Hồ Sơ Bí Ẩn

Kéo đi kéo lại mấy lần thì tôi cũng đã tìm được đoạn người phụ nữ phủi bụi trên bức tượng đá.

Kế sau đó là ống kính thay đổi, chắc là tầm mắt của người phụ nữ đó đã di chuyển.

Nhưng ở dưới góc trái của màn hình, có thể nhìn thấy một góc đá màu xám, đó là một phần của bức tượng.

Theo sự lan tràn của ngọn lửa thì màu xám tro đó đã bị màu đỏ thay thế.

Tượng đá bị thiêu rụi rồi sao? Hay là vẫn chưa?

Diệp Thanh do lười không muốn lo chuyện này nữa, hay là để cho con ma núi đó trừng trị đám ác nhân mà pháp luật không thể uốn nắn được nữa?

Tôi cũng chẳng hiểu sao mình lại cứ xoắn xuýt về cái sự kiện này, có chút giống như là cố ý tự đâm đầu vào.

Chắc là trong sự kiện này, linh hồn mà Diệp Thanh nói tới khiến tôi ấn tượng.

Linh ở vùng đất Dân Khánh này đã chết từ lâu, Diệp Thanh nói như đinh đóng cột là ở đây sẽ không có linh. Nhưng mà, bây giờ Diệp Thanh đã biến thanh ma rồi…

Nếu ở cái đất này mà sinh ra một linh hồn mới thì chỉ sợ sẽ không phải là ngưởi bảo hộ lương thiện gì. Vừa nghĩ đến đây, lòng đã thấy hơi bất an.

Tiếp đó, tôi nhớ đến năng lực của mình.


Chỉ cần tóm được linh hồn đó, dùng năng lực của tôi tiêu diệt nó thì chắc là có thể làm được. Trò chơi không phải cũng bị tôi tiêu diệt đó sao?

Nếu chuyện này mà xảy ra thật, thì có lẽ sẽ không đơn giản như tôi nghĩ như vậy, nhưng dù gì cũng không phải là một hoàn cảnh bế tắc không lối thoát.

Tôi thở hắt ra một hơi, gấp hồ sơ lại.

Chuyện bỏ phiếu để lựa chọn phương án đền bù, sau khi nhóm năm người chúng tôi phân công thì công việc tiến triển rất nhanh.

Những người có quyền tài sản quên bỏ phiếu hoặc lười không đến bỏ phiếu, sau khi chúng tôi chủ động liên lạc thì họ mới chịu hợp tác. Dù sao thì cũng là chúng tôi đến tận nhà để phục vụ, họ chỉ cần ở nhà đợi là được rồi.

Thế nhưng mấy nhà mà Trần Hiểu Khâu với Gã Béo phụ trách thì lại khá phiền phức.

Lúc trước, khi tiến hành điều tra nguyện vọng, chúng tôi đã biết công tác di dời của mấy nhà sẽ lâm vào diện động cứng.

Lần này cũng không nằm ngoài dự liệu của chúng tôi.

Trần Gia Huy tuổi già lú lẫn, chính là một trong những trường hợp đó.

Nhắc đến nhà đó, Gã Béo không khỏi than vãn.


“Ông Trần không còn nhận ra ai nữa cả, ăn uống nói chuyện đều không được, hoàn toàn là do một tay con gái lớn là Trần Dung Hoa chăm sóc. Lúc trước chúng ta đến đưa phiếu khảo sát, bà ấy chẳng phải là không thông báo cho mấy anh chị em khác sao? Lần này mấy người đó vừa xem tin tức liền tự mình chạy đến. Bà ấy còn tính trốn ba anh chị em kia đến bỏ phiếu, nhưng bị tóm ngay tại trận. Bây giờ cả chuyện ông cụ ở đâu mà họ cũng quậy um lên. Ai cũng muốn đón ông cụ về nhà mình ở hết.”

Trần Hiểu Khâu thì không có ý kiến gì về chuyện này. Cô ấy là mẫu người bình tĩnh, những động thái trút bực dọc như thế này, hiếm khi nhìn thấy ở cô ấy.

Quách Ngọc Khiết thì tỏ ra tức giận bất bình: “Lúc trước thì chẳng ai chăm sóc, bây giờ thì ôm khư khư.”

“Trước đây bốn anh chị em họ đều đã bàn xong cả rồi, ba người kia sẽ góp tiền vào, để Trần Dung Hoa chăm lo cho cha già. Vốn dĩ họ muốn đưa đến viện dưỡng lão, sẽ dùng tiền cho thuê nhà bên này, còn thiếu thì sẽ chia đều mỗi nhà, sau đó thay phiên nhau đến thăm ông cụ. Nhưng Trần Dung Hoa chủ động đề nghị để mình chăm cha, những khoản tiền kia cứ gửi cho bà ấy.” Gã Béo nhún vai, “Bây giờ nhà sắp giải tỏa rồi, mà bốn gia đình họ chẳng có ai sống ở bên này, tra sổ hộ khẩu thì chỉ có tên hai vợ chồng ông Trần, mà bà cụ thì đã đi theo tổ tiên từ lâu rồi. Điều kiện nhà ở và sinh sống của mấy anh chị em họ đều rất tốt, tổng số tiền đền bù chia cho họ chắc chắn sẽ ít.”

“Cháo ít thầy chùa đông rồi.” Tí Còi bình luận.

“Cháo ít thầy chùa đông” thì đương nhiên sẽ sinh ra xung đột. Đặc biệt là nhìn thấy mấy nhà khác trong thôn Sáu Công Nông lấy được nhiều tiền, thì thế nào cũng sẽ cảm thấy mình thiệt.

“Thái độ của nhà họ kỳ thực vẫn ổn. Dù cho nhà họ không giải quyết được thì cũng sẽ không định tìm đến chúng ta gây phiền phức.” Gã Béo lên tiếng, mặt nhăn nhó, “Nhà của bà cụ Tống mới ghê gớm chứ. Lần trước hai đứa con của bà ấy mém là đánh nhau, lần này cũng vậy.”

Bà cụ Tống mà Gã Béo nói chính là người có quyền tài sản ở đây - Tống Hiền. Nhà này cũng tương tự như nhà ông lão Trần Gia Huy, nhà ở thôn Sáu Công Nông đem cho thuê, còn bản thân đến ở với con gái. Nhưng cô con gái lại bất đồng ý kiến với chuyện giải tỏa.

Trần Gia Huy bị lẫn, hoàn toàn không thể sử dụng quyền lợi của mình một cách bình thường được, đời sống đều phụ thuộc con cái. Còn Tống Hiền thì khá là ba phải, giả câm giả điếc, để mặc cho hai đứa con cãi nhau. Đây không phải là một Từ Quang Tông khác, nhưng vẫn rất có khả năng sẽ xảy ra chuyện anh em ruột thịt đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.


Càm ràm, bực dọc rồi cũng xong, chuyện cần làm thì vẫn phải làm.

Chúng tôi vừa xuất phát liền gặp phải mấy đồng nghiệp khác cũng đang đến hiện trường.

Vừa rời đơn vị, vừa trò chuyện, cũng chỉ kể cho nhau nghe về mấy nhân vật phiền phức mà tổ mình gặp phải.

Tôi đảo mắt, nhận ra không có Trịnh Vĩ, bèn hỏi tiểu đội trưởng bên đó là Tưởng Hựu.

“Anh Trịnh hôm nay xin nghỉ phép rồi à?”

Tổ chúng tôi lắm nạn nhiều tai, chuyện xin nghỉ phép khá là nhiều.

Về phương diện này, các đồng nghiệp khác trái lại không ai phàn nàn gì. Đất thôn Sáu Công Nông quả thật có vấn đề, năm người chúng tôi cũng quá xui xẻo, trong một năm qua, bị thương nhập viện không chỉ lần một lần hai.

Lúc trước Tưởng Hựu còn nói đùa, đề nghị cả nhóm chúng tôi đến chùa triền thắp hương.

Những tổ khác chỉ gặp vấn đề trên công việc, chuyện nhân viên xin nghỉ rất hiếm.

Tưởng Hựu xuýt xoa: “Vừa sáng đã đến rồi, nhưng nhận một cuộc gọi là phóng về nhà ngay. Thời gian này đang nghỉ hè mà. Mẹ anh ấy đã nghỉ hưu từ lâu, nên chăm con giùm anh ấy, đồng thời cũng chăm thêm con của một người bà con khác. Hai đứa nhỏ cứ cãi nhau suốt, lúc trước còn đánh nhau một lần. Khi nãy gọi điện kêu về, cũng vì tụi nhỏ cãi nhau đấy.”

“Sao không tách chúng ra?” Tí Còi buộc miệng hỏi.

“Người bà con đó đi công tác xa, nhà đâu còn ai. Không có ai chăm đứa nhỏ hết, nên cũng hết cách rồi.” Tưởng Hựu nhún vai, “Hơn nữa, vốn dĩ anh Vỹ cũng muốn tìm một trại hè, đưa con mình vào đó. Mà hình như đứa con của người họ hàng kia không muốn cứ ở trong nhà, muốn đưa nó đi thì lại không có chỗ nào… Nên chuyện này cứ vào ngõ cụt như thế đấy.”


“Thế thì rắc rối quá nhỉ.”

Hồi nhỏ tôi chưa hề trải qua chuyện bị đem đi gửi ở nhà người thân nào đó, em gái thì lại càng không. Sau khi nó chào đời thì tôi đã có thể chăm sóc nó được một chút. Hồi nhỏ, em gái tôi rất ngoan, còn tôi thì chẳng nghịch ngợm gì, cho nên hai anh em quanh năm suốt tháng cứ ở trong nhà.

Còn tuổi thơ Gã Béo thì ngược lại, nghỉ hè là chạy khắp nơi.

Cậu ta lên tiếng hỏi: “Con nít thì chắc rất dễ quên, sao lại cứ đánh nhau suốt được?”

Tưởng Hựu lại nhún vai: “Tôi cũng không biết. Anh Vỹ cũng không kể. Có lẽ là thằng bé đó nghịch quá, nên anh ấy không tiện kể ra.”

Tám chuyện tới đây thì đã đi đến cổng đơn vị, hai tổ bắt đầu tách ra. Gã Béo lái xe đưa tôi đến thôn Sáu Công Nông trước. Tôi tiếp tục bám rễ ở ủy ban, phục vụ cho những người có quyền tài sản đang sống ở đây.

Xảy ra chuyện của nhà họ Từ, những người có quyền tài sản ở chỗ khác có lẽ không có nhiều cảm xúc, nhưng người bên trong khu dân cư thì lại xôn xao không ngừng. Đặc biệt là đài báo đều đưa tin cả rồi, gây ra một làn sóng dư luận khá mạnh mẽ. Có lẽ phải nói là làn sóng tò mò thì càng chính xác hơn.

Mấy ngày gần đây thì lại không có nhà nào tranh cãi dữ dội cả. Mọi người đều kiềm chế, hình như sợ bị người thân của chính mình giết chết. Chẳng biết nên xem chuyện này là một tín hiệu tốt, hay là một hiện thực u ám đây.

Những người đến bỏ phiếu mấy ngày nay đều rất tuân thủ nguyên tắc, nghiêm túc bỏ phiếu, rồi lặng lẽ ra về.

Mà ủy ban dân cư thì lại vẫn ồn ã như ngày nào. Những bà cô bà dì đến xài máy lạnh miễn phí, mở đại hội “lắm chuyện” như bình thường.

Điện thoại tôi lúc này đổ chuông. Tôi có chút bất ngờ khi màn hình điện thoại hiện lên “Lữ Xảo Lam”.

Cuộc điện thoại này khiến tim tôi đập thình thình như trống trận.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui