Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên

Mai đang tính xem ngày mai bán dầu như thế nào, người ta luôn nghi ngờ, lo
ngại với những cái mới. Làm sao để cho họ biết là dầu này ăn được và có
thể dùng thế mỡ heo giá mắc.

A An và a Phúc mang rổ tôm bạc vào,
mùa này tôm mới ‘dại’nên không lớn, có rất nhiều ở mấy con rạch nhỏ
quanh ruộng. A An ướp tôm với nước mắm, chút đường, ít ớt, như vậy lúc
chiên tôm sẽ mặn mặn cay cay ăn ngon hơn.

A, có cách rồi. Mai ngồi xuống chỗ nương nói cách bán dầu, mọi người nghe xong gật gật.

– Giống như lần trước cho người ta ăn đường thử vậy.

– Ta thấy cách này được, đem theo bếp, củi, tôm nữa.

Mợ nói xong xoay qua nhéo má Mai, cười nói:

– A Mai về nhà ngoại làm con cậu mợ đi ha, có con gái sướng hơn.

– Cậu mợ chỉ biết thương a Mai thôi,

Cúc tỷ giả vờ bĩu môi nói.

– Con gái sắp lấy chồng mà còn nhõng nhẽo,

– A, mợ nói gì vậy.

Cúc tỷ làm sao ‘chống đỡ’ được mợ trêu ghẹo, ôm chậu gạo chạy ra ngoài, cả nhà cười ha ha chọc theo.


Tối hôm đó Mai ngủ đến nửa đêm bị ác mộng làm tỉnh giấc, tay chân bất động, cảm giác ngực bị đè nặng không thở được. Mợ nói đúng, Mai mơ thấy mình
chui vào một cái hang tránh nước lũ thì gặp con rắn rất lớn, hình như
hang này là nhà của nó.

Cô đi vào làm nó rất giận dữ. Thân nó
dựng cao ngang đầu Mai, từ cổ xuống là những khoanh đen, khoanh trắng,
lóng lánh ánh bạc lạnh lẽo. Cái lưỡi dài chẻ đôi le le, mang nó bạnh như hai cái quạt, vừa sắc bén vừa mượt mà thật hút mắt.

Nó ‘nhìn’
Mai, đầu lắc lư, tiếng gió hút từ phía trong hang động tối tăm nghe rợn
người. Cùng với hơi thở rít lên từ miệng con rắn, mùi rất tanh nồng.
Hình như không phải chỉ có một tiếng hít thở của nó, còn con khác sao?

Như trả lời suy nghĩ của cô, từ từ hiện ra từng thân rắn dựng lên hai, ba, bốn, năm,….

Trời ơi!.

Những cái lưỡi le ra thụt vào, những cái đầu đung đưa như theo một nhịp điệu
huyền bí nào đó. Không phải nói là rắn thích đơn độc, bọn chúng không
sống bầy đàn. Mỗi hang chỉ có một hoặc hai con vào mùa tìm bạn tình sao?

Con đầu tiên chuẩn bị vồ tới thì Mai giật mình tỉnh giấc.

Đêm nay mười ba, trăng đã tròn chiếu sáng dìu dặt bên ngoài. Mai điều hoà
hơi thở, cảm giác cô đơn tràn đến khiến Mai rơi nước mắt. Giờ này ba mẹ ở đâu, có khoẻ mạnh không? Con ở đây khoẻ, con sẽ vượt qua được, sẽ sống
tốt.

Cúc tỷ xoay người quàng tay qua hông Mai vỗ vỗ.

– Sao vậy, ngủ mơ thấy gì?

– Ưm,

– Không sao, mơ thôi, không sợ.

Lát sau hai chị em chìm vào giấc ngủ, trên trời mấy vì sao nhấp nháy nhấp nháy trong vũ trụ bao la.

Ghe của cậu dài cỡ tám thước, có mui bằng lá che ở giữa, cậu ôm Mai đi theo hai ván gỗ vào trong mui. Hôm trước thấy cha rãnh rỗi, Mai nói cha làm
cầu gỗ này để khi đi xuống ghe không phải lội sình. Lúc đóng cọc gỗ phải nhờ Lưu bá và Tương huynh qua phụ. Làm xong, Lưu bá khen rối rít, nói
cách này hay, thế là kéo qua nhà bá ấy chọn chỗ đất cứng không sạt lỡ
làm một cái. Bình thường không có ghe đậu thì ra múc nước, giặt đồ cũng
tiện.

Nếu không phải Mai năn nỉ muốn đi chợ Sông Lớn thì cậu
không cho cô đi, cậu nói cô còn nhỏ, thức dậy sớm, đi cả ngày rất mệt
nhọc.

Cha kêu ba mẹ con vô ngủ tiếp, một mình cha chèo đi, đi ghe thuận lợi ở điểm này. Nương khoát thêm áo, quấn chặt khăn đầu cho cha
rồi vào mui với hai đứa. Mờ sáng Mai thức dậy thì thấy nương đã thay cha chèo, cha và An ca đang ăn cơm. Cơm ủ trong nồi vẫn còn nóng, ăn với cá kho, rau muống luộc. Mai uống chén nước ấm trong bình rồi ra ngoài nhìn xung quanh.

Ghe đang xuôi dòng dọc theo con sông nhỏ, hai bên bờ cây cối, nhìn không rõ là cây gì. Cách mấy trăm thước cũng thấy dáng

một chiếc ghe khác, gió thổi nhẹ nhưng sương làm không khí ẩm ướt thấm
vào người rất lạnh.

Mai đang mặc quần dài, áo yếm lót, áo trong
và áo ngoài mà vẫn lạnh. Áo trong không có cổ, hàng nút áo nhỏ và dây
buộc bên tay phải, áo ngoài thì tay áo dài, cổ tay áo rộng, cổ áo cao có nàng nút lớn làm kiểu cũng nằm bên tay phải. Áo trong chỉ dài qua eo
còn áo ngoài dài qua đầu gối.

Nương hay dạy Cúc tỷ cách làm các
kiểu nút áo, con gái khéo tay hay không thì nhìn nút áo là biết. Nương
và Cúc tỷ có may thêm đai đeo thắt lưng trên áo, thắt lưng được may tỉ
mỉ, thêu hoa rất đẹp. Nhưng chỉ đeo thắt lưng trong mấy dịp Lễ Tết hoặc
đi làm khách, ngày thường ít người mang thắt lưng điệu đà.

Ăn cơm xong, An ca rửa chén đũa bằng nước sông rồi úp lên rổ tre.

– Nàng vào ăn cơm với a Mai đi.

– Chút nữa, đến đoạn sông lớn thì chàng chèo, chàng vô trong nằm nghỉ chút. A Mai đói bụng ăn cơm đi con, không cần chờ nương.

– Con chưa đói, chờ nương ăn chung.

Cha khum lưng chui vào mui, Mai thấy lạnh cũng chui vào, An ca ngồi nhìn mông lung hai bên bờ. Cha kéo hắn vào trong luôn.

– Con nằm đi, đến đoạn sông lớn cha dạy con chèo.

Tiếng mái chèo khua nước, nước ì oạp vỗ bờ như điệu ru buồn, chiếc ghe phía
sau chèo nhanh hơn đến ngang ghe nhà Mai thì giảm nhịp, có tiếng phụ nữ
hỏi:

– Tẩu đi chợ Sông Lớn?

– Phải, tẩu cũng đi?

– Phải, ta ở làng Thạch


Hai người vừa chèo vừa nói chuyện, tiếng nói chuyện làm không gian sinh
động hẳn lên. Chắc người đàn bà gọi là Bô Pha (1) thấy buồn ngủ nên mới
bắt chuyện.

Trời dần sáng, hình như sắp đến khúc quanh ra sông
lớn nên nương gác chèo lay cha dậy. An ca và Mai cũng thức dậy. Mai rót
chén nước ấm cho nương, qua lại dọn chén đũa ăn cơm. Giờ này ăn cơm hơi
sớm hơn mọi ngày nhưng từ khuya giờ thức dậy mấy lần cũng đói nên ăn rất ngon.

Ghe của thím Bô Pha đã vượt lên trước, người đàn ông đang
chèo cùng với con trai lớn cỡ Vinh ca, nhìn rất khoẻ mạnh. Cha đang dạy
An ca cách phối hợp nhịp nhàng khi hai người cùng chèo. (đọc chương mới
nhất tại dienvan.space) Chỉ ca chú ý nhìn dòng nước để mũi thuyền không
cản nước mà nương theo con nước sẽ đỡ mệt sức. Đúng là nghề nào cũng có
trạng nguyên, chèo ghe cũng không phải chỉ ngoáy ngoáy là được.

Lúc khuya không thấy rõ, hàng cây rậm rạp hai bờ là cây đước, rễ vươn khỏi
mặt nước mấy thước. Mùa này cây đước đang ra hoa, mấy cánh hoa nâu vàng
rải rác trên nền lá xanh. Sương sớm lượn lờ làm khung cảnh như mờ ảo.

Đến ngã ba ra sông Giang thành, gió thổi lồng lộng, vài tia nắng lấp lánh
trên ngọn cây cao. Dòng nước chảy hơi xiết ngay khúc quanh rồi lại hiền
hoà lững lờ trôi tiếp. Trên sông có mấy ghe lớn đi từ phía bờ Tô Châu
qua. Ghe nhỏ như Mai sẽ đi len trong các con rạch lớn, quãng đường xa
hơn nhưng an toàn.

________________________________________________

(1): tên phụ nữ Chân Lạp xưa, nghĩa là bông hoa


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận