Hãn Thích

Lúc đầu Lưu Sấm định trở về thẳng Cao Mật. Nhưng khi nghe Trịnh Nhân báo cáo tình hình hắn đột nhiên muốn đến Lang Gia xem xét thế nào.

Từ khi chiếm được huyện Lang Gia đến nay Lưu Sấm còn chưa đi xem qua bao giờ, hắn chỉ biết đến tình hình của Lang Gia qua báo cáo của Từ Dịch và Trịnh Nhân.

Tháng sáu cây cao lương dần chín cảnh sắc thật đẹp.

Nhìn thấy đồng lúa xanh tươi trong đầu Lưu Sấm như chợt nghe bài hát của thời hiện đại vang vọng: Này cô em xinh đẹp này cô em lãng du, này cô em đi trên đồng ruộng xinh tươi … Mặt Lưu Sấm nhìn có chút cổ quái, đột nhiên nhìn Từ Dịch nói:

- Tử Minh, có việc ngươi cần để ý, sau khi thu hoạch vụ mùa hãy để lại một ít hạt làm giống hãy bí mật mang tới ta có chuyện cần dùng.

Từ Dịch không do dự tuân lệnh, mặc dù y không biết rõ Lưu Sấm dùng hạt giống làm gì nhưng khi hắn đã nói thế Từ Dịch không thể nào từ chối.

- Tử Minh, sau khi thu hoạch vụ mùa ngươi hãy đến Cao Mật.

Lưu Sấm đi xem xét toàn Lang Gia trước khi nói với Từ Dịch như thế. Lúc trước hắn dùng Từ Dịch vì y được Gia Cát Lượng tiến cử, hơn nữa trong tay hắn cũng không có người nào có thể dùng. Nhưng thời gian trôi qua nửa năm Lưu Sấm đã hiểu rõ Từ Dịch, có lẽ y cũng không phải là người có tài năng kinh diễm gì, nhưng là người làm việc kiên định, điềm đạm chắc chắc. Mùa thu hoạch sớm đến, sau vụ thu hoạch này Lưu Sấm sẽ chiêu binh ở Đông Lai đến lúc đó cần có nhiều nhân lực hơn.

Công việc đồn điền đã ổn định lại. Đã có Trịnh Nhân tiếp nhận lo lắng mọi chuyện nên vấn đề này cũng không có gì. Lưu Sấm hy vọng có thể mang được Từ Dịch đi, vì dự tính cho năm tới nên cần chuẩn bị sẵn sàng.

Từ Dịch vội nói:

- Tại hạ nguyện theo sự chỉ bảo của công tử.


Tháng sáu năm Kiến An thứ hai, Lưu Sấm trở lại Cao Mật. Nhoáng một cái đã ba tháng trôi qua, Cao Mật phát triển cực kỳ nhanh chóng. Theo báo cáo di dân đã đến Vịnh Giao Châu, Tiết Châu đã từ vùng duyên hải quận Đông Hải di chuyển đến hơn ba vạn dân.

Kể từ đó Vịnh Giao Châu hoang vắng ngày nào đã trở nên đông đúc náo nhiệt.

Hai địa phương Kiềm Tưu, Tráng Võ không ngừng được mở rộng, nhân khẩu ba huyện lúc đầu năm sáu vạn dân lúc này đã tăng vọt lên mười vạn nhân khẩu. Diện tích đồn điền lớn được khai hoang đã khiến cho vịnh Giao Châu dần dần được tăng thêm sức sống, Lưu Sấm nghĩ đã đến lúc điều Thái Sử Từ trở về.

Một người tài như thế lại đóng giữ ở vịnh Giao Châu trồng trọt thật sự quá lãng phí. Đã có Hoàng Trân và Hậu Tiền bảo vệ vịnh Giao Châu là được, không có áp lực gì cả. Điều quan trọng lúc này chính cuộc chiến Đông Lai, Lưu Sấm cần tiếp tục gia tăng lực lượng, binh mã cũng được mở rộng hơn ba vạn người, chỉ đợi mùa thu hoạch kết thúc có thể phát động tấn công. Sau khi giải quyết được Đông Lai, kế tiếp chính là Bắc Hải, Bành Cầu tuy không thể uy hiếp được Lưu Sấm nhưng có một người như thế tồn tại chung quy cũng không phải là kế lâu dài, Lưu Sấm cũng mệt mỏi vì y.

Dù gã ta có làm Bắc Hải Tướng thì hắn cũng mặc kệ. Mọi người luôn mong muốn được bình an vô sự nhưng tên Bành Cầu này năm lần bảy lượt gây chiến.

Lưu Sấm rời khỏi Cao Mạt trong vòng mấy tháng nhưng Bành Cầu đã hai lần vượt qua Vấn Thủy muốn cướp Thuần Vu. Cũng may Lưu Chính trấn thủ Thuần Vu đánh lui Bành Cầu, đồng thời được Quản Hợi vài lần viện binh nên mới đánh lui Bành Cầu, làm cho y không dám hành động thiếu suy nghĩ nữa. Nhưng tên này cũng không chịu để yên, thấy động binh không được y bắt đầu tung tin đồn nhảm khắp nơi.

Cùng lúc y phái người đến hai huyện An Khâu, Xương An mua chuộc quan huyện nơi đó. Vào tháng tư, ở An Khâu quan lại bạo động dẫn mấy trăm người tấn công huyện nha, May mắn tướng phòng thủ Cô Mạc là Ngụy Việt phát hiện ra nên xua binh bình định, hoàn toàn triệt được những quan chức có liên quan ở An Khâu.

Nhưng những biến đổi này không ảnh hướng mấy đến Lưu Sấm.

Lúc trước Lưu Sấm không muốn nhận hai huyện vì không muốn thể hiện mình quá mạnh mẽ. Mà nay hắn binh hùng tướng mạnh, là thời điểm thích hợp chiếm giữ An Khâu cùng Trường An. Chỉ có như vậy mới có thể tạo nên một khối chỉnh thể với Thuần Vũ … Hành động của Bành Cầu thật sự làm Lưu Sấm ghê tởm như ghê tởm loài sâu bọ, nếu không xử lý y, Lưu Sấm sợ không thể nào sống yên được.

Tuy nhiên chuyện này cần phải bẩm báo với Trịnh Huyền trước. Nói chung hiện giờ Lưu Sấm phát hiện ra trong tay hắn có nhiều chuyện cần phải giải quyết khiến hắn đau đầu.

Nhưng sau khi Lưu Sấm trở lại Cao Mật phát hiện có chuyện vui ngoài mong đợi … Ở Trịnh phủ, trong phòng khách Trịnh Huyền cười ha hả chỉ vào Lưu Sấm nói với một vị lớn tuổi:


- Nguyên Phương, ngươi xem đây là con trai của Tử Kỳ đấy.

Ông lão này ước chừng năm sáu mươi tuổi, tướng mạo gầy guộc, mặt mũi sáng sủa, thân mặc áo bào xanh, đầu đội khăn chít.

- Tử Kỳ huynh ở suối vàng biết được có lẽ mừng lắm.

Lưu Sấm không biết lão bá bá này là ai nhưng hắn biết được người thanh niên bên cạnh lão.

-Trần Quần? Lưu Sấm gọi tên người thanh niên kia.

- Hóa ra ngươi chính là Lưu Mạnh Ngạn.

Trần Quần không có nhiều thay đổi lắm, tuy nhiên nhìn qua có thể thấy được y là người khá điềm tĩnh. Tay y chỉ vào Lưu Sấm đột nhiên không kìm được cười nói:

- Ngày trước ta có nhìn thấy công tử cảm thấy có chút quen … Phụ thân, người xem chân mày của hắn và Trung Lăng Hầu có giống không? Năm trước con ở ngoài thành Hoài Âm có gặp công tử nhưng lúc ấy vội quá nên không nói chuyện được.

Năm trước Lưu Sấm làm thuê cho Mi gia áp giải hàng hóa đến Hoài Âm. Lúc đó vượt qua Hoài Thủy, hắn nhìn nhìn sông Hoài Thủy nước chảy cuồn cuộn nên ngâm nga vài câu thơ, nào biết được Trần Quần nghe được tiến đến làm quen.

Tuy nhiên khi đó Lưu Sấm là người vô danh. Còn Trần Quần tuy có nghèo khổ nhưng lại đang trên đường đến Từ Châu đảm nhiệm chức Biệt Giá, cũng xem như đường làm quan rộng mở. Hai người không quá thân thiết chỉ ở bên sông Hoài Thủy nói dăm ba câu, chỉ gặp thoáng qua cũng không có bất kỳ liên hệ nào. Trên thực tế lúc đó Lưu Sấm không hề nghĩ tới có một ngày hắn có thể gặp lại Trần Quần.

Trịnh Huyền nghe được không khỏi hiếu kỳ.


- Thật sao, Mạnh Ngạn có thể làm thơ? Ta thật không biết chuyện này.

- Ha ha, Lưu công tử bận quá nhiều việc … chính vụ, làm sao có thời gian …

Vị lão giả kia nghĩ làm gì có chuyện Lưu Sấm làm thơ, chắc có lẽ Trần Quần khách sáo nói mà thôi. Có lẽ lão lo lắng Trịnh Huyền bảo Lưu Sấm làm thơ nếu chẳng may Lưu Sấm làm không được có thể thẹn quá thành giận, giận chó đánh mèo thì phiền cho Trần Quần, cho nên lão vội đứng dậy nói đỡ cho Lưu Sấm.

Trịnh Huyền cũng không truy cứu nữa, chỉ vào vị lão giả, nói:

- Đây là Trần Kỷ Trần Nguyên Phương, cũng là trưởng bối của cháu.

Lưu Sấm ngẩn ra kinh ngạc nói:

- Vậy "Trần tử" kia là Trần tiên sinh sao? Trần Kỷ lập tức vui vẻ nói:

- Không nghĩ Mạnh Ngạn cũng biết.

Năm xưa, lúc ở giữa cuộc chiến tranh của các dảng cố, Trần Kỷ cũng bị ảnh hưởng đến, nên khi bị giam cầm lão đã viết " Trần tử", rất được có danh vọng trong giới sĩ lâm.

Trần Quần là con trai Trần Kỷ.

- Mạnh Ngạn, Nguyên Phương nhận lời mời của Hữu Nhược nên mang theo Trường Văn đến giúp cháu đấy. Hiện giờ cháu có nhiều việc cần làm, mà Trường Văn lại là người có tài, cũng muốn đến giúp cháu một tay

Lưu Sấm có chút nghi hoặc không biết Trần Quần đến đây làm gì. Nghe Trịnh Huyền nói thế hắn như bừng tỉnh. Trong lòng hắn cũng vô cùng cảm kích Tuân Kham … Vị này là một trượng nhân lại có thể suy xét vì hắn mà mang cả Trần Quần đến.


- Nay được Trường Văn trợ giúp, tại hạ nhất định có thể thư thái hơn rất nhiều.

Trần Quần khẽ mỉm cười không nói gì.

Trần Kỷ nói:

- Đúng rồi ta nghe Khang Thành Công nói cháu muốn dùng giấy viết lại các cuốn sách cổ, là thật chứ?

- Dạ, việc này là thật.

Trần Kỷ khen ngợi quay đầu nhìn Trịnh Huyền nói:

- Không hổ là con trai của Tử Kỳ, mặc dù lúc nhỏ gặp nhiều tai ương nhưng vẫn không quên học vấn, ta nghĩ chuyện này Mạnh Ngạn nhất định làm rất tốt, ta thật sự xúc động. Như vậy đi, nếu Khang Thành Công không chê ta cũng muốn tham dự, nếu không đủ người, ta sẽ viết thư mời mấy vị bạn hữu của ta đến trợ giúp một tay. Nói thật, trước kia ta muốn mang Trường Văn đến Từ Châu, khi Hữu Nhược gửi thư đến, ta còn miễn cưỡng chưa nhận lời. Mạnh Ngạn tuy là con trai của Tử Kỳ, nhưng dù sao cũng đã gặp nạn khi còn thơ ấu nên ta lo lắng nền nếp gia đình của Tử Kỳ bị đoạn tuyệt, hôm nay gặp cháu, ta thật sự vui mừng cho Tử Kỳ.

Ông ta muốn biên sách ư? Lưu Sấm nghe nói thế thở phào nhẹ nhõm. Vừa rồi hắn nghĩ nên an bài như nào với vị lão tiên sinh này. Với thanh danh và thân phận của Trần Kỷ, Lưu Sấm mong muốn quá ấy chứ, nhưng hắn lại không muốn lão tiên sinh mỗi ngày lại chỉ bảo hắn phải làm chuyện này chuyện khác.

Nếu lão tiên sinh nguyện viết sách thì đã giảm bớt cho hắn sự phiền toái rồi.

Trong lòng Lưu Sấm phấn khởi vô cùng nhưng ngoài miệng vẫn khách sáo.

- Lão đại nhân, vì sao người muốn đến Từ Châu tị nạn?

Sau khi mọi người ngồi xuống Lưu Sấm không kìm được hỏi:

- Theo cháu được biết ở Dự Châu không có chinh chiến xảy ra, sao bá bá lại đến Từ Châu?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui