Ông lão này rất không khách sáo, thẳng thắn lên tiếng nhờ ba người lạ chúng tôi giúp đỡ.
Nhưng xem tình hình bây giờ ở tầng hầm, cùng với việc bên Cục lưu trữ Hối Hương quả thật cũng không có nhân lực, mà đúng lúc này ba người khỏe mạnh chúng tôi lại mò đến, đương nhiên là chạy không thoát rồi.
Với lại có hai người già ở đây, chúng tôi cũng không thể từ chối được.
Xắn ống quần lên, bước đến tủ hồ sơ bên cạnh, ba chúng tôi bắt đầu trở nên bận rộn.
Những thứ được cất dưới tầng hầm đều là tư liệu cũ. Đúng lí ra, thời đại công nghệ phát triển thì những hồ sơ này chắc là đã được scan rồi nhập vào kho dữ liệu rồi. Có điều những văn kiện bằng giấy này vẫn được lưu giữ lại xem như là tài liệu dự phòng. Thứ nữa là mấy chục năm về sau, nếu như có thể quay phim tài liệu, hoặc bản tin chuyên đề, thì việc lấy tài liệu bản giấy này ra quay phim, chắc chắn sẽ thú vị và ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc trích tư liệu từ kho dữ liệu ra.
Trước đây tôi đã từng tiếp xúc với Cục lưu trữ Dân Khánh. Lúc đó vì muốn tìm được nhóm người của Diệp Thanh, nên Gã Béo và Tí Còi đã phải chạy đến Cục lưu trữ những mấy chuyến, còn phải xin xỏ người ta giúp đỡ, mới được chạm đến những hồ sơ cũ kĩ nhất.
Dân Khánh phồn hoa hơn Hối Hương rất nhiều, cấp bậc hành chính cũng cao hơn, nên điều kiện ở Cục lưu trữ đương nhiên cũng tốt hơn nhiều lắm, thậm chí không có chuyện đem tài liệu nhét xuống dưới hầm, quanh năm không được tiếp xúc ánh mặt trời, còn có nguy cơ bị ngập nước như thế này. Tí Còi nói, có một số tủ tài liệu còn bịt kín mít nữa, chắc chắn chẳng kém với kho bảo mật ở ngân hàng là bao. Đương nhiên, những hồ sơ liên quan đến Thanh Diệp và thôn Sáu Công Nông không đủ tư cách để được đặt trong những chiếc tủ ấy.
Tôi rút những tập tài liệu ở ngăn dưới chiếc tủ ra, đều ướt nhẹp, nhỏ nước xuống dưới tong tỏng. Lật những văn kiện đó ra xem, chữ bên trên những trang giấy ố vàng vốn đã bị mờ, giờ dính nước nữa thì hầu như hỏng hơn một nửa. Thậm chí có một số văn kiện do quá lâu đời nên đã bị mục nát, giờ đây tình trạng còn tệ hại hơn.
Tôi cảm thấy khá ngao ngán, đành xem lướt qua tên và phân loại của các văn kiện ấy. Trước tiên là đem hong khô, rồi mới xem thử nó có liên quan đến lịch sử của Hối Hương không.
“Khụ khụ…”
Ở bên kia căn phòng, cái ông lão kia đang ho. Ông Lưu bảo ông lão nghỉ đi nhưng ông ấy không chịu. Hai ông già khẽ giọng lại, nhưng chốc chốc lại vang lên, hình như đang tán chuyện gia đình.
Lữ Xảo Lam cất tiếng gọi tôi.
Tôi đi qua xem thử, trên tay cô ấy đang bày ra một cặp tài liệu, bên trong là những bao nhựa mỏng, không kín miệng nhưng vẫn có hiệu quả chống nước.
Lữ Xảo Lam gọi tôi tới, đương nhiên không đơn thuần là vì thấy vui mừng khi trong Cục lưu trữ còn có một cặp tài liệu như thế, mà là vì nội dung bên trong.
Các tờ giấy đang bọc túi bóng đều là những tờ giấy đã rách nát, nhìn là đã biết lâu đời lắm rồi, chữ bên trên cũng là chữ cổ.
Tôi đọc khá đuối.
Lữ Xảo Lam chỉ một câu hoàn chỉnh nói với tôi: “Đây là địa phương chí của Hối Hương trước đây, trong này chép lại việc phát lương thực cứu trợ thiên tai, sau đó là số người thương vong do thiên tai gây ra.”
Tôi khá ngạc nhiên vì Lữ Xảo Lam hiểu những thứ này.
Cô ấy không để ý thái độ của tôi, chỉ vào trang giấy bị thiếu vài chỗ bên cạnh, “Ở đây nhắc đến một thương gia giàu có bấy giờ đi ngang qua Hối Hương và đã quyên góp một số tiền.”
Cô ấy lại lật qua trang khác.
“Có thông tin thời ban sơ không?” Tôi vội vàng hỏi.
“Tập này hình như không có. Có điều tôi đã nhìn thấy chuyện về đường Thảo Đầu kia.” Lữ Xảo Lam lật lại trang trước, chỉ cho tôi xem: “Không có khoa trương như câu chuyện được nghe lần trước. Chỉ là có một người đắc tội với bọn lưu manh ở xứ này, bị chôn sống dưới đất, đợi lúc được phát hiện thì đã chết rồi. Trong này ghi chép không hoàn chỉnh, nội dung chỉ có vậy.”
Tôi xem qua mà chỉ thấy nhức đầu hoa mắt. Cái môn văn học cổ này, tốt nghiệp cấp ba xong là tôi trả lại hết cho thầy ngữ văn rồi. Bây giờ đã cách nhiều năm như thế, không cần nói đến sự biến đổi giữa phồn thể và giản thể của chữ, chỉ là chuyện không có dấu ngắt câu là đã khiến cho người ta đọc vã mồ hôi rồi.
Lữ Xảo Lam đặt tập tài liệu này qua một bên, lấy tập khác lên xem.
Những tập tài liệu này đều bị rách, hình như tờ nào cũng bị hư hỏng, chẳng biết năm xưa chúng đã từng trải qua chuyển gì và được tìm thấy ở đâu.
Tôi giúp Lữ Xảo Lam một tay tìm kiếm ở bên này, căng đầu ra đọc một số nội dung.
Trang Hoài cũng đến tìm chung. Anh ta cũng giống như tôi, mù tịt cái món văn học cổ này, chỉ có thể chọn đọc những chữ, những từ dễ nhận ra mặt chữ nhất, rồi mù mù mờ mờ phán đoán niên đại.
Ba người chúng tôi đang cố gắng đọc thì hai ông già qua đến.
Ông Lưu bất mãn nói: “Bảo các cô cậu đến giúp đỡ, các cô cậu lại chây lười ở đây!”
“Này, người ta vốn dĩ đâu phải người trong Cục lưu trữ chúng ta đâu.” Ông lão khuyên.
Tôi vội hỏi thăm bộ sách nào có nội dung ghi chép sớm nhất. Theo trật tự các tài liệu được sắp xếp, xem ra không phải phân chia theo niên đại rồi.
Ông lão lắc đầu, “Những thứ này lúc đưa đến đây cũng lộn xộn lắm.”
Ông già bổ sung: “Năm đó nhờ có ông Chu chỉnh lý sắp xếp một trận nên cũng được trật tự đôi chút. Sau khi ông ấy qua đời thì chẳng còn ai đoái hoài tới cả.”
“Ông Chu?” Tôi nghi ngờ lên tiếng hỏi lại, cái họ này khiến tôi có chút để ý.
“Là một người lớn tuổi trong Cục lưu trữ chúng tôi đấy, đi du học về, một người có học vấn rất rộng. Vừa về nước đã đi dạy ở thủ đô, sau đó lớn tuổi nghỉ hưu, mới về lại Hối Hương.” Ông già trả lời.
“Về lại Hối Hương?” Tôi lặp lại câu nói của ông già, vì cứ thấy trong này ẩn chứa mấu chốt quan trọng nào đó.
“Đúng vậy, ông Chu nói tổ tiên mình là người Hối Hương, sau đó thì rời đi, còn nguyên nhân cụ thể thì ông ấy cũng không biết. Ông ấy trở về cũng vì muốn tìm nguồn cội. Nhưng chưa chỉnh lý xong cái đống này thì đã lâm bệnh qua đời.” Ông già thở dài.
“Hôm trước chúng tôi đã nhìn thấy vài tấm bia mộ trên núi Khóc Mộ, trên đó khắc chữ ‘Chu’.” Trang Hoài nói.
Hai ông già đều ngạc nhiên.
“Lẽ nào… ma quỷ trên núi Khóc Mộ là tổ tiên của ông Chu?” Ông già sợ hãi nói.
Điểm này đương nhiên chúng tôi không trả lời được.
Mà nếu là thật đi nữa thì ông Chu cũng đã mất rồi.
“Ông ấy có người nhà còn ở đây không?” Tôi hỏi.
Ông lão Nhị Tử lắc đầu: “Ông ấy đến Hối Hương một mình, nghe nói vợ thì đã chết trước đó, cũng chẳng có lấy một đứa con.”
“Thế di vật của ông ấy thì sao?” Tôi lại hỏi.
Ông lão tiếp tục lắc đầu.
Ông Lưu đang ở bên cạnh vỗ ngực một cái, “Có một cây bút máy, ông quên rồi sao? Chuyện này là ông kể với tôi mà, ông nói ông Chu tặng cho ông, lúc đó trị giá không ít tiền đâu. Cái cô Mai gì gì đó còn nhiều lần hỏi mượn ông để đi khoe với bạn trai đấy.”
Ông lão suy nghĩ một hồi, rồi lắc đầu cười: “Già rồi, mấy chuyện này tôi không nhớ nữa.”
“Có thể cho chúng tôi xem cây bút máy đó không?” Tôi tràn trề hy vọng hỏi.
Nếu ông Chu đã thành ma rồi thì di vật rất có khả năng là manh mối để tìm ra ông ấy.
Ông lão lại lắc đầu, “Tôi cũng chẳng nhớ đã vứt nó ở đâu. Nhiều năm nay không đụng đến rồi.”
Như thế là từ chối rồi.
Tôi cảm thấy có chút không đúng lắm.
“Haizz… Vật còn người mất, vậy mà bây giờ một món cũng không còn. Đến lúc chúng ta chết đi thì chẳng còn ai biết đến ông Chu nữa rồi. Ngày xưa ông Chu còn dạy ngoại ngữ cho tôi nữa đó.” Vẻ mặt ông già đầy tiếc nuối.
“Đúng vậy.” Ông lão cũng tiếc nuối không thôi.
Hai người họ muốn đến phòng vệ sinh, nên mới đến đây xem thử, nói xong những chuyện này thì chuẩn bị lên trên.
Người đàn ông trung niên vẫn đang năn nỉ họ đi nghỉ ngơi, những công việc này để các nhân viên khác làm sau. Ông ấy bị ông già cự tuyệt, còn bị ông già lên lớp cho một trận về thái độ làm việc không cần mẫn hết lòng.
Tiếng nói của ba người đó xa dần.
Trang Hoài đợi họ đi rồi, mới lên tiếng: “Đợi một lát, tôi sẽ tìm cơ hội đến phòng ông ta xem thử.”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...