Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 14: Hậu chiến
Cuộc chiến kết thúc, đi đôi với đó là xử lý các vấn đề hậu chiến: thương binh tử sĩ, tù binh, chiến lợi phẩm, khen thưởng,…
Theo thống kê chính xác, số binh sĩ đã chết là 367 người, 1400 người bị đủ các loại vết thương, bệnh viện dã chiến liên tục hoạt động với tần suất rất cao, do đích thân Kiệt giám sát chỉ đạo. Những kĩ năng tẩy rửa vết thương, băng bó tuy đã được dạy rất lâu, thuốc thang cũng đã nhiều lần hướng dẫn, nhưng do vết thương muôn hình vạn trạng, y tá bác sĩ chưa có kinh nghiệm nên lúng túng quá, nhiều người nôn thốc nôn tháo khi thấy vết xổ ruột, may mà không nôn vào người bệnh nhân. Không chỉ có thương bệnh binh của mình, cả những người của địch cũng phải cứu. Trận đánh kết thúc rồi, đây sẽ là người của mình mai sau, không thể bạc đãi họ được, tất nhiên, vài tiêu chuẩn cũng không tốt như bên mình.
Sau hơn 3 ngày làm việc liên tục, ngủ nghĩ mỗi ngày chỉ được hơn 1 tiếng, sơ bộ công việc cứu chữa thương bệnh binh coi như xong. Nhưng Kiệt chưa được ngủ ngay, cậu còn thị sát công tác dọn dẹp chiến trường: xác chết của người, của voi, ngựa,… Xác người thì đem chon ngay, nếu toàn vẹn được thì tốt nhất, còn không ( xác cụt đầu, cụt tay, cụt chân) thì phải chôn miễn sao cho đủ thân xác, cũng may mà đây là chiến tranh vũ khí lạnh, nên trường hợp thiếu hụt cũng ít xảy ra. Xác động vật thì hoặc được xả thịt để làm lương thực liên hoan ngay, hoặc chế làm đồ ăn khô,… Chỉ tới khi đã chắc chắn rằng nguy cơ bùng phát dịch bệnh vì xác chết đã hoàn toàn không xảy ra nổi, Kiệt mới chính thức đi ngủ.
Chiến thắng này của Kiệt, một mặt đã khiến lực lượng của cậu ta có uy quyền hơn với dân thượng, khiến họ phải nể sợ, từ đó mọi việc có thể hanh thông hơn. Đồng thời, với việc đánh bại một kẻ thù lớn cho đồng minh của mình, Vua Suối San Di, khiến quan hệ hai bên thêm phần thân thiết. Quan trọng nhất, quân đội của Kiệt giờ đã trải qua cuộc chiến đầu tiên, không còn chỉ là những người lính giấy, tốt mã dẻ cùi, mà là người thực sự được tôi qua chút máu lửa chiến trường.
Bằng việc đánh bại Vua Gió, Kiệt chính thức thu được thêm 7000 dân, 2000 chiến binh và một vùng đất rộng khoảng 800 ha vô cùng màu mỡ. Với số dân và lính, Kiệt nhận hết, nhưng đất đai thì phải khác. Đất của Vua Gió xa chỗ Kiệt đang ở, tuy mùa mỡ nhưng khó kiểm soát, nên Kiệt quyết định đổi đất cho những ai đang ở gần mà muốn lên đất Vua Gió làm ăn.
Sở dĩ Kiệt kiên quyết làm điều này là vì quân cậu chưa đông, gộp cả quân của Vua Gió mới chỉ hơn 4000, đã thế quân mới vẫn chưa chắc đã trung thành, vì thế chia ra đóng dàn mỏng lực lượng là không được. Thứ hai là độ phân tán đất đai lớn, Kiệt khó lòng đảm bảo chính sách trên dưới thống nhất, gây ra những thất lợi nghiêm trọng.
Thế rồi sau nhiều vụ thương lượng, đổi trác, Kiệt đã thu lại đủ số đất tương ứng từ tay các bộ lạc, buôn làng và các vua thượng xung quanh, trong họ đi lên đất Vua Gió sinh sống. Với một vùng đất rộng, địa hình không quá phức tạp, lại tập trung, khiến những mưu tính của Kiệt về sau đều dễ thực hiện.
Mọi việc đã hòm hòm, cũng là lúc lễ phong thưởng diễn ra. Người xưa nói rằng hễ có phần thưởng lớn thì thu được người dũng mãnh, các binh sĩ, tướng lĩnh đều lăn xả nơi mũi tên hòn đạn, nếu không thưởng cho họ vậy thì thẹn là kẻ ngồi ngôi trên.
Với những người đã hi sinh, người nhà của họ được chăm sóc chu đáo: công việc được sắp xếp cho những vị trí tốt, giảm thuế, thưởng một lượng tiền, nếu có con em đang độ tuổi tòng quân thì cho miễn hoãn,… cốt sao cho kinh tế nhà đó sớm ngày vực lại.
Với người bị thương, nếu phải giải ngũ thì sắp xếp cho họ việc hợp với bản thân, đồng thời làm giấy tờ chứng nhận để họ nhận trợ cấp thương binh. Người tiếp tục ở lại thì nhận một mức tiền thưởng nhất định. Ai bị thương có xác nhận, nhưng vẫn có như cầu tiếp tục ở lại quân ngũ, chuyển họ sang khu hậu cần, y tế,…
Các sĩ quan được tặng thưởng tùy theo mức đóng góp của họ trong trận chiến:
Các đội trưởng các đội 50 người, sau chiến đấu đều được tặng thưởng tiền bạc, gia nhân, đất đai… Thăng một cấp với bất kì chỉ huy bị thương nặng hoặc hi sinh…
Chỉ Huy Tiểu Đoàn Quân Xung Phong- Hoàng Mạnh Hưng chính thức được trở thành chỉ huy một Tiểu Đoàn chính quy, quân số đông gấp đôi lực lượng ông chỉ huy khi trước, nhưng cho phép ông ta có nhiều khả năng thực chiến hơn, ngoài ra Kiệt cũng ra chỉ thị tặng đất đai, thêm gia nhân, tặng ngựa chiến để cưỡi, đồng thời cho nghỉ phép 5 ngày.
Chỉ Huy Quân Y- Đỗ Văn Viễn và Phó Chỉ Huy -Trần Phương Nhung ( cô bé được Kiệt biên chế vào làm vì là học trò giỏi nhất trong nghề y của mẹ Kiệt), được mở rộng thêm người, cấp thêm kinh phí nâng cao tay nghề và nâng lương.
Chỉ Huy Hậu Cần- Đào Trì và Phó Chỉ Huy- Đào Thùy Linh (cô bé này vào làm phó là nhờ thân phận con ông cháu cha thực sự, hơn nữa cũng là phép cân bằng quyền lực, họ Đỗ đã nắm Quân Y thì họ Đào cũng nên ở bên Hậu Cần), được bổ sung thêm người, nâng lương và chi thêm kinh phí.
Chỉ Huy Kị Binh- Xủ Lu được tặng thêm ngựa và tùy nghi chọn thêm người để bổ sung và mở rộng thêm lực lượng kị binh. Phần thưởng cho việc chém chét K’ Brết, giúp cuộc chiến kết thúc là đất đai,gia nhân và thăng thêm cấp. Đặc biệt, Đội Kị Binh của Xủ Lu dẫn dắt sẽ là trở thành Lực Lượng Kị Binh Độc Lập, tức là một nhánh quân kị binh không bị trộn lẫn vào lực lượng khác, chỉ chịu sự chỉ huy từ Xủ Lu hoặc lệnh điều động của Hoàng Anh Kiệt
Giờ đây có một vùng đất đai rộng lớn và dân chúng đông đảo, Kiệt cần những thay đổi rất quan trọng nhằm tiền hành cai trị tốt nhất:
+ Quân Sự
Về mặt biên chế:
Tiểu Đội 10 người, 1 Chỉ Huy Tiểu Đội, 9 lính
Trung Đội 51 người, Chỉ Huy Trung Đội- 1 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 5 người, lính: 5*9 = 45 người
Đại Đội chia ra làm 3 loại:
Đại Đội Thiếu: 154 người, Chỉ Huy Đại Đội- 1 người, Chỉ Huy Trung Đội- 3 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 3*5= 15 người, lính: 3*5*9= 135. Đại Đội Thiếu thường đóng quân trên địa bàn cố định, có nhiệm vụ bảo vệ và phòng ngự là chủ yếu, tham gia tác chiến khi được yêu cầu.
Đại Đội Đủ: 293 người, Chỉ Huy Đại Đội- 1 người, Phó Chỉ Huy- 2 người, Chỉ Huy Trung Đội- 5 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 5*5= 25 người, Bộ Phận Liên Lạc- 15 người, Bộ Phận Hậu Cần- 15 người, Bộ Phận Y Tế: 5 người, lính chiến đấu- 5*5*9 = 225 người. Đại Đội Đủ là Đại Đội tấn công chủ lực, đánh ở xa.
Đại Đội Hỗn Hợp: lực lượng hợp thành của một vài trung đội, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tình hình chiến trường.
Tiểu Đoàn chia ra 3 loại:
Tiểu Đoàn Thiếu:319 người, Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 1 người, Phó Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 2 người, Chỉ Huy Đại Đội- 2 người, Phó Chỉ Huy Đại Đội- 2*2= 4 người, Chỉ Huy Trung Đội- 2*5= 10 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 2*3*5= 30 người, lính:2*3*5*9= 270 người. Tiểu Đoàn Thiếu đóng giữ địa bàn hoạt động lớn hơn, nhưng gần các khu Y Tế, Hậu Cần và có quyền tự giải quyết tình hình nên chỉ có lính chiến đấu.
Tiểu Đoàn Đủ: 1282 người, Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 1 người, Phó Chỉ Huy Tiểu Đoàn- 4 người, Chỉ Huy Đại Đội- 4 người, Phó Chỉ Huy Đại Đội- 4*2= 8 người, Chỉ Huy Trung Đội- 4*5= 20 người, Chỉ Huy Tiểu Đội- 4*5*5= 100 người, lính:4*5*5*9= 900 người, Bộ Phận Liên Lạc_ 30 người, Bộ Phận Thám Báo- 30 người, Bộ Phận Hậu Cần- 30 người, Bộ Phận Y Tế- 30 người, Bộ Phận Tượng Binh- 5 thớt voi, mỗi thớt voi gồm 1 voi, 5 chiến sĩ, Bộ Phận Kị Binh- 100 kị binh.
Tiểu Đoàn Hỗn Hợp: căn cứ vào tình hình chiến trường thực tế hoặc yêu cầu từ cấp trên để thành lập.
Về mặt vũ khí: vũ khí được trang bị đầy đủ, tốt, các kĩ năng bảo dưỡng vũ khí đều được huấn luyện cụ thể. Ngoài ra các lớp hướng dẫn chế tạo và sửa chữa vũ khí khẩn cấp trong tình trạng cấp bách được mở thường xuyên.
Về các phương diện y tế, hậu cần: tăng cường giảng dạy, tiến hành tập huấn liên tục. Đồng thời, các nhu yếu phẩm liên tục được bổ sung.
Về đào tạo các cấp Chỉ Huy, song song tiến hành hai phương pháp: để bên dưới bầu, rồi đi học thêm vài lớp cảm tình ( nhồi sọ họ về sự trung thành với họ Hoàng) và lý thuyết quân sự cơ bản. Chỉ Huy là người có nhiệm vụ dẫn dắt đội, nên phải có khả năng làm việc thực tế và đạt được sự kính trọng thực sự từ binh sĩ, nên để lính bầu hoặc để tự họ giành lấy phiếu bầu là tốt nhất. Sau đó họ sẽ được cho học bổ túc để có đủ kiến thức, có thế mới chấp hành nhiệm vụ được.
Về các cấp Phó Chỉ Huy, do trên cử xuống, có vai trò kiểm tra giám sát binh sĩ, phụ giúp Chỉ Huy trong các vấn đề chuyên môn, đảm bảo sự trung thành của binh sĩ và Chỉ Huy với họ Hoàng…
+ Dân Sự
Ban hành các chủ trương đường lối khuyến khích nông- lâm- ngư nghiệp, thủ công nghiệp, an sinh xã hội, bỏ bớt mê tín dị đoan, đưa y tế đến từng địa phương
Cử các cán bộ- toàn thanh niên làng Bàng, mà phần đông là họ Hoàng, đã được học chữ quốc ngữ và các phương pháp phát triển kinh tế xuống 3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với dân. Tại đây, họ một mặt phải nhanh chóng tổ chức các lớp bình dân học vụ, khiến dân biết chữ sớm, mặt khác phải lo phát triển kinh tế khu vực, khiến người dân tin tưởng và ủng hộ.
Tăng cường xây dựng hệ thống giao thông giữa các nơi để vận chuyển hàng hóa dễ dàng, thương mại không ứ đọng, vận tải thêm phát triển, giao lưu giữa mọi người càng dễ hơn.
+ Hành Chính
Xác lập các cấp hành chính, ban, ngành và nhiệm vụ của họ
Về cấp hành chính, do diện tích ảnh hưởng còn nhỏ hẹp, dân số hay diện tích là sàn sàn. Cuối cùng mọi người cũng thống nhất, lấy làng Bàng đẩy lên thành cấp chính khu, gọi là Chính Khu Trung Tâm, các đơn vị còn lại gọi là tiểu khu, gồm 24 tiểu khu, dù chúng cũng đều là làng, buôn, bản ngang nhau cả.
Đứng đầu Chính Khu và các tiểu khu là Giám Sát (Chính/ Tiểu) Khu, thay mặt họ Hoàng trong việc đảm bảo các vấn đề an ninh, kinh tế, chính trị,… của khu đó
Hỗ trợ các Giám Sát Khu là các Cố Vấn phụ trách các mảng, gồm: Cố Vấn Nông Nghiệp ( mảng nông nghiệp: chăn nuôi, trồng chọt,… và phổ các chính sách về nông nghiệp), Cố Vấn Y Tế ( mảng y tế và vệ sinh dịch tễ), Cố Vấn Giáo Dục ( mảng giáo dục), Cố Vấn Tài Chính ( tài chính khu, thu thuế,…), Cố Vấn An Ninh, Cố Vấn Công Nghiệp, Cố Vấn Xây Dựng, Cố Vấn Giao Thông- Vận Tải và Cố Vấn Thương Nghiệp. Do mỗi khu có sự khác biệt về địa lý nên nhiều Cố Vấn có thể có hoặc không như Cố Vấn Lâm Nghiệp, Cố Vấn Ngư Nghiệp, Cố Vấn Văn Hóa Cổ Truyền Và Bài Từ Mê Tín Dị Đoan...
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...