Mã Quân, tên tục Đức Hành, người Tư Lệ Phù Phong.
Sách sử ghi lại, lúc Mã Quân làm trong Tố Cấp Sự, từng tranh chấp với Cao Đường Long và Tần Lãng về chuyện thời cổ có xe chỉ nam hay không. Cao Đường Long và Tần Lãng đều cho rằng, xe chỉ nam thời cổ chỉ là truyền thuyết. Mà Mã Quân thì không đồng ý với quan điểm này Về sau, được sự nâng đỡ của Ngụy Minh Đế, Mã Quân đã sáng chế ra xe chỉ nam. Y từng thấy qua liên nỏ của Gia Cát Lượng, cho rằng liên nỏ của Gia Cát Lượng “Xảo thì có xảo, nhưng vẫn chưa hoàn thiện”. Ý là nếu để cho y chế tác, thì có khiến uy lực của liên nỏ tăng lên gấp năm lần.
Lúc đó, danh sĩ Phó Huyền tán thưởng: Sở trưởng của họ Mã là kỹ xảo, sở đoản là kém lời. Còn nói, kỹ xảo của Mã tiên sinh, cho dù Công Thâu, Mặc Địch, Vương Nhĩ, hay Trương Bình Tử thời Hán đều không thể bằng.
Trong ‘Mã Quân truyền’ còn có ghi: Mã tiên sinh, kỹ xảo nổi tiếng thiên hạ!
Ông trời cho một người nào đó tài hoa, sẽ cướp lấy năng lực khác của người đó. Mã Quân tinh thông thuật cơ quan, thường có kỳ tư diệu tưởng, nhưng khả năng giao tiếp của y rất kém, đã khiến cho Lưu Sấm giật mình. Sau khi triệu kiến Mã Quân, Mã Quân ấp a ấp úng, nói cũng khó thành lời. Thậm chí từ nói ra còn không diễn hết ý. Nhưng nếu nói về chế tạo cơ quan, Mã Quân lại có thể thao thao bất tuyệt. Chỉ có điều ngôn từ không lưu loát, tối nghĩa, dù Lưu Sấm đã hao hết tâm tư, cũng chỉ có thể hiểu đại khái.
Gia Cát Linh nói không sai, tay Mã Quân này quả nhiên có thực tài. Nhưng khả năng giao tiếp của y, thật đúng là…Một người cuồng kỹ thuật. Thậm chí căn bản không biết giao tiếp với người khác. Loại người này, ở hậu thế chỉ có thể làm nhân viên nghiên cứu khoa học, không thể đảm đương trách nhiệm. Ngươi bảo y cải tiến công nghệ, tiến hành phát minh sáng chế gì đó, Mã Quân có thể hạ bút thành văn. Nhưng nếu để y một mình ngăn cản một phía, chỉ sợ y sẽ biến chuyện tốt thành chuyện xấu.
Nhưng dù vậy, Lưu Sấm vẫn rất thưởng thức Mã Quân. Những điều khác không nói, người này không phải là người xuyên việt, lại có thể thiết kế ra hình dáng ban đầu của Long Cốt của tám trăm năm sau…Thiên phú quả thực kinh người. Chỉ tiếc, những công nghệ này hơi cao so với hiện tại. Với kỹ thuật của những năm cuối Đông Hán, sợ rằng muốn hoàn thành thuyền Long Cốt, khó khăn rất lớn. Không phải là chuyện một sớm một chiều.
Tuy nhiên, Lưu Sấm vẫn nguyện ý thử một lần. Có một thiên tài gần như điên cuồng như vậy, sao có thể không tận dụng cơ chứ?
Mã Quân không giỏi giao tiếp và truyền đạt?
Điều này không có vấn đề! Chỉ cần có thể khuyên bảo được Hoàng Thừa Ngạn rời núi, tiếp nhận bến tàu, mọi việc sẽ không thành vấn đề nữa…Nói thật, nếu như Tiết Châu còn sống, cho dù Lưu Sấm có tìm được nhân tài như Mã Quân, cũng không để y hiệp trợ Tiết Châu. Hai người này khác nhau quá lớn. Tiết Châu giống như một đốc công của một xưởng nhỏ. Bố trí một người có trình độ như tiến sĩ cho ông ta, ông ta căn bản không biết sử dụng như thế nào. Mà Hoàng Thừa Ngạn lại là một nhân viên quản lý cao cấp. Có thể tiến hành trao đổi với Mã Quân ở nhiều mặt, rồi phân công hợp tác.
Hơn nữa Hoàng Thừa Ngạn là danh sĩ của Kinh Châu. Giang Hạ là nơi phát triển của thủy quân Kinh Châu. Dù Hoàng Thừa Ngạn không giỏi võ vẽ, nhưng thân là người của họ Hoàng, ông ta không xa lạ gì với các công tác đóng thuyền. Tiết Châu dựa vào kinh nghiệm của mình để ở chung hòa hợp với đám thợ thủ công. Mà Hoàng Thừa Ngạn có thể lợi dụng nhân lực và tài nguyên tiến hành điều tiết, khống chế với quy mô lớn. Về phương diện này, năng lực và uy vọng của Hoàng Thừa Ngạn tuyệt đối hơn Tiết Châu. Cũng là người thích hợp với tiếp nhận bến tàu Thạch Cữu Cục nhất.
Tuy nhiên, muốn khuyên bảo Hoàng Thừa Ngạn rời núi, cũng không phải là việc dễ dàng.
Gia Cát Linh nói:
- Không bằng thiếp thân dẫn theo Thúc Hành tới thành Cô Trúc một chuyến, khuyên bảo Hoàng tiên sinh rời núi? Dù sao Khổng Minh và nương tử Hoàng gia đã thành lập hôn ước. Hoàng tiên sinh và phu quân coi như người một nhà. Thiếp thân ra mặt khuyên bảo, nếu như Hoàng tiên sinh có yêu cầu gì cũng dễ nói.
Lưu Sấm nghĩ ngợi, có phần chấp nhận.
- Nếu thế thì làm phiền nương tử lại phải vất vả một chuyến rồi.
Gia Cát Linh vui vẻ lĩnh mệnh. Ngày hôm sau nàng dẫn theo Gia Cát Quân và Mã Quân lần nữa tới thành Cô Trúc.
Nhoáng một cái, Gia Cát Quân đã mười bốn, mười lăm tuổi, đang là tuổi cầu học. Trong lịch sử, y cùng Gia Cát Lượng vừa làm ruộng vừa đi học ở Ngọa Long Cương, lúc đó tuổi còn nhỏ. Mà hiện tại, Gia Cát Lượng mười tám tuổi đã được Lưu Sấm phong tương. Điều này kích thích Gia Cát Quân rất nhiều. Giống như Gia Cát Lượng, Gia Cát Quân có thể nói là đi theo Lưu Sấm từ nhỏ. Dù không mật thiết như Gia Cát Lượng, nhưng cũng rất ỷ lại Lưu Sấm. Y định coi Gia Cát Lượng là mục tiêu của minh, nhưng Gia Cát Linh lại khuyên can.
Luận về thiên tư, Gia Cát Quân kém hơn Gia Cát Lượng. Gia Cát Linh thường thấy cầm những quyển sách mà Gia Cát Lượng từng đọc qua, sầu mi khổ kiểm, liền biết rằng, con đường mà Gia Cát Quân và Gia Cát Lượng đi sẽ không giống nhau. Gia Cát Lượng trầm tĩnh mà nhạy bén. Gia Cát Quân thông tuệ, giỏi về giao tiếp. Gia Cát Linh thấy, Gia Cát Quân nên phát triển theo con đường tự nhiên hơn. Cho nên đã để Gia Cát Quân tới học ở Nam Sơn Thư Viện. Chờ y lớn hơn chút sẽ hiểu ra dụng ý của mình.
Về điểm này, Lưu Sấm cũng tán thành.
Lúc đi, Lưu Sấm còn tặng Gia Cát Quân một thanh đoản kiếm, tỏ ý động viên. Tiễn bước tỷ đệ Gia Cát Linh, trong lòng Lưu Sấm như buông xuống một tảng đá lớn.
Nếu Hoàng Thừa Ngạn nguyện ý rời núi, bến tàu Thạch Cữu Cục liền không phải lo lắng. Có Hoàng Thừa Ngạn và Mã Quân, cộng thêm xưởng trong tay Phí Ốc. Tin rằng bến tàu Thạch Cữu Cục rất nhanh sẽ hình thành quy mô ở thành Cô Trúc. Hơn nữa có thể nhanh chóng phát triển và lớn mạnh.
Nhưng đám hải tặc kia một ngày còn chưa diệt, vẫn là cái họa tâm phúc.
Điều Lưu Sấm lo lắng hiện giờ, chính là lai lịch không rõ ràng của đám hải tặc kia.
……..
Tháng bảy, năm Kiến An thứ tư, dưới sự khuyên bảo của Diêm Nhu, cộng thêm Đạp Đốn hai lần bại trận trong tay quân Hán, Tô Phó Diên và Lâu Ban rốt cuộc đưa ra quyết định.
Tô Phó Diên phái người trả lời Đạp Đốn: Năm đó Ô Hoàn bị người Tiên Ti xâm phạm, hoảng sợ như chó nhà có tang. May có Thiên Tử nhà Hán thu dụng, còn ban Liêu Tây cho chúng ta nghỉ ngơi và dưỡng sức….Chúng ta nên mang lòng cảm động, tận trung với Hán thất mới đúng. Ngươi thân là Đại Thiền Vu của Ô Hoàn, không báo đáp ơn nghĩa của Thiên Tử nhà Hán thì thôi, còn nhiều lần khiêu khích Thiên Tử Đại Hán. Thực không phải là việc của một minh chủ nên làm.
Dù ta cũng là người Ô Hoàn, nhưng ta không đồng ý với cách làm này của ngươi. Hoàng thúc Đại Hán Lưu Sấm, phụng lệnh của Thiên Tử Đại Hán mà tới, phong làm Ô Hoàn Giáo uý. Chúng ta nên hết sức hợp tác mới đúng. Nhưng ngươi lại mấy lần đối địch với Lưu Hoàng thúc. Còn mặc kệ ý tốt của Viên đại tướng quân, ngang ngược càn rỡ trong lúc đàm phán…Ta không thể tán thành cách làm của ngươi. Cho nên ta sẽ không xuất binh tương trợ. Đương nhiên, ta cũng sẽ không giúp Lưu Hoàng thúc chống lại ngươi. Hết thảy đều nhìn tạo hóa của ngươi!
Hịch văn của Tô Phó Diên, mặc dù vẫn bảo trì thái độ trung lập như trước, nhưng ngôn ngữ lại khuynh hướng Lưu Sấm. Quan trọng hơn, y còn đâm Đạp Đốn một đao. Y cho rằng, Thuần Vu Quỳnh xuất phát từ thiện ý, khuyên bảo Đạp Đốn và Lưu Sấm đàm phán. Nhưng Đạp Đốn lại quá mức ngang ngược càn rỡ, mới khiến song phương tái chiến. Theo trình độ nào mà nói, Đạp Đốn chính là không tuân theo Viên Thiệu, lại càng không để Thuần Vu Quỳnh vào mắt.
Nhưng Thuần Vu Quỳnh nghĩ như thế nào?
Chỉ sợ bản thân Thuần Vu Quỳnh mới hiểu. Nhưng Đạp Đốn chứng kiến bản hịch văn này, quả thực giận dữ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...