Kafka bên bờ biển

Chương 19
Hôm đó là thứ Hai, thư viện đóng cửa. Bình thường đã khá tĩnh lặng, những hôm đóng cửa thư viện lại càng giống như một miền đất bị thời gian bỏ quên. Hay đúng hơn, một miền đất đang nín thở, hy vọng là thời gian đừng chạm tới mình.
Đi xuôi theo hành lang từ phòng đọc, qua tấm biển DÀNH CHO NHN VIÊN, ta thấy một khoang bếp, có cả một lò vi ba, có thể pha cà phê hoặc trà ở đó. Tiếp iền đó, là cửa vào phòng ngủ dành cho khách có tủ tường và buồng tắm nhỏ xíu. Cạnh chiếc giường một là một tủ nhỏ đầu giường trên đặt một chiếc đèn đọcà một bộ bàn ghế kiểu cổ để tiếp khách và một hòm đựng quần áo. Bên trên một tủ lạnh cỡ nhỏ là một giá để bát đĩa. Nếu muốn tự làm một bữa ăn đơn giản, thì khoang bếp ở ngay ngoài cửa. Buồng tắm được trang bị vòi hoa sen, xà phòng và dầu gội đầu, máy sấy tóc và nhiều khăn tắm. Tất cả những tiện nghi cần thiết ột kỳ tạm trú ngắn. Qua một cửa sổ mở về hướng Tây, có thể thấy cây trong vườn. Đã sắp tối và ánh chiều tà lấp lánh qua những cành tuyết tùng.
"Mình đã ở đây vài lần, khi không tiện về nhà," Oshima nói. "Ngoài ra, chưa có ai khác dùng căn phòng này. Theo mình biết, thì Miss Saeki chưa bao giờ đặt chân vào đó. Mình muốn nói là cậu ở đây không chiếm chỗ của ai cả."
Tôi đặt balô xuống sàn và nhìn quanh nơi ở mới của mình.
"Giường nệm sạch tinh tươm và tủ lạnh có đủ thức cho cậu dùng. Sữa, hoa quả, rau, bơ, giăm bông, phómát... Không đủ ột bữa ăn tươm tất, nhưng chí ít cũng đủ ột món xa-lát hay xăng-uých. Nếu cậu muốn xôm hơn thì có thể gọi nhà hàng mang tới hoặc ra ngoài ăn. Riêng khoản quần áo bẩn, có lẽ cậu phải tự giặt lấy trong buồng tắm thôi. Thế nhé, mình còn bỏ sót điều gì không nhỉ?"
"Miss Saeki thường làm việc ở đâu?"
Oshima chỉ lên trần. "Cậu có nhớ cái phòng trên tầng hai mà cậu đã thấy hôm tham quan không? Bao giờ bà cũng ngồi viết ở đấy. Khi nào mình có việc phải ra ngoài, thì bà xuống tầng trệt trực thay ở quầy. Nhưng trừ phi bà có việc phải làm dưới trệt, bà luôn luôn ở phòng đó."
Tôi gật đầu.
"Ngày mai mình sẽ có mặt ở đây trước mười giờ để chỉ dẫn cụ thể công việc của cậu. Từ giờ đến lúc đó, cậu cứ nghỉơi thoải mái."
"Cám ơn anh về mọi sự," tôi nói.
"My pleasure[18]," anh đáp.
Sau khi anh rời khỏi, tôi bỏ đồ trong balô ra. Xếp mớ quần áo nghèo nàn vào hòm, treo sơ mi và áo vest lên mắc, để sổ tay và bút lên bàn viết, các đồ dùng vệ sinh vào buồng tắm và cuối cùng, cho chính cái balô vào tủ tường.
Phòng không có trang trí gì ngoài một bức sơn dầu nhỏ, chân dung tả thực một cậu bé bên bờ biển. Không tồi, tôi khẳng định - có lẽ là tác phẩm của một họa sĩ nổi tiếng chăng? Cậu bé khoảng mười hai tuổi, đội một cái mũ che nắng màu trắng và ngồi trên một chiếc ghế bố nhỏ, chống khuỷu tay lên ghế, đỡ lấy cằm. Vẻ hơi buồn nhưng đồng thời cũng có phần mãn nguyện. Một con chó bẹc-giê Đức màu đen ngồi cạnh chú bé như một vệ sĩ. Trên nền sau là biển và vài ba người khác, nhưng quá xa không thấy rõ mặt. Thấp thoáng một hòn đảo nhỏ và vài đám mây hình quả đấm trôi trên bầu trời. Rành là một cảnh mùa hè. Tôi ngồi vào bàn viết và ngắm bức tranh hồi lâu, kỳ đến lúc bắt đầu cảm thấy như đang nghe tiếng sóng vỗ bờ và ngửi mùi muối mặn của biển.
Chú bé trong tranh có thể là chú bé đã từng sống trong căn phòng này, người yêu thuở xưa của Miss Saeki. Chàng trai bị mắc kẹt giữa những cuộc đụng độ trong phòng trào sinh viên và đã bị đánh đến chết một cách phi lý. Không có căn cứ chắc chắn, nhưng tôi dám cuộc đó là ai. Cảnh trong tranh nom rất giống những gì ta thấy ở quanh đây. Nếu đúng thế, thì đây chắc là khoảng bốn mươi năm[5] trước - đối với một đứa như tôi, quãng thời gian đó là cả một thiên thu. Tôi cố hình dung mình bốn mươi năm sau, nhưng thật chẳng khác nào cố tưởng tượng ra những gì ở bên ngoài.
Sáng hôm sau, Oshima nói và chỉ cho tôi những việc phải làm trước khi mở cửa thư viện. Trước hết, phải mở khóa, mở các cửa sổ cho thông thoáng các phòng, lia nhanh một tua máy hút bụi, lau các mặt bàn, thay hoa trong các bình, bật đèn, thỉnh thoảng tưới nước trong vườn cho sạch bụi và đến giờ thì mở cửa ra vào. Đến giờ đóng cửa, cũng vẫn những công việc ấy theo thứ tự đảo ngược - khóa các cửa sổ, lau các mặt bàn, tắt đèn và đóng cửa trước.
"Ở đây chẳng có nhiều thứ cho kẻ trộm dòm ngó, cho nên có lẽ chúng ta không cần lúc nào cũng lo khóa cửa chính," Oshima nói. Nhưng Miss Saeki và mình không thích cung cách làm ăn cẩu thả. Cho nên chúng tôi cố gắng làm việc theo đúng quy tắc. Đây là ngôi nhà của chúng tôi, chúng tôi trân trọng nó. Và tôi hy vọng cậu cũng sẽ làm như thế."
Tôi gật đầu.
Sau đó, anh chỉ dẫn cho tôi công việc ở quầy tiếp tân, làm thế nào để giúp những người đến đọc ở thư viện.
"Hiện tại, cậu chỉ cần ngồi cạnh mình, quan sát những gì mình làm. Cũng chẳng có gì khó lắm đâu. Nếu có gì phức tạp cậu không xử lý được, cậu cứ lên gác hỏi Miss Saeki. Bà sẽ giải quyết."
Miss Saeki đến trước mười một giờ một chút. Chiếc Volkswagen Golf của bà có tiếng động cơ rất dễ phân biệt, nó vừa đến là tôi nhận ra ngay. Đậu xe xong, bà vào bằng lối cửa sau và chào hai chúng tôi. "Chào buổi sáng," bà nói. "Chào cô," chúng tôi đáp. Chuyện trò giữa chúng tôi chỉ tới chừng đó. Miss Saeki mặc một chiếc áo dài xanh nước biển ngắn tay, vai đeo túi, tay khoác một chiếc áo vest. Không có chút gì có thể gọi là đồ trang sức, son phấn trang điểm chỉ loáng thoáng. Tuy nhiên, ở bà có một cái gì thật rực rỡ. Bà liếc nhìn tôi đứng cạnh Oshima, vẻ như muốn nói điều gì, song lại thôi. chỉ hơi mỉm cười với tôi rồi lên phòng làm việc của mình trên tầng hai.
"Đừng ngại," Oshima trấn an tôi. "Bà không thắc mắc gì về sự có mặt của cậu ở đây đâu. Bà vốn không thích chuyện phiếm, có thế thôi."
Đúng mười một giờ, Oshima và tôi mở cửa chính, nhưng hồi lâu không có ai đến. Trong khoảng thời gian đó, anh hướng dẫn tôi cách tìm sách trên máy tính. Máy ở đây đều thuộc loại dành cho thư viện tôi đã quen dùng. Sau đó anh bày cho tôi cách sắp xếp tất cả các phiếu nhập sách. Hằng ngày, thư viện nhận được những sách mới xuất bản và một trong những nhiệm vụ của tôi là tạo phiếu cho sách mới đến.
Khoảng mười một rưỡi, hai phụ nữ cùng đến, mặc quần jeans giống hệt nhau. Người thấp hơn tóc húi cua như một vận động viên bơi, còn người cao hơn tết tóc thành bím vắt vẻo sau lưng. Cả hai đều đi giày chạy bộ, một người mang đôi Nike, người kia mang đôi Asics. Người cao trạc bốn mươi tuổi, đeo kính, mặc sơ mi carô, người thấp, khoảng ba mươi, mặc áo cánh trắng. Cả hai đều đeo ba lô nhỏ sau lưng, vẻ mặt u ám như bầu trời đầy mây và chẳng nói gì mấy. Oshima đề nghị họ gửi ba lô ở cửa vào và hai người đàn bà, vẻ không hài lòng, lấy bút và sổ tay ra trước khi gửi lại.
Hai người đàn bà đi khắp thư viện, xem xét từng ngăn sách một, ráo riết lật giở từng bìa phiếu, thỉnh thoảng lại ghi ghi chép chép. Họ không đọc gì, cũng chẳng thèm ngồi. Họ hành xử không giống độc giả của thư viện mà giống những thanh tra sở thuế đến kiểm tra sổ sách của một công ty kinh doanh vậy. Oshima và tôi không thể đoán được họ là ai hoặc định làm gì. Anh nháy mắt với tôi và nhún vai. Tôi cảm thấy chuyện này chẳng có gì tốt lành, nói vậy còn là nhẹ.
Đến trưa, trong khi Oshima ra ngoài vườn ăn trưa, tôi thay anh đứng quầy.
"Xin lỗi, cho tôi hỏi một câu," một trong hai phụ nữ, bà cao, tiến đến, nói với tôi. Giọng bà ta khô khốc, rắn đanh như một ổ bánh bỏ quên lâu ngày trong góc chạn.
"Vâng, tôi có thể làm gì cho bà?"
Bà ta cau mày nhìn tôi như nhìn một cái khung tranh méo. "Cậu là học sinh trung học?"
"Vâng, đúng thế, tôi đang tập sự," tôi đáp.
"Tôi muốn nói chuyện với cấp trên của cậu, có ai trong số họ ở đây không?"
Tôi ra vườn kiếm Oshima. Anh chậm rãi nhấp một ngụm cà phê để chiêu chút thức ăn trong miệng, phủi những vụn bánh vãi trên lòng và vào nhà.
"Vâng, tôi có thể giúp gì cho bà?" Oshima nhã nhặn đáp.
"Xin nói cho anh biết, chúng tôi đang điều tra các phương tiện văn hóa công cộng trong toàn quốc từ quan điểm nữ giới, trên các mặt: dễ sử dụng, dễ tiếp cận và một số vấn đề khác," bà nói. "Nhóm chúng tôi đang tiến hành một cuộc điều tra kéo dài một năm và dự định sẽ xuất bản một báo cáo về những phát hiện của mình. Một số lớn phụ nữ đã tham gia vào dự án và hai chúng tôi đây được giao phụ trách khu vực này."
"Nếu bà không phiền," Oshima nói, "xin cho biết tên của tổ chức đó?"
Bà ta rút ra một tấm danh thiếp, chìa cho anh.
Vẻ mặt không chút thay đổi, Oshima đọc kỹ tấm danh thiếp, đặt lên quầy rồi ngước lên nhìn bà ta đăm đắm với một nụ cười nồng cháy. Một nụ cười hảo hạng, đảm bảo có thể là đỏ mặt bất kỳ người đàn bà dồi dào sinh lực nào.
Lạ thay, người đàn bà này không hề phản ứng, thậm chí không cả nhướn mày. "Thật không may, chúng tôi đã đi đến kết luận là thư viện này có một số vấn đề cần xét."
"Bà nói từ quan điểm nữ giới," Oshima bình luận.
"Đúng, từ quan điểm nữ giới," bà ta đáp. Bà ta hắng giọng. "Và chúng tôi muốn nêu vấn đề với ban quan trị ở đây và nghe họ trả lời, nếu anh không phiền."
"Chúng tôi không có cái thứ sang trọng gọi là "ban quản trị", nhưng tôi xin vui lòng nghe bà."
"Tốt, trước hết, ở đây không có nhà vệ sinh dành riêng cho phụ nữ. Đúng không?"
"Vâng, đúng thế. Thư viện này không có nhà vệ sinh dành riêng cho nữ giới. Chúng tôi có một nhà vệ sinh cho cả nam và nữ."
"Ngay cả những cơ sở tư nhân, một khi đã mở cho công chúng, thì về nguyên tắc, cũng phải có nhà vệ sinh riêng rẽ cho nam và nữ, anh có nghĩ thế không?"
"Về nguyên tắc?" Oshima nói.
"Đúng. Nam nữ dùng chung nhà vệ sinh dễ gây ra đủ kiểu quấy rầy tình dục. Theo điều tra của chúng tôi, đa số phụ nữ không muốn dùng chung nhà vệ sinh với nam giới. Đây là một bằng chứng rõ ràng vệ sự xao lãng đối với các độc giả phái nữ."
"Xao lãng..." Oshima nói và nhăn mặt như vừa nuốt nhầm phải một cái gì đắng nghét. Xem ra anh chẳng thích gì âm hưởng của cái từ ấy.
"Một s tình bỏ qua."
"Cố tình bỏ qua," anh nhắc lại và ngẫm nghĩ một chút về cụm từ vụng về ấy.
"Vậy anh phản ứng như thế nào về chuyện đó?" bà ta hỏi, hầu như không kìm nổi giận dữ[6].
"Như bà có thể thấy," Oshima nói, "đây là một thư viện rất nhỏ. Và khốn thay, chúng tôi lại không có đủ không gian để bố trí hai nhà vệ sinh riêng rẽ. Tất nhiên nếu được như thế thì tốt, nhưng cho tới nay, chưa ai trong số độc giả của chúng tôi phàn nàn về điều đó. May thay - hay rủi thay - thư viện chúng tôi không đông độc giả lắm. Nếu bà muốn tiếp tục đi sâu thêm về vấn đề toa-lét riêng rẽ này, tôi khuyên bà nên đến trụ sở hãng Boeing ở Seattle và chất vấn họ về tiện nghi vệ sinh trên các máy bay 747. Một chiếc Boeing 747 to hơn thư viện của chúng tôi nhiều và đông khách hơn nhiều. Theo chỗ tôi biết thì tất cả toa-lét trên các máy bay phản lực chở hành khách đều chung cho cả nam lẫn nữ."
Bà cao cau mặt nghiêm nghị nhìn Oshima, đôi gò má gồ lên khiến cặp kính trượt trên sống mũi. "Chúng tôi không điều tra tiện nghi trên máy bay. Anh nói đến Boeing 747 là lạc đề."
"Dù là máy bay hay trong thư viện chúng tôi, thì về nguyên tắc, những vấn đề nảy sinh cũng như nhau, bà không thấy thế sao?"
"Chúng tôi đang điều tra lần lượt các phương tiện công cộng. Chúng tôi không đến đây để tranh cãi về nguyên tắc."
Nụ cười mềm mỏng của Oshima không lúc nào rời môi anh trong suốt cuộc trao đổi. "Chẳng phải đích thị nguyên tắc là đầu đề tranh cãi của chúng ta đó sao?"
Bà kia nhận ra mình đã hớ. Bà hơi đỏ mặt, tuy nhiên không phải vì sức quyến rũ tình dục của Oshima. Bà bè đổi chiến thuật. "Dù sao đi nữa, nói đến máy bay phản lực khổng lồ ở đây là không phù hợp. Anh đừng tìm cách làm rối vấn đề."
"Tôi hiểu. Thôi không nói đến may bay nữa," Oshima hứa. "Ta sẽ chuyển vấn đề xuống mặt đất vậy."
Người đàn bà trừng trừng nhìn anh ta và, sau khi hít một hơi, bà tiếp tục tấn công. "Một vấn đề khác tôi muốn nêu lên: các tác giả ở đây được phân chia theo giới tính."
"Đúng. Người tiền nhiệm của chúng tôi đã lập danh mục tác giả và không biết vì lý do gì, đã chia ra hai bên nam bên nữ. Chúng tôi đã nghĩ đến việc sắp xếp lại nhưng cho đến nay vẫn chưa có điều kiện."
"Chúng tôi không phê phán điểm ấy," bà ta nói.
Oshima hơi nghiêng đầu.
"Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ trong tất cả các loại sách, các tác giả nam đều được liệt kê trước các tác giả nữ," bà ta nói. "Theo cách nghĩ của chúng tôi, điều đó vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới và hoàn toàn không công bằng."
Oshima lại cầm tấm danh thiếp của bà ta lên, lướt mắt trên các dòng chữ, rồi lại đặt xuống mặt quầy. "Thưa bà Soga," anh mở đầu, "khi điểm danh ở trường, người ta ắt phải gọi tên bà trước cô Tanaka và sau cô Sekini. Liệu bà có khiếu nại không? Liệu bà có đòi người ta đảo lộn trật tự? Chữ G có bất bình vì phải đứng sau chữ F trong vần chữ cái không? Trong một cuốn sách, trang 68 có nổi dậy làm cách mạng chỉ vì bị xếp sau trang 67 không?"
"Nói lạc đề rồi," bà ta nổi cáu. "Anh cố tình làm rối vấn đề."
Người ụ nữ thấp hơn đang đứng ghi chép trước một chồng sách, nghe thấy bà kia cao giọng, bèn chạy đến.
"Cố tình làm rối vấn đề," Oshima nhắc lại, như thể nhấn mạnh lời bà ta.
"Anh phủ nhận hả?"
"Một con cá trích đỏ," Oshima đáp.
Người đàn bà tên là Soga đứng ngây, miệng há hốc, không thốt ra được một tiếng nào.
"Trong tiếng Anh, thành ngữ red herring (cá trích đỏ) có nghĩa là một cái gì lý thú nhưng lại dẫn đi chệch khỏi đề tài trích. Tuy nhiên tôi chưa đi sâu tìm hiểu nguyên do của cái thành ngữ ấy."
"Cá trích hay cá thu hay gì gì nữa vẫn chỉ là chuyện anh né tránh vấn đề."

"Thật ra, tôi đang đảo ngược phép loại suy," Oshima nói. "Một trong những phương pháp lập luận hiệu quả nhất, theo Aristotle. Những công dân của Athens cổ đại rất khoái dùng cái thủ pháp trí tụê này. Tuy nhiên, thật đáng tiếc là vào thời đó, phụ nữ lại jko được bao gồm trong định nghĩa về công dân."
"Anh đang giễu chúng tôi đấy hả?"
Oshima lắc đầu. "Đâu có, điều tôi đang cố gắng diễn đạt là thế này, tôi dám chắc rằng, để kiểm tra xem các quyền của phụ nữ Nhật Bản có được bảo đảm hay không, có nhiều cách hiệu quả hơn là đến ngửi hít quanh quanh một cái thư viện nhỏ trong một cái thành phố nhỏ và phàn nàn về nhà vệ sinh với phiếu kê. Chúng tôi đang làm hết khả năng của mình sao cho cái thư viện khiêm tốn này của chúng tôi giúp ích được cho cộng đồng. Chúng tôi đã thu thập gom góp được một bộ sưu tập sách thượng thặng để phụ v những người ham đọc. Và chúng tôi làm hết sức mình để tất cả những giao dịch của mình với công chúng mang một bộ mặt người. Có thể bà không biết, chứ bộ sưu tập tư liệu liên quan đến thơ từ những năm 1910 đến thời kỳ trung-Showa của thư viện chúng tôi đã được công nhận trong toàn quốc. Tất nhiên, còn có những điều chúng tôi có thể làm tốt hơn và những thành quả của chúng tôi còn hạn chế. Nhưng xin hãy tin rằng chúng tôi sẽ cố gắng hết mình. Tôi nghĩ là sẽ tốt hơn nhiều nếu bà tập trung vào những gì chúng tôi đã làm tốt chứ không phải vào những gì chúng tôi chưa thể làm được. Như vậy mới gọi là công bằng, bà có thấy thế không?"
Bà cao nhìn bà thấp, bà thấp ngước mắt lên nhìn lại bà cao và lần đầu tiên mở miệng. "Anh vừa mới né tránh vấn đề, thở ra những luận điệu rỗng tuếch nhằm trốn trách nhiệm," bà ta nói bằng một giọng the thé. "Trên thực tế - thôi thì dùng luôn từ ấy cho tiện - anh chỉ cố gắng tự biện hộ một cách dễ dãi. Không phải nói ngoa, anh là một thí dụ lịch sử bi thiết về thói đề cao dương vật như là trung tâm vũ trụ."
"Một thí dụ lịch sử bi thiết," Oshima nhắc lại, rõ ràng là thán phục. Qua giọng anh, tôi cảm thấy anh khoái âm hưởng của cụm từ đó.
"Nói cách khác, anh là một con đực gia trưởng trọng nam khinh nữ điển hình," bà cao chêm vào, không giấu nổi sự tức tối."
“Một con đực gia trưởng," Oshima lại nhắc lại.
Bà thấp không thèm để ý, tiếp tục nói. "Anh viện dẫn hiện trạng với cái lô gích rẻ tiền "dương vật là trung tâm" làm bệ đỡ, để hạ thấp toàn bộ nữ giới xuống hàng công dân hạng hai, để hạn chế và tước đoạt các quyền chính đáng của phụ nữ. Anh làm điều đó một cách vô thức chứ không phải có dụng ý, nhưng như thế, anh càng thêm nặng tội. Anh bảo vệ những quyền lợi đã thủ đắc của nam giới và trở nên chai sạn trước nỗi đau của những người khác giới, thậm chí không chịu cố gắng tìm hiểu xem sự mù quáng của mình đã gây hại cho phụ nữ và xã hội như thế nào. Tôi hiểu những vấn đề toa-lét và phiếu danh mục chỉ là chi tiết, nhưng nếu chúng tôi không bắt đầu từ những chuyện nhỏ, thì chúng tôi sẽ không bao giờ có thể vứt bỏ được tấm màn bưng bít che phủ xã hội. Đó là những nguyên tắc hành động của chúng tôi."
"Tất cả những phụ nữ biết điều hơn lẽ thiệt đều cảm nghĩ theo cách ấy," bà cao, chêm vào, mặt không chút biểu cảm.
"Thử hỏi người phụ nữ có tinh thần quảng đại nào có thể ứng xử cách khác trước những tra tấn mà tôi đang phải chịu đựng," Oshima nói.
Hai bà đứng sững im lặng như hai tảng băng.
"Đó là một câu thoại trong Electra của Sophocles. Một vở kịch tuyệt vời. Và tiện đây, xin nói: từ "gender (giống)" thoạt kỳ thủy được dùng để chỉ giống trong ngữ pháp thôi. Tôi cảm thấy khi chỉ sự khác nhau về giới tính, thì dùng từ "sex" hợp hơn. Trong trường hợp này, dùng "gender" là không chuẩn. Xin lưu ý một điểm trên khía cạnh ngôn ngữ học như vậy."
Im lặng giá băng.
"Dù sao đi nữa, những điều các bà đã nói đều sai về cơ bản," Oshima nói tiếp, bình tĩnh nhưng dằn từng tiếng "Tôi dứt khoát không phải là một thí dụ lịch sử bi thiết về một con đực gia trưởng."
"Vậy anh hãy giải thích một cách đơn giản những điều chúng tôi nói có gì sai?" bà thấp thách thức.
"Mà không né tránh vấn đề hoặc phô trương ến thức," bà cao bổ sung.
"Được. Tôi sẽ làm đúng như thế - giải thích một cách đơn giản và trung thực, không né tránh hoặc phô phang kiến thức," Oshima nói.
"Chúng tôi đang đợi đây," bà cao nói và bà thấp gật đầu ra ý tán thành.
"Trước hết tôi không phải là một con đực," Oshima thông báo.
Tất cả mọi người im lặng sững sờ. Tôi nuốt khan và liếc nhìn Oshima.
"Tôi là một phụ nữ," anh nói.
"Tôi xin anh đừng có giỡn hoài," bà thấp nói sau một hồi im lặng để lấy hơi. Tuy nhiên, không được tự tin lắm, tựa như chỉ vì bà ta cảm thấy ai đó cần phải nói một câu gì.
Oshima rút ví từ túi quần, lấy tấm bằng lái xe ra, đưa cho bà ta. Bà đọc những dòng chữ trên đó, cau mày rồi đưa cho người bạn cao của mình, bà này đọc và sau một giây lưỡng lự, đưa trả tấm bằng cho Oshima, vẻ cay cú hiện trên nét mặt.
"Cậu cũng muốn xem chứ?" Oshima hỏi tôi. Khi tôi lắc đầu, anh nhét tấm bằng lái vào ví, bỏ túi quần. Rồi đặt cả hai tay lên quầy, anh nói. "Như các bà thấy, về mặt sinh học và pháp lý, tôi là một con cái không ai phủ nhận được. Vì thế nên những gì bà nói về tôi cơ bản là sai. Tôi dứt khoát không thể, như lời bà nói, là một con đực gia trưởng trọng nam khinh nữ điển hình.
"Phải, nhưng..." bà cao nói nhưng lại ngừng bặt. Bà thấp, môi mím chặt, vân vê cổ áo[19]. "Thân thể tôi là đàn bà, nhưng tinh thần tôi thì hoàn toàn là đàn ông," Oshima nói tiếp. "Về mặt xúc cảm, tôi sống như một người đàn ông. Cho nên tôi nghĩ cái khái niệm một thí dụ lịch sử của bà có thể là đúng. Và có thể tôi trọng nam khinh nữ, biết đâu đấy. Nhưng tôi không phải là một người nữ đồng giới tình dục, mặc dù tôi ăn mặc thế này. Sở thích tình dục của tôi là với đàn ông. Nói cách khác, tôi là nữ, nhưng lại là nam trong hành xử đồng giới tình dục. Tôi hoạt động tình dục qua hậu môn và không bao giờ dùng âm hộ để làm tình. m vật của tôi nhạy cảm, nhưng vú tôi lại vô cảm. Tôi không hành kinh. Vậy thì tôi phân biệt giới ở điểm nào?"
Ba chúng tôi nghe cứ ngẩn tò te, không nói nên lời. Một trong hai bà đằng hắng, tiếng khục khặc trong cổ vang lên trong căn phòng. Chiếc đồng hồ trên tường cao giọng tích tắc điểm từng giây.
"Tôi xin lỗi," Oshima nói, "tôi đang ăn dở bữa trưa. Lúc các bà gọi tôi đến, tôi đang ăn món cá ngừ cuốn rau dền, mới hết nửa. Nếu tôi để ngoài đó quá lâu, bọn mèo quanh đây sẽ cuỗm mất. Nhiều người đem những con mèo con họ không ưng vứt vào khu rừng gần biển, nên khu vực này đầy mèo. Nếu các bà không phiền, tôi xin quay về với bữa trưa của mình. Vậy các bà bỏ quá cho. Nhưng xin các bà cứ thư thả và thăm thú thư viện. Thư viện của chúng tôi mở cửa cho tất cả mọi người. Chừng nào các bà tuân theo nội quy và không làm phiền các độc giả khác, các bà có thể thoải mái làm bất cứ điều gì mình thích. Các bà có thể xem xét bát cứ cái gì các bà cần. Cứ tiếp tục điều tra và viết những gì các bà muốn trong báo cáo của mình. Chúng tôi bất cần. Chúng tôi không nhận tài trợ từ bất cứ nơi nào và làm mọi việc theo cách riêng của chúng tôi. Và đó là cách chúng tôi ưa thích."
Sau khi Oshima đi khỏi, hai bà nhìn nhau, rồi cùng nhìn tôi chòng chọc. Có thể họ tưởng tôi là bồ của Oshima hay gì đó. Tôi không nói gì và bắt đầu xếp các thẻ danh mục. Hai bà thầm thì với nhau giữa các ngăn sách và không lâu sau, thu dọn đồ lề rồi bắt đầu rút lui. Mặt lạnh tanh, họ không buồn nói một lời cảm ơn khi tôi trao cả những chiếc ba lô nhỏ cho họ
Một lúc sau, Oshima ăn xong, quay vào. Anh đưa tôi hai chiếc nem cuốn cá ngừ với rau dền xanh rưới xốt kem trắng bên trên. Đó là bữa trưa của tôi. Tôi đun ít nước, pha trà Earl Grey để chiêu.
"Tất cả những điều mình nói lúc nãy đều là thật," Oshima nói khi tôi ăn xong quay về.
"Vậy là điều anh định ám chỉ khi nói với em anh là một con người đặc biệt, có nghĩa là thế?"
"Khi ấy mình không có ý huênh hoang," anh nói, "nhưng giờ thì cậu hiểu là mình đã không nói quá, phải không?"
Tôi lặng lẽ gật đầu.
Oshima tủm tỉm cười. "Về mặt giới tính, mình dứt khoát là đàn bà, tuy vú mình không phát triển mấy và mình không bao giờ có kinh. Nhưng mình không có dương vật và tinh hoàn, không có râu ria. Tóm lại, mình chẳng có gì. Một thứ cảm giác nhẹ tếch, nếu như cậu muốn gài một ngụ ý tích cực vào đó. Tuy nhiên, mình không chắc cậu có thể hiểu được cảm giác đó."
"Em chắc là không," tôi nói.
"Đôi khi, chính mình cũng không hiểu. Quỷ tha ma bắt, mình là cái gì nhỉ? Thực vậy, theo cậu, mình là cái gì?"
Tôi lắc đầu. "Chao, em cũng chẳng biết em là cái gì nữa."
"Một sự khủng hoảng bản sắc mang tính cổ điển."
Tôi gật đầu.
"Nhưng ít nhất thì cậu cũng biết bắt đầu từ đâu. Không như mình."
"Em bất cần anh là cái gì. Bất kể anh là gì, em cũng vẫn thích anh," tôi nói. Cả đời, tôi chưa bao giờ nói với ai như thế, và những lời nói đó làm tôi đỏ mặt.
"Cám ơn," Oshima nói và dịu dàng đặt tay lên vai tôi. "Mình biết là mình hơi khác mọi người, nhưng mình vẫn là một con người. Mình muốn cậu nhận thức rõ điều đó. Mình là một con người bình thường, chứ không phải một quái vật. Mình cảm nhận sự vật như mọi người, hành động như mọi người. Tuy nhiên, đôi khi cái khác biệt nho nhỏ ấy lại như một vực thẳm ngăn cách. Nhưng có lẽ mình cũng đành chịu vậy thôi, biết làm thế nào." Anh cầm một cây bút chì dài vót nhọn ở trên quầy lên, đăm đăm nhìn như thể đó là một phần kéo dài của cơ thể. "Mình đã muốn kể với cậu tất cả những điều này vào thời điểm sớm nhất có thể, nói trực tiếp chứ không để cậu nghe qua một người nào khác. Cho nên mình nghĩ hôm nay là một cơ hội tốt. Tuy nhiên, đó không phải là một trải nghiệm thú vị lắm, phải không?"
Tôi gật đầu.
"Mình đã nếm trải đủ mọi kiểu phân biệt đối xử," Oshima nói. "Chỉ những người đã bị phân biệt đối xử mới thực sự hiểu điều đó đau đớn biết nhường nào. Mỗi người cảm nhận nỗi đau theo cách riêng của mình, mỗi người mang những vết sẹo riêng. Thế nên mình nghĩ là mình khát thèm bình đẳng và công bằng không kém bất kỳ ai. Nhưng điều làm mình ghê tởm hơn nữa là những kẻ không có tí đầu óc tưởng tượng nào. Loại người mà T.S.Eliot gọi là những người rỗng tuếch[20]. Những kẻ lấp đầy khoảng trống vắng trí tưởng tượng bằng những cọng rơm không chút tâm cảm, mà thậm chí chẳng biết mình đang làm gì. Những kẻ chai lì ném vào anh hàng mớ lời chữ rỗng tuếch, ra sức cưỡng bách anh làm những điều anh không muốn. Giống như cái cặp bài trùng khả ái mà chúng ta vừa gặp."
Anh thở dài, xoay xoay cây bút chì dài mảnh trong tay. "Đám đồng giới tình dục nam cũng như nữ, đám dị giới tình dục, những người hoạt động đòi phụ nữ bình quyền, bọn lợn phát xít, những người cộng sản, những thành viên của giáo phái Hare Krishna[21]- mình chẳng ngại đám nào cả. Mình bất cần họ giương cờ gì. Nhưng cái mà mình không thể chịu nổi là những kẻ rỗng tuếch. Hễ có mặt họ là mình hết chịu nổi và rốt cuộc thể nào cũng xổ ra những điều lẽ ra không nên nói. Với hai bà vừa rồi, lẽ ra mình nên cho qua hoặc giả gọi Miss Saeki đến giải quyết. Trong trường hợp ấy, bà ắt tươi cười giải thích êm xuôi mọi chuyện. Nhưng mình thì không thể làm thế được. Mình nói những điều không nên nói, làm những điều không nên làm. Mình không kiểm soát được bản thân. Đó là một trong những nhược điểm của mình. Cậu có biết tại sao đó lại là một nhược điểm không?"
"Bởi vì nếu với mỗi một người thiếu đầu óc tưởng tượng, anh đều bận tâm một cách nghiêm túc, thì chả biết bao giờ cho xong."
"Chính thế," Oshima nói. Anh lấy đầu có tẩy của cây bút chì khẽ dỗ dỗ vào thái dương. "Nhưng mình muốn cậu nhớ điều này, Kafka ạ. Chính cái loại người như thế đã giết chết người tình thời trẻ của Miss Saeki. Đầu óc hẹp hòi triệt tiêu trí tưởng tượng. Không khoan nhượng, lý thuyết tách rời khỏi thực tế, ngôn từ sáo rỗng, lý tưởng vay mượn, hệ thống cứng nhắc. Đó chính là những cái làm mình thực sự kinh hãi. Những cái mình cực kỳ khiếp sợ và ghê tởm. Dĩ nhiên, cần phải biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Sai lầm cá nhân trong nhận định thường có thể sửa được. Chừng nào anh có can đảm nhận lỗi, mọi sự vẫn có thể cứu vãn được. Nhưng thói cứng nhắc, hẹp hòi thiếu trí tưởng tượng giống như những ký sinh trùng làm biến đổi ch thể bị nó ăn bám, thay đổi hình dạng và tiếp tục sinh sôi nảy nở. Cái đám ấy là không thể cứu vãn và mình không muốn thấy bất kỳ ai trong bọn họ đặt chân vào đây.
Oshima chỉ đầu nhọn của cây bút chì vào những ngăn sách. Tất nhiên là anh nhằm cả thư viện nói chung.
"Mình ước sao có thể cười khẩy không đếm xỉa đến loại người như thế mà không được."
Chương 20
Đã hơn tám giờ tối khi chiếc xe tải ĐÔNG LẠNH mười tám bánh rẽ khỏi xa lộ Tomei và thả Nakata xuống bãi đậu xe của khu nghỉ Fujigawa. Tay xách túi đồ và ô, lão lụi hụi bước xuống mặt đường rải nhựa.
“Chúc bác may mắn kiếm được một chuyến xe khác,” người lái xe thò đầu qua cửa xe nói. “Bác cứ hỏi quanh đây, chắc thể nào cũng có.”
“Đa tạ. Nakata này cám ơn cậu đã giúp đỡ.”
“Vô tư đi,” người lái nói, rồi vẫy tay và quay xe trở về xa lộ.
Fu-ji-ga-wa, người lái xe đã nói thế. Nakata không biết Fu-ji-ga-wa là nơi nào, song lão hiểu là mình đã rời Tokyo và đi về hướng Tây. Chả cần đến la bàn hay bản đồ, bản năng lão mách vậy. Giá bây giờ có chiếc xe tải nào đi về hướng Tây, cho lão quá giang thì hay quá.
Đói bụng, Nakata quyết định vào nhà hàng của khu nghỉ làm một bát mì. Cơm nắm và Sô-cô-la trong bị, lão để dành, phòng trường hợp đột xuất. Vì không đọc, lão phải mất một lúc để tìm hiểu xem làm cách nào để mua được đồ ăn. Trước khi vào phòng ăn, phải mua phiếu ăn từ một máy bán hàng tự động, lão phải nhờ người đọc hộ nút bấm. “Mắt lão kém, không nhìn rõ,” lão nói với một bà trung niên. Bà này bỏ tiền vào cho lão, bấm nút và đưa tiền thối lại cho lão. Kinh nghiệm đã dạy cho lão là tốt nhất đừng để người ta biết là lão mù chữ. Bằng không, họ sẽ trừng trừng nhìn lão như nhìn một con quái vật.
Ăn xong, Nakata vai đeo túi, tay xách ô, đi tua các xe tải trong bãi đậu, hỏi xin quá giang. Nakata này đi về hướng Tây – lão giải thích – có cậu nào hảo tâm cho lão quá giang không? Nhưng tất cả các tài xế đều lắc đầu sau khi nhìn lão từ đầu đến chân. Một lão già xin đi nhờ xe là điều ít thấy và dĩ nhiên, họ phải cẩn thận đề phòng chuyện bất trắc. Rất tiếc, công ty chúng tôi không cho phép lấy khách quá giang, họ đều nói vậy.
Nakata đã phải mất một thời gian dài để đi từ quận Nakano đến ngả vào xa lộ Tomei. Trước đó, lão chưa bao giờ ra khỏi Nakano và không biết xa lộ ở chỗ nào. Lão có một tấm thẻ đặc biệt đi các tuyến xe buýt nội thành miễn phí mà lão vẫn dùng thường xuyên, nhưng lão chưa bao giờ đi xe điện ngầm hay xe lửa một mình, dùng các phương tiện này thì cần phải mua vé.
Trước mười giờ sáng một chút, lão bỏ một bộ quần áo, khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng và một ít lương thực vào chiếc túi vải bố, lấy số tiền giấu dưới chiếu cất cẩn thận vào ruột tượng cho an toàn, rồi xách cái ô đen to tướng rời khỏi căn hộ. Khi lão hỏi người lái xe buýt nội thành làm sao đến được xa lộ, anh ta cả cười.
“Xe buýt này chỉ đến ga Shinjuku thôi. Xe buýt nội thành không chạy trên xa lộ. Bác phải bắt xe đò chạy đường dài cơ.”
“Thế bến xe chạy đường dài đến xa lộ To-mei ở đâu?”
“Ga Tokyo,” người tài xế trả lời. “Bác đáp chuyến xe buýt này đến ga cuối, rồi chuyển sang đi tàu đến ga Tokyo, tới đó bác đặt vé trước để giành chỗ. Chuyến xe đò ấy sẽ đưa bác đến xa lộ Tomei.”
Nakata không hiểu rõ lắm những chỉ dẫn của anh ta, nhưng cứ đáp chuyến xe đó đến tận Shinjuku. Nhưng khi tới đó, lão thấy ngợp. Cái nhà ga mênh mông chật ních những người là người, lão phải khó khăn lắm mới lách qua được đám đông. Có bao nhiêu là tuyến đường, lão không sao biết được tuyến nào đi đến ga Tokyo. Không đọc được biển chỉ dẫn, lão phải hỏi những người đi ngang qua, nhưng họ giải thích quá nhanh, quá rắc rối, với những địa danh lão chưa nghe thấy bao giờ. Thà nói chuyện với Kawamura còn dễ dàng hơn, Nakata nghĩ thầm. Kể ra có thể hỏi đường ở trạm cảnh sát đặt ở trong ga, nhưng lão sợ họ lầm tưởng lão là một ông già lẫn cẫn và tạm giữ lại, điều mà dạo trước lão đã từng bị một lần. Loanh quanh mãi trong ga, hơi người và tiếng ồn ào bắt đầu làm lão cảm thấy váng vất. Lần theo những lối đỡ đông hơn, lão mò ra ngoài, tìm thấy một công viên nhỏ giữa hai tòa nhà cao tầng và ngồi xuống một chiếc ghế băng.
Nakata hết sức hoang mang. Lão ngồi đó, thỉnh thoảng lại lầm bầm, xoa xoa cái đầu húi cua. Trong công viên, không thấy bóng một con mèo, nhưng lại đầy quạ sà xuống bới những thùng rác. Nakata nhìn lên bầu trời mấy lần, và bằng vào vị trí của mặt trời, có thể đoán được là mấy giờ. Khí thải bão hòa nhuộm bầu trời một màu kỳ lạ.
Đến trưa, nhân viên từ các tòa nhà gần đấy tràn ra công viên ăn trưa. Nakata cũng lấy mấy cái bánh rán nhân đậu ra ăn, chiêu bằng nước trà nóng từ cái phích lão luôn mang theo. Hai cô gái kéo nhau đến ngồi ở chiếc ghế băng bên cạnh. Lão quyết định bắt chuyện với họ. Làm thế nào đến được xa lộ To-mei? Lão hỏi. Họ nói với lão y hệt như người lái xe buýt đã chỉ dẫn. Đáp tàu tuyến Chuo đến ga Tokyo rồi lên xe đò đi xa lộ Tomei.
“Nakata này đã thử làm thế mà không xong,” lão thú nhận. “Trước nay, lão chưa bao giờ ra khỏi quận Nakano, nên không biết đi tàu. Lão chỉ biết đi xe buýt nội thành thôi. Lão không biết đọc, thành thử không mua được vé. Lão đã đi xe buýt nội thành đến đây, nhưng không biết làm thế nào để đi xa hơn.”
Bác không biết đọc? Họ ngạc nhiên hỏi. Nom lão có vẻ là một ông già vô hại. Tươi cười, ăn mặc gọn gàng. Trời đẹp như thế này mà mang cái ô tổ bố kể cũng hơi kỳ, song lão không có vẻ là kẻ vô gia cư. Mặt mày dễ coi, đặc biệt là đôi mắt sáng long lanh.
“Trước nay, bác chưa bao giờ ra khỏi quận Nakano, bác nói thật đấy chứ?” cô gái tóc đen hỏi.
“Phải. Lão đã cố không bao giờ ra khỏi đó. Nếu Nakata này bị lạc, sẽ không có ai đi tìm đâu.”
“Và bác không biết đọc?” cô kia, nhuộm tóc nâu, hỏi.
“Đúng thế. Lão hoàn toàn không biết đọc. Lão biết mấy chữ số đơn giản, nhưng không biết cộng.”

“Hmm. Cháu nghĩ thế thì bác khó mà đi tàu được.”
“Vâng, rất khó. Lão không thể mua được vé.”
“Nếu có thì giờ, chúng cháu có thể đưa bác tới ga rồi đảm bảo đưa bác lên đúng chuyến tàu, nhưng chúng cháu sắp phải quay về làm việc rồi. Cháu thực tình xin lỗi.”
“Không, không cần phải xin lỗi đâu. Lão sẽ nghĩ ra cách nào đó.”
“M nghĩ ra rồi!” cô tóc đen reo lên. “Chẳng phải Togeguchi ở bộ phận bán hàng bảo hôm nay anh ta phải đi Yokohama đấy sao?”
“Ừ nhỉ, giờ cậu nhắc mình mới nhớ. Chúng mình nhờ thì anh ta sẽ giúp thôi. Anh ta hơi u sầu nhưng vốn không phải người xấu, thật đấy,” cô tóc nâu nói.
“Nếu bác không biết đọc thì nên vẫy xe xin quá giang, có lẽ tốt hơn,” cô tóc đen nói.
“Xin quá giang?”
“Bác hỏi ai đó xin đi nhờ xe. Nên hỏi cánh lái xe tải chạy đường dài, chứ đám du lịch đi xe con ít khi chịu cho đi nhờ lắm.”
“Nakata này không biết xe tải chạy đường dài như thế nào.”
“Bác cứ thử hỏi các tay lái xe tải, khắc được đấy. Hồi còn ở trường đại học, cháu đã xin quá giang một lần. Cánh lái xe tải thường rất hảo tâm.”
“Bác định đến tận đâu trên xa lộ Tomei?” cô tóc nâu hỏi.
“Nakata này không biết,” lão đáp.
“Bác không biết?”
“Chừng nào đến đó, lão sẽ biết thôi. Vậy nên, khởi đầu, lão sẽ đi về hướng Tây trên xa lộ To-mei. Sau đó, lão sẽ nghĩ về nơi mình sẽ đến. Dù thế nào đi nữa, lão vẫn phải đi theo hướng Tây.”
Hai cô gái nhìn nhau, nhưng những lời của Nakata có sức thuyết phục kỳ lạ khiến họ bỗng có thiện cảm với ông già. Họ ăn nốt bữa trưa của mình, vứt hộp vào thùng rác và đứng dậy.
“Bác hãy đi với chúng cháu,” cô tóc đen nói. húng ta sẽ nghĩ ra một cách nào đó.”
Nakata đi theo họ vào một tòa nhà gần đó. Trước nay, lão chưa từng đặt chân vào tòa nhà nào lớn như vậy. Hai cô gái đặt lão ngồi ở một chiếc ghế dài gần quầy tiếp tân, rồi nói với nhân viên tiếp tân và bảo Nakata chờ đó một lát. Họ biến vào một trong những buồng thang máy trong sảnh. Trong khi lão ngồi đấy ôm chiếc ô và túi vải, đám nhân viên lũ lượt trở vào sau giờ ăn trưa. Thêm một cảnh tượng nữa lão chưa từng thấy trong đời. Như thể đã thỏa thuận với nhau, tất cả những người này đều ăn vận thật đẹp – cà vạt, cặp bóng lộn, giày cao gót, tất cả đều hối hả rảo bước về cùng một phía. Nakata không tài nào hiểu nổi cái đám người đông đến thế có thể làm gì ở đây.
Sau một hồi, hai cô gái trở lại cùng một gã cao kều mặc sơ mi trắng, đeo cà vạt kẻ sọc.
“Đây là anh Togeguchi,” cô tóc nâu giới thiệu. “Anh ấy sắp lái xe đi Yokohama. Anh ấy nhận sẽ đưa bác đi cùng. Anh ấy sẽ thả bác ở bãi đậu xe Kohoku trên xa lộ Tomei. Hy vọng tại đó bác sẽ có thể kiếm được một người khác cho đi nhờ tiếp. Bác cứ đi một vòng hỏi các tài xế, nói là bác muốn đi về hướng Tây. Và nếu có ai cho bác quá giang, bác nhớ mua đãi anh ta một suất ăn khi dừng lại nghỉ ở đâu đó. Bác có hiểu không?”
“Nhưng liệu bác có đủ tiền để làm thế không?” cô tóc đen hỏi.
“Dạ, lão có đủ.”
“Bác Nakata là bạn tụi em, hãy tử tế với bác, nghe anh,” cô tóc nâu nói với Togeguchi.
“Nếu cô tử tế với tôi,” chàng trai rụt rè nói.
“Ờ, một ngày nào đó...” cô tóc đen nói.
Khi chào tạm biệt, hai cô gái“Đây là một chút quà chia tay. Phòng khi bác đói bụng.” Họ đưa cho Nakata mấy nắm cơm và một thanh sô-cô-la vừa mua ở siêu thị.
“Lão không biết cảm ơn các cô thế nào cho vừa về tất cả những gì các cô đã làm,” Nakata nói. “Lão sẽ cầu nguyện cho những điều tốt lành đến với cả hai cô.”
“Cháu hy vọng lời cầu nguyện của bác trở thành sự thật,” cô tóc nâu nói trong khi cô bạn cười rúc rích.
Togeguchi để Nakata ngồi ở ghế cạnh mình trên chiếc xe Hi-Ace, rồi theo đường Metropolitan, cho xe chạy đến xa lộ Tomei. Đường bị kẹt xe nhiều quãng, nên hai người nói đủ các thứ chuyện trong khi xe nhích từng tí một. Togeguchi vốn tính nhút nhát, thoạt đầu không nói gì mấy, nhưng sau khi quen với sự hiện diện của Nakata, gã bắt đầu thao thao đến mức, rốt cuộc, thay vì đôi bên trò chuyện, chỉ có mình gã độc thoại. Có rất nhiều điều gã muốn nói và gã thấy dễ dàng dốc bầu tâm sự với một người xa lạ như Nakata mà hẳn gã sẽ không bao giờ gặp lại. Gã kể gã đã cắt đứt với vợ chưa cưới cách đây một tháng. Cô ta có một thằng bồ khác, hai đứa vẫn lén lút gặp nhau suốt. Gã nói là gã không hợp với các sếp trong công việc và đang tính xin thôi. Cha mẹ gã ly hôn từ hồi gã còn học cấp hai và mẹ gã chẳng bao lâu đã tái hôn với một tay vô tích sự. Gã đã rút hết tiền tiết kiệm ột thằng bạn vay, chả biết bao giờ nó mới trả. Và cái thằng sinh viên ở căn hộ bên cạnh suốt ngày mở nhạc to tướng làm gã chẳng ngủ được mấy.
Nakata chăm chú lắng nghe, phụ họa ở những điểm thích hợp, thi thoảng chêm vào một ý kiến riêng. Đến lúc chiếc xe rẽ vào bãi đậu xe Kohoku, Nakata đã biết gần hết những điều cần biết về chàng trai này. Có vô khối điều lão không hiểu, nhưng lão có thể hình dung được toàn cảnh cuộc đời Togeguchi, chàng trai tội nghiệp này đã cố gắng sống một cuộc đời ngay thẳng, nhưng cứ vấp phải hàng lô vấn đề.
“Đa tạ,” lão nói. “Nakata này rất cám ơn cậu đã cho đi nhờ xe.”
“Chính cháu phải cám ơn bác, bác Nakata. Giờ, cháu cảm thấy hoàn toàn thư giãn. Trước nay, cháu chưa từng nói chuyện như thế với ai bao giờ. Và cháu lấy làm mừng là đã có thể kể tất cả với bác. Cháu hy vọng đã không làm bác chán ngấy với những vấn đề của cháu.”
“Không, hoàn toàn không. Nakata cũng rất sung sướng được nói chuyện với cậu. Cậu Togeguchi, lão tin chắc những điều đại cát sắp đến với cậu.”
Chàng trai lấy trong ví ra một chiếc thẻ điện thoại đưa cho Nakata. “Xin bác nhận lấy chiếc thẻ này. Đây là sản phẩm của công ty cháu. Hãy coi đây như một món quà chia tay. Cháu những muốn có cái gì hay hơn để tặng bác.”
“Cám ơn rất nhiều,” Nakata nói và cẩn thận nhét chiếc thẻ vào ví mình. Lão chẳng có ai quen để gọi điện thoại, cũng không biết cách dùng thẻ ra sao, nhưng lão nghĩ cứ nhận cho lịch sự. Lúc này là ba giờ chiều.
Phải mất thêm một tiếng nữa mới kiếm được một tài xế xe tải đồng ý cho lão đi nhờ đến Fujigawa. Đó là một người to béo trạc ngoại tứ tuần, tay như khúc gỗ, bụng phệ, chở cá tươi trên xe đông lạnh.
“Mong bác không phiền vì mùi cá,” người lái xe nói.
“Cá là một trong những món ăn ưa thích của Nakata này,” Nakata đáp.
Người lái xe cả cười. “Bác quả là một người kỳ dị.”
“Đôi khi người ta cũng bảo lão thế.”
“Tôi lại thích những ngư̖ kỳ dị,” người lái xe nói. “Những người coi bộ bình thường và sống một cuộc sống bình thường lại chính là những kẻ ta phải đề phòng.”
“Thế ư?”
“Hãy tin tôi, đời nó thế đấy. Dù sao đó cũng là ý kiến của tôi.”
“Nakata này không có nhiều ý kiến. Tuy nhiên, lão thích lươn.”
“Tốt, thích lươn cũng là một ý kiến.”
“Lươn cũng là một ý kiến à?”
“Tất nhiên, bác nói bác thích lươn, đó là một ý kiến.”
Cứ thế hai người đi đến Fujigawa. Người lái xe nói tên anh ta là Hagita.
“Vậy bác nghĩ thế giới này rồi sẽ ra sao, bác Nakata?” anh ta hỏi.
“Xin lỗi, lão không phải là người thông minh, lão mù tịt về chuyện í,” Nakata nói.
“Có ý kiến riêng và không thông minh là hai chuyện khác nhau.”
“Nhưng thưa cậu Hagita, không thông minh thì làm sao nghĩ được về chuyện í.”
“Nhưng bác chả nói bác thích lươn là gì.”
“Phải, lươn là một trong những món ưa thích của Nakata này.”
“Đó là một mối liên quan, bác thấy không?”
“Ừm.”
“Bác có thích cơm gà với trứng không?
“Có, đó cũng là một món ưa thích của Nakata này.”
“Ấy đấy, lại một tương quan nữa,” Hagita nói. “Cứ lần lượt lập những tương quan là tự khắc hình thành ý nghĩa lúc nào không biết. Càng nhiều tương quan, ý nghĩa càng sâu. Bất kể là lươn hay cơm gà, hay cá nướng. Bác hiểu không?”
“Không, lão vẫn không hiểu. Thức ăn cũng liên quan với các sự vật ư?”
“Không chỉ thức ăn. Xe điện, hoàng đế, tất tật.”
“Cơ mà lão không bao giờ đi xe điện.”
“Hay đấy. này nhé, điều tôi muốn nói là: chỉ riêng việc ta đang sống đã thiết lập một mối liên hệ giữa ta với sự vật xung quanh, bất kể chúng là gì. Điều quan trọng là phải xem điều đó diễn ra có tự nhiên hay không. vấn đề không phải thông minh hay đần độn, mà là nhìn sự vật bằng đôi mắt của chính mình.”
“Cậu Hagita, cậu rất chi là thông minh.”
Hagita cười phá lên. “Đã bảo đây không phải là vấn đề thông minh mà. Tôi chẳng thông minh gì lắm đâu. Tôi chỉ có cách nghĩ riêng của mình thôi. Vì thế người ta ngán tôi. Họ kết tội tôi là luôn luôn nhiễu sự. Hễ anh dùng đầu mình để suy nghĩ là thiên hạ không muốn dây với anh.”
“Nakata này vẫn chưa hiểu, cơ mà cậu vừa nói là có một mối liên hệ giữa việc thích ăn lươn với việc thích cơm gà trộn trứng phải không?”
“Tôi nghĩ bác có thể diễn đạt theo cách ấy. Bao giờ cũng có một mối liên quan giữa bác, ông già Nakata, với những thứ mà bác quan tâm tới. Cũng như có một mối liên quan giữa lươn và cơm gà. Và khi mạngới những liên quan đó phát triển rộng ra, tự khắc sẽ hình thành một mối liên quan giữa bác, ông già Nakata, với các nhà tư bản và giai cấp vô sản.”

“Vô gì?”
“Giai cấp vô sản,” Hagita nói, cất tay khỏi vô lăng, khoa lên. Hai bàn tay to tướng như găng bóng chày, Nakata nghĩ thế. “Những con người làm lụng cực nhọc, đổ mồ hôi sôi nước mắt để kiếm miếng cơm, đó là giai cấp vô sản. Ngược lại, có những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, không động một ngón tay, chỉ ra lệnh cho người khác mà hưởng gấp trăm lần lương tôi. Đó là bọn tư bản.”
“Lão không biết gì về những người cậu gọi là tư bản. Nakata này nghèo, đâu có biết ai quyền quý như thế. Người quyền quý nhất lão biết là ngài Tỉnh trưởng Tokyo. Ngài Tỉnh trưởng có phải là một nhà tư bản không?”
“Phải, tôi chắc thế. Tuy nhiên, các tỉnh tưởng dễ là chó kiểng của bọn tư bản hơn.”
“Ngài Tỉnh trưởng là một con chó ư?” Nakata nhớ đến con chó đen kếch sù đã đưa lão đến nhà Johnnie Walker, và hình ảnh dễ sợ ấy cùng ngài Tỉnh trưởng chồng lên nhau trong tâm trí lão.
“Thế giới này nhan nhản những loại chó như thế. Những quân cờ của bọn tư bản.”
“Quân cờ?”
“Tức là những con chó ngoan ngoãn tuân lệnh chủ.”
“Thế có mèo tư bản không?”
Hagita cười phá lên. “Chà, bác Nakata, bác thật khác người. Nhưng tôi thích cái cách của bác. Mèo tư bản! Thật là hay. Bác có một ý kiến rất chi là độc đáo.”
“Cậu Hagita này...”
“Gì vậy bác?”
“Vì lão nghèo nên ngài Tỉnh trưởng cấp cho lão một món chợ cấp hàng tháng. Việc lão nhận chợ cấp có phải là sai trái không?”
“Mỗi tháng bác được bao nhiêu?”
Nakata cho anh ta biết số tiền.
Hagita lắc đầu, vẻ ghê tởm. “Thật khó mà sống nổi với một món tiền bọ ấy.”
“Được chứ, vì Nakata này có tiêu gì mấy đâu. Ngoài chợ cấp, lão còn kiếm thêm bằng cách giúp người ta tìm mèo lạc.”
“Không đùa đấy chứ? Một tay tìm mèo chuyên nghiệp?” Hagita nói, vẻ thán phục. “Tôi phải nói bác là một quái kiệt.”
“Tình thật, lão biết nói chuyện với mèo,” Nakata nói. “Lão có thể hiểu chúng nói gì. Điều đó giúp lão tìm ra những con bị mất tích.”
Hagita gật đầu. “Tôi chắc điều đó không ngoài tầm của bác.”
“Thế nhưng cách đây không lâu, lão phát hiện ra là mình không nói chuyện với mèo được nữa. Lão không hiểu tại sao.”
“Sự vật thay đổi từng ngày, bác Nakata ạ. Mỗi sớm thức dậy, thấy thế giới không còn như hôm trước nữa. Bản thân mình cũng không còn là con người từng là mình hôm qua. Bác hiểu tôi muốn nói gì chứ?”
“Vâng.”
“Những mối liên quan cũng thay đổi. Ai là tư bản, ai là vô sản. Ai thuộ cánh hữu, ai thuộc cánh tả. Cách mạng thông tin, cổ phiếu, biến động vốn, tái cấu trúc nghề nghiệp, công ty đa quốc gia – cái gì tốt, cái gì xấu? Ranh giới giữa sự vật không ngừng được xóa nhòa. Có lẽ vì thế mà bác không nói chuyện được với mèo nữa.”
“Nakata này chỉ có thể phân biệt được tả với hữu. Đây là hữu, còn đây là tả. Đúng không?”
“Chính xác,” Hagita đồng ý. “Đó là tất cả những gì bác cần biết.”
Cuối cùng, họ cùng ăn với nhau một bữa trong tiệm ăn ở khu nghỉ chân. Hagita gọi hai suất lươn và khi Nakata đòi trả tiền để cám ơn anh đã cho đi nhờ, anh lắc đầu quầy quậy.
“Không được,” anh nói. “Tôi không đời nào để bác dùng cái khoản tiền còm người ta trợ cấp cho bác để đãi tôi đâu.”
“Vậy thì đa tạ. cám ơn cậu về bữa ăn ngon,” Nakata nói, vui vẻ chấp nhận sự hảo tâm của Hagita.
Nakata bỏ cả một tiếng đồng hồ ở khu tạm nghỉ Fujigawa đi hỏi các lái xe, nhưng không tìm được ai thuận tình cho quá giang. Tuy nhiên, lão vẫn không hoảng sợ hoặc buồn bã. Trong ý thức của lão, thời gian qua rất chậm. Hoặc gần như ngưng đọng.
Lão ra ngoài cho thoáng và lang thang đây đó. Trời không một vẩn mây, trăng sáng vằng vặc. Nakata dạo quanh bãi đậu xe đầy những chiếc xe tải to đùng như những con vật khổng lồ vai kề vai nằm nghỉ. Một số xe có ít nhất là hai mươi bánh, mỗi bánh cao bằng đầu người. Ngần nấy xe đều chạy trên xa lộ vào đêm khuya, không biết chở gì bên trong nhỉ? Nakata không thể hình dung nổi. Nếu mình đọc được những chữ viết trên thành xe, liệu mình có thể đoán ra không nhỉ? Lão
Sau khoảng một tiếng đồng hồ, lão phát hiện ra độ chục chiếc mô-tô ở một góc của bãi đậu, nơi có ít ô-tô hơn. Một nhóm thanh niên đứng thành vòng tròn gần đó, xem một cái gì và la hét. Tò mò, Nakata tiến lại gần. có thể bọn họ đã khám phá ra một cái gì bất thường.
Khi đến gần hơn, lão thấy là họ đang vây quanh một người nằm dưới đất và đang đấm đá người đó – nói chung là ráng hết sức làm cho anh ta đau. Hầu hết đều tay không trừ một gã cầm một dây xích và một gã khác cầm một cây gậy ngắn màu đen nom giống như dùi cui cảnh sát. Họ mặc sơ mi cộc tay không cài khuy, một số mặc áo phông. Phần lớn đều nhuộm tóc vàng hoặc nâu, một số xăm hình trên cánh tay. Người thanh niên bị họ đang đấm đá cũng ăn vận tương tự như thế.
Khi Nakata tới gần, đầu nhọn của chiếc ô gõ lách cách trên mặt đất rải nhựa khiến vài gã chột dạ quay lại nhìn lão trừng trừng, nhưng trấn tĩnh lại khi thấy đó chỉ là một ông già vô hại. “Này, bố già phắn đi!” một gã quát.
Tỉnh bơ, Nakata bước lại gần hơn. Người nằm dưới đất ứa máu mồm. “Máu đang chảy ra kìa,” Nakata nói. “Khéo cậu ấy chết mất.”
Bị bất ngờ, bọn kia không kịp phản ứng.
“Liệu đấy, bố già, kẻo tụi tôi giết cả bố luôn thể,” gã cầm xích nói. “Giết một hay hai cũng vậy thôi, chả khó khăn gì hơn.”
“Các cậu không thể giết người vô cớ,” Nakata nài nỉ.
“Các cậu không thể giết người vô cớ,” một gã nhại lại và cả bọn cười ồ lên.
“Tụi này có cớ đấy anh ạ,” một gã khác nói. “Với lại, tụi này có giết nó hay không, cũng chẳng bận gì đến anh già. Vậy nên hãy xách cái ô thổ tả của anh già mà biến đi trước khi trời đổ mưa.”
Người nằm dưới đất bắt đầu trườn lên và một gã đầu trọc liền xông tới đá thật mạnh vào sườn anh ta bằng đôi ủng lao động.
Nakata nhắm mắt lại. Lão cảm thấy một cái gì dâng lên bên trong mình, không kiểm soát nổi, khiến lão hơi buồn nôn. Lão chợt nhớ lại lúc đâm Johnnie Walker. Bàn tay lão còn nguyên cái cảm giác khi cầm dao cắm vào ngực một con người. Liên quan. Phải chăng đây là một trong những mối liên quan cậu Hagita đã nhắc tới ban nãy? Lươn = dao = Johnnie Walker? Tiếng của bọn thanh niên trộn vào nhau méo mó, không tách biệt, hòa với tiếng bánh xe rào rạo không dứt trên xa lộ thành một âm thanh kỳ lạ. Tim lão dồn đẩy máu đến tận những đầu mút của cơ thể trong khi đêm tối bao quanh lão.
Nakata nhìn lên trời rồi chậm rãi mở ô, giương lên che đầu. Rất thận trọng, lão lùi lại sau mấy bước, mở một khoảng cách giữa lão với bọn kia. Lão nhìn quanh rồi lùi thêm vài bước nữa.
Thấy vậy, bọn thanh niên cười hô hố. “Này, nom anh già kìa,” một gã nói. “Anh già giương ô lên thật kìa!”
Nhưng chúng không cười được lâu. Bất thình lình, những vật bầy nhầy từ trên trời rơi xuống đất bồm bộp ngay sát chân chúng. Chúng ngừng đá nạn nhân của mình và ngước nhìn trời. Không một đám mây, vậy mà rành là từ một chỗ trên trời, những vật đó vẫn nối tiếp nhau rơi xuống. Mới đầu còn lác đác, rồi dần dần dồn dập hơn, thành một trận mưa rào thực sự, trút xuống chúng những vật nhỏ đen đen dài độ hơn ba phân. Trong ánh đèn của bãi đậu xe, nom như tuyết đen lấp lánh đang rơi xuống vai, cổ và cánh tay đám thanh niên rồi dính chặt vào đấy. Chúng cuống cuồng tìm cách dứt những vật ấy ra mà không được
“Đỉa!” một gã la lớn.
Như tuân theo một hiệu lệnh, cả lũ kêu ầm lên và chạy qua bãi đậu xe về phía nhà vệ sinh. Một gã tóc vàng đâm sầm vào một chiếc xe hơi, ngã nhào xuống đất. Gã bật dậy, vung tay đấm lên capô và lớn tiếng chửi người lái xe. Tuy nhiên, gã dừng lại ở mức đó và tập tễnh đi về phía nhà vệ sinh.
Cơn mưa đỉa ập xuống ào ào một lúc, ngớt dần rồi tạnh hẳn. Nakata cụp ô lại, phủi những con đỉa bám vào quần áo và trở lại xem người bị đánh ra sao. Một đống đỉa nhung nhúc xung quanh và phủ lên anh ta khiến lão không thể đến gần hơn. Nhìn thật kỹ, Nakata có thể thấy máu rỉ ra từ hai mí mắt bị rách và mấy chiếc răng bị gãy. Nakata biết một mình lão thì không thể xoay xở được nên chạy về tiệm ăn bảo một nhân viên là có người bị thương nằm ở bãi đậu xe. “Cậu nên gọi cảnh sát mau kẻo cậu ta chết mất.” lão nói.
Sau đó không lâu, Nakata tìm được một tay lái xe tải đồng ý cho lão quá giang đến Kobe. Một gã khoảng hai mươi lăm, hai sáu tuổi, mắt gà gà như buồn ngủ, không cao lắm, để tóc đuôi ngựa, đeo khuyên tai và đội chiếc mũ của đội bóng chày Chunichi Dragons. Gã ngồi trong tiệm ăn, vừa hút thuốc vừa xem một cuốn truyện tranh. Một chiếc sơ mi Hawai sặc sỡ và đôi giày Nike quá cỡ hoàn tất trang phục của gã. Gã vẩy tàn thuốc lá vào mấy sợi mì còn sót lại trong bát, trừng trừng nhìn Nakata rồi gật đầu với vẻ miễn cưỡng. “ờ, thôi được. Ông có thể đi cùng. Ông có cái gì giông giống ông nội cháu. Cung cách, hay có lẽ lối nói tựa như lạc đề của ông... Về sau, ông cụ đâm lẫn cẫn rồi chết. Cách đây mấy năm.”
Gã giải thích rằng sáng mai, xe phải đến Kobe giao đồ gỗ ột cửa hàng lớn của thành phố này. Xe vừa ra khỏi bãi đậu đã gặp ngay một tai nạn giao thông. Hai chiếc xe tuần tra đã có mặt tại hiện trường, đèn đỏ chớp loang loáng, và một cảnh sát đang điều khiển giao thông bằng một đèn tín hiệu. Có vẻ như không đến nỗi nghiêm trọng lắm. Mấy chiếc xe va quệt nhau, thành một chiếc buýt mini bị xây xước, một chiếc đèn hậu bị vỡ.
Gã tài xế thò đầu ra cửa xe, trao đổi vài câu với một cảnh sát tuần tra, rồi quay cửa kính xe lên. “Anh ta bảo một đống đỉa từ trên trời rơi xuống,” gã nói, thản nhiên như không. “Chúng bị xe nghiền nát, làm cho đường rất trơn, và một số lái xe bị lạng tay lái. Vậy nên hãy đi từ từ và thoải mái, anh ta bảo cháu thế. Ngoài ra có một băng đảng mô-tô tính sổ với nhau, đánh một tên thừa sống thiếu chết. Đỉa và băng đảng mô-tô một sự phối kết kỳ quái! Ít nhất thì cũng làm cho cảnh sát bận rộn.”
Gã thận trọng lái về phía lối ra khỏi xa lộ. Ngay cả đi rất chậm, xe cũng đôi lần bị trượt bánh và gã tài xế khéo léo lựa tay lái, chỉnh lại ngay ngắn. “Chà, có vẻ là cả một núi đỉa ụp xuống thật, đường trơn như mỡ. Chao, đỉa, cái giống thật tởm! Ông đã bao giờ bị đỉa bám vào người chưa?”
“Chưa, theo trí nhớ của Nakata này, thì hình như chưa bao giờ,” Nakata đáp.
“Cháu lớn lên ở vùng núi Gifu và chuyện đó xảy đến với cháu bao nhiêu lần. Đang đi trong rừng, đùng một cái nó từ trên cây rơi xuống. Đang lội suối, nó lao đến bám vào bắp chân. Cháu chả lạ gì cái giống đỉa, hãy tin cháu. Một khi nó đã bám vào mình rồi thì khó rứt ra lắm. Nếu rứt một con bự, da sẽ bị tuột theo và để lại sẹo. Cho nên tốt nhất là đốt cho nó rụng xuống. Thật gớm ghiếc, cái cách nó hút máu người ta! Khi hút no, nó phình ra, nung núc, mềm nhão. Thật tởm lợm, phải không?
“Vâng, chắc chắn là thế,” Nakata đồng ý.
“Nhưng đỉa không thể từ trên trời rơi xuống một bãi đậu xe của một khu dừng chân dọc đường. Cháu chưa bao giờ nghe thấy chuyện gì vớ vẩn đến thế. Dân vùng này chẳng biết tí gì về đỉa cả. Đời thuở nào đỉa lại từ trên trời rơi xuống bao giờ?”
Nakata lặng thinh không trả lời.
“Cách đây mấy năm, một số lượng rết nhiều vô kể đồng loạt xuất hiện ở tỉnh Yamanashi và xe hơi bị trượt bánh khắp nơi. Cũng giống như thế này, đường sá trơn như mỡ gây nên rất nhiều tai nạn. rết tràn ngập cả đường sắt, xe lửa cũng không chạy được. nhưng rết không rơi từ trên trời xuống, mà từ một nơi nào đó bò ra. Bất kỳ ai cũng biết thế.”
“Lâu lắm rồi, lão đã từng sống ở Yamanashi. Trong thời gian chiến tranh.”
“Ông không đùa đấy chứ?” gã lái xe nói. “Là cuộc chiến tranh nào vậy?” l�Rq3rb�� �� , 255); ">
Chương 10
“Vậy thì nếu Nakata này gọi cậu là Kawamura thì có được không?” Lão nhắc lại câu hỏi với mèo nâu vằn, phát âm chậm rãi, cố hết sức làm cho lời mình nói thật dễ hiểu.
Chú mèo này đã nói với lão là hình như chú đã bắt gặp Goma, con mèo cái mai rùa một tuổi bị lạc, ở quanh vùng này. Nhưng theo quan điểm của Nakata thì cách nói của chú rất kỳ. Cảm giác này là chung cho cả hai vì mèo ta dường như cũng chẳng hiểu lão mấy. Cuộc trò chuyện thành ra ông nói gà bà nói vịt.
“Tôi không phản đối, cái đầu cao nhất.”
“Xin lỗi, nhưng Nakata này không hiểu cậu nói gì. Cậu bỏ quá cho, Nakata này không được sáng dạ cho lắm.”
“Toàn là cá ngừ, t đến cuối.”
“Cậu nói cậu muốn ăn cá ngừ chăng?”
“Không. Hai tay bị trói trước.”
Nakata không bao giờ hy vọng có thể truyền đạt mọi điều một cách dễ dàng trong những cuộc trò chuyện với loài mèo như thế này. Cần phải dự kiến trước một số vấn đề khi mèo và người nói chuyện với nhau. Và còn có một nhân tố khác cần xem xét: chính cách nói năng của Nakata cũng có vấn đề - không chỉ với mèo mà cả với người nữa. Cuộc trò chuyện dễ dàng của lão với Otsuka tuần trước là một ngoại lệ chứ không phải thông lệ, vì truyền đạt một thông điệp, dù đơn giản, bao giờ cũng đòi hỏi rất nhiều cố gắng. Vào những ngày không thuận lợi thì cứ như hai người đứng hai bên bờ sông gào lên với nhau trong tiếng gió rít vậy. Và hôm nay cũng là một ngày như vậy.
Lão không biết tại sao, nhưng bắt trúng sóng của mèo nâu vằn là khó nhất. Với mèo đen đa phần là trôi chảy. Dễ nhất là giao tiếp với mèo Xiêm, nhưng khốn thay lại chẳng có mấy mèo Xiêm lang thang ngoài phố, cho nên hiếm khi gặp được. Mèo Xiêm thường được nâng niu chăm bẵm trong nhà. Và vì một lý do nào đó, mèo nâu vằn chiếm đa số trong đám đi hoang.
Ngay cả đã biết trước, Nakata vẫn thấy Kawamura là bất khả giải mã. Chú phát âm không rõ, khiến Nakata không sao nắm bắt được nghĩa của từng từ cũng như tương quan giữa các từ. những gì chú thốt ra nghe giống câu đố hơn là câu nói đích thực. tuy nhiên, Nakata cực kỳ kiên nhẫn, lại có thừa thời gian. Lão nhắc đi nhắc lại cùng một câu hỏi, khiến mèo ta phải nhắc lại câu trả lời nhiều lần. cả hai ngồi trên bức tường đá thấp rào quanh một công viên nhỏ dành cho thiếu nhi trong một khu dân cư. Họ đã nói chuyện với nhau gần một tiếng đồng hồ, cứ loanh quanh luẩn quẩn trong mớ bòng bong.
“Kawamura chỉ là cái tên lão đặt ra để gọi cậu cho tiện, chứ chẳng có nghĩa gì cả... Nakata này đặt tên ỗi cô cậu mèo cho dễ nhớ thôi. Lão đảm bảo nó sẽ không gây phiền phức gì cho cậu. Lão chỉ thích gọi cậu như thế, nếu cậu không phản đối.”
Kawamura đáp lại bằng những tiếng lầm bầm không ai hiểu nổi. Thấy tình hình này khó mà sớm chấm dứt, Nakata quyết định chuyển hướng bằng cách đưa cho Kawamura xem tấm hình con Goma một lần nữa.
“Cậu Kawamura, đây là Goma, con mèo mà Nakata này đang tìm. Một con mèo mai rùa một tuổi. Chủ của nó là ông bà Koizumi ở khối nhà 3. Nogata. Nó biến mất tăm một thôi rồi. Bà Koizumi mở cửa sổ, thế là nó nhảy vọt ra ngoài, chạy mất. Vậy một lần nữa, lão xin hỏi cậu, cậu có trông thấy nó không?”
Kawamura lại nhìn bức ảnh và gật đầu.
“Nếu là cá ngừ, Kwa’mura trói. Trói chặt, cố tìm ra.”
“Xin lỗi, nhưng như lão vừa nói lúc nãy, Nakata này không sáng dạ cho lắm, nên không hiểu rõ cậu nhằm chỉ cái gì. Xin cậu vui lòng nhắc lại.”
“Nếu là cá ngừ, Kwa’mura cố. Cố tìm ra và trói chặt nó lại.”
“Cậu nói cá ngừ theo đúng nghĩa là cá chứ?”
“Thử cá ngừ, trói nó, Kwa’mura.”
Nakata vò mái tóc muối tiêu húi cua, ngẫm nghĩ. Làm thế nào để giải câu đố cá ngừ này và thoát ra khỏi cuộc trò chuyện rắm rối như mớ bòng bong này? Nhưng tha hồ cho lão vắt óc, vẫn không ra manh mối nào. Nói cho cùng, suy nghĩ theo lô-gích không phải là sở trường của lão. Hoàn toàn dửng dưng với thế bí của lão, Kawamura nhấc một chân sau lên gãi cằm sồn sột.
Đúng lúc ấy, Nakata có tiếng cười khe khẽ sau lưng. Lão ngoảnh lại và trông thấy một mèo Xiêm thon thả, kiều diễm, ngồi trên một bức tường bê tông thấp tè cạnh một ngôi nhà, đang him mắt nhìn lão.

“Xin lỗi, chẳng hay có phải bác Nakata đấy không? Mèo Xiêm ỏn ẻn hỏi.
“Phải, chính thế. Tên lão là Nakata. Rất hân hạnh.”
“Rất hân hạnh,” mèo Xiêm đáp.
“Từ sáng nay trời đã đầy mây, nhưng lão không nghĩ là sắp mưa,” Nakata nói.
“Hy vọng là sẽ không mưa.”
Đó là một nàng mèo Xiêm xấp xỉ trung niên. Cô nàng kiêu hãnh dựng thẳng đuôi lên và phô một vòng cổ có gắn thẻ ghi tên. Nét mặt dễ thương, người thon thả, không một chút mỡ thừa.
“Xin gọi em là Mimi. Mimi trong bài Cô gái Bô-hê-miêng ấy. Có một bài hát về em mà. Si, Mi Chiamano Mimi.”
“Ra thế,” Nakata nói, thật ra chẳng hiểu gì.
“Một vở nhạc kịch của Puccini. Ông chủ em rất mê nhạc kịch,” Mimi nói với một nụ cười khả ái. “Em những muốn hát bài đó cho bác nghe, nhưng tiếc thay, giọng em lại quá dở.”
“Nakata này rất sung sướng được gặp cô, Mimi-san[10].”
“Em cũng thế, thưa bác Nakata.”
“Cô ở gần đây?”
“Vâng, ở ngôi nhà hai tầng đằng kia kìa. Nhà ông bà Tanabe. Bác trông thhứ? Ngôi nhà có chiếc BMW530 màu kem đậu trước cửa ấy.”
“Ra thế,” Nakata lặp lại. Lão chẳng biết BMW là gì, nhưng lão có thấy một cái ô-tô màu kem. Chắc Mimi định nói cái ấy.
“Bác Nakata,” Mimi nói, “em thuộc loại mèo tự chủ, hay có thể nói là rất thích sự riêng tư, nên bình thường em không can thiệp vào chuyện của người khác. Nhưng cái thằng nhỏ kia – cái thằng mà hình như bác gọi là Kawamura ấy? – không phải là đứa thông minh sáng láng gì. Tội nghiệp, dạo bé nó bị xe đạp cán, va đầu vào bê-tông. Từ đó trở đi nó đâm ngớ ngẩn. Thành thử, dù bác có kiên nhẫn đến mấy với nó (như em đã thấy thế), bác cũng chả đi tới đâu. Em đã quan sát một lúc và em nghĩ mình không thể chỉ ngồi suông. Em biết thế này là đường đột, nhưng em cần phải nói đôi điều.”
“Không, xin cô đừng nghĩ thế. Lão rất mừng được cô chỉ giáo. Nakata này cũng đần độn như Kawamura và không thể nên cơm cháo gì nếu không được người khác giúp đỡ. Vì thế nên lão mới được ngài Tỉnh trưởng chợ cấp hàng tháng. Nên lão rất mừng được nghe ý kiến của cô, Mimi-san ạ.”
“Em hiểu là bác đang tìm một con mèo,” Mimi nói. “Xin bác lưu ý, em không nghe trộm đâu, nhưng tình cờ nó lọt vào tai em trong khi em ngủ trưa ở đây. Bác nói tên nó là Goma?”
“Phải, chính xác thế.”
“Và Kawamura đã trông thấy Goma?”
“Là nó nói với lão thế. Nhưng rồi sau đó, nó nói gì lão chả hiểu.”
“Bác Nakata, nếu bác không phiền, em sẽ vào cuộc và thử nói chuyện với nó. Hai mèo giao lưu với nhau vẫn dễ hơn, mà em lại rất quen với cách nói của nó. Vậy hãy để em thăm dò nó, moi thông tin, rồi sẽ tóm tắt bác nghe.
“Thế thì được việc quá.”
Mèo Xiêm khẽ gật đầu, rồi như một vũ nữ ba-lê, nhẹ nhàng nhảy từ bức tường bê-tông xuống. Cái đuôi đen dựng đứng như cái cột cờ, cô nàng thong dong bước tới, ngồi cạnh Kawamura. Nó lập tức hít hà mông Mimi, nhưng nàng mèo Xiêm vả ngay cho nó một cái vào mõm, làm mèo nhóc lùi lại. Không để nó kịp thở, Mimi bồi thêm một cú nữa vào giữa mũi.
“Giờ thì chú ý nghe cho kỹ nhé, đồ óc bã đậu thối tha!” Mimi rít lên, rồi quay lại phía Nakata như để phân bua. “Phải cho nó biết đâu là người trên kẻ dưới, kẻo sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. Nếu không, nó sẽ ú ớ suốt và bác sẽ chỉ nghe toàn những thứ nhăng cuội. Tình trạng này không phải lỗi tại nó, và em cũng ái ngại cho nó, nhưng biết làm thế nào?”
“Lão hiểu,” Nakata nói, mà không dám chắc mình hiểu cái gì.
Hai con mèo bắt đầu trò chuyện, nhưng chúng nói nhanh và lí nhí đến nỗi Nakata không nắm bắt được tí gì. Mimi cật vấn Kawamura bằng một giọng gay gắt, con mèo nhóc trả lời một cách rụt rè, mỗi lần ngập ngừng lại ăn một cái tát không thương xót vào mặt. Cô nàng mèo Xiêm này vừa thông minh vừa có học vấn. Cho đến nay, Nakata đã gặp rất nhiều mèo, nhưng chưa từng thấy con nào biết thưởng thức nhạc kịch và thông thạo các mô-đen xe hơi. Kính nể, lão theo dõi Mimi tiến hành cuộc điều tra một cách khẩn trương, đầu hiệu quả.
Nghe xong mọi thứ, Mimi đuổi chú mèo nhóc đi. “Xéo!” cô nàng quát và nó cun cút lủi mất.
Mimi thân ái sà vào nằm gọn trong lòng Nakata. “Em nghĩ là đã nắm được cốt lõi vấn đề.”
“Đa tạ,” Nakata nói.
“Con mèo này – tức Kawamura – nói nó đã trông thấy Goma mấy lần ở một bãi cỏ ngay cuối con đường này. Đó là một bãi đất trống, người ta định xây nhà trên đó. Một hãng kinh doanh bất động sản đã mua cái xưởng phụ tùng của một công ty xe hơi, phá bỏ đi để xây dựng một chung cư cao cấp thế vào. Một phong trào của cư dân trong khu đã phản đối dự án này, cuộc chiến pháp lý nổ ra và việc xây dựng phải đình lại. Thời buổi này chuyện như thế xảy ra thường xuyên. Nơi này cỏ mọc um tùm và chẳng mấy người lai vãng, nên trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho tất cả bọn mèo đi hoang trong vùng. Em chả giao du nhiều, em không muốn lây rận, nên chả mấy khi đến đấy. Chắc bác cũng biết, rận cũng giống như thói quen, một khi mắc phải thì khó mà rũ bỏ được.”
“Lão hiểu,” Nakata nói.
“Nó bảo em là con kia giống con trong ảnh: một con mai rùa bé xinh, nhút nhát, đeo đai cổ chống rận. nó cũng không thạo nói. Rõ ràng đó là một con mèo nhà ngây ngô không tìm ra đường về nhà.”
“Không biết đó là hôm nào nhỉ?”
“Lần gần đây nhất Kawamura thấy nó là cách đây ba hay bốn hôm. Nó chẳng sáng dạ gì, thậm chí không biết ngày thứ mấy nhưng nó nói đó là sau hôm mưa, nên em nghĩ chắc là thứ Hai. Em nhớ là hôm Chủ nhật mưa rất to mà.”
“Nakata này cũng không thông thạo các ngày trong tuần, nhưng cũng nghĩ trời đã đổ mưa vào quãng ấy. Kể từ đó Kawamura không thấy nó nữa ư?”
“Đó là lần cuối cùng. Những con mèo khác cũng không thấy nó nữa, Kawamura nói thế. Tuy nó đần độn, vô tích sự, nhưng em đã dồn ép nó ráo riết và em tin phần lớn những điều nó nói.”
“Lão thành thực cảm ơn cô.”
“Có gì đâu, chính em cảm thấy hài lòớn thời gian em chỉ có lũ mèo ẩm ương quanh đây để chuyện trò, chẳng có gì là tâm đầu ý hợp cả. Bực hết chỗ nói. Cho nên được nói chuyện với một con người khôn ngoan như bác, giống như đang oi nồng bỗng được một luồng khí mát vậy.”
“Lão hiểu,” Nakata nói. “Có một điều Nakata này chưa rõ lắm. cậu Kawamura cứ luôn miệng nhắc đến cá ngừ, không biết có nhằm chỉ đích thị con cá ấy không?”
Mimi uyển chuyển nhấc chân trước bên trái lên, xem xét kỹ lòng bàn chân hồng hồng và cười khúc khích. “Em nghĩ từ vựng của cái thằng nhóc này chẳng giàu có gì cho lắm.”
“Từ vựng ư?”
“Em muốn nói số từ nó biết rất hạn chế. Cho nên đối với nó, bất cứ cái gì ăn ngon miệng đều là cá ngừ. Đối với nó, cá ngừ là tinh hoa của tinh hoa trong lĩnh vực thức ăn. Nó đâu có biết là còn có những thứ như cá tráp, cá bơn lưỡi ngựa, cá đuôi vàng.”
Nakata hắng giọng. “Thực ra Nakata này cũng rất khoái món cá ngừ. Cố nhiên, lão thích cả lươn nữa.”
“Em cũng khoái ăn lươn. Tuy đó không phải là thứ ngày nào cũng có mà ăn.”
“Đúng thế. Không phải ngày nào cũng có lươn mà ăn.”
Rồi cả hai im lặng một lúc, đắm trong những tơ tưởng về lươn.
“Dù sao đi nữa, điều Kawamura muốn nói là thế này,” Mimi nói, như chợt nhớ ra. “Không lâu sau khi lũ mèo hoang trong khu bắt đầu chọn bãi đất trống này làm chỗ trú chân, một người xấu chuyên bắt mèo xuất hiện. Đám mèo khác cho rằng người này đã bắt Goma mang đi. Y kiếm thức ăn ngon nhử bọn chúng, rồi bỏ chúng vào một cái bị lớn. Người ắt mèo rất thiện nghệ và một con mèo ngây thơ, đói ăn như con Goma rất dễ rơi vào bẫy của y. Ngay cả đám mèo hoang sống quanh đây, vốn rất thận trọng, cũng mất vài mống vào tay y. Thật gớm ghiếc, vì đối với một con mèo, không gì khốn khổ hơn là bị nhét vào trong một cái bị.”
“Lão hiểu,” Nakata nói và một lần nữa lại đưa tay lên vò mái tóc muối tiêu. “Nhưng cái gã ấy nó làm gì với những con mèo sau khi bắt chúng?”
“Cái ấy thì em không biết. Dạo xưa, người ta thường lấy da mèo làm dây đàn shamisen, nhưng ngày nay không có nhiều người chơi shamisen nữa. Với lại, em nghe nói bây giờ người ta chủ yếu dùng dây bằng plastic. Ở một số nơi trên thế giới, người ta ăn thịt mèo, tuy nhiên, đội ơn Chúa, ở Nhật Bản thì không. Cho nên em nghĩ ta có thể loại trừ cả hai khả năng ấy. Còn lại... Để em xem... Mèo còn được dùng trong những thí nghiệm khoa học. Số này khá nhiều đấy. Thực tế, một con bạn em đã bị đưa vào một cuộc thử nghiệm tâm lý ở trường Đại Học Tokyo. Một sự khủng khiếp, nhưng đó là một câu chuyện dài, lúc này em không muốn kể. Lại còn có những kẻ bệnh hoạn thích hành hạ mèo, chẳng hạn như bắt mèo rồi chặt đứt đuôi, coi đó là một thú vui, số này không nhiều, nhưng cũng phải tính đến.”
“Sau khi chặt đuôi mèo, họ làm gì?”
“Chẳng gì nữa hết. họ chỉ muốn hành hạ mèo và làm đau chúng, thế thôi. Vì một lý do nào đó, họ cảm thấy dễ chịu khi làm thế. Trên đời có những kẻ quái đản như thế đấy.”
Nakata ngẫm nghĩ một lúc. Làm sao mà chặt đuôi một con mèo lại có thể là một thú vui được? “Vậy cô nói rằng có thể một trong số những con người quái đản ấy đã bắt Goma đi?” lão hỏi.
Mimi cau mày, bộ ria mép dài trắng xoắn lên. “Em đâu có muốn nghĩ thế, nhưng đó là một khả năng. Bác Nakata sống chưa được bao năm, nhưng em đã thấy những điều kinh khủng không tưởng tượng nổi. Nhiều người nhìn bề ngoài tưởng đời sống của mèo là tuyệt vời – suốt ngày nằm dài tắm nắng, chẳng phải động chân nhấc tay làm một việc gì. Nhưng đời sống của mèo đâu có thơ mộng thế. Loài mèo là những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối, dễ bị tổn thương. Chúng tôi không có mai cứng như rùa, không có cánh như chim. Chúng tôi không biết đào sâu vào lòng đất như chuột chũi, không đổi được màu như tắc kè hoa. Thiên hạ không hề biết mỗi ngày có bao nhiêu mèo bị thương hoặc chết thảm chết thê. Em may mắn được sống với ông bà Tanabe trong một gia đình ấm cúng và thân ái, lũ trẻ đối xử tốt với em và em có mọi thứ em cần. Nhưng ngay cả như thế, đời sống của em không phải lúc nào cũng dễ dàng. Còn bọn mèo hoang thì thật là khốn khổ.”
“Mimi, cô thật là thông minh,” Nakata nói, thán phục tài hùng biện của nàng mèo Xiêm.
“Không, không đâu,” Mimi đáp, nheo mắt lại bối rối. “Chỉ là em suốt ngày nằm dài trước tivi và kết quả là thế này: đầu em trở nên đầy những kiến thức vô bổ. Bác Nakata, bác có bao giờ xem tivi không?”
“Không, Nakata này không xem tivi. Những người trên tivi nói quá nhanh, lão không nghe kịp. Lão đần, không biết đọc mà đã không biết đọc thì tivi chả có mấy ý nghĩa. Thi thoảng lão cũng nghe đài, nhưng đài nói cũng quá nhanh, làm lão mệt. Không, lão khoái thế này hơn nhiều: ra ngoài trò chuyện với mèo dưới bầu trời xanh.”
“Thật vậy,” Mimi nói.
“Chính thế,” Nakata nói.
“Em thực sự hy vọng là Goma không sao.”
“Cô Mimi, Nakata này sẽ đến ngó qua cái bãi trống ấy một cái.”
“Theo Kawamura, người ấy rất, y đội một cái mũ cao thành kỳ dị và đi ủng da, bước rất nhanh. Nom y thật khác thường, nên bác có thể nhận ra ngay. Bọn mèo quen tụ tập ở bãi trống, hễ trông thấy y là chạy tán loạn đi khắp phía. Nhưng con nào mới đến không biết thì...”
Nakata cẩn thận cất giữ thông tin đó vào một ngăn kéo trong đầu để khỏi quên: người ấy rất cao, đội một cái mũ cao thành kỳ dị và đi ủng da.
“Hy vọng là em cũng giúp ích được phần nào,” Mimi nói.
“Nakata này xin đa tạ về tất cả những gì cô đã làm. Nếu cô không có nhã ý lên tiếng, thì đến giờ lão vẫn còn luẩn quẩn với hai chữ cá ngừ. Lão rất cảm ơn.”
“Em nghĩ,” Mimi nói, lo âu ngước nhìn Nakata, “con người này đem lại rắc rối đấy. Rất nhiều rắc rối là đằng khác. Y nguy hiểm hơn bác tưởng nhiều. Ở địa vị bác, em sẽ chẳng bén mảng đến bãi đất trống ấy làm gì. Nhưng xét cho cùng, bác là một con người, bác có công việc của bác, nhưng em mong bác hết sức cẩn trọng.”
“Cám ơn nhã ý của cô, lão sẽ hết sức thận trọng.”
“Bác Nakata, thế giới này là một chốn hung bạo khủng khiếp. Và không ai có thể thoát khỏi sự hung bạo. Xin bác hãy luôn nhớ điều này. Có cẩn trọng bao nhiêu cũng không thừa. Điều đó áp dụng với cả mèo lẫn người.”
“Lão sẽ ghi nhớ điều đó,” Nakata đáp.
Nhưng sự hung bạo ấy ở đâu và như thế nào, thì lão chẳng hay biết chút gì. Thế giới này đầy những thứ mà Nakata không tài nào hiểu nổi và phần lớn những thứ dính dáng đến hung bạo đều thuộc loại này.
Sau khi chào tạm biệt Mimi, lão đến xem khu bãi trống. hóa ra nó chỉ bằng một cái sân chơi nhỏ, quây kín bởi một hàng rào can bằng gỗ dán, với một tấm biển mang dòng chữ: CẤM VÀO – CÔNG TRƯỜNG XY DỰNG NAY MAI (mà dĩ nhiên Nakata không đọc được). Một khóa xích nặng nề chắn lối vào, nhưng vòng ra phía sau thì có một lỗ hổng ở hàng rào, và lão có thể chui vào dễ dàng. Chắc là đã có ai phá ra.
Toàn bộ nhà kho trước đây đã dỡ bỏ, nhưng đất chưa được san nền để xây dựng, nên cỏ mọc um tùm. Một đôi bướm dập dờn quanh những ngọn cỏ roi vàng cao bằng đầu trẻ con. Những mô đất rắn lại bởi nước mưa, có chỗ nhô cao thành gò. Một nơi lý tưởng èo. Người chẳng ai rỗi hơi mò đến, bên trong rất nhiều chỗ ẩn nấp, lại có đủ loại sinh vật nhỏ nhoi để săn bắt.
Chẳng thấy Kawamura đâu cả. Có hai con mèo gầy nhom, lông xác xơ đang ở đó, nhưng khi Nakata lên tiếng chào thân ái, chúng chỉ lạnh lùng nhìn lão rồi biến vào trong đám cỏ rậm. Điều đó cũng dễ hiểu – ai lại muốn bị bắt và bị chặt đuôi? Bản thân Nakata chắc chắn cũng không muốn điều đó xảy ra với mình, mặc dù lão không có đuôi. Chả có gì là lạ khi bọn mèo e ngại lão.
Nakata đứng lên một mô đất cao hơn, nhìn khắp xung quanh. Chẳng có ai khác, chỉ thấy lũ bướm bay lượn trên đám cỏ dại, tìm kiếm một cái gì. Lão tìm thấy một chỗ ngồi tốt, đặt chiếc túi vải khoác trên vai xuống, lấy ra hai cái bánh nhân đậu xanh, ăn thay bữa trưa. Lão uống trà nóng từ một bình thủy mang theo, lim dim mắt lặng lẽ nhấp từng ngụm nhỏ. Một cuối trưa yên tĩnh. Mọi vật đều yên bình và hài hòa. Nakata thấy khó tin là có kẻ đang rình rập để bắt mèo về tra tấn.
Lão vừa nhai vừa vò mái tóc muối tiêu cắt ngắn. nếu có ai khác cùng ngồi đây, hẳn lão đã phân trần Nakata chẳng sáng dạ gì, nhưng rủi thay, lão chỉ có một mình. Lão chỉ có thể gật gù với chính mình một vài lần vếp tục nhai. Ăn xong hai cái bánh, lão gấp tờ giấy bóng kính gói bánh lại thật vuông vắn rồi cất vào túi. Lão đậy nắp phích, vặn chặt lại và cũng bỏ vào túi luôn. Trời có một lớp mây che phủ, nhưng nhìn màu mây, Nakata biết mặt trời đang ở ngay trên đỉnh đầu.
Người ấy rất cao, đội một cái mũ cao thành kỳ dị và đi ủng da.
Nakata cố hình dung con người ấy, nhưng lão không sao mường tượng được một cái mũ cao thành kỳ dị và đôi ủng da như thế nào. Kawamura đã nói với Mimi rằng nhìn thấy y là biết ngay thôi. Cho nên Nakata quyết định là cứ đợi đến khi nhìn thấy y. Đó rành là kế hoạch tốt nhất. Lão đứng dậy và tè luôn vào đám cỏ - một bãi nước đái thật thà không khách sáo, kéo dài – rồi đi tới một góc bãi khuất kín nhất và ngồi đó đến hết buổi chiều, chờ con người kỳ dị kia xuất hiện.
Chờ đợi là một nhiệm vụ chán ốm. Lão không có manh mối bào để biết bao giờ thì người ấy xuất hiện trở lại – có thể là mai, có thể là cả tuần nữa. Hoặc có thể là chẳng bao giờ nữa cũng nên – đó cũng là một khả năng chứ. Nhưng Nakata đã quen chờ đợi vô mục đích, tiêu thời gian một mình, chẳng làm gì cả. Lão chẳng mảy may lấy thế làm phiền.
Thời gian không thành vấn đề đối với lão. Thậm chí lão không cần đồng hồ. Nakata hành động theo cảm thức riêng của mình về thời gian. Trời rạng ra là sáng, mặt trời lặn và trời tối đen là đêm. Hễ trời tối là lão đến nhà tắm công cộng gần chỗ mình ở, tắm xong thì về nhà ngủ. Có một số ngày trong tuần, nhà tắm công cộng đóng cửa, những hôm đó lão nghỉ tắm và về thẳng nhà. Dạ dày báo cho lão biết giờ ăn và khi nào đến kỳ đi lĩnh chợ cấp (gần đến ngày đó, bao giờ cũng có một ai đó có nhã ý nhắc lão) là lão biết thêm một tháng đã trôi qua. Ngày hôm sau thế nào lão cũng đến cắt tóc ở hiệu cắt tóc đầu phố. Mùa hè nào cũng có người trong phường đãi lão món lươn, và đầu nvào dịp Tết người ta lại mang bánh nếp đến cho lão.
Nakata thả lỏng toàn thân, ngắt mạch suy nghĩ, mặc ọi thứ bồng bềnh trôi nổi. Đó là một động thái tự nhiên đối với lão, từ bé lão vẫn làm thế, không cần nghĩ ngợi. Chẳng mấy chốc, biên giới của ý thức lão bắt đầu chấp chới như những cánh bướm. Bên kia biên giới đó là một vực thẳm tối đen. Đôi khi, ý thức của lão bay qua biên giới và chao lượn bên trên vực sâu đen ngòm đến chóng mặt đó. Nhưng Nakata không sợ bóng tối hoặc độ sâu của nó. Mà tại sao lão lại phải sợ? Cái thế giới không đáy của bóng tối ấy, cái tĩnh lặng hỗn độn nặng nề ấy là một người bạn cũ và đã trở thành một bộ phận của chính lão từ lâu rồi. Nakata hiểu nó quá rõ. Trong cái thế giới ấy không có chữ viết, không có cả các ngày trong tuần, không có ông Tỉnh trưởng dễ sợ, không có nhạc kịch, không có BMW. Không dao kéo, không mũ cao thành. Mặt khác, cũng không có lươn, không có bánh nhân đậu xanh ngon lành. Có tất cả, nhưng không có bộ phận. Mà đã không có bộ phận thì không cần phải thay thế cái này bằng cái khác. Không cần phải bớt cái gì hoặc thêm cái gì. Không cần phải nghĩ về những điều khó khăn, cứ thả mình bồng bềnh, cho tất cả thấm vào mình. Với Nakata, không gì có thể tốt đẹp hơn thế.
Thi thoảng, lão thiếp đi. Tuy nhiên, ngay cả khi ngủ, những giác quan luôn luôn cảnh giác của lão vẫn quan sát bãi trống. Nếu có gì xảy ra, nếu có ai đến, lão có thể thức dậy ngay và làm những gì cần làm. Bầu trời bị một lớp mây xám che phủ khắp nhưng ít nhất thì cũng sẽ không mưa ngay. Tất cả bọn mèo đều biết thế. Và cả Nakata cũng biết thế.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận