- Lưu Diệp Lưu Tử Dương?
Lưu Sấm buột miệng hỏi.
Rõ ràng là Trần Quần cũng không thấy xa lạ gì với việc Lưu Sấm biết cái tên Lưu Diệp. Dù sao thì Lưu Diệp kia cũng là thuộc dòng họ nhà Hán, mà Lưu Sấm lại là hoàng thúc của Đại Hán thì dường như sự tồn tại của Lưu Diệp cũng không phải là chuyện quá kì lạ.
Nhưng trên thực tế, Lưu Sấm biết Lưu Diệp là vì y có trong Tam quốc diễn nghĩa, trong cuộc chiến Quan Độ có tình tiết Lưu Diệp dâng xe bắn đá đối kháng Viên Thiệu. Đương nhiên sau đó Lưu Sấm cũng biết cái gọi là Lưu Diệp chế tạo xe bắn đá đó dường như là không có căn cứ. Đúng là Lưu Diệp làm việc cho Tào Tháo, vẫn luôn làm Tư Không Tào Duyện. Mãi đến sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi đăng cơ, Lưu Diệp mới có cơ hội để thể hiện tài năng trên vũ đài.
Trong ấn tượng của Lưu Sấm, có một chuyện nổi tiếng nhất của Lưu Diệp chính là Mạnh Đạt Ngụy làm phản.
Còn về những chuyện khác hắn cũng không nhớ rõ lắm. Nhưng trong diễn đàn Tam quốc diễn nghĩa của đời sau, có một ID là “Tâm của lòng dũng cảm” rất yêu thích Tam quốc có nói Lưu Diệp là một mưu sĩ phi phường, không giống như những người bày mưu tính kế như Gia Cát Lượng, Quách Gia hay Tuân Úc, mưu sĩ quyết thắng thiên nhưng luận về tài cán y cũng không kém hơn những người này.
Trong sử sách cũng có đánh giá Lưu Diệp này “tá thế chi tài”, có can đảm...Chỉ tiếc một nhân vật như vậy lúc ở trong hàng ngũ của Tào Tháo lại có một địa vị thật xấu hổ. Mặc dù sau này cũng được trọng dụng nhưng lúc đó y cũng đã dần về già rồi.
Lưu Sấm không ngờ là Lưu Diệp lại đi sứ đến. Theo lý mà nói, thân phận Hoàng thúc của Lưu Sấm so với một Thương Tào Duyện Lưu Diệp cũng là không ngang hàng nhau. Nhưng Lưu Diệp là dòng họ Hán thất, lại có danh hiệu.
- Tào Tháo phái Lưu Tử Dương đến là dụng ý gì?
Hắn chưa nói dứt lời Gia Cát Lượng đã nói: - Đơn giản là muốn liên hợp với chủ công rồi!
- Hả?
Gia Cát Lượng nói: - Viên Tào đang sắp khai chiến, Tào Tháo lại gặp Lưu Bị phản bội sẽ khó tránh khỏi cảm thấy áp lực. Hơn nữa, Tào Tháo tứ phía có địch không thể tập trung lực lượng như Viên Thiệu được cho nên muốn đấu với Viên Thiệu e rằng lực lượng chưa đủ.... Lúc này, Tào Tháo lại phái sứ giả đến đơn giản là xem chủ công chiếm lĩnh Liêu Đông. Muốn mời Liêu Đông xuất binh khống chết một ít binh lực của Viên Thiệu.
Lưu Sấm nghe xong cũng tán thành.
- Nếu đã như vậy thì mời Tử Trọng ra tiếp đón thế nào?
- Vâng!
Mi Chúc vui vẻ lĩnh lệnh, chuyện này cũng không phải là chuyện tạm thời.
Lưu Diệp đi bằng đường biển từ Đông Lai đến, cho nên Mi Chúc nhất định phải lập tức chuẩn bị, khởi hành đi Đạp Thị... Xuất binh khống chế Viên Thiệu? Đây vốn dĩ là ý của Lưu Sấm. Trong trận chiến Quan Độ tuy là biết rõ Tào Tháo sẽ giành được thắng lợi nhưng trong lòng Lưu Sấm cũng không hề thấy bận tâm chút nào.
Hắn không biết lịch sử có phát sinh sự thay đổi hay không?
Nếu chẳng may Tào Tháo thua? Cho nên việc xuất binh khống chế Viên Thiệu với Lưu Sấm mà nói cũng không phải chuyện xấu.
Ngoài ra, trong lòng Lưu Sấm còn rất rõ trong trận chiến Quan Độ, Viên Thiệu thua! Nhưng sự thất bại của trận chiến Quan Độ đối với việc có được bốn Châu của Viên Thiệu mà nói thì dù tổn thương nguyên khí nhưng cơ bản là vẫn còn cơ sở. Có câu nói rằng: Lạc đà gầy con hơn ngựa lớn! Lưu Sấm cũng không cho rằng sau khi Viên Thiệu thất bại trong trận chiến Quan Độ thì có thể mặc cho người ta chém giết. Trên thực tế, sau trận chiến Quan Độ suốt 8 năm Tào Tháo mới thống nhất được phương bắc.
Lực lượng của Viên thị ở Hà Bắc có thể thấy là rất rời rạc. Muốn đối phó với Viên Thiệu vẫn còn phái dựa vào Tào Tháo... Tào Tháo tấn công càng độc thì cơ hội của Lưu Sấm càng nhiều.
Tình hình trước mắt diễn viên chính trong cuộc chiến phương bắc vẫn là Tào Tháo và Viên Thiệu. Hiện giờ Lưu Sấm chỉ có thể đục nước béo cò, ở giữa hưởng lợi góp nhặt lực lượng từng tí một. Thực sự muốn một mình chống lại Viên Thiệu? Lưu Sấm tự nhận thấy trong một thời gian ngắn vẫn chưa thể thành sự thật được.
Cho nên Lưu Sấm rất bình tĩnh.
Hắn cần một đồng minh như Tào Tháo, mặc dù người này rất có thể sau này sẽ thành kẻ địch nhưng trước mắt bọn họ vẫn có chung một kẻ địch khác là Viên Thiệu.
*****
Từ khi chiến sự Liêu Đông kết thúc dường như Liêu Đông đang bước vào thời kì bình ổn.
Pháo chào đón mùa xuân đã nổ vang khắp nơi.
Sứ đoàn Cao Cú Lệ dưới sự hộ tống của Thái Sử Từ đang đến Tương Bình.
Người phụ trách tiếp đón sứ đoàn Cao Cú Lệ là Trần Quần. Ông ta đồng thời cũng gánh trọng trách đàm phán với sứ đoàn Cao Cú Lệ. Lưu Sấm lệnh cho Trần Quần làm chính sứ, Trần Kiểu làm phó sứ. Hai người này tài hùng biện đều vô song, hơn nữa tài học cũng xuất chúng thích hợp nhất để làm những việc như vậy.
Lưu Sấm cũng không cho quá nhiều người tiếp xúc với sứ đoàn Cao Cú Lệ. Hắn vừa mới thắng lợi sao có thể tùy tiện tiếp xúc với đối phương mới bại trận được? Đơn giản là đợi đến lúc đàm phán cuối cùng với người Cao Cú Lệ hắn sẽ ra mặt triệu kiến. Nhưng trước đó hắn cũng không định ra mặt.
Đây cũng là cái quyền của người thắng cuộc!
Đồng thời Diêm Nhu đi sứ Phu Dư quốc cũng mang thắng lợi trở về. Quốc chủ Phu Dư quốc là Giản Vị Cư, phái Phu Dư vương tử Ma Dư đi cùng Diêm Nhu đến bái kiến Lưu Sấm, đồng thời trình quốc thư để thể diện đầy đủ thiện ý.
Lần này Diêm Nhu đi sứ Phu Dư quốc có thể nói là thu hoạch được rất nhiều.
Sau khi quốc chủ tiền nhiệm của Phu Dư quốc Úy Cừu Đài chết thì có Giản Vi Cư tiếp chưởng.
Không giống với Uý Cừu Đài, Giản Vị Cư trong lòng vẫn luôn ngưỡng mộ nhà Hán, vẫn có ý muốn thay đổi quan hệ với nhà Hán. Nhưng dù sao y mới lên chức đối mặt với những quý tộc liên quán đến Uý Cừu Đài năm đó y cũng không dám khua chiêng múa chống thay đổi gì. Có thể nói là Uý Cừu Đài lòng đầy hận thù với nhà Hán. Mấy lần vào Liêu y đã bắt người cướp của nhà Hán,lại càng giúp cho Cao Cú Lệ và phía đông Tiên Ti đối địch với nhà Hán...
Thái độ của Uý Cừu Đài đương nhiên cũng ảnh hưởng đến một nhóm người lớn.
Các quý tộc trong Phu Dư quốc thèm của cải của nhà Hán đến chảy cả nước miếng sao có thể đồng ý với sự thay đổi của Giản Vị Cư chứ?
Nhưng khi Lưu Sấm đại thắng ở Liêu Đông thì tất cả đều xảy ra sự thay đổi lớn.
Lưu Sấm lấy thế sét đánh mà chiếm được ba quận Liêu Đông, lại cướp được thành Hột Thanh Cốt của Cao Cú Lệ, thủ đọan mạnh mẽ, cứng rắn không tầm thường chút nào.
Phu Dư quốc chỉ là một nước nhỏ, hoang vu khí hậu khắc nghiệt.
Rất nhiều vật tư họ đều là vào buôn bán, trao đổi với Trung Nguyên mới có được. Trước đây Công Tôn Độ không để ý đến bọn họ, họ muốn làm gì thì làm. Nhưng bây giờ, người đứng đầu Liêu Đông đã là Lưu Sấm. Mà Lưu Sấm lại cứng rắn và hung ác khiến họ cũng không còn được muốn làm gì thì làm như trước nữa.
Giản Vị Cư được dẫn vào Hiểu Phong, mấy lần tiếp xúc bí mật với Diêm Nhu.
Cuối cùng, theo sự nhắc nhở của Lưu Sấm hai bên quyết định xây dựng một thị trấn buôn bán ở Cao Hiển, để tiện việc trao đổi mua bán.
Da, lông ngựa, dược liệu của Phu Dư quốc có thể thông qua Cao Hiển đưa vào Trung Nguyên. Còn Phu Dư quốc cần muối ăn, quân giới, tơ lụa quý tộc, đồ gốm sứ và các xa xỉ phẩm của Trung Nguyên cũng sẽ được vận chuyển vào Phu Dư quốc.
Bàn về muối sắt, không đồng ý bán vũ khí cho dị tộc.
Nhưng vấn đề là những thứ này không thể cấm đoán được.
Trong xã hội có rất nhiều thương nhân, họ buôn lậu quân giới ra ngoài anh có muốn ngăn cản cũng không được...
Lưu Sấm cảm thấy ta bán những quân giới này cho ngươi cũng không thành vấn đề.
Nhưng buôn bán quân giới loại gì thì chắc chắn là phải có quyết định.
Những thứ chất lượng kém, thậm chí là những thứ mà quân giới đã bỏ cũng có thể bán cho dị tộc... Cứ như vậy người sẽ không nghĩ cách cải tiến hoặc tự chế tạo ra quân giới. Dần dà vũ khí của ngươi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bên ta cung cấp. Nếu hai bên có giao chiến, thợ rèn của Phu Dư quốc ngươi chỉ có thể sửa chữa, thậm chí chỉ làm được nông cụ còn ta phong tỏa quân giới có thể đánh bại ngươi một cách dễ dàng... Phu Dư quốc ngươi càng ỷ vào ta thì lực uy hiếp với ta sẽ càng nhỏ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...