Hồng Trần Nhất Mộng

(Nửa Phật đến nửa tiên)

Ba ngàn năm trước, thiên giới sương mù lơ thơ, nhị hoàng tử mà Thượng đếân sủng có thêm còn là một anh hài mới thành hình thể, khuôn mặt trắng nõn như phấn điêu ngọc mài, khảm thêm sóng mắt như thu thủy. Cặp mắt đó từ ngày sinh ra chưa từng chảy nước mắt, cả ngày mỉm cười, bộ dáng khảái đáng yêu, chúng tiên gia đều vô cùng yêu thương, Thượng đế Vương mẫu càng nâng niu trong lòng bàn tay.

Đó là hậu duệ quý tộc chân chính của Thiên hoàng, không sợ sinh tử, không e thiên địa.

Đến năm hai trăm tuổi thìđã là một hài đồng choai choai, mào rồng trên đầu tỏ rõđịa vị hoàng tộc không gì sánh nổi.

Đi cùng với tuổi tác, còn có cá tính gian xảo bất hảo.

Cả ngày ngự phong vũ, giá tường vân, phồn tinh lấp lánh hai bên ngân hà bắn lên tung tóe.

Ánh mắt chưa bao giờđổ lệ, luôn đùa giỡn quay vòng vòng bọn tiểu tư thị nữ bên cạnh giữa nụ cười ngây thơ rực rỡ. Về sau, chơi đùa trong cung mình chán chê rồi, y lại đến nơi khác tìm vui.

Tới khi được ba trăm tuổi thìđã trêu chọc hết cả chúng tiên trên thiên giới, chúng tiên tức giận, Thượng đế Vương mẫu cũng hết sức đau đầu, nhưng mỗi khi muốn trách phạt, y lại luôn đổi thành bộ dáng nhu thuận mà nũng nịu nhận sai, khiến cho người ta không biết phải làm sao.

Cuối cùng không còn cách nào khác, mỗi người vừa trông thấy là tránh đi thật xa, chỉ sợ mình sẽ thành đối tượng chọc ghẹo kế tiếp.

Thời gian trên thiên giới kéo dài giống như không có biên giới, trăm năm bất quá cũng chỉ là một cái chớp mắt.

Khi nhị hoàng tửđược năm trăm tuổi thìđã là một thiếu niên choai choai, có vóc người cao ngất cùng cái xác tuyệt vời nhất tam giới.

Thế giới cực lạc phương Tây có BồĐề pháp hội ngàn năm mở một lần để quảng khai Phật môn, mời chúng tiên gia tôn giả tề tựu luận pháp tụng Phật, Thượng đế dắt nhị hoàng tử cùng đến.


Phương Tây có bồđề, dưới gốc bồđề nằm ngàn năm.

Nhị hoàng tử nhàm chán dựa cây bồđề, phương Tây không thể so được với thiên cung tráng lệ, bốn phía đều là khoảng không mờ mịt, là cảnh giới hư vô tối cao.

Hắt xì một cái, nhị hoàng tử luôn tùy tính mà làm chợt lắc mình biến thành một gốc giáng thảo nho nhỏ, nhắm mắt uốn mình dưới cây bồđề.

Năm xưa chơi đùa, y cũng thường xuyên biến thành một gốc hoa cảnh trốn giữa Bách Hoa viên hòng tránh né tiểu tư thị nữ bên cạnh.

Có tiếng bước chân nhẹ nhàng tới gần, sau đó dừng lại bên cạnh, nửa khắc, cóđầu ngón tay tái nhợt hơi chìa ra chạm đến lá cây.

Chiếc lá giống như có cảm ứng, hơi co lại, bàn tay tái nhợt ngừng lại một chút, sau đó vươn ra lần nữa, chậm rãi nâng nụ hoa đang rủ xuống của nó lên.

Đôi mắt như mực như biển thẳm, lẳng lặng mang theo ý cười nhàn nhạt, chu sa chí trên trán giống như một giọt nước mắt đọng lại, tôn giả trẻ tuổi có nước da trắng như tuyết, cánh môi thủy sắc khẽ nhếch, hàm chứa chút ý cười, y nâng nụ hoa thẳng lên rồi quay người chậm rãi rời đi.

Y sam huyền sắc dần không thấy nữa, nụ hoa ở lại tại chỗ mới lắc mình biến hóa, thành một thiếu niên choai choai, đầu ngón tay khẽ chạm vào khóe miệng, giống như còn giữ lại cảm xúc mát lạnh kia.

Y là chấp đăng tôn giả ngồi dưới Phật chủ, mỗi ngày đều đi qua dưới gốc bồđề này, ngày hôm đó, bất quá là thương tiếc một đóa hoa cỏ vô danh, mới dừng lại nửa khắc.

Trong mắt Phật giả vốn là vạn vật giai không, tiên cảnh mờảo này vừa quay người đã thành niệm tưởng.

BồĐề pháp hội mở suốt trăm năm, tôn giả trẻ tuổi vẫn đứng dưới đài sen, cầm đèn lẳng lặng nghe.

Y vẫn sẽđi qua dưới cây bồđề, quần áo huyền sắc cuộn bay lên, tôn giả vĩnh viễn ôn hòa sẽ dừng lại, đứng dưới tàng cây ngẩng đầu nhìn thiếu niên đang nhắm mắt dưỡng thần trên cây hơi hành lễ, “Thiên Giám điện hạ!”


Thiếu niên không đáp, tôn giả lại gật đầu một cái, mới quay người dần đi xa.

Thiếu niên trên cây lúc này sẽ chậm rãi mở mắt ra, dung nhan khuynh thành bất địch không còn thấy nét bướng bỉnh thiếu thời nữa. Y thẳng dậy, cánh tay gập lên đầu gối, đầu ngón tay khe khẽ chạm vào khóe môi lần nữa, ánh mắt từ từ mềm mại thành nước trong biển xanh.

Y nỉ non tên người kia trong miệng: Ly Trần, Ly Trần…

Nhân gian tuế nguyệt thôi nhân lão, thiên giới thất tình thương phàm tâm.

Sau đó năm tháng lẳng lặng chảy xuôi, thiếu niên trên cây một ngày nọđã gọi thân ảnh đang rời đi lại, “Ly Trần!”, y chưa bao giờ mở miệng gọi người kia, một tiếng này lại phảng phất như gọi trăm ngàn lần.

Ly Trần chậm rãi quay người, hơi gật đầu chờđợi, “Điện hạ!”

Thiên Giám nở nụ cười, dung mạo yêu diễm, y hỏi khe khẽ, “Tôn giả, phương Đông có triêu mộ vãn hà, hạ xuống Kính hồ, ta muốn đi xem, chẳng biết tôn giả có bằng lòng đi cùng?”

Tôn giả trẻ tuổi còn đang kinh ngạc, Thiên Giám trên cây đã nhảy xuống cầm tay y, “Phật cũng có tâm, tôn giả không nên cự tuyệt ta.”

Sau đó họ cùng đi phương Đông.

Phương Đông có mặt trời mới mọc, khi họđi thì đang là lúc ngày mới thay thế, mặt trời mọc ra từ trong tầng mây, đẹp mắt dị thường. Ly Trần chưa bao giờ nhìn từ khoảng cách gần như thế, nhất thời lại không thốt ra lời.

Khi tầng mây tiêu tan, Thiên Giám lại bịt mắt y, Ly Trần đang nghi hoặc, bên tai đã vang lên thanh âm trầm trầm, “Ánh mặt trời dựng dục vạn vật, không thể nhìn thẳng.”


Y liền bất động, quanh thân lại có thể cảm giác được ấm áp dào dạt khẽ vỗ về, qua nửa khắc, đôi tay kia vẫn không thấy buông ra, y nghi hoặc kêu, “Điện hạ!”

Bên tai có nhiệt khíướt át, sau đó là tiếng thì thào nho nhỏ, “Ly Trần, Phật chủ cứu thế, nhưng không biết, có thể giải ưu của ta, biết lòng ta?”

Ly Trần còn chưa nói gì, thanh âm bên tai lại vang lên, “Năm đó hoa quỳnh thoáng nở, chỉ vì mong Vi Đà ngoái nhìn một lần*… Ly Trần, ngày đó khi người ngoái nhìn gốc giáng thảo kia, có nghĩ tới nó cũng sẽđộng tình hay chăng?”

Lời nói xong, Ly Trần không nói gì, cũng chẳng động đậy, Thiên Giám bỏ tay xuống, Ly Trần quay người, lui ra phía sau một bước rồi hướng y chắp tay hành lễ, “Điện hạ tuổi nhỏ nên không hiểu được nhân quả tuần hoàn này, chờ ngày sau, tự nhiên có thể minh bạch, không cần đểý.”

“Không cần đểý?” Thiên Giám cười khe khẽ, sau đó lại hỏi, “Tôn giả cũng biết ta vì sao ngày ngày chờđợi trên cây?”

Ly Trần không đáp, y cũng chẳng để bụng, chậm rãi đưa tay nắm lấy ngón tay đối phương, bàn tay tái nhợt ấy quả nhiên chạm vào lạnh như băng, y liền không nhịn được cười.

Tam giới thập phương vô sở cầu, bất quá là cầu Phật chủ một chút tâm.

Thiên Giám nói, “Nếu ngày sau ta vẫn không hiểu thấu thì phải làm sao? Tôn giả có nguyện cùng ta vượt kiếp nạn này?”

Những ngày còn lại của BồĐề pháp hội, Thiên Giám thường xuyên đi nghe, y cũng sẽđi theo phía sau chấp đăng tôn giả, dựa bên khung cửa, nhìn người kia ở trong phòng sao chép kinh Phật thật dài.

Thương hải hóa thành tang điền sau lưng, trăm năm cũng rất ngắn. Sau khi BồĐề pháp hội kết thúc, Thượng đế dẫn nhị hoàng tử trở về thiên cung, lúc Thiên Giám rời đi quay đầu nhìn lại đằng xa, chỉ trông thấy đài sen cao cao phương Tây.

Tôn giả chấp đăng vẫn ngồi trong phòng sao chép kinh Phật, nhưng khi đi ngang qua dưới gốc bồđề luôn nhịn không được dừng lại một thoáng.

Y từ nhỏ sinh trưởng ở phương Tây, tiền trần vãng sựđều không có, thiên hạ vạn vật vốn đều không tồn tại trong mắt, mà hôm nay, đã có một tia khiên niệm.

Y nhắm mắt lẳng lặng tụng kinh, trong tai luôn sẽ có một thanh âm trầm trầm vang lên, “…Tôn giả có nguyện cùng ta vượt kiếp nạn này…”

Y mở mắt, trong mắt toát ra một tia ưu sầu mờ mờ, y biết là y đã nhập tâm ma của mình rồi.


Phật tâm cao khiết nhất vốn nên vô sân vô niệm vô hỉ vô bi, kiếp số khó tránh, đều là si niệm. Y ngày ngày chuyên tâm tu Phật, ngày ngày nghe thấy tiếng vọng.

Thời điểm Thiên Giám nghe được tin tức thìđã qua trăm năm, chấp đăng tôn giả ngồi dưới Như Lai phương Tây sẩy tay đánh đổđèn trong tay, Phật đăng kim ngân vỡ nát, hương hỏa đăng du chốn nhân gian rực lên.

Bởi vậy bị giáng xuống thế gian chịu cửu thế trắc trở, sau đó có thể quay về thiên giới.

Ngày hôm sau Thiên Giám đi Luân Hồi đạo, thiên giới có Luân Hồi đạo, có thể làm cho thời gian chảy ngược, cũng có thể cho người ta xuyên qua trong đó, trở lại lúc ban đầu. Thiên Giám đi về một trăm năm trước, chính là thế thứ nhất của Ly Trần.

Người kia đãđộ kiếp rồi, y chung quy muốn bồi người kia.

Nhưng luân hồi là nghịch thiên hành vận, thiên giới không thể dung, nhị hoàng tử thân là hoàng tộc, càng phải chịu tội nghiêm trọng. Thượng đế tức giận, cho y nhập phàm trần, nhưng sửa lại mệnh bàn của y, trong cửu thế không có duyên phận hồng trần, trải qua cửu thế, nhiều lần tình duyên tận diệt.

Đây không phải kiếp nạn, là trừng phạt.

Thập trượng hồng trần vô nhan sắc, chỉ nguyện tư nhân lạc cửu thiên.



*Đàm hoa nhất chuyển, Vi Đà nhất cố

Hoa quỳnh (đàm hoa) nguyên là một vị hoa thần, nàng mỗi ngày đều khai hoa, bốn mùa đều rực rỡ. Nàng yêu người thanh niên mỗi ngày tưới nước làm cỏ cho nàng. Sau đó việc này bị ngọc đế biết được, ngọc đế vì thế nổi trận lôi đình muốn chia rẽ uyên ương. Ngọc đế bắt hoa thần đến, biếm nàng thành hoa quỳnh hàng năm chỉ có thể nở trong nháy mắt, không cho nàng gặp lại tình lang nữa, còn đem người thanh niên nọđến núi Linh Thứu xuất gia, ban danh Vi Đà, khiến y quên mất tiền trần, quên mất hoa thần.

Nhiều năm qua đi, Vi Đà quả thực đã quên hoa thần, dốc lòng tập phật, dần cóđiều thành. Mà hoa thần lại làm sao cũng không thể quên chàng trai từng chăm sóc nàng kia. Nàng biết mỗi năm cứ vào cuối xuân, Vi Đàđều sẽ xuống núi đến thu thập tiên trà sương sớm cho Phật tổ. Cho nên hoa quỳnh liền lựa chọn nở ra lúc đó. Nàng đem tinh khíđã tích tụ suốt một năm ròng nở rộ trong nháy mắt đó. Nàng hy vọng Vi Đà có thể quay đầu nhìn nàng một cái, có thể nhớ lại nàng. Thế nhưng trăm ngàn năm qua đi, Vi Đà mỗi năm xuống núi thu thập sương mai. Hoa quỳnh mỗi năm lặng lẽ nở rộ. Vi Đà thủy chung không nhớ ra nàng. Cho đến một ngày nọ, một nam tử gầy đét đi qua bên cạnh hoa quỳnh, thấy tình cảm buồn thương cơ khổ của hoa thần. Bèn dừng bước hỏi hoa thần “Ngươi vì sao bi thương?” Hoa thần rất đỗi ngạc nhiên, bởi vì phàm nhân không thể nhìn thấy chân thân của hoa thần. Nếu làĐại La Kim Tiên trên đầu có kim quang, nếu là yêu ma trên đầu có hắc khí, nếu mà là phàm nhân trên đầu không có linh quang gì. Người vừa đi qua bên cạnh rõ ràng là một phàm nhân, làm sao thấy được chân thân của mình. Hoa thần do dự chốc lát, chỉđáp “Ngươi không giúp được ta đâu.” Lại lặng lẽ chờđợi Vi Đà, không trả lời nam tử kia nữa. 40 năm sau nam tử gầy đét nọ lại đi qua bên cạnh hoa quỳnh, lặp lại câu hỏi 40 năm trước kia “Ngươi vì sao bi thương?” Hoa thần lại do dự chốc lát, chỉđáp “Ngươi có lẽ không giúp được ta đâu.” Nam tử gầy gò cười cười rời đi. 40 năm sau, một lão nhân gầy đét lại xuất hiện chỗ hoa thần, lão nhân vốn đã gầy đét xem ra đã sắp hấp hối. Nam tử năm đóđã biến thành ông già, nhưng ông vẫn hỏi một câu giống hệt 80 năm trước “Ngươi vì sao bi thương?”. Hoa quỳnh đáp “Cám ơn phàm nhân ngươi, ngươi cảđời đã hỏi ta 3 lần, nhưng ngươi chung quy cũng là phàm nhân, hơn nữa đã gần hấp hối, sao còn giúp ta được, ta là hoa thần vì yêu mà bị trời phạt”. Lão nhân cười cười, nói “Ta là Duật Minh Thị, ta chỉ là tới kết thúc đoạn duyên phận không có kết quả 80 năm trước kia. Hoa thần, ta tặng ngươi một câu. Duyên khởi duyên diệt duyên chung tẫn, hoa khai hoa lạc hoa quy trần”. Nói rồi lão nhân nhắm mắt ngồi xuống, thời gian dần dần qua đi, luồng ánh sáng cuối cùng của tịch dương bắt đầu từ tóc lão nhân lướt về phía ánh mắt, lão nhân cười nói “Hoa quỳnh thoáng hiện vì Vi Đà, tình duyên như vậy gì có sai, thiên phạt địa tru ta đến chịu, trời xanh không có mắt ta đến mở” nói đoạn lão nhân nắm lấy hoa thần, lúc này tịch dương đã trượt đến ánh mắt lão nhân, lão nhân lập tức viên tịch, nắm hoa thần đi đến phật quốc. Hoa thần ở phật quốc gặp được Vi Đà. Vi Đà cuối cùng cũng nhớ ra nhân duyên kiếp trước, Phật tổ sau khi biết chuyện, cho Vi Đà hạ phàm kết thúc nhân duyên chưa xong. Bởi vì lão nhân Duật Minh Thị trái với thiên quy cho nên cảđời linh hồn phiêu bạc, không thể cưỡi hạc tây du, cũng không thể vào chốn cực lạc phật quốc phương đông, chịu thiên phạt vĩnh viễn không luân hồi.

Hoa quỳnh thoáng hiện, chỉ vì Vi Đà. Cho nên hoa quỳnh còn có tên là hoa Vi Đà. Cũng bởi vì hoa quỳnh nhìn thấy Vi Đà sau tà dương, cho nên hoa quỳnh đều nở vào đêm.

Theo Baike


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui