Đầu dây bên kia yên lặng một lát, tôi lắng tai nghe ngóng, cuối cùng đã nghe thấy một chút động tĩnh.
Là tiếng khóc.
Hình như là tiếng khóc của bà cụ Tống Hiền.
Tôi không chắc lắm.
Đợi thêm một lát nữa, tôi đã nghe thấy giọng của Ngô Linh.
“Chắc bà cụ Tống Hiền đã nhận ra cha mẹ không còn nữa.” Ngô Linh nói.
Tiếng khóc đứt quãng từng cơn, loáng thoáng ẩn hiện, tôi còn nghe thấy những tiếng nói khác.
Tôi cảm thấy lòng mình buồn quá đỗi.
Đối với bà1cụ Tống Hiền, gặp được cha mẹ đã qua đời, hoàn thành tâm nguyên của cha mẹ là niềm mong ước lớn nhất của bà ấy. Nhưng giờ đây, tất cả đều đã biến mất. Cha mẹ biết mất, niềm mong ước này cũng mất theo.
Bà cụ Tống Hiền đã không còn trẻ.
Tuổi thơ của bà ấy còn có thể đi theo một người chú, mang thi thể, hũ tro cốt của cha mẹ bôn ba cả một quãng đời thơ ấu, cố gắng sinh tồn, sống sót.
Nhưng bà8ấy trong hiện tại thì sao?
Ở cái tuổi này, e là bà cụ Tống Hiền sẽ không chịu nổi cú sốc này.
Sau đó mãi chẳng thấy Ngô Linh nói gì.
Tôi cũng chưa ngắt máy.
Tiếng khóc vang lại từ phía xa xa cuối cùng đã biến mất.
“Họ về rồi.” Ngô Linh nói.
Hình như Ngô Linh chẳng có chút xúc động nào đối với chuyện này, sau khi nói xong, lại quay về chuyện chính: “Nếu thực sự có người hoặc vật đến từ tương lai, liên kết với hiện tại2của chúng ta, vậy tình hình sẽ trở nên cực kỳ phức tạp. Cụ thể thế nào thì còn cần phải nghiên cứu một chút. Tôi sẽ đánh tiếng cho người trong giới biết. Nếu cậu lại đi vào cảnh mộng, nhớ để ý ngày tháng và địa điểm.”
Tôi buồn bã ừ một tiếng.
Cuộc gọi chấm dứt.
Tôi không vội rời khỏi phòng nghiên cứu, thả lỏng người, dựa lên ghế sofa.
Chiếc ghế sofa đã hỏng lắc lư vài cái, hình như sắp bung dàn khung.
Tôi giữ vững thân thể.
Sofa4phát ra tiếng kêu cót két.
Trong phòng nghiên cứu chỉ có mỗi âm thanh não ruột này.
Diệp Thanh từ đầu đến cuối chẳng thấy xuất hiện.
Tôi ngồi ngẩn người một lát, cầm điện thoại rời đi.
Sau đó bà cụ Tống Hiền không trở lại thôn Sáu Công Nông. Họ cũng không gọi điện liên lạc với tôi.
Xét theo lẽ thông thường, cũng chẳng có khả năng sẽ liên lạc với tôi.
Công việc của ngày hôm nay đã hoàn thành, tôi và nhóm Tí Còi tách ra, về nhà.
Cả người tôi lờ đờ uể oải, chẳng có chút sức sống nào.
Trong đầu tôi vẫn đang vang vọng tiếng khóc của bà cụ Tống Hiền.
Tôi có thể tưởng tượng được bà ấy đang đau đớn tuyệt vọng đến mức nào.
Tôi không đọc hồ sơ, cũng chẳng lên mạng tìm kiếm thông tin nữa, mà đi ngủ thật sớm.
Khi đi vào giấc ngủ, tất cả vẫn bình thường.
Khi thức dậy, tôi nghe thấy tiếng sóng biển.
Tôi đã bị tiếng sóng đánh thức.
Tiếng sóng rào rào cực kỳ có quy luật, mãi cho đến lúc tiếng hét của phụ nữ và trẻ em, tiếng hô hoán của đàn ông phá vỡ bầu không khí yên tĩnh này.
Tôi đang bị ai đó lôi đi, cả người chợt đau nhói.
Mở mắt ra, tôi trông thấy hai gương mặt quen thuộc.
Tôi được họ ôm lấy, đặt vào một cái vại lớn.
Bên trong có chất lỏng lạnh ngắt vừa mặn vừa tanh, khiến tôi rùng mình một cái.
“Mẹ…” Đứa bé hốt hoảng la lên.
“Tiểu Hiền, đừng nói gì hết. Nấp đi, nấp ở trong này. Tuyệt đối đừng ra. Có người đến thì con hụp xuống…”
Tiếng nói chưa dứt đã có giọng nói ngang ngược chen vào.
Nắp chiếc vại đã được đậy lại.
Tôi nghe thấy tiếng tranh cãi ở bên ngoài.
Thân thể tôi bay lên, bay ra bên ngoài chiếc vại lớn.
Cha mẹ bà cụ Tống Hiền bị lôi ra sân. Tiếng gào thét của họ đột nhiên tắt ngấm.
Ngoài sân, những tiếng gào rống, la hét còn nhiều hơn.
Một đội binh lính xông vào, lục lọi trong nhà.
Nắp chiếc vại lớn bị mở ra, một tên lính lấy súng chọc vào khua mấy lượt đã đụng phải bà cụ Tống Hiền. Cây súng bị nẩy lên, một con cá nhỏ mang theo rong biển nhảy ra khỏi chiếc vại lớn.
Những tên lính ấy chửi bới ỏm tỏi và cứ thế mà bỏ đi.
Bà cụ Tống Hiền nấp trong vại nước nín đến đau cả phổi, sau đó mới thậm thụt thò đầu ra.
Bà ấy lóng ngóng bò ra khỏi chiếc vại. Không biết khóc cũng chẳng nhớ gì đến sợ hãi.
Bà ấy chỉ co rút người lại theo bản năng, quay vào bên trong căn nhà đã bị đập nát xem xét, rồi lại chạy ra cổng, rụt rè thò đầu ra coi thử.
Đám binh sĩ đã bỏ đi, trên đất đầy máu, có một số tấm vải, mảnh sành vỡ…
Bà cụ Tống Hiền tìm kiếm trên con đường đất bừa bộn. Trông thấy xác chết dưới gốc cây. Bà ấy đã trông thấy khuôn mặt đầy máu của mẹ mình.
Nước mắt của bà cụ Tống Hiền lập tức trào ra, cất giọng khàn khàn gào lên “mẹ ơi”.
Thân hình bé nhỏ loạng choạng chạy đến bên những cái xác ấy.
“Mẹ ơi! Cha ơi! Mẹ… Cha…” Bà cụ Tống Hiền khóc thét lên, sắp sửa ngã nhào lên những xác chết ấy.
Có một người đàn ông phóng ra từ căn nhà bên cạnh, một tay bịt miệng bà cụ Tống Hiền, ôm lấy thân hình bé nhỏ của bà ấy, kéo bà vào trong nhà.
Bên ngoài căn nhà có tiếng giày da giẫm lên mặt đất.
Người đàn ông ôm Tống Hiền đang khóc lóc thảm thiết tìm chỗ trốn khắp nơi.
Tôi nhận ra trong căn nhà này có một con đường hầm, thông đến một căn hầm ở bên dưới căn nhà.
Đường hầm chẳng tinh xảo gì, chỉ là một căn hầm dùng để trữ thức ăn, nhìn vào cũng có vẻ đã bị bỏ hoang lâu rồi. Có lẽ chính vì như vậy, nên cái nơi đã bị chủ nhà bỏ hoang này mới trở thành một nơi ẩn nấp.
Người đàn ông luôn chú ý đến âm thanh ở bên ngoài, đợi đến khi ngoài ấy yên tĩnh trở lại, ông ta mới thở phào một hơi, nhìn về phía bà cụ Tống Hiền.
Bà cụ Tống Hiền đã khóc đến sưng cả mắt, chẳng còn nước mắt để mà chảy.
“A Hiền à…” Người đàn ông biết bà cụ Tống Hiền, sau khi gọi tên bà ấy, ông ta liền cắn chặt hàm răng lại.
Bà cụ Tống Hiền chẳng có bất kỳ phản ứng nào.
Thời gian của cảnh mộng đã phát sinh nhảy cóc.
Trong hầm ngầm đã có thêm vài bộ xương cá, còn có hai cái xác của cha mẹ bà cụ Tống Hiền. Họ được thay đồ, lau sạch vết máu trên mặt, nhìn vào tựa như đang ngủ.
“Chú ơi… tại sao thần tiên không đến cứu chúng ta? Là do trước đây A Hiền từng nói xấu thần tiên ạ?” Đột nhiên bà cụ Tống Hiền lên tiếng.
Người đàn ông đang ngồi trong góc hầm thoáng sửng sốt, trên khuôn mặt đầy bụi hiện lên vẻ xót xa.
Thời gian của cảnh mộng lại nhảy cóc.
Người đàn ông đưa bà cụ Tống Hiền và thi thể của cha mẹ bà ấy lên một con thuyền nhỏ.
Không phải thuyền máy, càng không phải du thuyền. Con thuyền gỗ nhỏ bé đơn sơ này chỉ dựa vào tay chèo của con người mới đi được.
Người đàn ông đã chèo mấy ngày mấy đêm. Ông ta và bà cụ Tống Hiền đã kiệt sức, lúc nào cũng có thể ngất xỉu. Cuối cùng, họ đã nhìn thấy bờ biển.
Lúc này tôi đã nhận thấy sự khác thường.
Thi thể của cha mẹ bà cụ Tống Hiền không bị thối rữa…
Tôi chưa kịp tìm hiểu rõ thì cảnh tượng của cảnh mộng đã thay đổi, đám lửa lớn cháy rực nuốt trọn thi thể của cha mẹ bà cụ Tống Hiền.
Người đàn ông cho tro cốt của họ vào lọ. Lọ tro cốt được họ đem theo từ ngoài đảo. Tôi còn nhìn thấy chiếc hộp gỗ mà bà cụ Tống Hiền đã nhờ tôi lấy ra.
Khi cảnh mộng lại thay đổi, người đàn ông kia đã không còn.
Một mình bà cụ Tống Hiền ngồi trên ghế, nhìn hai lọ tro cốt và chiếc hộp gỗ đang để trên bàn.
Trong kí ức của bà ấy, người đàn ông đột ngột biến mất.
Ông ta đi làm thuê ở bên ngoài, làm những công việc nặng nhọc, nuôi bản thân và bà cụ Tống Hiền. Trên đường chạy nạn, họ đã tìm được căn nhà nhỏ dùng để che nắng che mưa bây giờ này. Vốn dĩ, cuộc sống đã đi vào quỹ đạo, yên ổn hơn.
Nhưng trong một đêm nọ, người đàn ông đã không trở về.
Bà cụ Tống Hiền nấu cơm, người đàn ông mãi không trở về, ra ngoài tìm nhưng cũng chẳng tìm được.
Bà ấy đã đợi mấy ngày liền, tìm mấy ngày liền, nhưng chẳng còn gặp được ông ta nữa.
Bà cụ Tống Hiền nghĩ, có lẽ ông ta đã vứt bỏ gánh nặng là mình đây. Bà ấy lại nghĩ, cũng có thể ông ta đã chết ở một xó xỉnh nào đó, chẳng được ai phát hiện ra.
Những suy nghĩ này của bà cụ Tống Hiền chỉ thoáng qua rồi biến mất. Bà ấy vẫn phải sống tiếp. Không có người đàn ông chăm sóc thì bà tự lực cánh sinh.
Linh hồn tôi đột nhiên bị một luồng sức mạnh lôi đi, từ người bà cụ Tống Hiền bay đi.
Tôi nghe thấy một thứ tiếng địa phương nào đó, không nghe hiểu, nhưng tôi lại hiểu được ý nghĩa trong ấy.
“Đầu…”
Đầu gì?
Cái hộp gỗ quen thuộc ấy đã được mở ra.
Bên trong đang chứa một cái đầu thú đã hóa thạch, hình dạng tựa như đầu rắn, có răng nanh của dã thú, có vảy của cá, còn có một cặp sừng.
Chiếc đầu rất nhỏ. Trong hộp được chèn đầy vải bố và sợi bông, bảo vệ chắc chắn cái đầu ấy.
Chiếc hộp được đóng lại.
“Đây chính là đầu của yêu quái. Tổ tiên nhà chúng ta đã nhặt được từ trong hang động dưới đáy biển. Truyền thuyết được lưu truyền ở Đảo Cụt Đầu không chừng là có thật đấy.”
Tôi nghe thấy giọng nói khi nãy nói một tràng dài.
“Đây là báu vật gia truyền. Phải gìn giữ thật kĩ. Tổ tiên nhà chúng ta đã đặc biệt dùng hộp bách bảo quý nhất để cất nó…”
Lần kể chuyện xưa này chưa kết thúc, đầu tôi chợt đau nhói, linh hồn một lần nữa cảm nhận thấy một lực kéo to lớn.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...