Hoàng Tộc

Thời gian nửa tháng lại trôi qua, buổi sáng hôm nay, Hoàng Phủ Quí nhận được tin tức từ La tú tài, con trai của Quan Bảo Kì cuối cùng cũng về huyện Duy Dương xử lí gia sản rồi. Ông bèn cùng Vô Tấn đi đến tiệm cầm đồ Quan Kí ở ngay cầu Bát Tiên.

Cầu Bát Tiên là một địa danh, là tên của một cây cầu, nằm ở thành Đông, cách nơi mà họ tổ chức xổ số không xa cho lắm. Do ở đây có một cây cầu nhỏ mà truyền thuyết kể rằng có tám vị tiên đã từng đi qua nên mới có tên là cầu Bát Tiên. Cầu Bát Tiên là một trong ba nơi buôn bán sầm uất nhất của thành Duy Dương, sông Tử Đồng là một nhánh của Sở giang cũng chảy qua nơi này. Bờ bắc của sông Tử Đồng chủ yếu là các hộ dân, còn bờ nam thì quán phố dày đặc, người qua lại nhộn nhịp, chỉ cần buôn bán không quá tệ, thì ít nhiều vẫn có thể kiếm ra tiền.

Tiệm cầm đồ Quan Kí đang định chuyển nhượng nằm ở phía tây của cầu Bát Tiên, nếu cứ đi mãi về phía tây thì là đường cụt, gần như ít có người đi lại. Người đi đường đều đi thẳng qua cầu. Vô Tấn cảm thấy mặt bằng nơi đây không được tốt, nhưng Hoàng Phủ Quí cứ kiên trì nói rằng mở tiệm cầm đồ thì mặt bằng không quan trọng, quan trọng là bảng hiệu. Mà nơi đây giá thuê lại rất rẻ, Vô Tấn không có kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ, nên cậu cũng chẳng nói gì nhiều.

Nơi có mặt bằng tốt nhất đó chính là Dương Kí tửu lầu, tửu lầu này nằm ngay đầu cầu, buôn bán rất đông khách. Ngay cả đặt một chỗ cũng phải đăng kí trước nửa ngày, phía tây của tửu lầu là một đạo quán, thờ lão quân, phía tây miếu lão quân chính là tiệm cầm đồ Quan Kí. Phòng ốc trong tiệm cầm đồ còn khá tốt, vừa mới được sửa sang lại trong vài năm nay, diện tích bốn mẫu đất, vô cùng rộng rãi.

Nghe nói có không ít khách hàng đến tiệm cầm đồ khi đi ngang qua miếu lão quân đều ghé vào thắp một nén hương, kết quả là có không ít khách hàng sau khi thắp hương xong thì lại bắt đầu có niềm tin vào cuộc sống, nên không ghé vào tiệm cầm đồ nữa.

Lão đông chủ của tiệm cầm đồ đã qua đời tại quê nhà ở huyện Thư Thành cách đây hơn một tháng, ông ta chỉ có một đứa con trai duy nhất. Theo phong tục tại quê nhà, phụ thân mất, con trai phải canh mộ trong ba năm, cho nên con trai của Quan Bảo Kí chỉ đành chuyển nhượng tiệm cầm đồ, chuẩn bị về quê thọ tang cha ba năm.

Hai bên đều là người chung một hàng nghề, quan hệ bình thường cũng khá tốt, một người đồng ý mua lại, một người đồng ý chuyển nhượng, gần như rất hợp nhau, cả hai bên bèn ngồi xuống thương lượng một số việc liên quan đến chuyển nhượng tiệm cầm. Chỉ đi một vòng quanh tiệm cầm, Hoàng Phủ Quí cảm thấy rất ưng ý, rộng gần bốn mẫu đất, một quầy đài rộng lớn, phía sau có hơn hai mươi mấy gian phòng, đa số đều là phòng trống, hậu viện còn có cả một khoảng đất trống khoảng hai mẫu.

Tiệm cầm đồ này thuộc dạng thuê, hợp đồng thuê ba năm, tiền thuê tổng cộng là ba trăm lượng, vô cùng rẻ. Nghe nói phong thủy nơi đây không được tốt, mà trong khi Dương Kí tửu lầu chỉ cách nơi này mấy chục bước thì lại khác hẳn, giá cả nơi đó cao đến khiến người ta phải tặc lưỡi, mà diện tích thì chỉ có hai mẫu đất.

Hoàng Phủ Quí không để ý đến việc tại sao giá thuê lại rẻ như vậy, cái mà ông quan tâm đó là số hàng tồn trong kho, như những món đồ cổ bằng ngọc đắt tiền, hay là những dụng cụ gia dụng Đông Y rẻ tiền, những hàng tồn kho này đều là món đồ cầm vĩnh viễn, đều được mua lại với giá rất rẻ, đang chuẩn bị bán ra với giá cao.

Do chủ tiệm cầm Quan Kí đang vội về quê thọ tang cha, cho nên ông ta đồng ý với Hoàng Phủ Quí, tất cả những món hàng tồn kho sau khi được định lại giá xong thì toàn bộ sẽ được giảm 70% , còn lại những quầy đài, bàn ghế và kệ giá cũng như những đồ dùng gia đình đều sẽ cho không toàn bộ. Chỉ bấy nhiêu thôi đã khiến cho Hoàng Phủ Quí hoàn toàn bằng lòng, nên biết là thêm một bộ kệ giá chất hàng, ít nhất cũng phải tốn đến mấy trăm lượng bạc, còn những hàng hóa lại được giảm 70%, đây ít nhất cũng đã nhượng bộ hết cả mấy ngàn lượng rồi, giá rẻ bèo như vậy biết đi đâu mà tìm.

Xác định giá cả của những món hàng cầm vĩnh viễn này, cũng chính là thời điểm quan trọng để cả hai bên thương lượng giá cả chuyển nhượng. Lúc như vậy không được hấp tấp, cũng không được dựa vào sổ sách, vì thời gian qua lâu, giá cả của một số món đồ sẽ có sự thay đổi, nên cần phải đem toàn bộ hàng hóa ra, tiến hành đánh giá lại từng món một. Hoàng Phủ Quí là người trong nghề, hai người làm cũng là những cao thủ, La tú tài đứng một bên góp vui, trả giá với người chủ đất vừa nghe tin chạy đến, hắn ta định ép giá tiền thuê trong ba năm lên đến hai trăm năm mươi lượng.

Thời gian cứ thế dần dần trôi qua, hai bên cứ thỏa thuận xong một món , thì ghi lại một món. Vô Tấn rảnh rỗi đứng bên cạnh, cậu cũng từ từ hiểu ra một chút ít vấn đề, cái này cũng giống như vay mượn thế chấp ở đời sau vậy. Điển hình như vật được mang đến cầm kì thực chính là món đồ thế chấp, thế chấp để mượn tiền. Khi muốn chuộc lại món đồ đã cầm thì phải trả lãi tức, rất đơn giản. Nếu như không muốn chuộc lại nữa, thì những món hàng ấy được xem như là hàng cầm vĩnh viễn, và sẽ do tiệm cầm đồ toàn quyền quyết định.

Vô Tấn đứng xem một hồi, lúc này bên ngoài có một ông lão bước vào, cầm một tờ giấy gọi to:

“Ở đây có ai tên Tam lang không?”


Mọi người đều ngẩn ra, một hồi lâu không thấy ai trả lời, ông lão lại gọi thêm hai lần nữa, lúc này Vô Tấn mới sực nhớ ra, không phải tên tục của cậu là Tam lang sao?

“Là tôi!”

Cậu vội đưa tay lên, bèn bước lên trước hỏi ông lão:

“Xin hỏi có chuyện gì không ạ?”

“Lúc nãy trước cửa có một cô bé họ Tô nhờ ta đưa mảnh giấy này, có lẽ là đưa cho cậu đấy!”

Vô Tấn sực nhớ ra, chẳng lẽ là tiểu la lỵ Y muội, cậu nhận lấy mảnh giấy mở ra xem, chỉ thấy bên trên viết một câu:

“Đại bịp bợm, cho huynh thêm một cơ hội nữa, giờ ngọ một khắc hôm nay, gặp tại miếu lão quân.”

Dòng chữ nguệch ngoạc, dường như có vẻ vội vã. Vô Tấn đột nhiên nhớ đến mảnh giấy mà lần trước Tô Y đưa cho mình, thế mà cậu lại quên béng, cậu quay lại nhìn chiếc đồng hồ cát, sắp đến giờ ngọ một khắc rồi. Cậu mỉm cười, bèn nói với Hoàng Phủ Quí một tiếng, sau đó thong thả đi về phía miếu lão quân, giờ ngọ một khắc cũng chính là mười một giờ rưỡi.

Thời tiết hôm nay rất tốt, một trận mưa hôm qua đã khiến cho bầu trời trở nên trong sáng, bầu trời xanh biếc trông như một miếng bảo thạch lam vô cùng đẹp, một màu xanh biếc, trong xanh gần như không hề có một gợn mây. Thành Duy Dương cũng được trận mưa xuân vừa rồi gột rửa sạch sẽ. Vô Tấn đi rất lâu, nhưng trên chiếc ủng da trâu của cậu cũng không hề thấy một hạt bụi nào cả.

Không khí đặc biệt trong lành, gió nhè nhẹ, bầu trời trong xanh, đây quả là một buổi sáng đầu xuân đầy thảnh thơi, khí trời như vậy khiến cậu nhớ đến hai câu thơ:

“Gió nhè nhẹ làm say lòng người, chỉ đành xem Hàn Châu như là Biện Châu.”

Ha ha! Hai câu thơ này hình như có vẻ không phù hợp, nhưng tâm trạng của cậu thật sự rất tốt.

Miếu lão quân rất rộng, rộng hai mươi mấy mẫu đất, trông như một lão nông không hợp thời, co cụm trong cái phố thương nghiệp phồn hoa này.

Vô Tấn bước vào trong cánh cửa cũ kĩ của miếu lão quân, trên chiếc bàn nhỏ ngay cửa để đầy nhang đèn giấy cúng. Một nén nhang, một cây nến, năm tờ giấy, được xếp gọn gàng từng phần, tấm biển treo bên cạnh ghi rõ:


‘ Vào cửa lấy nhang, tiền nhang là một trăm văn tiền, bỏ tiền ra để cúng thần, thành tâm ắt linh nghiệm’ , bản thân bỏ tiền vào trong cái thùng giấy bên cạnh, có cảm giác khá giống với một cái máy bán hàng.

Vô Tấn lấy ra hai nén bạc từ trong cái túi đeo bên người, mỗi nén năm mươi văn tiền, bỏ vào trong thùng giấy, và lấy một phần nhang đèn từ trên bàn án.

Miếu lão quân đã rât cũ kĩ, không có sơn môn, hậu viện hay là trung đình gì cả, chỉ có một ngôi miếu nhỏ chưa đầy nửa mẫu đất, đứng trơ trọi giữa một bãi cỏ hoang rộng lớn, xung quanh là một dãy tường thấp bể nát bao quanh.

Dãy đất hoang vu này của là gia sản của chủ tiệm cầm đồ, đây vốn là từ đường của nhà chủ tiệm, nhưng về sau gia đạo suy bại, từ đường cũng bị phá đi, và tổ phụ của người chủ đất này xây nơi đây thành đạo quán, thờ thái thượng lão quân. Hiện có một đạo sĩ đang ở bên trong, nghe nói có quan hệ thân thích với người chủ đất.

Hương khách trong miếu lão quân vô cùng thưa thớt, chỉ thấy hai người phụ nữ lớn tuổi đang đốt hương cầu xin lão quân phù hộ cho con trai họ sớm ngày phát tài, người đạo sĩ trông miếu đã hơn năm mươi, dáng người vừa đen vừa mập, khuôn mặt đầy đặn, mặc một chiếc đạo bào, đang nằm sưởi nắng trên một chiếc ghế tre, nhắm mắt len lén nhìn Vô Tấn.

Trước căn miếu nhỏ có một cái lư hương lớn bằng đồng thau, phía trên có khắc mười hai con giáp, trên mỗi một con giáp đều có một cái chân nến hương bàn, để cho khách đến đốt hương cầu nguyện. Miệng lư hương ở phía bên trên được làm rất lớn, rìa bên có giắt hai đồng tiền để bói toán. Có lẽ là để sau khi thắp hương xong. Khách hành hương sẽ thảy đồng tiền vào trong lư hương, đương nhiên, đồng tiền rất dễ được thảy vào, chứ không phải thuộc loại miệng nhỏ phải nhờ vào vận may mới thảy vào được, nếu không như vậy thì ông đạo sĩ lấy gì mà sống qua ngày chứ?

Trùng hợp là kiếp trước của Vô Tấn là 21 tuổi, tuổi hợi, kiếp này mười bảy tuổi, vẩn là tuổi hợi. Cậu tìm thấy hình con lợn trên lư hương, đốt nến lên, để bên trên hương bàn của tượng đồng, chấp tay lạy hai lạy.

“Thì ra Tam lang ca ca tuổi Hợi!” bên cạnh bỗng vang lên giọng nói trong trẻo của tiểu la lỵ

Vô Tấn quay đầu lại, thì thấy tiểu la lỵ đang nghiêng đầu nhìn cậu cười tủm tỉm, dáng vẻ ấy như mới phát hiện ra một bí mật động trời của cậu.

Vô Tấn trông thấy hôm nay cô bé chải hai chùm tóc kiểu vọng tiên, trên người mặc một bộ váy lụa ngắn màu tuyết trắng, mặt hoa da phấn, một đôi mắt ngấn lệ vừa to vừa tròn, nở nụ cười hồn nhiên, trên tay xách một cái túi lụa nhỏ màu xanh.

Vô Tấn trong lòng rất thích, bèn cười và hỏi cô bé:

“Tại sao huynh không thể tuổi Hợi chứ?”

“Muội đâu có nói huynh không được tuổi Hợi đâu! Muội chỉ cảm thấy không giống.”


“Vậy như thế nào mới giống?”

“Tuổi Hợi thì phải đầu to tai to, thân hình tròn trịa, giống như, giống như….”

Tô Y đột nhiên kề tai nói nhỏ với Vô Tấn:

“Giống như cái ông đạo sĩ đang nằm kia đó!”

Vô Tấn cười ha ha, ngón tay búng lên mũi cô bé một cái:

“Ừm! Còn muội có lẽ là tuổi Tý, vừa gầy vừa nhỏ, miệng lại nhọn.”

“Sao lại nói người ta là con chuột chứ!”

Tô Y đột nhiên nhớ đến chuyện lần trước cậu thất hẹn, bất chợt chu chiếc mỏ nho nhỏ lên nói với vẻ giận dỗi:

“Người ta tuổi rồng đấy? Rồng có thể hô mây gọi gió, có thể lên trời xuống biển, mạnh hơn nhiều so với con heo mập bịp bợm như huynh, suốt ngày chỉ biết có ăn!”

Nói đến ăn, Vô Tấn đột nhiên cảm thấy bụng có hơi đói, bây giờ đang lúc giờ cơm, ngay cả ông đạo sĩ nằm sưởi nắng lúc nãy cũng đã đi ăn cơm, cậu bèn cười và nói:

“Nếu đã như vậy, heo mập ca ca sẽ mời tiểu long nữ muội ăn cơm tại Dương Kí tửu lầu kế bên được chứ?”

“Không đi!”

Tô Y giậm chân quay người đi, mắt ngân ngấn lệ:

“Huynh nói đi! Lần trước tại sao lại không đến?”

“Lần trước Tam Lang ca ca bệnh nặng, suýt nữa mất cả mạng, cho nên không đến được.”

Vô Tấn vốn không hề nhớ đến cuộc hẹn với Tiểu La Lệ, cậu tùy tiện viện lại một cái cớ tương đối nghiêm trọng, tiểu nha đầu lập tức không còn giận dỗi nữa, quay đầu lại chớp chớp mắt, hỏi cậu với vẻ rất là quan tâm:


“ Vậy…giờ đã đỡ hơn chút nào chưa?”

“Bệnh thì khỏi rồi, nhưng người thì lại gầy đi nhiều, giờ trở thành một con heo gầy nhom rồi, cho nên mới cần đi tẩm bổ, vào tửu lầu ăn cái gì đó ngon ngon một chút nhé.”

Vô Tấn lại dỗ ngọt cô bé:

“Sao nào, nể mặt Tam Lang ca ca, đi ăn cơm nhé! Đây là lần đầu tiên huynh mời người khác ăn cơm đấy!”

“Có thật không?”

Vô Tấn nghe cậu nói là lần đầu tiên mời người khác ăn cơm, lập tức mặt mũi tươi cười, vẻ không vui lúc nãy giờ đã biến mất.

“Được! Chúng ta đi thôi.”

Cô bé nắm tay Vô Tấn vội đi, nhưng Vô Tấn lại sực nhớ một chuyện, cười híp mắt nói:

“Đợi một lát đã, để huynh thử vận may.”

Cậu móc ra mười mấy đồng tiền trong túi, chuẩn bị ném vào trong lư hương. Tô Y rất thích trò này, cô bé vội nắm lấy cánh tay của Vô Tấn:

“Để muội! Muội rất may mắn đấy.”

Vô Tấn đưa cho cô bé một mớ tiền đồng, Tô Y nhắm chuẩn lư hương nhè nhẹ ném vào, chỉ nghe tiếng ‘ leng keng ‘ trong trẻo, Tô Y mừng rỡ đến vỗ vỗ tay:

“Đã nghe thấy tiếng may mắn rồi, năm nay Vô Tấn ca ca nhất định sẽ gặp may.”

“ Ha ha! Cứ như lời muội nói vậy, chúng ta đi ăn nào.”

Tô Y mỉm cười, nắm lấy tay Vô Tấn, nhảy chân sáo đi theo cậu ….

(*) tiểu la lỵ (những chương trước có thể viết là Tiểu La Lệ): cô bé xinh xắn (còn nhỏ nhưng đã lộ vẻ xinh đẹp, hấp dẫn)!


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui