Hãy Tắt Đèn Và Đọc

Ban đêm, người ta vẫn nghe tiếng gào khóc, rên rỉ ai oán, tiếng chuông vang vọng dù không ai sống trên vùng đất chết này…
Nằm ở phía Bắc đất nước Italy, gần Venice, hòn đảo Poveglia dù có vẻ đẹp hoang sơ nhưng được biết đến như một hòn đảo đáng sợ. Những câu chuyện ma quỷ xung quanh hòn đảo khiến người nghe phải "dựng tóc gáy", không khách du lịch nào dám ở lại đây quá một đêm.
Trong nhiều thế kỷ qua, hòn đảo Poveglia dường như bị lãng quên bởi nó gắn liền với hàng trăm ngàn cái chết bí hiểm. Giờ đây, hòn đảo hoang vu này không một bóng người, không chủ sở hữu, việc đi lại tới đây gần như bị cấm.
Thời kỳ duy nhất có thể "ghé thăm" hòn đảo là vào mùa thu hoạch nho, ngay cả những ngư dân địa phương cũng không dám mạo hiểm đến gần đảo bởi họ sợ rằng, các mảnh xương người sẽ vướng vào lưới… Hình ảnh trên là công trình xây dựng của người dân địa phương bỏ hoang vào thời kỳ không sử dụng.
Có một thời gian, hòn đảo này thuộc sở hữu của Italy nhưng sau đó được bán cho thương nhân vào thập niên 1960. Người chủ sống ở đây rồi lại bỏ đi sau một thời gian ngắn.

Gần đây, có gia đình đã mua Poveglia với hy vọng biến nó thành nhà nghỉ, nhưng một lần nữa, người chủ lại phải bỏ chạy, họ thậm chí không dám ở lại quá 1 đêm. Có tin đồn nói rằng, không biết vì lý do gì, khuôn mặt của con gái họ bị rạch và phải khâu tới 14 mũi.
Câu hỏi đặt ra là điều gì đã làm cho Poveglia xinh đẹp trở thành một trong những nơi gây ám ảnh nhất thế giới.
Mọi chuyện bắt đầu từ thời kỳ La Mã cổ đại, khi Poveglia được sử dụng là nơi ở của những người mắc dịch bệnh, vì chính quyền muốn cách ly, tách họ ra khỏi cuộc sống bình thường.
Hàng thế kỷ sau đó, hòn đảo cũng bị dùng ục đích tương tự trong suốt thời kỳ “Cái chết đen” (mỹ từ dành cho bệnh dịch hạch xảy ra từ năm 1338 - 1351) - một trong những đại dịch khủng khiếp nhất của nhân loại.
Các xác chết sẽ được đưa vào những hố lớn và bị đốt. Trong tình trạng hoảng loạn, người ta thậm chí bắt cả những người mới có triệu chứng của bệnh dịch đến Poveglia và thiêu sống.
Theo truyền thuyết kể lại thì có tổng cộng khoảng 160.000 người đã bị thiêu trong giai đoạn này. Đến ngày nay, những dấu tích còn lại của xác người cùng lớp than cháy đen từ các cuộc hành quyết vẫn tồn tại khắp nơi trên đảo.
Điều tồi tệ hơn xảy ra vào năm 1922, khi một bệnh viện tâm thần lớn được xây dựng tại Poveglia cùng với một tháp chuông.
Trong khi các bác sỹ và y tá nhận thấy có điều gì đó bất thường, những bệnh nhân với tâm lý bất ổn nói rằng, họ thấy... bóng ma của những nạn nhân mắc dịch bệnh thời xưa. Hình trên chụp lại khung cảnh bỏ hoang của bệnh viện thời hiện tại.

Truyền thuyết về hòn đảo bị ma ám ở Italy 10
Nhiều bệnh nhân kể rằng, họ đã nghe thấy tiếng than khóc của những người bị tra tấn cùng tiếng la hét suốt đêm. Tuy nhiên, vì cho rằng đây là biểu hiện của bệnh tâm thần, không ai tin lời họ.
Chỉ có một vị bác sĩ độc ác đã lấy lý do tìm hiểu các nguyên nhân gây hoảng loạn để tra tấn họ. Hắn đưa các bệnh nhân lên trên tháp chuông và tiến hành các cuộc phẫu thuật bằng búa, dùi đục và khoan tay.
Sau nhiều năm tra tấn dã man các bệnh nhân, chính vị bác sĩ này cũng được cho là nhìn thấy... những hồn ma của bệnh nhân hiện về tại Poveglia.
Trong lúc điên loạn, ông ta leo lên tháp chuông và nhảy xuống nhưng cú ngã không giết chết hắn. Một y tá chứng kiến sự việc đã kể lại, lúc vị bác sĩ tàn ác đang quằn quại đau đớn trên mặt đất, có một làn sương mù từ đâu bay đến và siết cổ hắn đến chết.

Sau đó, thi thể của vị bác sĩ này được đặt trong tháp chuông, bị bịt kín lại. Và đương nhiên, người ta đồn đại rằng vị bác sĩ độc ác này cũng trở thành một bóng ma trên hòn đảo tới tận ngày nay. Bệnh viện từ đó cũng bị đóng cửa.
Hòn đảo này đã vẽ nên một bức tranh vô cùng đáng sợ cho những ai muốn biết về nó. Thỉnh thoảng những con sóng lại làm hiện ra các mảnh xương người chết.
Nhiều nhà tâm lý học đã đến hòn đảo để điều tra sự việc nhưng mỗi lần rời đi đều trong tình trạng sợ hãi tột độ và không bao giờ muốn quay trở lại.
Nguồn: Hội cuồng ma nữ


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui