Tháng năm, Tào Tháo lệnh Tào Nhân đảm nhận Hà Nam Doãn, còn Hạ Hầu Uyên đảm nhận Thái thú quận Thái Sơn. Trước đây Tào Tháo để Tào Nhân đảm nhiệm chức Thái thú quận Thái Sơn chủ yếu hy vọng Tào Nhân có thể liên thủ với Tang Bá, chuẩn bị cướp lấy Bắc Hải.
Chỉ có điều không nghĩ Lưu Sấm lại ra chiêu Càn Khôn Đại Na Di vứt bỏ hai quận Đông Lai, Bắc Hải đến nơi hoang vắng như Liêu Tây, tặng Bắc Hải cho Viên Thiệu. Đối phó với Lưu Sấm chỉ với Tào Nhân là đủ, nhưng Tào Tháo thấy Tào Nhân hơi nhu nhược nên thay Tào Nhân thành Hạ Hầu Uyên, cũng chính Hạ Hầu Uyên thể hiện một số thời điểm mạnh mẽ, cứng rắn, thủ đoạn hơn Tào Nhân.
Đương nhiên Hạ Hầu Uyên ở Dĩnh Xuyên để Lưu Sấm đi, không sợ chuyện này sẽ liên lụy đến y, dù sao chuyện cũng xảy ra ở Dĩnh Xuyên. Đương nhiên Tào Tháo sẽ trừng phạt Hạ Hầu Uyên một chút rồi. Chỉ có điều quận Thái Sơn và Dĩnh Xuyên rốt cuộc ai cao ai thấp trong lúc này cũng không thể nói rõ ràng. Chẳng qua chỉ để Hạ Hầu Uyên giữ lại bên cạnh mình, khiến cho Tào Tháo càng yên tâm, đồng thời điều chuyển Tào Nhân đến Lạc Dương cũng có ý trấn an Quan Trung. Tiếp đến Tào Tháo lại phái người tăng cường thủ vệ sáu quan ở Lạc Dương, để ngừa lại xuất hiện chuyện giống như Lưu Sấm lần nữa.
Nói thật, Lưu Sấm có thể trốn thoát khỏi Hứa Đô đó cũng là một may mắn. Con đường từ Trường Xã đến Hổ Lao thẳng tắp hai trăm dặm, cộng với việc của Tào Tháo xuất binh Hà Nội, binh lực không có ở Hà Lạc nên Lưu Sấm mới có thể trốn thoát thành công. Chỉ có điều hiện tại nếu Lưu Sấm lại xông đến Ngũ Quan đoán chừng lành ít dữ nhiều rồi.
Tào Tháo chuẩn bị tích cực cho chiến tranh, Viên Thiệu cũng bắt đầu cho cấp dưới tác chiến ở Hứa Đô.... Từ khi lấy Đông Lai Bắc Hải của Lưu Sấm...Ít nhất Viên Thiệu có thể có được hai quận Bắc Hải Đông Lai, hơn nữa lại không cần trả giá gì cả, chiếm được khá suông sẻ. Sau khi đến Bắc Hải, Viên Thiệu cũng thừa kế được những thành viên của Lưu Sấm để lại. Ví như Lưu Chính, ví như Vương Tu vì nhiều nguyên nhân không thể di chuyển theo Lưu Sấm. Ngoài ra còn có người trước đây theo Lưu Sấm hiện là đại tướng Sầm Bích, vì lo lắng không thích ứng được cái lạnh khủng khiếp ở Liêu Tây, vì thế phái người liên lạc với Viên Thượng, đầu phục Viên Thượng, Viên Thượng biết người này từng cùng Lưu Sấm tập kích bất ngờ Bàn Dương nên y đương nhiên cũng cực kỳ xem trọng.
Mang Sầm Bích từ Bắc Hải gọi về Nghiệp Thành, cũng đề cử với Viên Thiệu, bái làm Lê Dương lệnh. Tuy nhiên, điều khiến Viên Thiệu chú ý chính là Trương Tú Nhương Thành. Y phái người đến Nam Dương, ý đồ nói Trương Tú đầu hàng, rồi nội ứng ngoại hợp tấn công Tào Tháo.
Theo Viên Thiệu, y phái người đến chiêu hàng Trương Tú chính là nể mặt Trương Tú....Với xuất thân bốn đời làm Tam Công, xưng hùng Hà Bắc của y, có được Tứ Châu, trong tay mang ấn Đại tướng quân, Trương Tú còn không ngoan ngoãn mà theo ư? Cho nên sứ giả Viên Thiệu phái đi đến Nhương Thành cũng vô cùng kiêu căng.
Lúc đầu, Trương Tú đúng là có tâm quy hàng Viên Thiệu. Chỉ tiếc, khi Tào Tháo phái Chung Diêu đi sứ, đã bái kiến Giả Hủ trước. Mà Giả Hủ đã sớm có ý quy thuận Tào Tháo, hắn và Chung Diêu cũng xem là người quen cũ, lúc trước khi hắn còn trong triều cùng làm quan Lang, sau lại đi theo Đổng Trác đánh chiếm Lạc Dương, Giả Hủ và Chung Diệu nhiều lần qua lại với nhau, cũng khiến hai người nói chuyện dễ dàng hơn nhiều.
Sau khi đồng ý quy hàng Tào Tháo, Giả Hủ lập tức ngăn cản Trương Tú đầu hàng Viên Thiệu, nên sứ giả bị chém chết tại chỗ. Trương Tú nghe lời khuyên của Giả Hủ cuối cung thay đổi chủ ý, chính thức hướng Tào Tháo xin hàng.
Tiếp đến Tào Tháo lệnh Trương Tú tiếp tục trấn thủ Nam Dương, điều Giả Hủ đến Hứa Đô bái Chấp Kim Ngô, đối với Giả Hủ cực kỳ hậu đãi...Đến lúc này, hậu phương xem như Tào Tháo đã hoàn toàn bình định, có thể ổn định tinh thần, chuẩn bị cùng Viên Thiệu quyết chiến.
Cũng chính lúc này Viên Thuật ở Hoài Nam đã khó có thể chống đỡ được, mọi chuyện sụp đổ. Viên Thuật biết đại thế đã mất, vì thế mới liên lạc cùng Viên Thiệu, hy vọng Viên Thiệu có thể giải cứu hắn. Đối với việc cầu cứu Viên Thuật, Viên Thiệu do dự một chút, trong lúc nhất thời không thể đưa ra chủ ý.
.................................
Từ Lâm Du đến thành Cô Trúc ước chừng năm mươi dặm. Ven theo dường có thể thấy được nơi di dân dừng chân, xen kẽ nhìn có chút lẫn lộn nhưng lại vô cùng trật tự.
- Hoàng thúc, giữa Lâm Du và thành Cô Trúc có di dân ước chừng một vạn người. Hơn nữa thành Cô Trúc vốn có cư dân, tổng cộng đến một vạn tám ngàn người, lúc trước đổ bộ Tử Sơn tiên sinh nói không cần tập trung di dân ở riêng như vậy sẽ rất dễ phát sinh mâu thuẫn giữa cư dân và di dân. Cho nên đại khái chúng ta trộn vào cho cân đối, sắp xếp ổn thỏa cho di dân.
Thành Cô Trúc xắp xếp một vạn người. Di dân còn lại đưa đến phía đông Lâm Du nằm giữa Huyền Thủy và sông Lục Cổ. Trong đó đặc biệt thượng du sông Lục Cổ có khoảng cách khá gần Bạch Lang Tiên Ti, cho nên đầu tháng tư bắt tay kiến tạo Bạch Lang Bảo, để chống đỡ sự tập kích bất ngờ của Bạch Lang Tiên Ti. Chỉ có điều Liêu Tây lạnh khủng khiếp, đất nơi này đóng băng hàng năm cho nên tiến độ hoàn thành Bạch Lang Bảo khá chậm, dự tính phải tháng sáu mới có thể kiến thành. Chỉ cần Bạch Lang Bảo kiến thành thì không cần lo lắng phía Bắc Bạch Lang Tiên Ti có loạn, có thể an tâm phát triển.
Hộ tống Lưu Sấm đến thành Cô Trúc là Vương Kinh, gã là người Thanh Hà quốc Ký Châu, tự Ngạn Vĩ, cùng tuổi với Gia Cát Lượng. Kỳ thật trước đây gã đã từng gặp qua Lưu Sấm một lần. Lần đó chính là lần đầu tiên Lưu Sấm đến Cao Mật thăm hỏi Trịnh Huyền, chính Vương Kinh ra mặt tiếp đãi. Từ đó về sau Vương Kinh vẫn theo Trịnh Huyền học tập cho đến khi di chuyển, Trịnh Huyền lo lắng nhân thủ Cao Mật không đủ nên phái Vương Kinh đến hiệp trợ. Sau khi đến Liêu Tây, Vương Kinh làm trợ thủ cho Bộ Chất, phụ trách xắp xếp cho dân di cư.
- Ngạn Vĩ, khí trời Liêu Tây và Trung Nguyên khá khác nhau. Sau khi ngươi trở về nhớ nhắc nhở Tử Sơn, ở đây mùa đông đến sớm, nhiệt độ không khí khá thấp, nhất định phải chuẩn bị mọi thứ để vượt qua được mùa đông này. Với lều trại chỉ sợ khó chống đỡ giá rét mùa đông, cần kiến tạo nhà ở. Mặt khác, ta cũng nghĩ một vài cách chống lạnh, đến lúc đó ngươi giao cho Tử Sơn, cùng hắn thảo luận một chút, đưa ra những biện pháp thông dụng. Mặc khác, quần áo chống lạnh cũng phải chuẩn bị cho thật nhiều, sau khi quay về người nói với Trọng Đạt, bảo hắn mau chóng liên lạc với Tô gia, cần phải chuẩn bị trước tháng bảy, chuẩn bị nhiều vải dệt......
Chúng ta có nhiều người, lại là lần đầu tiên đến Liêu Tây, nhất định sẽ khó thích ứng được. Mà chống lạnh, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, cần thiết phải vượt qua, sau khi mọi người thích ứng có thể thay đổi dần dần.
Vương Kinh liên tục gật đầu tỏ vẻ ghi nhớ.
- Mặc khác, năm nay vụ mùa thu hoạch, cao lương đều lưu lại. Những thứ này đều là vật chống lạnh qua được mùa đông dài....Đồng thời, ngươi đến U Châu mua than đá về, đó cũng là vật chống lạnh đấy.
Di chuyển thành công nhưng không có nghĩa dời dân từ Thanh Châu đến Liêu Tây là xong chuyện. Trên thực tế di chuyển đi chỉ là bước đầu tiên, còn bước kế tiếp phải an bài dân sinh cùng thích ứng với hoàn cảnh mới vấn đề cần thiết.
Trong lòng Lưu Sấm có ít nhiều may mắn. Trước đây hắn đã từng mời Hoa Đà Trương Trọng Cảnh đến là một bước quân cờ lớn.
Bằng không mà nói với tình hình khí hậu thế này, chỉ sợ cái mạng già của ông ta....Tuy nhiên đây chỉ là bắt đầu, những trải nghiệm chân chính còn chưa tới đấy.
Dọc theo con đường, Bàng Đức đi theo Lưu Sấm vô cùng hứng thú thưởng thức cảnh sắc ven đường.
Lương Châu cũng là một vùng đất lạnh giá. Cho nên Bàng Đức cũng không có gì không thích ứng được, y ngồi trên ngựa đưa mắt nhìn chung quanh, tạm thời Lưu Sấm còn chưa giao nhiệm vụ gì cho y, nhưng Bàng Đức không nóng lòng vì y biết Lưu Sấm sẽ trọng dụng y. Với quan hệ của Lưu Sấm và Mã Siêu, y cũng trở thành "người một nhà" của Lưu Sấm, tuy nhiên lúc này Lưu Sấm mới tới Liêu Tây, cần có một quá trình để làm quen, đến lúc đó y sẽ được phân công thôi.
- Lệnh Minh, Tây Lương lạnh khủng khiếp, phần lớn là gieo trồng thu hoạch gì?
Bàng Đức ngẫm nghĩ một chút nói:
- Nói chung cũng như ở Quan Trung lấy ngô là cây trồng chính. Tuy nhiên hai năm trước ở địa khu sông Hoàng xuất hiện một loại thu hoạch sản lượng tuy không cao lắm nhưng chịu lạnh khá tốt, ở Hoàng Hà rất được chuộng. Người Khương đều lấy loại này làm lương thực chính...Nếu công tử có hứng thú có thể phái người liên lạc với Đại công tử.
Lương thực!
Đây là vấn đề Lưu Sấm gặp khó khăn không nhỏ. Hiện giờ Lưu Sấm chỉ cần nghe trên vùng đất lạnh giá có hạt giống có thể sinh trưởng là hắn vô cùng hứng thú.
Cây cao lương tuy thích hợp ở Liêu Tây nhưng chỉ với cao lương thì không đủ....kỳ thật, Lưu Sấm hy vọng có thể trồng được khoai lang, đáng tiếc thời kì Đông Hán khoai lang chỉ có ở Châu Mỹ, chưa được truyền vào Châu Á. Nói cách khác bất kể làm thế nào hắn cũng phải tìm ra loại thực vật này, nghĩ đến khoai lang, trong đầu Lưu Sấm đột nhiên hiện lên một ý niệm....Nhớ kiếp trước hắn đang cùng mọi người nói chuyên phiếm, có người từng nhắc nơi cây ngô sinh sản, hình như nói thời kỳ Đông Hán, Đông Nam Á có địa khu xuất hiện cây ngô.
Người đời sau ở địa khu Đông Bắc cây này có khá nhiều....
Lưu Sấm nghĩ đến đây cũng không kìm được triển khai ý niệm trong đầu. Hẳn khoảng cách giữa Đông Nam Á và địa khu còn xa nhưng có thể thông qua Sĩ Tiếp Giao Châu mà tìm kiếm. Hơn nữa, đời nhà Hán còn có thương nhân La Mã, xuất hiện tại địa khu Giao Châu, cây cải bắp ở Châu Âu, bông ở Ấn Độ...
Lúc này Lưu Sấm hưng phấn vô cùng, mặt hiện ra nụ cười rạng rỡ. Nếu có thể mang đủ bông đến như vậy lạnh khủng khiếp ở Liêu Tây cũng không có gì đáng lo.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...