Cả cái làng Tiền này đúng là rộng lớn thật, nhưng mọi chuyện lớn bé miễn là được quy định rõ ràng, thì đều được ghi chép rạch ròi vào sổ sách.
Muốn tra cái gì, việc gì, lúc nào, ai đứng tên...!chỉ cần bỏ ra chút thời gian là có thể dễ dàng tìm thấy ngay.
Đó là lí do mọi người cùng nhau rời khỏi nhà phú ông, theo sự dẫn dắt của cậu Ba Hưởng đổi hướng kéo đến nhà thầy Phước hỏi chuyện cho ra lẽ.
Nói thì có vẻ suôn sẻ, nhưng để thuyết phục mọi người đi chuyến này là chuyện không hề dễ dàng.
Mọi người trong làng ai cũng quý mến thầy Phước, vừa nghe có người hoài nghi ông đã vội vàng bức xúc tỏ vẻ không vui.
Ba Hưởng vừa mềm mỏng dẫn dắt vừa cứng rắn khuyên nhủ mới khiến họ lung lay, cộng thêm bà Lài vì muốn sớm bắt được hung thủ để nhận được khoản bồi thường kết xù mà không tiếc công khóc lóc ăn vạ, cuối cùng mới có thể thuyết phục mọi người cất công đến nhà thầy Phước để hỏi rõ sự tình.
Cụ Hai cũng không dong dài, trực tiếp nói rõ đầu đuôi mọi chuyện, kể cả lí do và mục đích đến đây.
Thầy Phước nghe xong gật đầu, bình tĩnh đáp: "Dựa vào những chuyện xảy ra gần đây, trong lòng tôi đúng thật có chút không ưa cậu Tài.
Mọi người nghi ngờ tôi, tôi có thể hiểu.
Còn về chuyện rắn hổ đất..." Thầy Phước dừng lại, mở rộng cửa rào để mọi người vào trong, sau đó nhờ hai người khác cùng mình vào nhà bê ra ba cái bình lớn đặt giữa bàn, chỉ tay nói: "Đây là rượu được ngâm từ số rắn tôi đã đăng kí với Cụ Hai.
Mọi người có thể đến kiểm tra số lượng rắn xem có đúng hay không."
Ba chiếc bình lớn trong suốt chứa đựng ba con rắn hổ đất cỡ lớn bị mọi người bu tới vây quanh.
Chẳng mấy chốc tiếng xầm xì bàn tán lại sôi nổi vang lên, có vài người bắt đầu tỏ vẻ bức xúc thay ông.
Thầy Phước cười cười, nói tiếp: "Số rượu này cũng ngâm gần ba tháng rồi, bây giờ đã có thể sử dụng.
Nếu mọi người vẫn còn nghi ngờ, có thể đi mời thầy lang khác đến kiểm tra xem thời gian rượu được ngâm có chính xác hay không.".
????ru????ện ha????? ????ìm nga???? trang chính # ????????u????????????????????E????.Ⅴ???? #
Cụ Hai vẫn im lặng không nói.
Có vài người lại nháo nhào vỗ ngực tin tưởng nhân phẩm của thầy Phước.
Một người từng cứu sống vô số người như ông, làm sao có thể làm mấy chuyện thả rắn giết người như thế được, nhất định có kẻ vu oan giá hoạ, đặt điều hãm hại ông.
Cậu Ba Hưởng mặc kệ những ánh mắt sắc bén như có như không chỉa thẳng vào mình, chỉ khẽ gật đầu ra hiệu cho thằng Đực.
Không bao lâu sau, thằng Đực dẫn theo một thầy lang giỏi khác xuyên qua đám người vào trong.
Xung quanh dần dà nổi lên từng tiếng oán trách nhỏ:
"Thiệt là hiếp người quá đáng.
Cậu Ba vậy mà mời thầy lang khác đến kiểm tra đó đa!"
"Chẳng khác nào dồn người khác vào đường cùng đâu chớ."
"Nói chớ...!nhỡ thầy Phước bị oan thiệt thì tội lỗi lắm đa."
"Chờ đi! Nhất định phải để bọn họ nhận lỗi với thầy Phước mới được rời đi."
"..."
Tiếp đó là những lời ác ý càng lúc càng khó nghe.
Đôi mày đẹp của Trúc theo đó dần xoắn lại, cô lẳng lặng đứng sát vào người Ba Hưởng, mở bàn tay đang siết chặt của cậu ra, kế đó đem bàn tay nhỏ bé của mình nhét vào trong, mười ngón đan xen, xúc cảm ấm nóng chậm rãi lan tràn vào tận tim.
Ngón tay khẽ vuốt trên làn da trắng mịn, nét u ám trên mặt cậu Ba cũng phai nhạt đi mấy phần.
Thầy lang rất nhanh đã kiểm tra xong số rượu rắn ngâm, cho ra kết quả: "Rượu này đúng là được ngâm gần ba tháng rồi."
Người dân xung quanh như bắt được chứng cứ, chẳng còn kiêng nể gì mà lớn tiếng lời ra tiếng vào, yêu cầu gia đình cậu Ba Hưởng phải lên tiếng xin lỗi thầy Phước ngay.
Dưới sự thúc giục của đám đông, Trúc lo lắng nhìn chồng, cô khẽ lắc lắc tay cậu, nhỏ giọng gọi: "Mình à..."
Ba Hưởng đương nhiên biết cô lo nghĩ cho mình, cậu cười cười nhìn cô, sau đó sống lưng thẳng tấp đối diện với đám đông, bình tĩnh nói: "Tôi không nghi ngờ hay vu oan bất cứ một ai.
Tôi đến đây cũng đâu phải để hỏi tội hay bắt người.
Tôi đến là dựa theo ghi chép tìm thấy được, chỉ đến hỏi chuyện, từ đầu tới cuối chưa từng kết tội bất kì ai, vậy tại sao tôi phải xin lỗi?"
Đám động nhất thời im miệng, chẳng phản bác được câu nào.
Ba Hưởng khẽ hừ một tiếng, nhếch miệng cười lạnh, nói tiếp: “Vừa rồi các người chạy tới nhà tôi buộc tội Tư Rìa, tôi có bắt các người cúi đầu nhận lỗi với nó hay không?” Nói đoạn, sắc mặt Ba Hưởng đột nhiên đanh lại, một tay cậu nắm chặt tay Trúc, một tay nắm thành đấm đặt ở sau lưng, ánh mắt quét qua đám người gió chiều nào theo chiều đó, trầm giọng lên tiếng: “Xiên xỏ và móc mỉa người khác có phải sướng mồm lắm không? Nếu các người đã cho rằng tôi chẳng phải hạng tốt lành gì, vậy thì hôm nay tôi sẽ cho các người biết thế nào gọi là nhà giàu lộng quyền!”
Lòng Trúc giật thót, cô có dự cảm không tốt.
Quả nhiên chẳng để cô chờ lâu, cậu Ba rất nhanh đã quay sang nói với thầy Phước: “Tôi đã trót mang cái danh ức hiếp người khác trên người, vậy tôi xin phép được “ức hiếp” đến nơi đến chốn.
Thầy Phước không ngại nếu tôi cho người vào nhà kiểm tra chứ đa?”
Mí mắt thầy Phước thoáng run run, chẳng biết là do tức giận hay có tật giật mình, trên gương mặt phúc hậu không còn nụ cười thân thiện hiền lành thường ngày nữa, thay vào đó là vẻ lạnh lùng ngăn cách: “Trước mặt nhiều người như thế, cậu Ba không chừa cho ông già này chút mặt mũi nào sao?”
Ba Hưởng đáp: “Dù sao cũng cất công đến đây một chuyến rồi, đã làm thì phải làm cho tới.
Nếu thầy Phước cảm thấy thiệt thòi, chờ kiểm tra xong không có gì đáng ngờ, tôi sẽ tự mình cúi đầu nhận lỗi với ông!”
Cứ tưởng “cây ngay không sợ chết đứng”, thầy Phước sẽ đồng ý xét nhà chứng minh trong sạch của mình.
Nào ngờ thầy Phước lại dang tay cản trở, tức giận nói: “Tôi không cho phép! Cậu Ba không có quyền xét nhà tôi!”
Ba Hưởng bật cười, bộ dạng chẳng khác nào một tên ác bá chuyên ỷ thế hiếp người.
Cậu ngó lơ sự phản đối của thầy Phước, tuỳ ý phất tay ra lệnh: “Thằng Đực, mày đem người vào trong lục soát kĩ từng kẽ hở cho tao! Bất cứ thứ gì đáng nghi đều đem ra đây hết!”
Thân làm tôi tớ, chủ sai đâu đánh đó.
Thằng Đực tuyệt đối không dám cãi lời cậu Ba, nó hùng hổ dẫn theo đám người làm tiến thẳng vào nhà thầy Phước.
Thầy Phước một thân một mình không giữ chân được ai, run rẩy chỉ tay vào Ba Hưởng nửa ngày cũng chẳng mắng được câu gì, ông chỉ biết quay sang cầu cứu Cụ Hai Chăm: “Cụ Hai, Cụ trơ mắt nhìn tôi bị người sỉ nhục như vậy mà không nói tiếng nào hay sao?”
Cụ Hai nhăn mày, đưa mắt nhìn qua Ba Hưởng.
Ba Hưởng không hề sợ hãi, chỉ nhún vai nói: “Em trai tôi bị tình nghi giết người, tôi một lòng lo lắng cho nó, nôn nóng muốn tìm chứng cớ giúp nó giải oan mà thôi.
Tôi cũng đã nói, nếu không xét được gì, tôi sẽ cúi đầu nhận lỗi với thầy Phước rồi còn gì.” Nói đoạn, như bỗng nhớ đến chuyện gì đó, Ba Hưởng lại nở nụ cười mỉa mai: “Cô Duyên hại chị tôi thảm như thế cũng chỉ nói một lời xin lỗi rồi cho qua.
Bây giờ tôi chỉ muốn xét nhà, các người sao lại khắt khe như thế?”
Lời nói huênh hoang, thái độ ngông cuồng không nói lí lẽ.
Đám đông như được nhắc nhở, tức khắc tỉnh táo hẳn ra.
Cô Duyên hạ độc chị người ta mấy năm trời, chen chân phá hoại gia can nhà người khác, còn lén lút sanh con cho chồng người ta...!Bấy nhiêu đó cũng đủ đem cô ta đi cạo đầu, bôi vôi, thả trôi sông rồi, đằng này chỉ đánh một trận, khóc lóc nói một câu xin lỗi xem như xong chuyện.
Việc cậu Ba Hưởng đột ngột muốn xét nhà thầy Phước so với tội lỗi chồng chất của cô Duyên thì đúng là chẳng đáng là gì.
Có người sáng suốt cũng có người u mê, vẫn còn vài người rục rịch muốn lên tiếng bênh vực thầy Phước, nhưng bọn họ còn chưa kịp mở lời đã bị ánh mắt lạnh lùng của Ba Hưởng quét qua.
Sau đó cậu chẳng chút kiêng dè mà thẳng thừng đe doạ: “Nếu tôi nhớ không lầm, hơn một nửa người ở đây đều thuê ruộng đất nhà tôi thì phải.”
Xung quanh phút chốc im lặng.
Ba Hưởng lại cười, nói tiếng: “Đứng hóng hớt cho vui thì được, chứ đừng có lo chuyện bao đồng chuốc vạ vào thân.
Các người cũng vừa mới nói đó, tôi là hạng nhà giàu lộng quyền, ỷ thế hiếp người.
Nếu chọc tôi không vui, tôi lấy lại đất, để xem các người còn tâm trạng đứng đây chỉ trỏ nhiều chuyện nữa hay không!”
Cứng rắn đe doạ luôn mang đến hiệu quả nhanh chóng.
Trúc nhìn đám người trước đó còn nhiệt tình góp chuyện bây giờ đều câm như hến, thầm cảm khái uy lực của đồng tiền thật đáng sợ!.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...