Mấy ngày nay trời mưa tầm tã, tôi ngồi co ro trong căn nhà tạm mái tranh vách nứa người cũng run lên.
Cái lạnh, cái đói khiến toàn thân tôi chẳng còn chút sức sống nào đành mặc kệ mấy giọt mưa thi thoảng lại rơi tong tong xuống đầu.
Đã ba ngày rồi không một hạt cơm chỉ ăn chút lương khô cầm hơi, tôi khẽ vo viên mấy đồng tiền ít ỏi trong túi sợ rằng trong một giây lát không kìm được mà lại dùng đến nó mất! Số tiền này tôi phải gửi về cho thầy mẹ thuốc thang làm sao tiêu được cơ chứ? Thế nhưng tôi không biết mình cầm cự được bao lâu nữa nếu cứ tiếp tục mưa gió thế này.
Khi còn đang nghĩ miên man bên ngoài bỗng có tiếng gọi lớn:
– Chị Hiên, chị Hiên ơi.
Tiếng gió mưa tạt lại nhưng tôi vẫn nhận ra giọng cái Giao liền vội vàng lật đật đứng dậy đội chiếc nón mê ngó ra ngoài.
Cái Giao mặc bộ quần áo cũ kĩ, cả người ướt như chuột lột chạy về phía mái hiên tôi đang đứng.
Hai làng đi cách nhau tận cả mấy chục cây số, trời lại mưa tầm tã mà em gái sang tận đây tìm trong lòng tôi bỗng có linh cảm chẳng lành.
Cái Giao quệt mấy giọt nước trên gương mặt tái nhợt giọng hổn hển:
– Chị ơi, chị về nhà đi, thầy ngã bệnh rồi.
Nghe cái Giao nói tai tôi cũng ù cả đi lắp bắp hỏi:
– Em nói gì cơ?
– Thầy ho ra máu cả tháng nay rồi, mẹ thì càng ngày càng yếu đi, ở nhà em không xoay sở nổi nữa nên đã nợ nần chồng chất để lo thuốc tha cho thầy mẹ.
Hôm qua người ta đến đòi nợ đập phá cả nhà, thầy uất quá thổ máu nhiều lắm…
Tôi không hỏi thêm gì nữa tức tốc cùng cái Giao về nhà.
Vừa vào trong sân đã thấy ngôi nhà cũ kĩ bị đập phá cả mảng, toàn bộ đồ đạc trong nhà không cánh mà bay.
Cái Giao lẳng lặng nhặt mấy chiếc áo rớt trên sân trầm mặc nói:
– Người ta bảo nếu không trả mai lại đến đánh chết từng người một.
Mấy tháng nay số tiền tôi kiếm không đủ mua nổi một thang thuốc, nghe cái Giao kể thuốc của mẹ không còn tác dụng phải cắt thuốc khác tận trên tỉnh đắt gấp chục lần thuốc cũ lại thêm việc thầy ốm nên số tiền nợ đã lên con số khủng mà đời này kiếp này cả nhà tôi có bán mạng cũng không trả nổi.
Trong nhà tiếng thầy tôi ho sụ sụ, mẹ tôi nằm trên chiếc giường mắt nhắm nghiền.
Tôi nhìn căn nhà tan hoang, nhìn thầy mẹ mà nước mắt như chực trào.
Trời bên ngoài vẫn mưa, cái không khí u ám ảm đạm bao trùm lấy căn nhà vốn đã nghèo nàn nay lại thêm rách nát.
Tối ấy cả nhà tôi đều chẳng ai ngủ nổi, ngọn đèn dầu le lói dưới góc chân bàn thờ lâu lâu lại phập phồng theo ngọn gió ngoài trời.
Đồ đạc quý giá đều chẳng còn, tôi khẽ đưa tay chạm lên chiếc vòng đá ở cổ.
Tài sản duy nhất còn lại là chiếc vòng này, nhưng sao tôi thể bán nó được.
Vả lại có bán cũng không biết có đủ trả một góc nhỏ của khoản nợ nần.
Thầy tôi ngồi trên giường vừa ho vừa nói:
– Hai chị em chúng bay đi đi, để thầy mẹ ở lại, thầy mẹ già rồi có chết cũng không sao.
Nghe thầy tôi nói vậy cái Giao chợt bật khóc tu tu, hai tay nó ôm lấy đầu gối bờ vai run lên bần bật đáp lại:
– Sao bọn con bỏ thầy mẹ được? Cùng lắm có chết cùng chết.
– Mày đừng có gở mồm, hai chị em bay thu dọn đồ đạc đi đi.
Đám người kia lúc nào cũng có người trực ở cổng làng thầy mẹ đi sao được? Hai chị em bay cứ đi đi, thầy mẹ ở lại.
– Không, con không đi, con ở lại.
Tôi nhìn thầy mẹ, nhìn em gái lồng ngực quặn lên.
Nhà tôi trước kia cũng từng khá giả, nhưng rồi khi tôi chưa kịp lớn mẹ đã đổ bệnh.
Bao nhiêu năm rồi tôi chưa từng biết bữa cơm có cá có thịt là thế nào.
Tôi thương thầy mẹ, thương em, và thương cả chính bản thân mình.
Cái nghèo cộng với bệnh tật như bóng ma ám ảnh khiến cả bốn người chúng tôi sống như trong bóng tối không có chút ánh sáng nào.
Tôi đưa tay lên cổ lần nữa, cuối cùng mặc chiếc áo mưa đi thẳng ra ngoài.
Đoạn đường phía trước trơn trượt, tối tăm không chút ánh sáng.
Tôi cứ mò mẫm đi, khi vừa ra khỏi làng trời cũng vẫn còn tối nhưng cơn mưa kia đã dứt hẳn.
Chiếc vòng cổ này là món đồ tôi chưa từng nghĩ sẽ bán đi, có chết cũng không thể bán.
Vậy mà… đường cùng vẫn phải bán.
Tôi ngước nhìn lên bầu trời đen thăm thẳm, đột nhiên bỗng thấy dưới chân bị kìm lại, một bàn tay ướŧ áŧ kéo lấy cổ chân tôi khiến tôi giật mình hoảng hốt gào lên.
Bóng đêm đen bao phủ càng khiến tôi sợ hãi định co cẳng bỏ chạy.
Thế nhưng bàn tay kia vẫn nắm chặt lấy cổ chân tôi không cho tôi thoát nổi rồi đột nhiên nhào dậy bịt mồm tôi lôi thẳng vào một cái hang nhỏ gần đó.
Lúc này toàn thân tôi run lên, nỗi sợ hãi càng lúc càng lớn.
Khi vào trong hang trời cũng chưa sáng hẳn, bàn tay kia mới khẽ buông tôi, hoá ra là một gã đàn ông, trời tờ mờ nên cả tôi và gã đều không thấy rõ mặt nhau, gã bỗng cất tiếng:
– Cô…
Thế nhưng còn chưa kịp nói tôi đã lao vào đạp thẳng một phát xuống háng gã rồi gào lên:
– Mày định làm gì tao?
Gã đàn ông bị bất ngờ liền ngã quỵ xuống hai tay ôm lấy háng không nói lên lời miệng chỉ ú a ú ớ.
Lúc này tôi định chạy ra ngoài nhưng chợt phát hiện cánh tay gã hình bị chảy máu, có thứ nước ướŧ áŧ tanh tanh chảy ra.
Gã vừa ôm háng vừa thều thào:
– Đau… trời ơi… sao… sao cô lại xuống tay tàn độc thế?
– Cho đáng kiếp…
– Cô ác thật đấy, tôi đã kịp làm gì cô? Tôi chỉ muốn nhờ cô giúp đỡ thôi mà
Tự dưng tôi bỗng thấy mình hơi vội vàng liền hỏi lại:
– Tôi với anh quen biết gì nhau đâu sao lại nhờ giúp đỡ?
– Tôi đang bị người ta đuổi gϊếŧ, không có thời gian ở đây nói dài dòng với cô, cô giúp tôi về báo tin với bạn tôi một câu.
Giúp tôi…
Mấy chuyện chém gϊếŧ trước kia tôi chưa từng gặp phải, bản thân tôi chỉ là đứa con gái nghèo nàn mới ra khỏi xó làng đi làm thuê nghe xong bỗng thấy rợn rợn người.
Gã đàn ông kia lại nhìn tôi cất lời:
– Cô đừng lo, cô chỉ cần mang mẩu thư này ra đến đầu làng Hồ hỏi nhà ông Hộ đưa cho cậu ba là được.
Sẽ không ai liên luỵ đến cô đâu, giúp tôi nhất định tôi trả ơn cô đàng hoàng
– Nhưng…
– Cứu một mạng người hơn xây bảy toà tháp, chẳng lẽ cô thấy chết mà không cứu? Vả lại cô xem cô đạp tôi khiến tôi giờ như liệt luôn chỗ ấy mà cô nỡ lòng bỏ đi vậy sao?
Nghe gã ta nói vậy mặt tôi đỏ bừng quay đi lắp bắp đáp:
– Tôi… tôi không cố ý, với giờ tôi vội lắm.
Cả nhà tôi còn đang ở nhà chờ tôi mang tiền về.
Gã thấy tôi nói vậy liền cố lết dậy, móc trong túi ra một sấp tiền giấy rồi nói:
– Tôi chỉ có ngần này, coi như cô nhận đỡ giúp tôi.
Tuy tôi chẳng nhìn rõ xem đống tiền này là bao nhiêu, ánh sáng lờ mờ chỉ nhận ra kha khá nhiều.
Đây chẳng phải là thứ tôi đang cần sao? Chẳng phải tôi đang muốn bán chiếc vòng cổ này đi đổi lấy điều này sao? Số tiền này e rằng phải mua được ba bốn chiếc vòng cổ của tôi cũng nên.
Đường cùng rồi, tôi không thể ở đây mà nghĩ ngợi được nhiều liền nhận sấp tiền rồi nói:
– Được, tôi sẽ giúp anh.
Gã đàn ông nghe vậy liền nhét mẩu giấy vào tay tôi dặn dò:
– Vậy cô đi nhanh giúp tôi
Tôi gật đầu chạy thẳng ra ngoài, trời lúc này cũng đã sáng, thế nhưng rồi tôi bỗng dừng lại, cuối cùng chẳng biết nghĩ gì lại chạy quay vào hang xé đoạn gấu quần buộc lên cánh tay đang chảy máu của gã ta, rồi khẽ tháo chiếc vòng cổ đặt vào tay gã ta rồi nói:
– Coi như tôi bán chiếc vòng này cho anh để nhận lại số tiền này.
Gã đàn ông cầm lấy chiếc vòng hơi khựng lại, vì gã dính đầy bùn bẩn nên tôi chỉ nhìn rõ đôi mắt sáng ngời tinh anh.
Không kịp đợi gã trả lời tôi chạy như bay về làng Hồ, đường sang nhà ông Hộ khá dễ tìm, đó là khu nhà gỗ to nhất làng Hồ.
Có điều chính vì to quá mà tôi lại tần ngần không biết vào thế nào.
Khi còn đang đứng ở ngoài bỗng có giọng nói trầm trầm ở ngay phía sau:
– Cô tìm ai?
Tôi cầm mẩu giấy quay lại nhìn, người đàn ông có gương mặt rất đẹp trai, thanh tú.
Sau trận mưa đêm qua nắng đã lên, vài tia nắng sớm xuyên qua kẽ lá chiếu thẳng xuống sống mũi cao thẳng của người đối diện.
Tôi bặm môi lí nhí nói:
– Tôi muốn tìm cậu ba nhà ông Hộ.
Người đàn ông hơi tỏ ra ngạc nhiên hỏi lại:
– Tìm tôi?
Nghe vậy tôi cũng hiểu mình đã tìm được đúng người liền vội vàng nhét mẩu giấy vào tay cậu ta rồi vừa lùi lại vừa nói:
– Vâng, có người nhờ tôi đưa cho cậu.
Cậu ba nhanh chóng mở mẩu giấy ra xem, còn tôi cũng ba chân bốn cẳng chạy nhanh về nhà.
Khi vừa vào trong sân đã thấy tiếng quát tháo đập phá ầm ầm.
Mấy người đàn ông cao to ném chiếc bàn mây cũ kĩ ra thẳng ngoài sân, một gã vào lôi cổ cái Giao rít lên:
– Mày muốn tao lấy mạng thầy mẹ mày không?
Con bé sợ hãi nước mắt lưng tròng, thấy vậy tôi liền lao vào đẩy gã đàn ông rồi gào lớn:
– Buông em tôi ra.
Gã đàn ông thấy vậy trợn mắt nhìn tôi rồi nói:
– Tao cho nhà chúng mày bao nhiêu ngày chuẩn bị mà chúng mày không chịu trả.
Hay chúng mày muốn tao đập chết thầy mẹ chúng mày rồi mang chúng mày đi bán đây? Bay đâu, vào lôi hai cái thân già này ra ngoài cho tao
Tôi sợ hãi không dám làm căng quá vội rút sấp tiền đưa cho gã ta van xin:
– Anh cầm giúp tôi
Gã nhận lấy đếm đi đếm lại rồi cười nhếch mép:
– Số tiền này bằng một góc khoản nợ.
Nôn hết ra đây.
– Anh cầm tạm giúp tôi, thư thư cho nhà tôi vài ngày nữa rồi tôi sẽ cố gắng trả hết cho anh
– Tao thư cho chúng mày cả tháng nay rồi đấy
– Anh làm ơn làm phúc, tôi nhất định sẽ trả đủ cho anh
Gã đàn ông nghe vậy mặt mới giãn ra nhìn tôi khẽ hất tay đám đàn em rồi nói:
– Nhà chúng mày đừng nghĩ đến việc bỏ trốn, khôn hồn thì tìm mà trả nợ đủ cho tao không đừng trách tao ác
– Vâng tôi biết rồi
Khi đám người đi khuất tôi cũng ngồi sụp xuống, chiếc vòng đáng giá nhất cũng bán, số tiền ít ỏi cũng nộp, giờ cả nhà tôi không còn bất cứ thứ gì đáng giá nữa rồi.
Tiền thuốc thang hằng ngày vẫn cần, tiền nợ vẫn phải trả, tôi thật sự không còn biết phải làm như thế nào cả.
Cả ngày hôm ấy đến bữa cơm ăn cũng không nuốt nổi.
Mẹ tôi nằm trên giường cứ khóc mãi.
Tôi ngồi rửa bát bên ngoài giếng nước mắt cũng lưng tròng.
Khi vừa rửa bát xong vào đến trong nhà chợt nghe tiếng bà Thanh hàng xóm oang oang:
– Đã thế chi bằng chị gả quách con Giao với con Hiên đi.
Chúng nó cũng lớn rồi chứ giờ cả nhà chị định chờ chết à.
Tôi có hai cái mối ngon lắm, một mối là cậu cả con nhà ông Hộ làng Hồ với một mối cậu cả con nhà ông Hạnh làng Vân đều giàu nứt khố đổ vách ra.
Chị mà đồng ý gả đi kiểu gì cũng trả được nợ, lại có tiền thuốc thang.
Mẹ tôi ho sù sụ đáp lại:
– Tôi không làm vậy được đâu… vợ chồng tôi già rồi, chết thì chết
– Chị đừng có gở cái mồm, chị chết rồi chúng nó sống suиɠ sướиɠ hơn chắc hay lại phải oằn lưng trả đống nợ nần kia? Đằng nào chúng nó chả lấy chồng, kiếm được tấm tử tế chẳng phải hơn sao.
Bà Thanh nói xong vẫy vẫy tay gọi tôi với cái Giao vào giọng ngọt như mía lùi:
– Này bà bảo nhé, hai chị em mày xem thầy mẹ chúng mày yếu thế này thì lấy chồng đi.
Lấy chồng rồi lấy tiền mà lo nợ nần thuốc thang cho thầy mẹ chúng mày
Cái Giao nhìn bà Thanh hỏi lại:
– Chúng cháu lấy chồng có thật sự sẽ có tiền lo cho thầy mẹ không
– Thật chứ.
Hai cái mối bà bảo đấy, nếu đồng ý là người ta đưa tiền luôn lo cho.
Chúng mày yên tâm toàn con nhà đàng hoàng cả thôi.
Cậu cả nhà ông Hạnh có cái xưởng gỗ to đùng, cậu cả nhà ông Hộ thì khỏi nói buôn bán đủ thứ giỏi giang luôn.
Người ta muốn tìm con gái nhà lành đàng hoàng về quán xuyến cơm nước để người ta yên tâm kiếm tiền
Cái Giao nghe vậy đưa mắt nhìn tôi gật đầu nói:
– Được được, chỉ cần có tiền lo cho thầy mẹ thì cháu sẽ lấy.
Bà Thanh cười cười liếc tôi hỏi lại:
– Cái Hiên có đồng ý không? Một mối thì không đủ trả hết đống nợ đâu.
Hai mối mới đủ trả cái khoản nợ nần nhà chúng mày và dư tiền thuốc thang.
Đồng ý thì bà sang bà đánh tiếng không thì bà sang nhà cái Mến hỏi chị em nhà nó
Giờ này còn gì để mất mà không đồng ý? Đằng nào chẳng phải chết, không có tiền đám người kia để cho chúng tôi yên sao? Giờ cứ có tiền để được sống đã, tương lai thế nào cũng không còn để ý.
Vả lại em gái tôi đã đồng ý, tôi chẳng lẽ lại không? Tôi không đáp chỉ cúi xuống gật gật đầu.
Bà Thanh thấy vậy nhét vào tay tôi sấp tiền rồi nói:
– Trả cho chúng nó trước một ít, mấy ngày nữa bà lấy lễ về thì trả hết.
Bên nhà người ta gấp gáp tìm cô dâu nên chắc phải cưới sớm ấy.
Cậu cả nhà ông Hộ năm nay hơn ba mươi rồi nên cái Hiên lấy là hợp, còn cậu cả nhà ông Hạnh còn trẻ để cho con bé Giao nhé.
Tôi khẽ thở dài, đều là những người chẳng quen biết, lấy ai thực sự cũng vậy tôi không để tâm nhiều.
Thầy mẹ tôi nghe bà Thanh nói cũng đồng ý, còn hết lời khen mấy đám bà Thanh mối lái.
Khi bà Thanh đi khuất chị em tôi lại ngồi lặng lẽ dưới ánh đèn dầu.
Lấy chồng! Hoá ra cũng đơn giản đến vậy, tự dưng tôi lại chẳng còn chút cảm xúc gì chỉ thấy trống rỗng vô cùng, lại cũng hơi tiêng tiếc vì sao không phải cậu ba nhà ông Hộ mà là cậu cả vì ít nhất cậu ba tôi cũng từng gặp rồi.
Nhưng dù sao cũng là đám cưới vì tiền tôi đâu có tư cách mà đòi hỏi điều kiện.
Vả lại theo lời bà Thanh cũng toàn là người đàng hoàng tử tế coi như chị em tôi có phúc lắm rồi.
Bà Thanh vốn là chỗ thân tình với thầy tôi, người bà Thanh mối lái thầy tôi đồng ý tôi cũng không có cớ gì mà phải nghĩ ngợi.
Mấy ngày sau đám người cho vay lại đến, lần này bà Thanh sang kịp trả hết toàn bộ nợ nần.
Bà Thanh còn gọi thợ đến sửa sang ngôi nhà giúp tôi.
Mẹ tôi được uống thuốc tử tế bỗng hồng hào lên, thầy tôi cũng khoẻ hẳn lên.
Đến ngày 18 ấy cũng là ngày đẹp nhất tháng, không biết phải vì thế không mà cả nhà ông Hộ lẫn nhà ông Hạnh đều chọn đó là ngày rước dâu.
Buổi trưa bên nhà ông Hạnh đã kèn kiệu sang đón cái Giao.
Khi bên nhà ông Hạnh đang làm lễ bên nhà ông Hộ cũng qua.
Thế nhưng không hiểu sao bên nhà ông Hộ chỉ lèo tèo vài người đón dâu còn chẳng biết chú rể là ai chỉ thấy ông Hộ già cùng vài người làm, sính lễ cũng chẳng có bao nhiêu.
Lúc thầy tôi thắc mắc bà Thanh giả lả nói ngày đẹp nhưng chú rể của tôi lại chưa kịp về nên cứ rước dâu đã.
Tôi xuất giá trước cái Giao, không kèn, không kiệu, đi bộ thẳng về nhà chồng.
Khi đi ra khỏi cổng mẹ tôi đã dặn đừng quay mặt lại nhưng rồi tủi quá tôi vẫn ngoảnh mặt nhìn về.
Có điều mọi người trong nhà lại không ai nhìn tôi mà đang chuẩn bị cho cái Giao ra ngoài.
Mắt tôi bỗng đỏ hoe cả lên, bất chợt chạm vào một ánh mắt tinh anh đang nhìn mình.
Ánh mắt này quen lắm nhưng tôi không nhớ ra đã gặp ở đâu.
Tôi khẽ cười cười trong lòng, người đó bên đang trai nhà chồng cái Giao, làm sao mà có thể quen được, nghĩ vậy tôi liền nhanh chóng quay mặt đi thẳng theo đoàn rước dâu.
Khi về đến nhà ông Hộ trời cũng sẩm tối, tôi được đưa vào căn nhà nhỏ tối tăm phía sau còn không biết cơ ngơi thế nào.
Còn chưa kịp ăn gì ông Hộ đã mở cửa bước vào, dưới ánh đèn dầu le lói tôi cúi mặt khẽ thưa:
– Thầy ạ…
Thế nhưng còn chưa kịp dứt lời ông ta đã lao thẳng về tôi ôm chặt rồi nói:
– Ông đây, ông đây…
Tôi nghe xong như chết trân, ông ta xé toạc mảnh áo trên người tôi đang mặc giọng đầy dâʍ ɖu͙ƈ:
– Từ nay em sẽ là vợ của ông… ông thương em…
Tai tôi ù cả đi, đẩy ông ta ra gào lên:
– Thầy say rồi à?
– Ông không say, em không biết ông lấy em về làm vợ cho ông sao? Nào, chiều ông đi
Cả người tôi như rụng rời.
Không phải lấy cậu cả nhà ông ta như bà Thanh nói… mà là lấy ông già đáng tuổi thầy tôi? Tôi vẫn chưa hết bàng hoàng không nghĩ bà Thanh lại lừa mình như vậy, lừa một cách trắng trợn và tráo trở!!!
***.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...