Hoa Linh Lan

Truyền thuyết kể rằng:

"Thời xa xưa có một chàng Gù bất hạnh, sống đơn độc, không biết cha mẹ mình là ai, anh em thân thuộc cũng không có, chẳng ai coi chàng là bạn. Đối với tình yêu, chàng chỉ biết qua sách vở. Chàng mang máng hiểu rằng tình yêu cũng giống như một hơi thở nhẹ luôn ve vuốt trái tim, hoặc ngọn lửa thiêu cháy nó, rằng tình yêu có thể nâng con người lên chín tầng mây, và cũng có thể quăng họ xuống địa ngục. Chàng Gù còn tin rằng, dù là hơi thở nhẹ hay sức nóng của lửa cũng không thể làm lay chuyển được trái tim đau đớn đang đập loạn lên của chàng.

Ai có thể đem lòng yêu một con người như vậy, một khi trên đời này còn có biết bao chàng trai tuần tú và khôn ngoan khác? Vả lại, làm sao chàng có thể yêu một người khác giới khi chàng mang trái tim như vậy trong lồng ngực? Không, con tim chàng chỉ biết căm ghét, đố kỵ; đôi môi chàng chỉ quen mấp máy một số từ thô thiển; cặp mắt ti hí của chàng không nhìn rõ được, dù là một tia nắng dịu dàng hay một ánh trăng mỏng mảnh; đôi mắt ấy lcu1 nào cũng nhìn xuống và chỉ thấy toàn những thứ thối tha, nhơ nhuốc; cái mũi nhọn hoắc của chàng không thể phân biệt được những điều kỳ diệu trong hương thơm của loài hoa, mà chỉ biết đánh hơi được mùi hôi thối cảu súc vật và lá cây rữa nát. Chàng bị người đời xem thường và xa lánh.

Rồi chàng đem lòng yêu công chúa Roda, một công chúa xinh đẹp, dịu dàng và kiều diễm. Nhưng công chúa đã sánh đôi bên hoàng tử, làm sao xứng với một gã gù. Trong cơn ghen, đánh mất lý trí, chàng Gù đã dùng dao đâm thẳng vào trái tim công chúa.

Mọi người cúi gằm mặt xuống, vẻ đau buồn. Khi ngước mắt lên, ai nấy đều ngạc nhiên trước một tiếng kêu sửng sốt. Từ mảnh đất thấm đầy máu, mọc lên một bông hoa thanh cao có những cái cánh nhỏ màu đỏ lửa tỏa hương thơm. Nhưng nếu ai cố tình chạm vào nó thì sẽ bị những cái gai sắc như mũi dao đâm vào tay đau nhói.

Theo luật pháp xứ này, hung thủ giết người tình của mình chỉ vì ghen tuông sẽ bị laoi5 trừ ra khỏi cộng đồng, do vậy chàng Gù phải lưu đày lên một cùng núi hẻo lánh, kéo theo sau là những cơn mưa đá và những lời nguyền rủa. Từ đó không ai thấy chàng Gù nữa. Mãi đến mùa xuân năm sau, Maia, cô gái chăn cừu nhỏ nhắn trong lúc đi tìm chú dê con bị lạc bầy, đã phát hiện dưới chân núi một trái tim bị nứt nẻ. Cô gái bỗng nhớ tới chàng Gù bất hạnh đã chết vì tình yêu điên dại. Nàng cúi xuống trước trái tim tan vỡ và khóc nức nở. Vì nàng cũng là kẻ đơn độc, không được yêu. Thật kỳ lạ, những giọt nước mắt của Maia cứ thấm sâu vào tàng đá, vày ngay trên chỗ đó mọc lên hai bông hoa, một bông có những cánh nho nhỏ màu hồng quấn quanh thân cành giống như những trái tim nhỏ xíu bị nứt nẻ; còn bông kia thì nở ra những cái chuông nhỏ màu trắng treo lủng lẳng trên cành, hệt như những giọt nước mắt trong suốt.

Sau này, con người đã đem những bông hoa đó về trồng trong vườn và gọi bông hoa màu hồng là Hoa Trái Tim Tan Vỡ, còn bông hoa màu trắng là Hoa Linh Lan."

Đối với tôi, hoa linh lan là một loài hoa rất đẹp, trong trắng và không tì vết. Nó có khả năng chữa bệnh tim, nhưng ngược lại, cũng có thể trở thành một thứ độc dược giết người. Thế nên, mỗi lần nhắc tới hoa linh lan, tôi lại nghĩ tới một trái tim đang ngày đêm rỉ máu với những nỗi buồn đau vô hạn mà tôi không thể nào chạm tới.

Truyền thuyết về loài hoa ấy như một câu chuyện thật buồn. Tình yêu luôn đi kèm với nỗi cô đơn, phải chăng? Những kẻ cô đơn khát khao tình yêu, nhưng tình yêu lại luôn từ chối họ.


Sau này, tôi đọc thêm rất nhiều câu truyện khác về hoa linh lan. Cũng như biết thêm rất nhiều cái tên khác của loài hoa ấy. Hoa này, ngoài tên tiếng Anh, Lily of the Valley, còn được gọi là Our Lady's Tears (Nước mắt của mẹ). do theo truyền thuyết trong Thiên Chúa Giáo, linh lan xuất hiện từ những giọt nước mắt của Đức Mẹ đồng tronh Maria khi Chúa Jesu bị đóng đinh trên thánh giá. Một thuyết khác cho rằng, khi bị đuổi khỏi Thiên đàng, những giọt nước mắt Eva đã rơi xuống và trở thành hoa linh lan. Tôi yêu thích hoa linh lan không chỉ vì nó đẹp, bởi những truyền thuyết về nó đều thấm đẫm bi thương, khiến con người ta ướt lệ, mà còn bởi vì...

Tên tôi là "Hoa-Linh-Lan". Cuộc đời tôi, như cái tên, man mác buồn, man mác vui.

...

Lần đầu tiên tôi gặp Khánh là khi cậu ấy mười bốn tuổi. Chúng tôi học lớp Chín cùng nhau, khánh chuyển đến học sau tôi nhiều lắm. Khánh có một đôi mắt vô cảm, một khuôn mặt đường nét và thu hút. tuy cậu ấy khá ga lăng nhưng sống lại vô xùng khép kín. Không chỉ bọn con gái trong lớp tôi mà gần như con gái cả trường đều thích cậu ấy. Cái gì cậu ấy cũng "nhất" thì làm sao mà không thích được cơ chứ? Cao nhất, đẹp trai nhất, học giỏi nhất và ga lăng nhất, lạnh lùng nhất, chơi thể thao giỏi nhất, v.v... Nhiều cái nhất kể mãi không hết - đó là Khánh - một điểm sáng nổi bật trong mọi điểm sáng.

Bù lại cho sự yêu thích của nữ giới, cậu ấy nhận được kha nhiều ác cảm từ bọn con trai. Những ngày cuối năm lớp chín, theo tôi nghĩ, là một khoảng thời gian mệt mỏi và buồn bã của Khánh. Ở lứa tuổi của chúng tôi khi đó, mong muốn khẳng định bản thân rất cao. Và đánh đấm bỗng dưng là con đường ngắn nhất để bọn con trai thể hiện cái tôi rất trẻ con của chúng.

Cậu ấy thường xuyên bị bọn con trai trong trường đánh. Mặt mày xuất hiện vô số những bầm thâm. Tuy nhiên, có lẽ cậu ấy không đánh lại bọn chúng bao giờ chỉ im lặng chịu đựng. Bọn con gái rỉ tai nhau điều này và tôi cũng tham gia vào mọi cuộc chuyện trò, bàn tán xung quanh nhữn trận đánh đó. Có đứa cho Khánh nhát gan nên đã chịu đòn mà không đánh lại. Cũng có đứa nói, bọn con trai quá đông và Khánh đã chống trả nhưng thất bại vì lực lượng không cân sức. Quan điểm nào cũng đôi phần có lý. Nhưng cá nhân tôi lại cho rằng, có lối cư xử chuẩn không cần chỉnh.

Có một lần, tôi nhìn thấy Khánh, với những vết bầm dập trên mặt và máu chảy rất nhiều nơi cánh tay. Cậu ấy lui về phía sau vườn trường, sau một trận đòn nhừ tử của bọn lớp Mười.

Tôi đi theo.

Vì tò mò.


Sự tò mò của tôi mang lại nhiều điểu hơn tôi nghĩ. Lúc đó chỉ vì là sự ngạc nhiên cực độ. Sau này, nó còn khiến tôi đóng vai một kẻ đi theo trong suốt quãng đường dài.

Khánh ngồi bệt ở đống cỏ, bằng sự cố gắng hết sức của cánh tay bị gãy, cậu ấy kéo khóa quần.

Tôi nhắm mắt lại, quay mặt đi vì xấu hổ. Nhưng chẳng hiểu điều gì, khiến tôi qua lại nhìn, cậu ấy mở khóa quần ra, nhìn vào "cái đó" của mình, thở phào một cái rồi cười.

Tôi khi đó - một cô bé mười bốn tuổi như mọi cô bé mười bốn tuổi khác, nhìn vào hành động của Khánh là biến thái vô cùng.

Hồi sau, tôi đã kể chuyện tôi nhìn thấy đó với con bạn thân của mình, tất nhiên, kèm theo một rổ thắc mắc. Rồi con bạn thân của tôi lại kể tiếp với một con bạn khác của nó. Cứ như thế, câu chuyện nhanh chóng được lan truyền, và mau lẹ hơn tôi tưởng. Tôi không nghĩ câu chuyện này gây hại cho Khánh, đó chỉ là những thắc mắc hiển nhiên của tôi... Vậy mà...

Bọn con trai bắt đầu giễu cợt Khánh, chúng nó "chợt nhớ" những lần đánh nhau, Khánh luôn dợ bị đau chỗ ấy. Tất nhiên, thằng nào chẳng sợ, nhưng nỗi sợ của Khánh luôn được thể hiện một cách thái quá hơn người bình thường. Chúng nó nói rằng hẳn Khánh bị tật ở "cái đó".

Sau buổi sinh hoạt ngày thứ Bảy cuối tuần, Khành bị đám con trai lôi vào nhà vệ sinh. Chúng đẻ Khánh xuống, bắt tụt quần và chế giễu, trêu chọc. Tất cả đám con gái đều biết điều này, đứng từ xa xôn xao nhưng không ai dám bình luận gì nhiều vì xấu hổ.

Sau đó, Khánh chuyển trường.


Đó là ngôi trường thứ ba Khánh theo học trong bốn năm cấp hai.

Sau này, tôi biết được Khánh đi du học, điều đó khiến tôi thực sự rất buồn. Tôi nghĩ việc cậu ấy phải chuyển trường là lỗi tại cái miệng lắm lời của tôi. Có một thời gian, nghĩ về Khánh là việc duy nhất tôi làm trong ngày. Đôi khi, tôi thắc mắc liệu cậu ấy có Gay không nhỉ? Thời điểm tôi tự hỏi mình câu hỏi đó, vấn đề đồng tính còn được đề cập nhiều với thái độ không tích cực. Thông tin ngày đó còn rất nghèo nàn, nên tôi chỉ có thể cập nhật một cách sơ sài, qua cái nhìn chủ quan, thiển cận của một số người viết bào. Nhưng rồi, tôi lại xua ý nghĩ đó đi, việc chăm chút đến của quý không có nghĩa là người đó có vấn đề gì giới tình cả. Mỗi người có một sở thích, dù nó kỳ quặc, chẳng phải cũng nên tôn tọng sao?

Trong mắt một cô bé như tôi thì Khánh thật đẹp trai. Ai cũng nói vậy, cậu ấy phát triển chiều ao sớm, nên lớp chín, Khánh đã cao 1m75. Có lần, đi khám sức khỏe định kỳ của toàn khối, bác sĩ nói cậu ấy vẫn còn có thể cao thêm. Điều đó làm bao nhiêu đứa trong khối phải trầm trồ.

Tôi không hiểu tại sao Khánh lại sống khép kín như vậy? Cậu ấy có nỗi mặc cảm thầm kín nào mà người ngoài không ai hay biết chăng? Tôi biết ôm một nỗi mặc cảm thì bản thân sẽ cảm thấy rất khổ sở như thế nào? Sau này tôi càng hiểu rõ hơn vì đã phải trái qua sự mặc cảm ấy. Mỗi lần nghĩ về chuyện Khánh mặc cảm với một điều gì đó, là tôi lại liên tưởng tới chàng Gù trong sự tích hoa linh lan. Anh ta đã ôm nỗi cô đơn rồi chết đi. Ai mang trong mình một bí mật mà không có niềm tin thì cũng đều sẽ cô đơn như vậy...

Việc nghĩ về Khánh với quá nhiều ấy này, khiến tôi hạ quyết tâm sẽ phải gặp Khánh vào một ngày không xa, để nói lời xin lỗi và mong cậu ấy sẽ tha thứ cho mình.

Một năm sau đó, khi tôi đang học lớp Mười, bố tôi bị bắt với tội danh tham nhũng và lợi dụng chức quyền, gây hậu quả nghiêm trọng. Tất cả tài sản của gia đình đều bị tịch thu. Tôi không khóc, cũng không trách bố. Tôi làm như vậy, tôi cũng vẫn phải tin ông hẳn có lý do của mình. Trong mắt tôi, bố luôn là một người bố mẫu mực, một người đàn ông chính trực và tuyệt vời. Nhìn ông bình thản bước đi mà lòng tôi se sắt. Tôi hoi ông có hối hận vì những việc đã làm không? Ông chỉ cười. còn mẹ tôi thì khóc và ngất lên ngất xuống.

Tôi nói, nếu bố có một mức lương xứng đáng hơn, với công việc của một cán bộ cần mẫn, bố sẽ không làm việc đó đúng không? Bố trả lời: "Không!" "Khi con đã có cái xứng đáng với mình, con sẽ nghĩ rằng nó là không đủ. Ngay cả khi bố có một mức lương cao hơn và xứng đáng hơn với bố, bố vẫn sẽ nghĩ nó là không đủ."

Bố tự sát trong trại giam. Đáng ra ông chỉ phải đi tù hai năm thôi, nhưng ông đã vào đó và không bao giờ trở ra nữa. Nói một cách khác đi, là ông đã để tâm hồn mình lại trong ngục, chỉ để cho mẹ con tôi đón cái xác trở về.

Ông là hiệu trưởng trường cấp hai mà khánh và tôi đã từng học.

Việc này thực sự nhục nhã với ông.


Tôi biết, tội trạng của ông không phải như vậy. Nhưng ông không thanh minh mà chọn cho mình cách ra đi lặng lẽ. Những điều ông nói cứ như thể ông có thể chấp nhận tất cả tôi lỗi về mình. Bỗng nhiên tôi nghĩ đến Khánh, nghĩ đến những trận đòn vô cớ mà cậu ấy phải chịu suốt những năm cấp hai mà không một lần phản kháng, oán trách, kêu than hay thanh mình gì cả. Những người đàn ông có một sự chập nhận thật kỳ lạ. Khi họ đã chấp nhận rồi thì mặc cho tất cả xấu xa, họ vẫn sẵn sàng vơ vào minh đon giản như thế sao?

Anh trai tôi khi đó đã trưởng thành, nói rằng tôi và mẹ cần đi khỏi nơi đây và bắt đầu một cuộc sống mới. Anh lấy vợ ở Phần Lan, chị dâu tôi là người ngoại quốc. Anh muốn đón mẹ sang để gần vợ chồng và con của anh. Gia đình đoàn tụ, tiện chăm sóc. Đồng thời, anh cũng muốn tôi sang đó để thanh thản sống mà tiếp tục học hành.

Hóa ra là cứ mỗi khi có chuyện xảy ra ở nơi bạn đã từng sống, sẽ không thể tiếp tục sống yên ổn ở đó được nữa. Bởi những lời đàm tiếu và dị nghị sẽ đeo duổi mãi không thôi. Người hết thì cũng đã chết rồi, kể có tội (nếu có) thì giờ đây cũng chẳng còn đâu. Nhưng những người vô tội, những người đang sống, thì lại phải chịu đựng đủ mọi áp lực: áp lực của định kiến xã hội và áp lực của mỗi quá khứ buồn đau.

Vì thế mà, bỗng nhiên tôi hiểu sâu sắc những gì Khánh đã trải qua, hiểu vì sao cậu ấy phải rời xa chúng tôi để đi tới một nơi xa lắc. Chắc cậu ấy cũng nhớ nhà, nhớ nơi ở cậu ấy đã từng sống và lớn lên chứ? Bởi vì tôi cũng thế, khi ra đi... tôi lưu luyến rất nhiều.

Tôi sang Phần Lan năm lớp Mười một.

Tôi nhớ bố!

Phần Lan có quốc hoa là hoa linh lan. Anh trai tôi nói đùa rằng "Hoa Linh Lan" đã trở về với mảnh đất của nó. Nhưng tôi biết rằng, Phần Lan không phải là mảnh đất của tôi. Tôi chỉ đến với nó để trành những ánh nhìn đeo đẳng, rượt đuổi mẹ con tôi. Và vì đây không phải là nơi tôi sinh ra, nên hiển nhiên nó chỉ là một nơi tôi "đến", chứ không phải một chốn bình yên cho tôi "trở về".

Châu Âu, thực sự rất nhỏ bé. Hai năm sa, tôi tình cờ gặp Khành ở Berlin. Anh ấy thậm chí còn không nhận ra tôi nữa. Trong câu chuyện của mình, câu chuyện "cổ tích" có tôi và Khành với những sự va đập tình cờ của định mệnh, tôi thấy mình là một chàng Gù hoặc là một cô gái chăn gia súc như Maia - hẳn tôi là một kẽ cô đơn, trong hành trình theo đuổi ai đó mà mình yêu thương.

Quả thật, đã có nhiều chuyện xảy ra làm tôi quá ngỡ ngàng. ví như, lần đó chúng tôi gặp lại nhau, không những Khánh chẳng nhận ra tôi mà anh ấy còn đi cùng một bông hồng lai tuyệt đẹp. Sau này tôi được biết, tên cố ấy là Kat, kém tôi và Khánh một tuổi. Nếu giống như trong truyền thuyết, thì đây ắt hẳn là công chúa Roda xinh đẹp rồi. Cố ấy đẹp quá! Vẻ đẹp chói lóa khiến cho "hoàng thử" và công chúa thật xứng đôi. Còn tôi thì... lạc lõng.

Chẳng có lý do gì tôi có quyền ghen tị với "công chúa" cả. Bởi bì đã quá lâu rồi tôi và Khành không gặp nhau. Có thể, trong ký ức anh ấy, thậm trí tôi còn chưa từng tồn tại. Vả lại, về phía tôi, sao có thể nói rằng tôi đã "yêu" anh ấy cơ chứ? Tôi gặp anh ấy khi tôi mới chỉ là một đứa trẻ. Đứa trẻ ấy đã khiến anh ấy phải rời bỏ quê hương mình. Để rồi sau khi làm cho người ta bị tổn thương, đứa trẻ ấy lại ngày đêm nghĩ suy về người ấy. Sự suy nghĩ kéo dài từ năm này qua năm khác bỗng chốc chuyển thành nhớ thương cuồng loạn từ lúc nào không hay. Nhớ thương ấy biến thành tình yêu đơn phương để khi gặp lại bỗng nhiên bùng cháy, nghi ngút và cô quạnh.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui