. Nướng mấy lát bánh mì, ăn với bơ loại ít béo. Rồi giở báo ra, xem mục tin địa phương. Đúng như Sakura nói, không hề có vụ tội ác hung bạo nào trên các dòng tít. Tôi thở phào nhẹ nhõm, gấp tờ báo lại để vào chỗ cũ. Ít nhất, tôi cũng không phải chạy long tóc gáy khắp chỗ để trốn cảnh sát. Nhưng tôi quyết định, tốt hơn hết là không nên quay trở lại khách sạn cho an toàn. Tôi vẫn chưa biết điều gì đã xảy ra trong bốn tiếng đồng hồ bị xóa khỏi trí nhớ ấy.
Tôi gọi khách sạn. Một người đàn ông trả lời và tôi không nhận ra giọng anh ta. Tôi bảo anh ta là tôi có việc đột xuất, phải trả phòng. Tôi cố hết sức làm ra vẻ người lớn. Tôi đã trả tiền trước nên chắc là không có vấn đề gì. Còn vài thứ đồ vặt vãnh trong phòng có thể thải đi, tôi bảo anh ta vậy. Anh ta kiểm tra trên máy tính và thấy hóa đơn đã cập nhật. "Mọi thứ đều đâu vào đấy, thưa ông Tamura," anh ta nói. "ông không còn gì phải thanh toán." Chìa khóa phòng là một tấm thẻ bằng plastic nên không cần phải gửi trả lại. Tôi cảm ơn anh ta và gác máy.
Tôi tắm vòi hoa sen. Đồ lót và tất của Sakura phơi trong buồng tắm. Tôi cố không nhìn vào những thứ ấy để tập trung vào công việc thông thường của mình là kỳ cọ thật kỹ toàn thân. Và tôi ráng hết sức không nghĩ đến đêm hôm trước. Tôi đánh răng và mặc một cái quần trong máy giặt. Không có máy sấy nên sau chu trình quay giặt, tôi gấp tất cả lại cho vào một túi nhựa bỏ luôn vào ba lô. Những thứ này đem sấy khô ở một máy giặt tự động lúc nào chả được.
Tôi rửa tất cả bát đĩa chồng đống trong bồn, để ráo nước, lau khô rồi xếp lên giá. Rồi tôi rà soát lại những thứ trong tủ lạnh, vứt bỏ những gì đã thiu thốiố đã nặng mùi - mấy bắp cải hoa đã mốc, một quả dưa chuột mềm nhũn, một gói đậu phụ đã quá "đát" từ lâu. Tôi chuyển tất cả những gì còn ăn được sang những bao, hộp đựng mới và chùi sạch chút nước xốt bị vãi ra. Tôi vứt tất cả những đầu mẩu thuốc lá, xếp những tờ báo vương vãi thành một chồng gọn gàng và rê máy hút bụi khắp phòng. Sakura có thể mát xa rất khéo nhưng đến mục nội trợ thì cô thật là đoảng hết chỗ nói. Tôi là chiếc sơ mi cô vo viên nhét vào tủ rồi tính chuyện đi chợ và chuẩn bị bữa tối. Hồi còn ở nhà tôi thường tự làm mọi việc nội trợ, nên những thứ này chả khó khăn gì. Nhưng nếu ôm lấy cả việc nấu bữa tối nữa thì hơi quá đấy, tôi quyết định.
Xong mọi việc, tôi ngồi vào bàn bếp và nhìn quanh phòng. Tôi biết mình không thể ở đây mãi. Tôi sẽ hầu như thường xuyên cương cứng, thường xuyên tưởng tượng. Tôi không thể không ngó nhìn những cái xì líp đen nhỏ xíu phơi trong buồng tắm kia, không thể lúc nào cũng xin phép cô để cho trí tưởng tượng lông bông lang bang. Nhưng trên tất cra, tôi không thể quên những gì cô làm cho tôi đêm qua.
Tôi để lại cho Sakura mấy dòng viết bằng cây bút chì cùn trên xấp giấy ghi bên cạnh máy điện thoại. Cảm ơn. Chị thực sự đã cứu em. Em xin lỗi vì đêm qua đã đánh thức chị khuya thế. Nhưng chị là người duy nhất em có thể nhờ cậy. Tôi dừng lại một lát để nghĩ xem nên viết tiếp thư thế nào và đảo mắt nhìn quanh phòng. Cảm ơn chị đã để em ở lại qua đêm. Em rất biết ơn chị đã nói là em có thể ở lại bao lâu tùy thích. Nếu em có thể ở lại thì tốt biết mấy, nhưng em nghĩ em không nên quấy rầy chị thêm nữa. Có đủ các thứ lý do mà em không tiện kể ra đây. Em phải tự lực xoay xở thôi. Em hy vọng lần sau em lâm nạn, chị vẫn còn cảm tình với em.
Tôi lại ngừng. Ở căn hộ bên cạnh, ai đó mở âm lượng tivi to hết cỡ, một sô diễn buổi sáng dành cho các bà nội trợ. Các nhân vật tham gia sô diễn thi nhau gào và những màn quảng cáo cũng không chịu kém. Tôi ngồi ở bàn, xoay xoay chiếc bút chì c trong tay, cố tập trung tư tưởng. Tuy nhiên, nói thực tình, em không xứng đáng với lòng tốt của chị. Em đang cố gắng hết sức mình để là một người tốt hơn, nhưng sự thể không tiến triển như ý. Em hy vọng lần sau gặp nhau, em sẽ hành xử chững chạc hơn. Nhưng em chưa dám chắc lắm. Cám ơn về đêm qua. Thật tuyệt vời.
Tôi lấy một cái tách chặn lên bức thư, khoác ba lô lên vai và ra khỏi căn hộ, để chìa khóa dưới thảm như cô dặn. Một chú mèo trắng đốm đen nằm ngủ giữa cầu thang. Chú hẳn rất dạn người vì chú không buồn nhúc nhích để đứng dậy khi tôi xuống cầu thang. Tôi ngồi xuống vuốt ve chú một lúc. Chú mèo him mắt lại và bắt đầu rên hừ hừ. Chúng tôi ngồi trên bậc thang như thế một hồi lâu, mỗi bên tận hưởng cái cảm giác thân mật đó theo cách riêng của mình. Cuối cùng tôi chào tạm biệt chú và ra phố. Một cơn mưa bụi bắt đầu rơi.
Giờ đây, khi đã trả phòng khách sạn và rời khỏi căn hộ của Sakura, tôi không biết hôm nay sẽ qua đêm ở đâu. Trước khi mặt trời lặn, tôi phải kiếm ra một mái nhà, một nơi nào an toàn để ngủ lại. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, nhưng cứ quyết định đáp tàu ra ngoại thành về hướng Thư viện Komura. Một khi đến đó, sẽ nảy ra một giải pháp nào đó. Tôi không biết tại sao, nhưng trực giác bảo tôi là sẽ có cách giải quyết.
Số phận dường như đang đưa đẩy tôi theo những hướng mỗi lúc một kỳ lạ hơn.
Chương 12
19 Tháng Mười 1972
Thưa Giáo sư kính mến,
Tôi dám chắc Giáo sư sẽ ngạc nhiên khi đột nhiên nhận được lá thư này của tôi. Xin thứ lỗi choường đột của tôi. Thưa Giáo sư, tôi nghĩ ông không còn nhớ tên tôi. Tôi đã có một thời là cô giáo ở một trường tiểu học nhỏ ở tỉnh Yamanashi. Có thể khi đọc thư này, ông sẽ nhớ ra đôi điều về tôi. Tôi chính là cô giáo phụ trách cái nhóm học sinh đồng loạt bị bất tỉnh trong một chuyến đi dã ngoại. Sau đó, như ông hẳn còn nhớ, tôi đã có dịp nói chuyện với ông cùng các đồng nghiệp từ trường đại học Tokyo của ông nhiều lần khi các ông cùng các vị bên quân đội đến tỉnh chúng tôi để tiến hành điều tra.
Trong năm sau, tôi hay thấy tên ông được nhắc đến một cách nổi bật trên báo chí và tôi đã theo dõi sự nghiệp cùng những thành tựu của ông với lòng ngưỡng mộ sâu sắc. Với lòng cảm mến, tôi cũng nhớ những lần gặp gỡ với ông, nhất là cách phát biểu hoạt bát và chính xác của ông. Tôi cũng cảm thấy may mắn được đọc một số sách của ông. Tôi luôn thán phục sự uyên thâm của ông và tôi thấy thế giới quan thể hiện trong tất cả những trước tác của ông là rất thuyết phục – cụ thể là quan điểm cho rằng mỗi chúng ta, với tư cách một cá nhân, là cực kỳ đơn độc, đồng thời tất cả chúng ta lại được liên kết bởi một ký ức có tính chất nguyên mẫu. Đã có những lần trong cuộc đời của chính mình, tôi cảm thấy đúng như thế. Cho nên, từ xa, tôi vẫn cầu nguyện cho ông tiếp tục thành công.

Sau cái sự kiện ấy, tôi vẫn tiếp tục dạy ở ngôi trường tiểu học đó. Nhưng cách đây mấy năm, tôi đột ngột ngã bệnh, phải nằm điều trị ở Bệnh viện tổng hợp Kofu một thời gian dài, và vào đận này tôi nộp đơn xin thôi việc. Trong một năm, tôi cứ ra vào bệnh viện mãi, nhưng rồi cuối cùng cũng bình phục. Sau khi được cho về nghỉ, tôi mở một lớp phụ đạo nhỏ trong tỉnh. Học sinh ở lớp này là con cái những học sinh cũ của tôi. Thời gian bay vùn vụt là một nhận xét quá nhàm nhưng thật đúng: tôi thấy năm tháng qua đi nhanh đến mức không tin nổi.
Trong chiến tranh, tôi đã mất chồng tôi và cha tôi, rồi mốt mẹ tôi trong thời kỳ hỗn loạn sau khi Nhật Bản đầu hàng. Cưới nhau chưa được bao lâu thì chồng tôi phải ra mặt trận, chúng tôi không có con, nên tôi chỉ còn trơ trọi một mình trên đời. Tôi không thể nói là đời mình đã hạnh phúc, nhưng đối với tôi, được dạy dỗ bao thế hệ học sinh trong bao năm cũng là một ân phước. Tôi tạ ơn Trời đã cho tôi cơ may đó. Nếu không làm cô giáo, chắc tôi đã không sống qua được đoạn trường ấy.
Thưa Giáo sư, hôm nay tôi thu hết can đảm để viết thư này cho ông bởi vì tôi không bao giờ quên được vụ hôn mê tập thể trong rừng vào mùa thu năm 1944 ấy. Hai mươi tám năm đã trôi qua, nhưng nó vẫn còn tươi nguyên trong trí tôi như mới xảy ra ngày hôm qua. Ký ức ấy luôn theo tôi như cái bóng, từng phút từng giây khi tôi thức. Tôi đã qua không biết bao đêm mất ngủ, suy ngẫm về nó, thậm chí nó còn ám ảnh những giấc mơ của tôi.
Cứ như thể những chấn động về sau của sự kiện ấy đã chi phối mọi mặt đời sống của tôi. Xin đơn cử một thí dụ: bất cứ khi nào tình cờ gặp một trong số học sinh nạn nhân của vụ đó (một nửa trong số họ vẫn sống ở tỉnh này và giờ đã 35-36 tuổi), tôi đều tự hỏi sự kiện đó đã có ảnh hưởng thế nào đối với họ và bản thân tôi. Một cú sốc như thế ắt còn để lại những chấn thương vật thể hoặc tâm lý trong tất cả chúng tôi. Tôi không thể nghĩ khác được. Nhưng nếu bảo nêu đích xác đó là loại chấn thương gì và mức độ của nó đến đâu, thì tôi chịu.
Như Giáo sư biết đấy, giới quân sự đã giữ không để cho tin tức về vụ này được đến với công chúng. Trong thời kỳ chiếm đóng, quân đội Mỹ đã bí mật tiến hành cuộc điều tra riêng của họ. Giới quân sự, dù là Nhật hay Mỹ, bao giờ cũng vậy. Ngay cả khi đã bãi bỏ kiểm duyệt sau thời kỳ chiếm đóng, vẫn không có bài nào về vụ này xuất hiện trên các báo hay tạp chí. Tôi nghĩ điều đó cũng có thể hiểu được vì chuyện xảy ra đã bao năm và không ai vì vậy mà chết c
Bởi vậy, hầu hết dân chúng không hề biết một vụ như thế đã xảy ra. Trong chiến tranh, đã có biết bao sự kiện khủng khiếp và hàng triệu người đã thiệt mạng, cho nên tôi đồ rằng những gì xảy ra ở cái tỉnh nhỏ của chúng tôi hẳn cũng chẳng làm cho thiên hạ xúc động gì lắm. Ngay cả ở đây, cũng không mấy người còn nhớ chuyện gì đã xảy ra và những ai còn nhớ thì có vẻ không muốn nhắc đến nó nữa. Có thể nói đa số những người còn nhớ vụ này đều coi đó là một ký ức chẳng thú vị gì mà họ không muốn đả động.
Cùng với thời gian, hầu hết mọi sự chìm vào quên lãng. Ngay cả chiến tranh và cuộc đấu tranh sinh tử mà người ta đã trải qua, giờ đây cũng tựa như một cái gì từ dĩ vãng xa xăm. Chúng ta quá bấn bíu với cuộc đời thường nhật đến nỗi những sự kiện của quá khứ biến mất khỏi quỹ đạo tâm trí của chúng ta như những vì sao đã tắt. hàng ngày, có quá nhiều điều chúng ta phải nghĩ đến, quá nhiều điều mới chúng ta phải học. thông tin mới, kiểu cách mới, kỹ thuật mới, thuật ngữ mới... Tuy nhiên, bất kể bao nhiêu thời gian qua đi, bất kể mọi biến cố, có một số điều ta không thể chôn vào quên lãng, những ký ức mà ta không bao giờ có thể xóa nhòa. Chúng ta còn lại mãi nơi chúng ta như phiến đá đỉnh vòm. Và với tôi, chuyện xảy ra ở trong rừng hôm ấy là một trong những ký ức đó.
Tôi nhận ra rằng giờ đây mình chẳng thể làm gì được nữa và rất thông cảm nếu như ông thấy bối rối không hiểu tại sao tôi lại khuấy lên câu chuyện cũ ấy vào cái thời điểm muộn mằn này. Nhưng chừng nào tôi còn sống, tôi cần trút vợi những gì chứa chất trong lòng.
Dĩ nhiên trong chiến tranh, chúng ta phải chịu chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo và có những điều chúng ta không dễ dàng bàn đến. Thưa Giáo sư, khi tôi gặp ông hồi ấy, nhiều sĩ quan quân đội cũng có mặt, tôi không thể tự do thoải mái nói chuyện với ông. Hơn nữa, dạo ấy tôi chưa biết gì về ông cũng như về công việc của ông, cho nên, trong tư thế một thiếu phụ trò chuyện với một người đàn ông không quen biết, chắc chắn tôi không thể thật thà bộc bạch mọi chuyện riêng tư thầm kín. Thành thử tôi đã giấu một số sự việc. Nói cách khác, trong cuộc điều tra chính thức, tôi đã cố tình xuyên tạc một số sự việc liên quan. Và sau chiến tranh, khi quân đội Mỹ phỏng vấn tôi, tôi đã bám chặt lấy câu chuyện cũ. Vì sợ và để giữ thể diện, tôi đã lặp lại vẫn những điều dối trá tôi đã nói với ông. Điều đó có thể đã gây thêm khó khăn cho ông trong việc điều tra và có thể đã làm sai lệch những kết luận của ông. Tôi biết thế. Ý thức đã giày vò tôi trong nhiều năm và tôi xấu hổ vì những gì mình đã làm.
Tôi hy vọng điều đó giải thích được tại sao tôi viết bức thư dài này gửi ông. Tôi hiểu ông rất bận và có thể không có thời gian dành cho việc này. Nếu vậy, xin ông cứ coi đây như những lời dông dài của một mụ già và vứt nó vào sọt rác. Vấn đề là, chừng nào còn sống, tôi cảm thấy cần phải thú nhận tất cả những gì đã thực sự xảy ra hôm đó, viết ra trên giấy trắng mực đen, chuyển tới người thích đáng. Tôi đã lành bệnh nhưng có trời biết lúc nào nó lại tái phát. Tôi hy vọng ông chiếu cố điều đó.
Cái đêm trước hôm đưa bọn trẻ đi chơi ngoại khóa trên đồi, tôi nằm mơ thấy chồng tôi ngay trước lúc rạng sáng. Anh ấy đã bị động viên ra mặt trận. Giấc mơ đầy nhục dục và rất cụ thể - một loại giấc mơ cực kỳ sinh động đến nỗi khó mà phân biệt được giữa mơ và thực.
Trong giấc mơ, chúng tôi làm tình trên một phiến đá rộng. Đó là một phiến đá màu xám nhạt gần đỉnh núi, bằng cỡ hai chiếc chiếu tatami, bề mặt nhẵn mượt và ẩm. Trời đầy mây và có vẻ như sắp nổi giông, nhưng không có gió. Hình như đã gần tối và chim chóc đang vội vã về tổ. Như vậy, hai chúng tôi nằm đó, dưới bầu trời đầy mây, lặng lẽ yêu nhau. Chúng tôi cưới chưa được bao lâu, chiến tranh đãìa mỗi người một ngả. Thân thể tôi bừng bừng thèm khát chồng tôi.
Tôi cảm thấy một nỗi khoái lạc không sao tả xiết. Chúng tôi thử đủ mọi tư thế, làm đi làm lại, liên tiếp đạt đến cực khoái, hết đợt này đến đợt khác. Bây giờ nghĩ lại thấy thật kỳ lạ, bởi vì trong đời thực, cả hai chúng tôi đều là người trầm tĩnh, đa phần hướng nội. Chúng tôi chưa bao giờ trút hết mình vào cuộc ân ái đến độ ấy, với nhiều tư thế như vậy và chưa bao giờ trải nghiệm một khoái cảm chín-tầng-mây như vậy. Nhưng trong giấc mơ, chúng tôi đã vứt bỏ mọi kìm nén và lao vào cuộc như những con thú.
Khi tôi mở mắt dậy, bên ngoài hãy còn mờ tối và tôi có cảm giác rất kỳ. Toàn thân nằng nặng, tôi có thể cảm thấy chồng tôi vẫn ngập sâu trong tôi. Tim tôi đập thình thịch và tôi thấy khó thở. Cửa mình tôi ướt đẫm, y như sau cuộc giao hoan. Như thể tôi đã làm tình thực sự, chứ không phải nằm mơ. Nói ra thật xấu hổ, nhưng lúc ấy tôi đã thủ dâm. Tôi đang cháy bỏng nhục dục và tôi cầm làm một cái gì đó cho nguôi dịu đi.
Sau đó, tôi đạp xe đến trường như mọi khi và đưa bọn trẻ đi dã ngoại ở Đồi Bát Cơm. Khi chúng tôi đi lên con đường núi, những cảm giác tình dục vẫn còn vương vấn trong tôi. Tôi chỉ việc nhắm mắt lại là có thể cảm thấy chồng tôi cắm ngập trong tôi, tinh dịch của anh ấy phọt vào thành tử cung tôi. Tôi lấy hết sức níu lấy anh ấy, giạng hai chân hết cỡ, gót chân quắp lấy đùi anh. Tình thật, tôi đưa bọn trẻ lên đồi trong một trạng thái ngây ngất: tôi cảm thấy như vẫn đang giữa giấc mộng dâm dục như thực ấy...
Chúng tôi leo lên đồi, tới chỗ đã định và đúng lúc bọn trẻ chuẩn bị tản ra để tìm nấm, thì bất thình lình tôi bắt đầu ra kinh. Đúng ra là chưa đến kỳ, lần gần đây mới cách có mười ngày, mà bình thường kinh nguyệt tôi rất đều. Có lẽ giấc mơ kích dục nọ đã khuấy động một cái gì bên trong tôi và gây ra điều1;ng đó. Cố nhiên là tôi không dự phòng chuyện này và chúng tôi lại đang ở giữa vùng đồi xa thành phố.
Tôi bảo bọn trẻ dừng lại nghỉ một lúc và đi một mình vào sâu trong rừng, tìm cách làm vệ sinh cá nhân, lau thấm bằng hai chiếc khăn tôi mang theo. Máu ra rất nhiều, tung tóe khắp, nhưng tôi chắc có thể tạm thời cầm cự cho đến khi trở về trường. Đầu tôi hoàn toàn trống rỗng và tôi không sao tập trung được. Tôi cảm thấy mình có lỗi vì đã mơ một giấc mơ phóng túng đến thế, đã thủ dâm và lại còn mường tượng chuyện ân ái ngay trước mặt đám học sinh của mình. Bình thường, tôi thuộc loại biết kiềm chế những ý nghĩ như vậy.
Tôi cho bọn trẻ đi hái nấm và nghĩ bụng có lẽ nên rút ngắn cuộc đi chơi và trở về càng sớm càng tốt. Về tới trường, tôi sẽ có thể rửa ráy sạch sẽ hơn. Tôi ngồi xuống, theo dõi bọn trẻ đi tìm nấm, đếm đầu chúng để đảm bảo không đứa nào ở ngoài tầm mắt.
Tuy nhiên, sau một lúc, tôi thấy một thằng bé tay cầm cái gì đi lại phía tôi. Đó là Nakata, chính cái thằng bé sau đó không tỉnh lại và phải đưa vào bệnh viện. Nó đang cầm những chiếc khăn máu tôi đã dùng. Tôi ngớ ra và không thể tin ở mắt mình. Tôi đã giấu chúng khuất mắt, tận xa, ở một chỗ tôi nghĩ bọn trẻ ắt không mò đến. Chắc ông hiểu điều đó là điều ngượng ngùng nhất đối với một phụ nữ, một thứ mà phụ nữ nói chung không muốn để ai thấy. Tôi không biết làm thế nào mà Nakata có thể mò ra những chiếc khăn ấy.
Trước khi kịp nhận ra mình đang làm gì, tôi đã tát nó. Tôi túm lấy vai nó và tát thật mạnh vào má. Có thể tôi còn la lối điều gì nữa nhưng tôi không nhớ. Tôi đã mất tự chủ, không còn tỉnh trí nữa. Tôi nghĩ mình ngượng quá đâm sốc. Trước đây, tôi chưa bao giờ đánh một học sinh. Nhưng bây giờ chính tôi đã làm điều ấy.
Bỗng nhiên tôi nhận thấy tất cả bọn trẻ đã ở đó, nhìn tôi. Đứa đứng, đứa ngồi tất cả đều đối mặt tôi. Cảnh tượng bày ra trước mắt chúng: tôi đứng sững, mặt tái nhợt, Nakata bị mấy cái tát ngã gục trên mặt đất, những chiếc khăn máu. Đó là một thời điểm ngưng đọng trong thời gian. Không ai động đậy, không ai nói nửa lời. Bọn trẻ không biểu cảm, mặt lạnh như những mặt nạ đồng. Một im lặng sâu thẳm trùm lên cánh rừng. Chỉ nghe thấy tiếng chim chiêm chiếp. Tôi không sao xóa bỏ được cảnh này ra khỏi tâm trí.
Tôi không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua. Có lẽ cũng không lâu nhưng tưởng như cả một thiên thu, dồn tôi đến mấp mé bờ vực thế giới. Cuối cùng, tôi vùng được ra khỏi được trạng thái đó. Sắc màu trở lại với thế giới quanh tôi. Tôi giấu những chiếc khăn máu ra sau tôi và bế Nakata lên. Tôi ghì chặt nó và hết lời xin lỗi: “Cô xin em, cô sai rồi, cô xin em hãy tha lỗi cho cô.” Nom nó như vẫn còn bị sốc. Mắt nó mở như vô hồn và tôi đồ rằng nó chẳng nghe thấy tôi nói gì. Vẫn ôm nó trên tay, tôi quay sang những đứa khác, bảo chúng cứ tiếp tục tìm nấm. Có lẽ chúng không thể hiểu điều gì vừa xảy ra vì nó quá kỳ lạ, quá đột ngột.
Tôi đứng đó, ôm chặt Nakata trong tay, cảm thấy như muốn chết hay biến mất. Nơi chân trời, chiến tranh khốc liệt đang tiếp diễn, vô số người đang chết. Tôi không còn biết thế nào là đúng, thế nào là sai nữa. Có thật tôi đang nhìn thấy thế giới thực tại không? Tiếng chim tôi đang nghe thấy có thực hay không? Tôi thấy mình đứng trơ trọi trong rừng, bối rối tột độ, máu vẫn cứ trào ra từ tử cung. Tôi tức giận, sợ hãi, bối rối – tất cả hòa làm một.
Và chính vào lúc ấy lũ trẻ gục xuống.
Tôi không kể lại với các vị bên quân sự điều gì đã thực sự xảy ra. Đó là thời chiến và chúng tôi phải giữ thể diện. Cho nên tôi bỏ qua đoạn tôi thấy kinh, đoạn Nakata tìm thấy những chiếc khăn máu và đoạn tôi đánh nó. Khi ông điều tra, tôi lại tiếp tụgiấu. Tôi e rằng điều này đã cản trở công việc của ông. Cuối cùng, giờ đây tôi đã nói ra hết được, ông có thể hình dung là tôi cảm thấy nhẹ người biết bao.
Thật kỳ lạ, không một đứa nào trong bọn trẻ nhớ gì về sự việc này. Không đứa nào nhớ những chiếc khăn máu hoặc chuyện tôi đánh Nakata. Những ký ức này đã hoàn toàn biến khỏi đầu chúng. Ít lâu sau vụ việc này, tôi đã có dịp gián tiếp thăm dò từng đứa và qua đó xác định đúng là thế. Có lẽ cơn hôn mê tập thể đã bắt đầu từ lúc ấy.
Tôi muốn nói thêm đôi điều về bé Nakata với tư cách là cô giáo cũ của nó. Những gì đã xảy đến với nó sau vụ này, tôi thực sự không biết. Khi người ta phỏng vấn tôi sau chiến tranh, viên sĩ quan Mỹ nói với tôi là nó đã được đưa đến một bệnh viện ở Tokyo và cuối cùng, đã hồi tỉnh. Nhưng ông ta không cho tôi biết thêm chi tiết nào. Tôi đoán, về chuyện này, ông biết rõ hơn tôi, thưa Giáo sư.
Nakata là một trong những học sinh từ Tokyo sơ tán về tỉnh chúng tôi và là đứa thông minh nhất, đạt điểm cao nhất trong số đó. Với nét mặt dễ thương và quần áo luôn luôn chỉnh tề, Nakata là một chú bé hiền dịu, không bao giờ can thiệp vào chuyện của người khác. Trong lớp, nó chưa một lần xung phong trả lời, nhưng khi tôi gọi đến, bao giờ nó cũng trả lời chính xác và khi tôi hỏi ý kiến nó, nó luôn phát biểu đâu ra đấy. Bất luận đề tài gì, nó cũng nắm bắt được ngay. Mỗi lớp đều có một học sinh như vậy. Loại này tự giác học những điều cần học không cần phải giám sát, sau này chắc chắn sẽ vào một trường đại học hàng đầu và kiếm được một công việc ưu hạng. Loại trẻ có khả năng thiên bẩm.
Nhưng với tư cách là cô giáo của Nakata, tôi phải nói rằng ở nó có đôi điều làm tôi băn khoăn. Nhiều khi, tôi cảm thấy ở nó một thứ cam chịu. Ngay cả những lúc làm tốt những đề bài khó, nó cũng có vẻ không vui. Nó không bao giờ ph đấu để thành công, không bao giờ có vẻ trải nghiệm nỗi dằn vặt của thử thách hay lầm lẫn. Nó không bao giờ thở dài hoặc nhoẻn miệng cười. Cứ như thể nó chỉ đơn giản làm những điều nó phải làm. Nó xử lý bất kỳ nhiệm vụ gì đến tay một cách hiệu quả - như một công nhân làm việc dây chuyền, với chiếc tuốc-nơ-vít trong tay, siết chặt những đinh ốc của từng bộ phận lần lượt đến trên băng chuyền.
Tôi chưa bao giờ gặp cha mẹ Nakata – họ ở tận Tokyo – nên không dám khẳng định điều gì, nhưng chắc chắn nguồn gốc vấn đề là ở gia đình. Tôi đã thấy một số trường hợp như vậy. Người lớn luôn luôn áp đặt đối với trẻ nhỏ, chính vì chúng có khả năng xử lý. Bọn trẻ bị ngợp bởi những nhiệm vụ đặt ra trước chúng và dần dà mất đi tính hồn nhiên và cảm giác thỏa mãn vốn có. Khi bị đối xử như vậy, trẻ con bắt đầu thu mình vào vỏ ốc và giữ kín mọi điều trong lòng. Phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới khiến chúng cởi mở trở lại. Trái tim trẻ con dễ uốn, nhưng một khi đã uốn thì khó mà làm cho nó trở lại dạng ban đầu. Trong đa số trường hợp là gần như không thể. Nhưng có lẽ tôi không nên phát biểu ý kiến với ông về vấn đề này – đó là lĩnh vực chuyên môn của ông mà.
Tôi cũng cảm thấy một thoáng bạo lực trong môi trường sống của cậu bé này. Thi thoảng, mắt nó lóe lên một ánh sợ hãi, dường như đó là một phản ứng bản năng với việc bị đối xử bạo ngược lâu dài. Bạo ngược đến mức nào thì tôi không cách chi biết được. Nakata là một đứa trẻ rất tự giác tuân thủ kỷ luật và khéo giấu nỗi sợ của mình. Nhưng đôi khi nó vô tình bộc lộ một chút nao núng, dù chỉ thoáng qua, nhưng không giấu được. Tôi biết một cái gì bạo ngược đã xảy ra trong gia đình họ. Một khi tiếp xúc nhiều với trẻ con, ta trở nên nhạy cảm với những biểu hiện này.
Các gia đình ở nông thôn có thể rất hung bạo. Phần lớn cha mẹ là nông dân, phải vật lộn mới đủ ăn. Họ làm quần quật từ sáng đến tối, mệt lử và khi có tí rượu vào, nổi đóa lên, họ dễ đi đến chỗ thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Điều đó diễn ra thường xuyên, ai cũng biết, và phần lớn thời gian con cái họ dễ dàng hứng chịu như không và tiếp tục sống mà chẳng hề mang vết sẹo tình cảm nào. Nhưng cha của Nakata là một giáo sư đại học và mẹ nó, theo nhận định của tôi qua những lá thư bà ấy gửi cho tôi, là một phụ nữ rất có học. Nói cách khác, một gia đình trung lưu lớp trên ở thành phố. Nếu bạo lực xảy ra trong một gia đình như thế, đó ắt phải là một cái gì phức tạp hơn và kín đáo hơn những gì lũ trẻ nông dân từng nếm trải. Cái loại bạo lực mà một đứa trẻ giữ kín trong lòng.
Chính vì thế mà tôi hết sức hối tiếc về việc đã đánh Nakata hôm đó, bất kể đó là một hành động vô thức hay hữu thức. Đáng ra tôi không bao giờ nên hành động như thế. Tôi cảm thấy có tội và rất xấu hổ. Tôi càng hối hận hơn vì cái chú bé bị dứt khỏi cha mẹ đến môi trường xa lạ này, rốt cuộc, trước khi xảy ra vụ việc này, đã sắp sửa bộc bạch nỗi lòng với tôi.
Hành động bạo lực của tôi hôm ấy có thể đã giết chết ý muốn thổ lộ đang chớm nở trong Nakata. Tôi đã hy vọng có được cơ hội sửa chữa những sai lầm, nhưng hoàn cảnh không cho phép. Còn ở trong tình trạng bất tỉnh, Nakata đã phải chuyển lên bệnh viện ở Tokyo và tôi không bao giờ gặp lại nó nữa. Một điều mà đến nay tôi vẫn còn hối tiếc. Tôi vẫn có thể thấy bộ mặt của Nakata khi tôi đánh nó. Cái nỗi sợ ghê gớm và vẻ cam chịu trong mắt nó lúc bấy giờ.
Tôi xin lỗi, tôi không định viết một bức thư dài đến thế này, nhưng còn một điều nữa tôi muốn nhắc đến. Nói thật tình, khi chồng tôi chết ở Philiines ngay trước khi chiến tranh kết thúc, đó không phải là một cú sốc lớn lắm. Tôi không cảm thấy tuyệt vọng hay căm giận – chỉ là một cảm giác bất lực sâu sắc. Tôi không khóc. Tôi đã biết lở đâu đó, trên một bãi chiến trường xa xôi, chồng tôi rồi sẽ thiệt mạng. Ngay từ năm trước, khi tất cả những điều tôi viết trong thư này diễn ra – cái giấc mơ dâm dục, việc tôi thấy kinh sớm, việc tôi đánh Nakata, việc bọn trẻ gục ngã trong cơn hôn mê bí hiểm nọ - tôi đã chấp nhận cái chết của chồng tôi là không thể tránh khỏi, là định mệnh rồi. Cho nên tin anh ấy tử trận chỉ đơn thuần xác nhận điều tôi đã biết. Toàn bộ trải nghiệm trên đồi hôm đó vượt lên trên bất kỳ điều gì tôi từng nếm trải.
Cuối cùng, tôi xin chúc công việc nghiên cứu của ông tiếp tục thành công rực rỡ. xin ông bảo trọng.
Lời chào chân thành.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận