Thời tiết tháng mười một vô cùng lạnh.
Trong thời gian này,
tất nhiên không thể xuất hiện hiệu ứng nhà ấm gì, khí hậu bình thường,
bốn mùa rõ rệt. Sau khi bước vào mùa đông thì ở huyện Bái đã rơi xuống
hai trận tuyết.
Tuyết không không hề nhiều nhưng lại làm cho người ta cảm thấy rất thoải mái.
Vào buổi chiều, một mình Lưu Khám ở chỗ trống trong tù, đạp tam cung bộ theo ghi chép trong Xích kỳ thư, tay cầm theo một vũ khí nặng trịch
được đẽo từ một rễ cây mấy trăm năm tuổi, hình dạng giống như Xích kỳ,
ngay cả tiếng la hét cũng đều liên hệ với phương pháp Diêu kỳ.
Rễ cây già đó đã ngâm qua nước, cho nên cực kỳ nặng. Nếu trọng lượng
tính theo trọng lượng của hậu thế thì nó khoảng hơn năm mươi cân, vừa
đúng một nửa của xích kỳ. Tuy đã giảm đi cự ly bình thường, có thể một
tay thi triển, nếu đổi là người khác sẽ rất khó khăn. Lưu Khám để trần
cánh tay và hai chân, vũ động đại kỳ trong băng thiên tuyết địa, dưới
chân linh hoạt, thân hình xoay vòng tròn, cây cờ làm từ gỗ nặng trịch đó trong tay hắn phát ra âm thanh vù vù.
Bông tuyết rơi từ trên trời xuống bị gió của cờ đánh rơi.
Nhâm Ngao, Đường Lệ đứng trong phòng đợi người, đứng cách một cái cửa
sổ nhỏ nhìn ra bên ngoài, từng người lắc nhẹ đầu, thở dài một hơi, rồi
lại ngồi xa xa.
Một cái đỉnh đồng rách nát, bên trong trát lên bùn nhão rất dày, sau khi hong khô, giống y hệt cái bếp lò.
Trong lòng lò đang cháy bùng than củi đỏ, bên trên lò đặt một chậu gốm, bên trong chứa đầy nước, bên trong còn có một vò rượu.
-
Trời lạnh như thế, mọi người nói A Khám không ngồi xuống uống chút rượu
mà một mình luyện võ. Cái tên này, thật là mê võ. Đồ Tử năm xưa cũng
không có hăng say nhiều như hắn, không luyện võ thì đi luyện chữ, hắn
không cảm thấy chán sao?
Rượu, là rượu tích mà Lữ Trĩ gửi đến, nấu từ cây kê, mùi vị so ngon hơn rất nhiều so với rượu tích của bên ngoài.
Rượu tích là một cách gọi. Thời cổ, rượu này có phân biệt tam tửu ngũ
tề. Nguyên liệu lấy từ hạt lúa và kê, tam tửu có thể chia làm rượu sự,
rượu tích, rượu thanh. Ý nghĩa của rượu sự chính là vì công việc mà ủ,
thời gian rất ngắn, mùi vị rất kém. Rượu tích thì cần được cất giữ trong thời gian ngắn, ý nghĩa của nó chính là rượu đã qua sản xuất, mùi vị
hơi nồng. Còn về rượu thanh, ủ vào mùa đông, tới mùa hè sẽ dùng được, là đệ nhất trong các loại rượu thời đó.
Rượu ngũ tề, điều muốn
nói ở đây là rượu có năm thành phần khác nhau gồm có gia vị nổi, gia vị
ngọt, gia vị đục và gia vị có màu đỏ gia cam. Trong đó, gia vị ngọt và
thành phần nổi là gia vị rượu được thấy nhiều nhất trong thành, bã rượu
nổi trong rượu hoặc là có cặn hòa trong rượu.
Còn về mùi vị, đa số mọi người thường dùng rượu có vị ngọt. Nam nữ lão ấu, khi rảnh rỗi đều uống một ngụm.
Đương nhiên, ngoài rượu có vị ngọt ra, còn có rượu có vị cay. Nhưng
loại rượu này phần lớn thường dùng để bán, chứ không phải giữ lại.
Hình như loại rượu đó Lưu Khám đã từng uống trong tiệm rượu của Vương Cơ, loại rượu đó thuộc loại rượu cay.
Nếu đã là dùng để bán thì tất nhiên không giống với rượu trong nhà.
Ngoài mùi vị ra, còn phải chế biến thêm một chút, chính là phải pha chế
thêm rượu đục trong rượu cũng chính là ngũ tề. Màu rượu trắng bệch, đồng thời còn kèm theo mùi axit mạnh đặc trưng của rượu có vị cay, để nhiều
tửu khách yêu thích và chung tình với nó.
Rượu mà Lữ Trĩ gửi đến là rượu tích, mà còn là rượu tích trắng đục.
Một vò rượu này mua trong thành ít nhất cũng tốn mười đồng hai, nhưng
không phải là rượu ngon mà người bình thường thì có thể uống được. Thật
đáng tiếc, Lưu Khám đặc biệt không thích loại rượu này, thậm chí theo
cách nhìn của hắn , loại rượu được xem là mỹ tửu này khi uống vào thật
sự là khó chịu, chẳng khác biệt với việc bị giày vò.
Bỏ ở đấy cũng không uống, đơn giản chia cho mọi người
Nhưng, Lưu Khám đã đưa ra một đề nghị với đám người Nhâm Ngao: rượu
tích trắng đục thật ra chính là loại rượu vàng thời nguyên sơ nhất. Mùa
thu đem thu vào, mùa đông đem ủ. Trong mùa lạnh lẽo không thích hợp uống rượu lạnh. Nếu muốn uống rượu, tốt nhất đun rượu với lửa nhỏ, để có vị
khác.
Để được uống rượu, Lưu Khám còn lần mò ra một cái bếp lò nguyên thủy, để cho đám người Nhâm Ngao hâm rượu.
Uống rượu ấm rất có lợi với cơ thể, phù hợp với nguyên lý dưỡng sinh học.
Ba người Nhâm Ngao, Tào Tham và Đường Lệ khi không có việc liền tụ tập
trong phòng này uống chút rượu, còn có thể nhìn Lưu Khám luyện võ ở bên
ngoài lấy rượu làm hứng, những ngày tháng này sống cũng dễ chịu.
Tào Tham cười nói:
- Nếu không có lần cực khổ này, Lưu Khám sao có thể chém giết được
Vương Lăng chứ? Đồ Tử nói, sau bảy tám năm nữa Lưu Khám và hắn sẽ đấu
ngang nhau. Theo ta thấy, không tới ba năm năm nữa, sợ là Đỗ tử sẽ thua
rồi. Còn về học hành, e rằng Lưu Khám sẽ có cách khác.
Có thể viết được tên của mình thì tốt, biết chữ nhiều thì có lợi ích gì chứ?
Đường Lệ nghiêm mặt nói:
- Lão Nhâm, không thể nói như thế, học hành nhiều, chung quy là rất có
ích…Ít nhiều cũng có thể hiểu được chuyện, phân thị phi. Ví dụ như luật
Tần này, nếu chúng ta ngay một chữ cũng không hiểu được, há chẳng phải
là sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối ư? Biết được nhiều chữ rất có lợi đấy
chứ.
- Có rất nhiều lợi ích sao?
Nhâm Ngao gãi đầu nói:
- Chữ trong thiên hạ rất nhiều�t nhiên bị người nào đẩy ra, gió cuộn
theo tuyết ập vào phòng, lạnh rùng mình. Ba người không khỏi giật mình.
Ngẩng đầu nhìn ra ngoài, lại thấy Lưu Khám vác theo cây cờ được chế tạo
bằng gỗ đó đang đi tới. Toàn thân bốc hơi sương, mồ hôi nhễ nhãi khắp
người.
Sau khi trải qua một thời gian điều dưỡng, cơ bắp của Lưu Khám nhìn không còn cường tráng như lúc trước.
Nhưng thực ra, sức mạnh không có giảm bớt tí nào, ngược lại trong sự mạnh mẽ, đã tăng thêm sự nhẹ nhàng, một chút linh hoạt.
Sau khi lau đi mồ hôi trên người, Lưu Khám khoác lên y phục và ngồi kế bên bếp lò.
Cướp lấy chén rượu đang ở trước mặt Đường Lệ, một hơi cạn sạch. Sau đó thở dài ra một hơi, cười ha hả ngâm:
Lục Nghị tân phôi tửu
Hồng nê tiểu hỏa lô
Vãn lai thiên dục tuyết
Năng ẩm nhất bôi vô?
(Bài thơ: Vấn Lưu thập cửu của Bạch Cư Dị)
- Mấy vị đại ca, xem ra ly rượu này uống cũng vào cũng không tệ.
Thời Tần, tuyệt cú ngũ ngôn vẫn chưa xuất hiện,
Lưu Khám bỗng nhiên đọc ra đoạn cú tuyệt ngũ ngôn này, Nhâm Ngao không
có cảm nhận gì, nhưng Tào Tham và Đường Lệ lại có cảm nhận khác nhau.
Phá cái cũ tạo cái mới, nói ra thì dễ, khi làm rất khó. Đặc biệt là
trong văn tự, bất kì sáng kiến mới nào đều phải tích lũy và hoàn thiện
trong thời gian dài. Hơn nữa, học vấn càng sâu, thì sự bài xích đối với
những sự việc mới mẻ lại càng mạnh. Lông mày của Đường Lệ hơi chau lại.
- Lưu Khám, âm điệu bài thơ này hình như không hòa vần lắm.
Lưu Khám ngẩn ra, nhìn nét mặt của Đường Lệ, liền hiểu được đầu đuôi trong đó. Rồi liền cười lên:
- Lão Đường, ta chỉ đọc bừa thôi, ngươi cần gì phải để ý?
- A Khám, thi ngôn chí, ca vịnh ngôn (Thơ dùng để nói chí, ca dùng để
ngân dài lời thơ). Cái gọi là giáo lục sự, viết phong, viết phú, viết
bỉ, viết điển, viết nhã, viết tụng, sao có thể nói lung tung được?
Có thể nhìn ra được, Đường Lệ đặc biệt đánh giá cao từ ngữ của bài thơ đó, nên trong lời nói hoàn toàn không khách khí.
Tào Tham lại lắc lắc đầu:
- Ta cảm thấy bài thơ này của Lưu Khám rất hay, tuy không hợp với thể
thơ, nhưng lại có ý vị khác. Tình đó cảnh đó, dùng trong bài thơ này quả là thích hợp. Thơ dùng để biểu đạt sự hợp ý, ca dùng để thơ ngân dài
lời thơ....
Lão Đường à, ta thấy ngươi quá câu nệ rồi đấy.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...