Mỗi ngày lớn lên, từng trải thêm một chút, hiểu hơn về sự đời, tôi dần thán phục tổ tiên ngày xưa để lại những câu nói không thể chính xác hơn được nữa. Ví dụ như hai câu “trái đất tròn” và “oan gia ngõ hẹp”, tôi nhìnthấy Diệu My ngay khi ở bệnh viện trở về nhà. Cậu ra đang cùng Khoa ngồi uống trà ngắm hoàng hôn bên chiếc bàn nhỏ màu trắng gần hồ bơi, mà cáihồ bơi đó chính xác nằm trong khu đất chung của gia đình Quân – Khoa –Văn.
Tôi ngồi trong chiếc xe đang chầm chậm di chuyển trên conđường trải nhựa sạch sẽ, mắt vô tình lướt qua, trong lòng có một thoángkhó chịu. Tôi đâu có bao dung đến mức tha thứ tất cả. Đối với Khoa cũngcó một phần tình cảm nên chuyện bị đem ra đùa giỡn cảm thấy rất tự ái.
“Căn biệt thự kia là nhà của Diệu My.” – Ngồi cùng tôi trong xe, ngay ở ghế bên cạnh, Ngạo Quân siêng năng nói một câu rất dài, ngón tay thondài trắng muốt chỉ về phía căn biệt thự màu cam. Tôi vốn tưởng đó là nhà riêng của “bộ ba hoàng tử”, kiểu như một nơi để cả ba tụ tập, bên trong sẽ có đủ món tiêu khiển. Hóa ra là nhà của Diệu My. Tệ thật, giờ bọntôi không những học cùng lớp mà còn sống cùng một khu biệt lập.
Tôi im lặng không nói, đầu dựa sát hơn vào ghế, có chút mệt mỏi. Tôi vốn vô tâm vô phế, có điều cũng không phải không có tâm tư. Hai người con trai đi qua đời tôi đều liên quan trực tiếp đến Diệu My, đối với con nhãinày tôi rất không muốn có chút dính dáng gì. Có lẽ đó chính là khắc tinh của tôi.
Chiếc xe cuối cùng cũng dừng lại trước nhà Ngạo Quân. Tôimệt mỏi rời khỏi xe, một lòng hướng đến căn phòng của mình. Ba ngàykhông đi học, tôi đã bỏ lỡ khá nhiều kiến thức, cần phải đọc sách để bùlại, còn phải mượn vở Ngạo Quân chép bài nữa.
Thế nhưng trước khivề đến phòng, tôi bị sự kỳ lạ trong nhà làm cho chú ý. Nếu mọi khi vàogiờ này mọi người đang tất bật dọn dẹp căn nhà rộng đến một ngàn métvuông này đồng thời chuẩn bị bữa tối thì hôm nay căn nhà vắng tanh. Chỉcó ông quản gia đang đi lại gần để chào đón tôi trở về.
“Mọi người đâu hết rồi ạ?” – Tôi nhìn quản gia, chậm rãi hỏi. Mới có ba ngày mà sao lạ lẫm thế này?
Thay vì trả lời tôi, ông quản gia nheo nheo đôi mắt đã mờ đi phần nào, ái ngại nhìn Ngạo Quân đang đứng bên cạnh tôi.
Tôi cũng theo đó nhìn cậu ta. Thằng nhãi này đã làm gì với gia nhân sao?
“Đuổi hết rồi.” – Hai tay bỏ túi quần, Ngạo Quân rất bình thản trả lờibằng giọng khàn khàn mang theo một chuỗi lạnh lùng không cảm xúc.
“Đuổi toàn bộ?” – Gần hai mươi con người mà cậu ta nói đuổi hết? Ăn rồiđánh nhau không đã hay sao mà còn bắt nạt người làm ở nhà.
“Mấy chục con người mà hộp sữa hết hạn cũng không phát hiện ra thì giữ làm gì?” – Ngạo Quân vẫn bình thản nói một câu dài hơn bình thường, mắt hồ ly nhỏdài nhàn nhạt nhìn tôi. Sữa hết hạn? Ý cậu ta là hộp sữa tôi đã uốngphải để rồi ngộ độc sao? Tôi có mơ mộng lắm không khi nghĩ vì mình màmọi người mất việc?
Trong khi tôi còn đang đứng phân tích xem liệumình có bị điên không mà nghĩ Ngạo Quân vì tôi nên đuổi việc người làm,cậu ta đã thong dong hai tay xỏ túi quần, một mạch đi về phòng.
Tôi không phải là đứa dễ cảm động, cũng khá bàng quang với mọi việc xungquanh. Nhưng đối với hành động lần này của Ngạo Quân, trong lòng lại cóchút gì đó không yên. Có lẽ vì cậu ta vốn kiệm lời, vốn thờ ơ, vốn lạnhnhạt với mọi thứ, giờ lại vì tôi mà làm một chuyện hơi quá đáng, ba ngày trước còn là người duy nhất xuất hiện trong phòng khi tôi tỉnh lại, sau đó còn ở đó như một bóng ma thinh lặng suốt ba ngày liền. Không lẽ cậuta... thật sự đã xem tôi là em gái? Thằng nhãi đó cũng có khái niệm tốtvới người nhà sao?
Nhưng chút cảm động của tôi chưa kịp bén rễ đã bị đánh bật, thằng nhãi đó chưa bao giờ là người tốt. Tôi mượn vợ chépbài, cậu ta cũng rất vui vẻ đưa, kết quả vở nghuệch ngoạc được cái tiêuđề tiết đầu tiên của năm học. Cậu ta hoàn toàn không chép bài. Trong lớp nếu không gục đầu xuống bàn ngủ thì cũng gối đầu lên tay ngủ. Thế thìlúc tôi mượn không nên cho hay nói thẳng là không chép bài. Đằng này còn chu đáo mang qua tận phòng cho tôi. Mẹ kiếp Ngạo Quân, cậu là thằngnhãi đáng chết.
Tôi âm thầm nguyền rủa, lòng bất mãn gác lại việcchép bài qua một bên, cần mẫn đọc sách, đánh dấu những phần không hiểuđể tìm gặp giáo viên hỏi lại. Cứ thế chăm chú cho đến khi bên ngoài cửacó tiếng gõ.
Luyến tiếc bỏ cuốn sách xuống, tôi ra mở cửa phòng,bắt gặp ông quản gia đang bưng một cái khay bên trên là một chén cháo,một dĩa trái cây, ly nước cùng thuốc.
“Cháu ăn đi, ăn xong để đó lát bác lên dọn.” – Ông quản gia trông rất hiền, lúc mỉm cười đuôi mắt nhăn nhăn phúc hậu.
“Dạ.” – Tự nhiên tôi cảm thấy ngại. Khổ thì chưa từng khổ nhưng tôicũng chưa từng được nuông chiều đến mức có người hầu hạ thế này. Mọingày tôi đều rất tự giác xuống nhà ăn tối sau đó đi làm. Bữa nay vì vẫncòn đang trong thời gian xin nghỉ để dưỡng bệnh, tôi không đi làm, cộngvới việc đọc sách quên thời gian, cuối cùng lại để cho người già cả hầuhạ mình thế này.
Đón lấy cái khay, tôi trở lại phòng, đến ngồi trênbộ ghế sofa đẹp đẽ. Thực ra từ lúc dọn đến đây, tôi chỉ mới dùng bànhọc, phòng tắm, giường ngủ và tủ đựng quần áo. Còn lại sofa, bộ bàn tràbên cửa sổ, dàn máy tính, laptop, bộ đồ điện tử cao cấp... tất cả tôiđều chưa dụng qua. Một phần vì không có thời gian, phần còn lại cũngkhông có hứng thú với những thứ đó.
Cuộc sống ở đây quả thật rấttốt, tốt đến mức là con người ta trở nên thụ động. Với một đứa tronglòng vẫn luôn tự nhủ những điều tốt đẹp đều sẽ có hồi kết không ngờ tớinhư tôi thì sẽ luôn mang trong mình cảm giác lo lắng. Chính vì vậy mà dù có sung sướng đầy đủ, tôi vẫn giữ mình ở một khoảng cách vừa phải,không quá tận hưởng cùng nuông chiều bản thân. Nếu không sau này khi mọi điều tuyệt vời này kết thúc, tôi sẽ rất khó thích nghi.
Ăn xongtôi đương nhiên không đợi ông quản gia lên dọn dẹp, tự giác mang đồxuống. Người đã bị Ngạo Quân đuổi đi hết rồi nên nhà vắng vẻ hẳn. Quacửa sổ tôi thấy ông quản gia đang tưới cỏ, còn Ngạo Quân có lẽ đã rangoài. Tối nào cậu ta cũng đi chơi và trở về nhà khi trời gần sáng rồisau đó lại dùng lớp học để ngủ. Có điều tôi thấy cậu ta không đi cùngVăn và Khoa. Xem ra Ngạo Quân còn một nhóm bạn khác và “bộ ba hoàng tử”cũng không thân thiết như người ta vẫn nghĩ.
Tôi rửa sạch chén đĩacủa mình, up lên kệ cho ráo nước rồi trở về phòng. Không phải đến chỗlàm nên tối nay khá nhàn rỗi, vì vậy tôi tự nuông chiều bản thân mộtchút bằng việc ngâm mình trong bồn tắm để nước ấm massage cơ thể. Tôithích được thư giãn thế này, cảm giác như quay về cái thời bé con còntắm trong chậu. Khi đó cả người vòng chân ngồi vừa vặn trong chiếc chậunhựa, lềnh bềnh nổi trên mặt nước là hai cái nồi nhựa mà tôi dùng đểchơi đồ hàng. Lúc đó mỗi khi đi tắm, tôi thường nghịch nước rất lâu, mãi đến khi ba mặt mũi đen nghịt cầm cái khăn bông đứng chờ sẵn, tôi mớimiễn cưỡng rời khỏi chậu nước, cuốn mình vào khăn và theo ba lên phòngmặc đồ. Tôi biết có một vài thiếu nữ thích cảm giác đứng nhắm mắt dướivòi hoa sen, còn tôi đến khi lớn lên vẫn thích ngồi trong chậu như thế.Có điều không có cái chậu nào chứa vừa tôi hết.
Đối với tôi, tuổithơ là một bảo vật được nâng niu trong sự hồi tưởng đẹp đẽ. Những ngàytháng rất ngốc ngếch cùng vô âu vô lo, cả ngày với đám giặc trong xómgiăng nắng quần mưa, tối về được ba cõng trên lưng mà ru ngủ. Hồi đónhìn mấy anh chị lớn một chút, cảm giác họ thật bí ẩn và cũng rất giỏidang, lòng không ngừng trầm trồ cùng mơ ước mình mau chóng lớn lên. Bâygiờ mới cảm thấy quả thật mình lớn lên nhanh thật, đánh rơi rất nhiềuđiều đẹp đẽ không còn nữa. Ngày ấy, tôi đương nhiên không ý thức đượcmình đang hạnh phúc. Có lẽ con người ta chỉ nhận ra giá trị thật sự củamọi thứ khi hồi tưởng vào lúc nó không còn nữa.
Mỗi người đều có một điều để nhớ nhung cùng luyến tiếc, có thể là một tình yêu dang dở, haylà một người bạn phải đi xa. Phần tôi, có lẽ điều luyến tiếc nhất chínhlà tuổi thơ. Nơi có ba, có Thế Anh khi còn bé, có những tiếng cười trong trẻo không gò ép, có thể thỏa thích khóc ầm ĩ trước mặt mọi người nhưmột sự nhõng nhẽo, có thể cắn môi rồi chỉ thẳng vào mặt đứa mình khôngthích mà nói: “Ai chơi với mày.” Lớn lên, có tâm sự tốt nhất nên đểtrong lòng, ai cũng đều có nỗi khổ của riêng mình, sẽ rất mệt mỏi cho họ khi nghe thêm chuyện không vui của mình. Lớn lên, không phải cứ bảokhóc là khóc như mưa mặc kệ có ai đang nhìn thấy hay không. Con nít khóc lóc trông rất đáng yêu, nhưng mà người lớn thì lại trông rất ngu ngốctrong mắt người khác. Lớn lên, có ghét ai tốt nhất chỉ nên tránh khôngtiếp xúc, không thể nói thẳng vào mặt người ta là tôi ghét cậu. Việcghét một người ra mặt quả thật rất mệt mỏi. Xỉa xói rồi còn phải tậndụng cơ hội để nói xấu người ta. Sau đó lại lo lắng mình có bị nói xấunhư vậy hay không. Nói chung, lớn là hiện thân của sự mệt mỏi.
Trong con người tôi có lẽ tồn tại khá nhiều nhân cách. Tôi là đứa ghét hồitường, nhưng lúc rảnh rỗi lại không ngừng nghĩ ngợi về tuổi thơ. Ngay cả trong những giấc ngủ tôi hầu như chỉ mơ về những năm tháng non nớt củamình. Việc có một hồi ức đẹp để luyến tiếc là một điều may mắn. Mỗi khimệt mỏi, khi ấm ức, khi gục ngã, tôi đều sẽ chạy về bên ba mình, bên bốn cậu bạn luôn bênh vực tôi, cứ thế mải miết hồi tưởng để tìm kiếm bìnhyên. Thực chất việc tìm bình yên bên một người trong hiện tại hay trongquá khứ đều là may mắn. Bởi vì quan trọng là tôi có thể tìm thấy bìnhyên của mình.
Nước đã nguội đi nhiều, tôi rời khỏi bồn tắm, thoảimái khi cơ thể dãn ra bởi làn nước ấm, lúc này chỉ muốn thật nhanh chìmvào giấc ngủ. Nếu là khi ba còn sống, nhìn mười đầu ngón tay của tôinhăn nhúm do ngâm nước lâu, chắc chắn sẽ trách mắng một chút, gõ vào đầu tôi vài cái, răn đe một chút. Giờ thì hay rồi, không còn ai quản, tôicũng chẳng buồn tự quản mình. Ngón tay đã nhăn lại như trái nho khô.
Tôi muốn trở lại với cuốn sách đang đọc dở, nhưng cảm thấy cả ngườivùng vẫy đòi chìm vào giấc ngủ. Lại lần nữa nuông chiều bản thân, tôivùi mình trong chiếc chăn ấm áp, dần chìm vào cơn mộng mị.
*
Mặc dù có thể thức dậy đúng giờ, nhưng tôi vẫn hẹn đồng hồ báo thức, mỗingày đều vào lúc năm rưỡi sáng cất tiếng kêu inh ỏi. Tôi lười biếngkhông mở mắt, định với tay tắt đồng hồ đi như mọi khi, nhưng cả người bị điều gì đó bó chặt không thể thoát ra. Dù đang còn mơ màng trong giấcngủ nhưng linh tính mách bảo với tôi một điều... Mẹ kiếp Ngạo Quân, đừng có để tôi vừa mở mắt ra đã thấy cậu.
Đúng là linh tính của tôikhông sai mà. Ngạo Quân đang ngủ trên giường tôi, hơn nữa còn đang mangtôi cất trong lòng. Ở khoảng cách gần thế này, tôi vẫn không thấy lỗchân lông trên mặt cậu ta, thằng nhãi này đúng là được ông trời thiên vị mà. Ngước nhìn từ bên dưới lên, đôi môi cậu ta hơi nhướn lên như đangmỉm cười nhè nhẹ, cánh mũi nhỏ nhắn, hàng lông mi đen dày kích thíchngười khác muốn nhổ trụi. Đồng thời trên người thằng nhãi này còn mangmột mùi hương rất dễ chịu, có chút lành lạnh mà cũng thanh mát, cảm giác như một bông anh đào đỏ được ướp trong đá bào, làm người ta chủ độngnghiện hắn. Đẹp đẽ là thế, thơm lành là thế, nhưng vẫn không ngăn tôimuốn đạp hắn bay xuống giường. Ở đâu có cái kiểu đi chơi đêm, say sỉnthấy đường về được tới nhà mà lại đi nhầm phòng thế này? Con gái ngườita sinh ra cho cậu ta ôm à?
“Ồn quá!” – Đôi mày kiếm khẽ chau lạithể hiện sự khó chịu, ngay sau đó đôi mắt hồ ly nhỏ dài từ từ hé mở,mang theo một màn sương lành lạnh tràn vào không gian.
“Lại say?” – Tôi vẫn nằm yên trong lòng Ngạo Quân, giọng nói lạnh đi nhiều.
“Ừ.” – Thái độ tôi như thế mà thằng nhãi này còn có thể cúi đầu trả lời tôi.
“Lại nhầm phòng?” – Tôi thấy giọng mình đủ nguy hiểm để đe dọa.
“Ừ.” – Nhưng Ngạo Quân bình thản như không. Thu cánh tay đang ôm tôilại, cậu ta từ tốn ngồi dậy, vươn người rồi quay lại nhìn tôi: “Ăn gì?”
“Bánh mì ốp la.” – Rồi sao nữa hả? Người đã bị cậu đuổi đi hết rồi. Hỏi tôi ăn gì rồi nấu cho tôi chắc.
Ngạo Quân im lặng, đầu hơi gật gù, gương mặt mưới tỉnh ngủ không quálạnh lẽo như mọi khi, có chút giống một con mèo trắng muốt.
Khôngnói thêm lời nào, cậu ta bình thản rời khỏi phòng tôi như lần trước,tỉnh bơ như chuyện không có gì to tát. À phải rồi, tôi còn chưa trịthằng nhãi này nhỉ.
Không để bản thân phí sức tức giận, tôi ném Ngạo Quân qua một bên, một lòng chuẩn bị sách vở và vệ sinh cá nhân để đihọc. Trước khi xuống nhà, tôi ưu ái dùng bút lông đỏ viết lên cánh cửaphòng cậu ta vài chữ. Cửa trắng nên nhiêu đây có lẽ đủ nổi bật.
Xong xuôi, tôi mãn nguyện đi xuống nhà, một lòng săn tay áo chuẩn bị tự làm đồ ăn sáng.
Bên bàn ăn, Ngạo Quân đang từ tốn nhai nuốt bánh mì kẹp mứt, bên cạnhlà một phần bánh mì ốp la đẹp mắt. Lòng trắng nõn nà, lòng đỏ bóng tròncăng mịn.
“Ăn đi!” – Thấy tôi đứng im, cậu ta hơi ngước mặt lên, khàn giọng nói.
Thằng nhãi này chắc lại bắt ông quản gia làm đây mà. Ngoài cái ngoạihình ra thì cậu ta chẳng có gì. Không tốt tính, học hành cũng tệ. Xemnào, người cũng cao lắm, tôi chỉ đứng đến ngực thôi. Phải nói rằng cậuta đích thị chân dài não ngắn?
Trong lòng nghĩ vậy thôi, tôi khôngđịnh mang ra đàm đạo cùng Ngạo Quân. Im lặng ngồi vào chỗ, tôi từ tốn ăn bánh mì của mình, lòng lan man suy tư về cậu ta. Theo như tôi biết thìcậu ta từ nhỏ đã ghét người khác đến gần, phải rất thân quen mới có thểchạm vào. Nhưng đối với tôi hình như có một ngoại lệ đặc biệt. Nếu không tại sao ôm tôi ngủ mà tỉnh dậy không chút tức giận. Có khi nào thằngnhãi này cô đơn đến phát điên rồi, thật sự vui mừng khi có thêm em gáivà một lòng xem tôi là người nhà không?
Còn đang mải mê suy nghĩ,tôi thấy trước mặt bàn của mình xuất hiện một hộp sữa. Bàn tay thon dàitrắng muốt rời đi, sau đó lại với đến cầm hộp sữa lên.
Tôi ngẩngđầu, thấy Ngạo Quân đang đứng ngay bên cạnh, mắt hồ ly nhỏ dài tìm gì đó trên hộp sữa, cánh môi cam mỏng khẽ mấp máy. Mất khoảng vài giây sau,cậu ta đặt hộp sữa xuống lại, bàn tay trắng như đậu hũ với từng ngón tay thon dài từ từ thu lại.
Tôi không nói gì, bóc ống hút ra cắm vào hộp sữa, lấy hơi hút một ngụm dài.
“Ăn xong chưa mà uống?” – Tiếng Ngạo Quân khàn khàn vang lên trên đầu tôi.
Bận ngậm ống hút, tôi chỉ gật đầu.
“Lòng đỏ rất tốt.” – Cái này tôi cũng biết, đâu cần cậu nói cho tôi nghe.
“Nhưng mà không thích.” – Tôi ngẩng đầu, thản nhiên nói với Quân. Mấyngày trong bệnh viện, từ lúc mở mắt ra cho đến khi đi ngủ đều phải thấymặt cậu ta, tôi cũng có chút thân quen hơn. Ít nhất là không quá xa lạvà bí hiểm như những lần đầu tiếp xúc.
Uống hết hộp sữa, tôi từ tốn đặt vỏ xuống, hít vào lấy hơi bù lại nãy giờ nhịn thở để uống sữa. Tôicó thói quen ngậm ống hút và uống liên tục cho đến khi cạn. Không nhanhkhông chậm và không ngừng.
Định dọn dẹp mọi thứ sau đó đi đánh răng rồi đi học nhưng khi vừa có ý đứng lên tôi đã bị Ngạo Quân ấn vai ngồixuống. Cậu ta cầm lấy tay tôi, điều khiển nó dùng thìa múc cái lòng đỏtròn trĩnh căng mọng bị bỏ lại trong đĩa lên.
“Không thích ăn lòng đỏ.” – Tôi không muốn giằng co để văng lung tung vào quần áo nên chỉ khó chịu thở dài.
Cậu ra vẫn im lặng, nâng tay tôi lên sau đó từ từ cúi xuống, môi mỏngxinh đẹp hé ra vừa đủ, cầm tay tôi đút lòng đỏ vào miệng. Cậu ta vừa làm cái gì vậy? Ăn thức ăn tôi bỏ lại? Mà còn bắt tôi đút? Thằng nhãi nàyđúng là hết trò.
“Không được nói cộc lốc.” – Từ tốn nhai nuốt xong, cậu ta đứng thẳng người lên, hướng phía tôi mà nói.
Tôi ngước nhìn, trong mắt là một mớ hỗn độn khó hiểu và khó chịu.
“Gọi anh xưng em, nghe chưa em gái!” – Giọng khàn khàn mang chút nghiêm khắc, cậu ta nói rồi xoay người rời đi, bỏ lại tôi ngồi ngây ngốc.Thằng nhãi này thật đã xem tôi là người nhà mới tỏ ra thân thiết nhưthế.
Đờ đẫn ít phút, tôi đứng lên dọn dẹp phần chén đĩa.
“Để đóbác dọn cho An ơi.” – Tiếng ông quản gia hiền hậu từ cửa bếp vọng đến.Tôi nâng mắt nhìn, thấy ông ấy đang chỉnh lại chiếc caravat cho chỉnhtề.
“Cháu tự làm được mà.” – Tôi đáp khẽ rồi cúi đầu tiếp tục côngviệc. Điều gì bản thân có thể tự làm, đừng ỷ lại vào người khác vì lâudần sẽ hình thành thói quen lười biếng. Đến lúc ngay việc đơn giản aicũng làm được mà mình làm không được thì rất vô tích sự.
“Công việc của bác mà. Để cháu tự làm bữa sáng đã là lỗi của bác rồi.” – Ông quản gia vội đi vào ngăn tôi lại.
“Dạ?” – Bữa sáng không phải ông ấy làm, cũng không phải tôi, nhà chỉ có ba người, không lẽ...
Nhân lúc tôi thất thần suy nghĩ, ông quản gia cướp chiếc đĩa trong taytôi, đi nhanh về phía bồn rửa chén, nhẹ nhàng bỏ vào bên trong.
“Chuẩn bị đi học đi không muộn An ơi.” – Quay người lại, ông nhẹ nhàng nhắc tôi.
“Dạ vâng.” – Tôi khẽ cười sau đó mau chóng đi về phòng mình, trong lòng có khá nhiều băn khoăn không biết hỏi ai. Tôi cảm thấy đối với tôi,Ngạo Quân có một tình cảm đặc biệt. Đó là thích hay tình anh em tôikhông biết, có điều nếu nó vượt quá tình cảm gia đình, chắc chắn sẽ córắc rối về sau. Bởi vì tôi, qua một vài ngày tiếp xúc, một vài ngày được chăm sóc, cũng đã có thiện cảm với cậu ta mất rồi.
Khi người ta bị tổn thương là lúc bản thân trở nên mềm yếu và dễ cảm kích nhất, tôibiết vì chuyện của Khoa nên trước sự quan tâm của Quân, tôi cảm thấy gần gũi và có thiện cảm. Nhưng cảm giác này, tôi sẽ dùng nó để sống nhưngười một nhà với cậu ta. Tôi ở đây với thân phận là con riêng của mẹkế, còn cậu ta lại là con riêng của ba dượng. Cho là cậu ta thích tôi,cho là tôi có thiện cảm với cậu ta. Như vậy thì đã sao? Chúng tôi nếukhông muốn phiền phức thì nên tự biết ý thức. Tất cả cũng chỉ là thoángqua mà thôi.
*
Tôi vào lớp lập tức đón nhận không khí của mộtphiên chợ đông đúc, cả lớn đang ồn ào và náo nhiệt đến khác thường. “Tâm bão” là bàn của Diệu My. Thấy tôi đi vào, cậu ta hơi ngẩng đầu, hướngphía tôi mà nói: “Minh An, ngày mai là chủ nhật, Khoa tổ chức tiệc mừngmình trở về trường, mời tất cả các bạn trong lớp, thiệp của cậu nè.” –Lời nói đi đôi với hành động, cậu ta đứng tại chỗ đưa ra phía trước mộttấm thiệp màu nâu.
Cái kiểu gì đây? Mời tôi mà ngồi yên tại chỗ rồibắt tôi đến lấy như đi xin chữ ký thế này á? Có đạo lý này nữa sao? Xinlỗi nha! Tôi đối với cậu đặc biệt không ưa cho nên đừng có chọc vào.
“Đã nói là mời cả lớp thì cần thiệp làm gì?” – Tôi xoa xoa đầu, mặt chắc đủ ngây ngốc để thể hiện sự thắc mắc.
“Phải có thiệp cảnh vệ mới cho vào tại vì khu nhà mình ở là khu caocấp, không phải muốn ra vô thế nào cũng được.” – Diệu My rất rành rọtgiải thích cho tôi, còn nói rõ ràng hẳn hoi là khu nhà cao cấp.
Tôi trong bụng cười ra tiếng. Thế cậu có biết tôi đang sống trong căn biệt thự sang trọng nhất khu biệt lập cao cấp đó không?
“Cậu để cảnh vệ đón tụi mình?” – Tôi chau mày thể hiện sự không vừa ý chính đáng.
“Tất nhiên mình sẽ đích thân đón các cậu.” – Diệu My cười e lệ, tayvuốt tóc vén lên mang tai, âm thầm trao cho tôi một ánh nhìn sắc lạnh.
“Vậy thì được rồi, không cần thiệp đâu nhỉ.” – Tôi mặt mày sáng lạng,mỉm cười rất thân thiện sau đó đi về chỗ của mình. Mẹ kiếp cậu Diệu My,tốt nhất nước sông đừng phạm đến nước giếng, tôi không phải cô gái đơnthuần tốt bụng chịu ấm ức cũng chỉ cúi đầu đâu. Tiệc của cậu, cùng đừngmong làm trò gì với tôi ở đó, bản thân tôi có hẹn với Bích Ngọc rồi
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...