Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 37: Thủy chiến (1)
Cuộc chiến giữa quân Chiêm và trấn Hoài Nhân bắt đầu rồi, vượt trước của hai bên.
Nguyên nhân là bởi Lý Vĩnh Khuê.
Khuê kiên trì biến các thuyền cá thành thuyền chiến, huấn luyện ngư dân tập chiến đấu.
Để khuyến khích ngư dân dũng cảm chống quân Chiêm, Lý Vĩnh Khuê thậm chí dám hứa hẹn rằng, bất cứ ai dũng cảm chiến đấu thì chiến lợi phẩm thu được sẽ có phần người đó, thương tật, chết thì thưởng lớn.
Tất nhiên, ai cũng thấy đây chỉ là cái bánh vẽ, nên thời gian đầu Khuê buộc họ phải tập luyện chiến trận bằng quân lệnh.
Hàng ngày, những ngư dân tập luyện trong đầm Thị Lị Bị Nại.
Bây giờ đang chiến tranh, thương nhân hạn chế vào, cho nên đầm rộng rãi, thỏa sức luyện thủy quân.
Các thuyền đánh cá được trang bị cung nỏ, mỗi người ngư dân phải tập bắn tên, rồi chiến đấu với kẻ địch.
Lúc đầu, chỉ là tập bình thường.
Nhưng về sau, thấy tốc độ chậm chạp, các ngư dân lười biếng, Lý Vĩnh Khuê quyết định dùng độc chiêu.
Y thay thế đối thủ của ngư dân thành thủy quân Hoài Nhân.
Những tên cướp biển này có lý không chịu xuất quân, nhưng huấn luyện tân binh thì không từ chối được.
Lý Vĩnh Khuê yêu cầu hai bên dùng gậy gỗ bọc vải, tên bọc vải làm vũ khí chính khi giao chiến, hạn chế tổn thương, không dùng hỏa khí, chỉ đôi khi cho đám ngư dân nghe tiếng nổ cho biết.
Còn việc giao chiến, đánh nặng nhẹ, Khuê không quản.
Đám thủy quân của Ebisu tất nhiên hành các ngư dân ra bã, đánh đập tàn nhẫn bọn họ để chứng tỏ thực lực rằng họ không nghe lệnh Khuê là tại vì đâu, hơn nữa cũng là để dọa dẫm đám ngư dân, để họ không còn dám có ý định vươn lên thay thế thủy quân nữa.
Ebisu biết rõ bản thân quân mình cũng nhiều lần làm các quan chức khó chịu, cho nên các quan chức chấp nhận để Lý Vĩnh Khuê triệu tập ngư dân lại mà huấn luyện, lại cho tiền bạc để mua đồ khao quân.
Nếu đội quân này luyện thành, thậm chí chỉ cần bằng một phần của họ, nguy cơ bị chèn ép là lớn.
Lý Vĩnh Khuê đợi trận chiến kết thúc, cho các ngư dân tập hợp lại.
Xong rồi lấy ra tiền bạc, thưởng cho những người đã có biểu hiện xuất sắc nhất, dám chiến đấu, dám chống cự,...!để họ đi mua thuốc men, còn số đông, đều đầu hàng, đánh trận thiếu nhiệt huyết, không được gì cả.
Các ngư dân phản ứng lại, Lý Vĩnh Khuê cười khẩy mà rằng
- Các người nghĩ quân Chiêm sẽ vì các người đầu hàng mà tha cho các người sao? Chúng đã đánh các người ở biển Hoài Nhân, các người chạy lên Tân Bình chúng cũng đi theo, còn bao giờ cướp bóc, các người biết làm sao được? Gặp phải cảnh khốn cùng, ngoài liều mạng mà chiến, không còn con đường nào khác đâu.
Kẻ dám chiến, may ra còn cơ hội sống mà về, nếu không, cũng là bậc trượng phu đáng kính, còn kẻ hèn nhát ham sống, chẳng những đáng khinh, còn có thể chết.
Các người cũng an tâm, từ này trở đi, cứ 5 ngày đánh một trận thế này.
Lý Vĩnh Khuê dùng đấu pháp cực đoan thúc ép các ngư dân, họ chỉ có 2 con đường, cố gắng chiến đấu và lấy được kinh nghiệm chiến đấu và chút tiền để trị thương, hoặc chịu đòn mà không được gì.
Lý Vĩnh Khuê thậm chí đã tính tới chuyện cần phải phạt nặng thêm nữa trong vài trận chiến nữa, hoặc giết cả người để làm gương nếu cần thiết.
- Tên đó điên rồi ư?
- Ông ta không điên, mà muốn lập uy.
Tôn Vũ ngày xưa dùng những cô cung phi của Phù Sai lập trận, chém đầu ái thiếp của Phù Sai mà chỉnh đốn hàng ngũ, tỏ tài dùng binh.
- Biết là như thế, nhưng nếu như ngư dân bị thương nhiều vậy, bao lâu nữa mới có thể ra khơi.- Một vài người trong thương đoàn tỏ ra sốt ruột, nhìn Bùi Khả Đạt như là van lơn, khiến hắn cảm thấy bản thân phải hành động gì đó.
- Anh trai, giờ không thể qua xin xỏ hay nói chuyện với Lý Vĩnh Khuê được đâu.
ÔNg ta đang muốn lập uy, qua đó là ông ta chém đầu tế cờ lập uy luôn đấy.- Bùi Khả Ái vội nhắc nhở anh trai
Bùi Khả Đạt nghe xong khẽ nuốt nước bọt, cũng tỉnh táo lại ngay.
Hắn không phải ngu, mà chỉ là vì đây vốn là việc của mình, nên thành ra quá lo mà mất tỉnh táo, còn Ái ở bên ngoài nên sáng suốt nhìn ra.
- Vậy giờ nên làm thế nào?- Mấy tay quản lý cấp trung vội nhìn anh em Đạt, Ái lo lắng.
Nếu công việc khai thác hải sản ở Hoài Nhân gặp bất lợi, hai anh em họ Bùi có lẽ không sao, nhưng bọn họ thì thảm rồi, bị trách phạt vì không hoàn thành nhiệm vụ, lại không có tiền lương thưởng gì nữa.
- Có rồi!- Bùi Khả Đạt đột nhiên nghĩ ra
- Sao vậy anh trai.
- Tới tìm Hoàng Anh Tài.
Đạt nói xong lập tức đi ngay, Ái vội chạy theo hỏi tại sao phải tìm Tài.
Đạt nói:
- Họ Hoàng ngày xưa từng kích động được dân làng mình chung sức chống cướp biển, ta định hỏi xem sao.
Tên Lý Vĩnh Khuê đó là thấy ngư dân tiêu cực trong tập luyện, chỉ cần ngư dân tỏ ra tích cực hợp tác, hắn sẽ không mổ gà lấy trứng.
- Nhưng khi việc đó diễn ra, Hoàng Anh Tài còn là đứa trẻ đó.
- Thì cứ nhờ hắn một tiếng.
Hắn không biết thì ta qua hắn hỏi anh hắn.
Hai anh em họ Bùi tới tìm Tài.
Hiện tại Tài đang ở trong doanh trại quân đội, làm chức"chủ bộ", chuyên quản lý lương tiền.
Do học toán rồi, việc tính toán sổ sách của Tài không ai chê được, mà hắn vốn con nhà giàu, không có thói ăn cắp vặt, nên càng được tin cậy giao chức vụ này.
Được Kiệt dạy dỗ, Tài không cậy việc có năng lực mà ôm đồm công việc, chia sẻ kiến thức, dạy dỗ cấp dưới để họ có năng lực chia sẻ công việc với bản thân, nên giờ Tài khá nhàn nhã, đang giờ làng việc mà vẫn đi luyện võ cùng vài thuộc hạ.
Chủ bộ tuy không phải chức quan võ, nhưng vì tình riêng, Đặng Lượng cấp cho Tài vài tay hảo thủ làm vệ sĩ, cũng là người cùng luyện võ với Tài, còn khi cả hai rảnh rỗi, sẽ đối kháng với nhau.
Có câu văn ôn võ luyện, con nhà võ lúc nào cũng phải rèn luyện.
- Cậu Tài!
- Hai vị!
Hoàng Anh Tài đang luyện võ thì hai người kia tới, đành tạm dừng, lấy tạm khăn khô lau cho ráo người rồi lập tức ra chào hỏi.
Hai kẻ họ Bùi đó tới đột ngột vậy, chắc là có việc cần nhờ chăng.
- Không dấu gì cậu, hiện tại việc hợp tác của hai nhà gặp vấn đề lớn quá.- Bùi Khả Đạt thuật lại những chuyện mới xảy ra tức thì, cũng nói rõ ý định muốn Tài tìm cách để ngư dân chịu tập luyện, tiến bộ, có vậy Lý Vĩnh Khuê mới không phải dùng biện pháp cực đoan.
- Khó đấy!- Tài lắc đầu- Ngày xưa làng Hồng Bàng đánh với cướp biển là ở thế chẳng đặng đừng, hoặc chiến hoặc rời bỏ làng.
Làng vừa là quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, lại vừa là nơi làm ăn thuận lợi, không ai chịu, nên liều mạng mà chiến.
Thứ nữa, lúc đó chiến đấu là làng Hồng Bàng ở thế thủ, địch ở thế công.
Nhưng giờ với những ngư dân kia, ra khơi đánh cá đã là mạo hiểm rồi, đâu phải quyền lợi cần bảo vệ, lại phải chủ động tấn công, ngược hoàn toàn với tình hình của làng Hồng Bàng,
Tài kể lể cái khó, hai anh em họ Bùi liền nằn nì cậu ta thử tìm cách, thậm chí là hỏi Kiệt, Minh xem có cách nào không.
Tài cũng không định không giúp.
Kiệt từng nói đội thuyền đánh cá xa bờ có vai trò quan trọng về sau, nhất là những ngư dân kia, những người thạo nghề biển, quen việc đánh cá rồi.
Tài không muốn nó bị hủy bởi sự nóng lòng của Lý Vĩnh Khuê.
- Các ngư dân không phải là không thể chiến đấu, nếu họ là gỗ mục, Lý Vĩnh Khuê đã bỏ họ luôn rồi.
Cái quan trọng là khiến họ muốn chiến đấu, muốn phấn đấu thành những chiến binh dũng cảm nhất.
- Cậu Tài có cách gì không?
- Có, chính là tiền bạc.
Tiền đồng đã ở trong tay, dẫu là vị quốc thân vong xá gì.
Tình hình này, chỉ có dùng tiền bạc mua chuộc.
- Hàng trăm, thậm chí cả ngàn người, tiền đâu cho đủ?
- Nếu các vị chịu tin tưởng bỏ ra 8000 tiền, Tài sẽ đảm bảo mọi việc thuận lợi.
- 8000 tiền ư? Thế này bằng lợi nhuận nửa năm qua.- Vài người họ Bùi tỏ ra đau khổ, song Bùi Khả Đạt đã lừ mắt khiến tất cả phải im lặng.
- Vậy xin nhờ cậu Tài lo liệu dùm!- Bùi Khả Đạt lập tức quyết đoán đưa tiền cho Tài.
Một lần không tốn bốn lần không xong.
Tài nhận tiền, lập tức ra tay.
Trước tiên, hắn đem 2000 đồng mua thuốc men tới cho những người ngư dân sử dụng.
Do mua lượng lớn, giá thuốc rẻ khá nhiều.
Tài không đi một mình, cùng hai anh em Bùi Khả Đạt, Bùi Khả Ái tới thăm hỏi động viên, họ bỏ tiền, phải để họ hưởng tiếng thơm chứ.
Sau màn thăm hỏi động viên, Tài đặc biệt tìm kiếm những người có thể gây ảnh hưởng tới đám đông.
Sau đó, cậu ta lén tìm gặp họ, tặng tiền, tặng đồ, tạo mối quan hệ rồi thuyết phục họ dùng sức ảnh hưởng để kêu gọi toàn bộ ngư dân tập luyện.
- Việc ấy khó khăn lắm!- Ban đầu, mấy người kia ngần ngại không dám nhận, nhưng Tài dùng tiền bạc thuyết phục bọn họ, sau cùng, cũng xong.
Mấy người đó dùng sức ảnh hưởng của mình, đi kêu gọi đám ngư dân cùng rèn luyện chiến đấu.
Chí ít lần sau cũng ăn đòn nhưng có tiền mà đem về.
Tổng số tiền tiêu cho đám ngư dân là 4500 tiền, còn 3500 tiền còn lại, Tài dặn anh em Bùi mang qua chỗ bọn Ebisu, cậu dẫn họ qua, lấy tiếng là nhờ chúng trận chiến tiếp theo nhẹ tay với các ngư dân dùm.
Vì nặng tay quá thì bọn ngư dân không đi biển được, họ Bùi bị lỗ.
3500 tiền cũng không phải con số nhỏ, Ebisu cũng chấp nhận.
Thực tế hăng say quá cũng chả có tác dụng gì ngoại trừ thỏa mãn chút báo thù nhỏ nhoi, so với nhận tiền rồi nương tay thì sao bằng được.
Lo xong việc cho họ Bùi an tâm, Tài tới tìm anh em La Khang, La Bảo.
- Cậu Tài!
- Việc Lý Vĩnh Khuê muốn luyện binh, hai người cũng thấy rồi.
Tôi vừa cùng họ Bùi làm ít giao thiệp, để mấy người ngư dân đó không bị tàn phá nặng nề quá, nhưng họ dù sao cũng chỉ là ngư dân, khó mà trong một sớm một chiều thành quân binh được.
Muốn để Lý Vĩnh Khuê không làm thêm những biện pháp cực đoan, thì phải cố làm sao mà khiến họ có đấu chí, tiến bộ trong chiến đấu.
Mà hai anh đã từng trải qua những ngày xưa, hi vọng hai anh có thể khiến họ giống như dân Hồng Bàng ta khi xưa.
- Phải chi là anh trai cậu thì còn may ra, chứ chúng tôi...- La Khanh chép miệng, song La Bảo đã chen ngang
- Anh à, chúng ta là người được học hành đàng hoàng, được cậu Kiệt bồi dưỡng, giờ là lúc để thử sức đó.
Đại trượng phu sống ở trên đời, phải có chí tang bồng chứ!
Bảo thuyết phục ông anh ra sức một phen, nếu được thì tốt, không cũng chả sao, coi như rút kinh nghiệm.
Làng hồng Bàng về sau cũng cần thủy quân hoặc hạm đội riêng, đi buôn bán xa cũng phải chống lại nguy hiểm, đây là lúc để luyện tay vậy..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...