Năm
Thấy Hàn Bạt hành động không linh hoạt, Vương Khổ Oa cái khó ló cái khôn, dùng cả tay lẫn chân leo lên vách tường phía sau, trèo lên đỉnh mái hiên đã đổ nát của ngôi miếu để tránh né. Anh ta còn chưa kịp thở lấy hơi, đột nhiên có một trận gió lạnh ngắt nổi lên, mây đen che khuất ánh trăng, cỏ dại lay động dữ dội. Hạn Bạt vừa nhảy dựng lên vừa vươn tay ra đánh thẳng về phía Vương Khổ Oa, nhưng vẫn còn cách đỉnh miếu gần nửa thước. Nó đánh trượt rồi rơi thẳng xuống đất, miệng phát ra tiếng kêu chói tai. Ngay sau đó, nó lại tiếp tục nhảy lên tấn công. Vương Khổ Oa thấy Hạn Bạt nhảy lên mỗi lân một cao, chỉ ba lần nữa là sẽ lên đến đỉnh miếu, anh ta vội vàng dỡ ngói trên mái ra, dùng hết sức bình sinh đập thẳng vào nó. Miếng ngói khảm hoa văn dày cộp đánh trúng đầu Hạn Bạt rồi nát vụt.
Hạn Bạt lên không lên được, Vương Khổ Oa xuống không xong. Hai bên giằng co không biết bao lâu, chợt vang lên tiếng gà gáy văng vẳng đâu đây, phía đông sáng dần lên, bên dưới trở nên im ắng. Vượt qua cơn kinh hồn, anh ta đã sức cùng lực kiệt, vừa ngó xuống dưới quan sát thì đã thấy Hạn Bạt đang nằm bất động trên mặt đất. Mặc dù vậy, anh ta vẫn không dám xuống dưới. Không lâu sau có người tìm đến nơi. Thì ra mẹ Vương Khổ Oa bảo anh ta đi hoá vàng mã rồi một mình vừa ngồi may vá ở nhà, vừa chờ con. Nhưng thằng con Vương Khổ Oa ra khỏi nhà là mất tích giống như đá ném xuống biển, như diều đứt dây.
Bà mẹ ngồi nhà đợi mãi mà không thấy anh ta trở về, đến quá nửa đêm vẫn không thấy bóng dáng đâu. Bà mẹ lo lắng nửa đêm nửa hôm anh ta gặp phải chuyện gì không may, năn nỉ hàng xóm giúp đỡ đi tìm. Theo mọi người suy đoán, Vương Khổ Oa lén lút ra khỏi nhà hoá vàng mã, nhất định là sẽ đến nơi vắng người, nhưng chắc hẳn sẽ không đi quá xa, nhưng ngẫm đi nghĩ lại quanh đó không có nơi nào như vậy. Mặc dù nhà ga phía bắc nhộn nhịp kẻ đến người đi, nhưng ngõ hẻm kho lương lại vắng tanh, thực sự không có mấy người cư trú. Công viên Bắc Ninh lại có một ông lão chuyên canh cổng gác đêm, vậy công viên đó không phải là nơi thích hợp để hoá vàng mã. Trong khi đó, phía sau Ninh viên có một ngôi miếu Tam Nghĩa. Ngôi miếu này đã đổ nát nhiều năm, trước không có lối, sau không có đường, ngăn cách với Ninh Viên bởi con kênh đào. Năm xưa Lý Diên Chương đã tiến hành di chuyển mộ phần, để lại một cái hủng sâu chứa đầy quan tài, thỉnh thoảng lại có chó hoang qua lại. Vương Khổ Oa tám chín phần mười là đã đến ngôi miếu đổ nát đó để hoá vàng mã. Đến hừng đông, khi mọi người tìm đến nơi, họ nhìn thấy Vương Khổ Oa đang trốn trên đỉnh mái hiên đổ nát của ngôi miếu, mặt cắt không còn một hột máu, dưới chân tường có một xác chết. Nhìn thấy thế, mọi người đều kinh hãi không thốt lên lời. Đến khi Vương Khổ Oa trèo xuống dưới, nghe anh ta kể lại rõ ràng những gì mình đã trải qua, họ lại càng thêm hoảng sợ.
Đối với câu chuyện Vương Khổ Oa kể lại, những người có mặt ở đó nửa tin nửa ngờ. Họ tin là có Hạn Bạt, nhưng lại ngờ rằng Vương Khổ Oa đã đào cái xác đó lên để trộm mộ. Nhưng trong đám quan tài ở miếu Tam Nghĩa chỉ có xương trắng xác khô, đến một mảnh áo rách cũng khó mà tìm thấy, không có vật tùy táng nào đáng giá cả, chẳng lẽ lại có người ăn no rỗi việc đến mức đêm hôm khuya khoắt đi đào mộ mở tung quan tài ra giải sầu? Thảo luận một lúc lâu nhưng không ai nghĩ ra chân tướng sự việc. Mọi người bén báo cáo lên trên, nhưng không dám nhắc đến hai chữ Hạn Bạt. Dù sao đi nữa, xác những người nằm trong quan tài ở miếu Tam Nghĩa đã được chôn xuống khi tiến hành di dời nghĩa trang từ rất nhiều năm trước rồi, không thể nào do Vương Khổ Oa ra tay giết hại được. Vương Khổ Oa đi hoá vàng mã vào tiết vong linh chỉ đáng quy vào tệ đoan mê tín ngu muội, rốt cục chẳng phải là việc gì đáng kể, cùng lắm là phải nghe một bài giảng giải giáo dục để anh ta lần sau đừng có tiếp tục hoá vàng mã nữa. Xác chết được mang tới lò hỏa thiêu để đốt, sự việc được người ta tìm mọi cách để hạ tầm ảnh hưởng xuống mức thấp nhất, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Nhưng lời đồn ngoài xã hội không dễ dẹp tan được như vậy, mọi người lén lút truyền tai nhau rằng, trận hạn hán năm 1958 đó, nguyên nhân có lẽ là do Hạn Bạt ở miếu Tam Nghĩa tác quái, nhưng đa phần nghiêng về phía giả thiết "phần mộ số hai trăm lẻ chín" mới chính là nguyên nhân chủ yếu.
Việc Vương Khổ Oa đến miếu Tam Nghĩa hoá vàng mã vào nửa đêm rằm tháng bảy năm 1958 và sự việc "phần mộ số hai trăm lẻ chín" đã nhắc đến lúc trước, cả hai phát sinh trong cùng một ngày, cũng vào tối mười lăm âm lịch đó. Tuy nhiên, nói chuyện phải có trước có sau, xong câu chuyện miếu Tam Nghĩa, giờ chúng ta sẽ nói tiếp đến sự việc "phần mộ số hai trăm lẻ chín" .
Sáu
"Phần mộ số hai trăm lẻ chín" mà chúng ta đang nói đến nằm ở vị trí không xa nhà ga phía bắc Ninh Viên lắm, chỗ đó được gọi là Vương Xuyến Tràng. Nghe nói, trước kia nơi đây có một sân đập lúa, người chủ tên là Vương Xuyến, người ta gọi gộp lại là "Sân đập lúa Vương Xuyến", nghe tên quá dài bèn gọi tắt lại là Vương Xuyến Tràng. Vào cuối thời nhà Thanh, nơi này đã bắt đầu có không ít nhà dân mọc lên, có vài con hẻm nhỏ. Ngôi nhà số hai trăm lẻ chín là một trong số đó, chủ nhà tên Triệu Giáp, đã ngoài ba mươi mà vẫn còn lận đận, trước kia từ tỉnh ngoài di cư đến, đã từng học theo người ta buôn bán, lăn lộn kiếm sống đi sớm về tối, vất vả lắm mới kiếm đủ tiền mua lại căn nhà cấp bốn bé tẹo này. Sau giải phóng, y bán bánh quẩy ở một cửa hàng quốc doanh chuyên phục vụ ăn sáng ở đối diện nhà ga. Đồ ăn sáng chủ yếu là bánh quẩy, còn được gọi là bổng chùy hoặc bánh rán, còn có cả bánh rán nhân trứng gà. Cửa hàng này còn bán cả sữa đậu nành, cháo quẩy, mì hoành thánh, bánh bao, sáng sớm mở cửa, buổi chiều mới đóng. Triệu Giáp chuyên trách bán bánh quẩy, trời lạnh thì không nói làm gì, nhưng vào mùa hè, đứng cạnh nồi mỡ sôi sùng sục, toàn thân quện đầy mỡ lẫn với mồ hôi, chẳng khác gì bị tra tấn.
Trong lứa anh em họ hàng, Triệu Giáp thân nhau với một đứa em tên Triệu Ất, nhỏ hơn y mười mấy tuổi.
Ng.uồ.n .từ. s.it.e .Tr.uy.en.Gi.Cu.ng.Co..c.om. Năm ấy cậu ta tới chỗ người anh nương nhờ, định xin vào làm ở một nhà máy nào đó, tạm thời ở tạm nhà của anh mình là Triệu Giáp. Hai anh em ở cùng một căn phòng. Khi ấy, diện tích nhà dân như nhau, tầm hơn một trượng vuông, tức là xấp xỉ trên dưới mười mét vuông, hai bên đặt hai tấm ván lát, Triệu Giáp ngủ bên trái, Triệu Ất ngủ bên phải. Ở chưa được vài ngày, Triệu Ất đã phát hiện ra căn phòng này có điều gì đó bất thường. Khi ở đây, cậu ta luôn khát nước, uống bao nhiêu nước cũng không thấy đủ.
Ngay từ lúc ban đầu, Triệu Giáp đã bảo với Triệu Ất: "Em này, hiện giờ công việc ở nhà máy đang bị người ta tranh giành nhau, chỉ dựa vào sức lực là không đủ, phải có phương pháp. Có câu 'Thứ nhất là tự có cửa, thứ hai là đi tìm cửa, thứ ba là không có cửa', anh và em thì ngay cả thứ tư cũng còn không tới. Nói cho dễ hiểu, không cửa không đường chẳng biết lối nào mà lần, không phải cứ muốn là có thể tìm được. Theo anh thấy, trước tiên em cứ ở lại đây chơi vài ngày, sau đó quay về quê nhà đi thôi."
Triệu Ất nghe nói vậy không thấy lọt tai, hỏi: "Có phải là anh ghét bỏ thằng em này hay không?"
Triệu Giáp bảo: "Nghĩ đi đâu vậy, em là em họ của anh, sao anh lại ghét bỏ cho được."
Triệu Ất lại hỏi: "Vậy tại sao anh lại muốn đuổi em về? Có phải khó chịu vì em ở đây làm phiền anh không?"
Triệu Giáp nói: "Em không hiểu đâu, căn nhà này của anh không sạch sẽ, trước kia là một ngôi mộ."
Triệu Ất nghi ngờ: "Thực sự là dựng nhà trên mồ mả hay sao?"
Triệu Giáp đáp: "Anh lừa em làm gì, nếu không phải là một căn nhà như thế, một kẻ chỉ bán đồ ăn sáng như anh đủ tiền mua được sao?"
Triệu Ất bảo: "Như thế là mê tín, nếu anh đã dám ở, em đây cũng chả sợ."
Triệu Giáp nói: "Em ở lại đây cũng được, nhưng không được lục lọi lung tung trong nhà của anh."
Triệu Ất không tin những gì người anh cậu ta nói, cứ nghĩ rằng ông anh mình đang tích cóp tiền cưới vợ rồi dấu ở trong nhà. Anh mình chỉ là một người bán đồ ăn sáng, ngoại trừ việc đó ra chẳng lẽ còn có việc gì khác hay sao? Tại sao lại cảnh giác với em mình cứ như đề phòng kẻ trộm như thế?
Kể từ đó, Triệu Ất trú tạm tại căn nhà số hai trăm lẻ chín. Sớm tinh mơ mỗi ngày, chuông vừa điểm năm tiếng là Triệu Giáp đã đi tới cửa hàng bán ăn sáng bắc xoong chảo rán bánh, khi đó Triệu Ất vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ. Mãi không tìm được việc làm, cả ngày cậu ta vô công rồi nghề, cũng chẳng cảm thấy căn nhà có chỗ nào không yên lành, ngoại trừ thường xuyên khát nước thì không còn có bất kỳ chỗ nào khác thường. Bởi vậy, cậu ta càng khẳng định những câu hù dọa của Triệu Giáp lúc trước chỉ là bịa đặt vô căn cứ. Đêm hôm ấy, cậu ta ngủ chập chờn, cứ có cảm giác là có người đang đứng trước mặt. Khi đó trời đã tảng sáng, trong phòng không đến mức quá tối, cậu ta vừa hé mắt định xem kẻ đó là ai thì đã nhận ra Triệu Giáp đang đứng giữa nhà, im hơi lặng tiếng, không nháy mắt nhìn chằm chằm vào mình. Triệu Ất giật mình nhận ra người đó là Triệu Giáp, nhưng đã thừa biết là anh mình thức dậy sớm để kịp đến cửa hàng ăn uống nhóm lửa rán bánh, ngày nào mà chẳng như vậy, bởi vậy cậu ta không để ý gì nữa, cứ thế nằm yên không nhúc nhích. Nhưng cậu ta không thể tưởng tượng nổi, sự việc xảy ra tiếp theo lại kỳ quái đầy khó hiểu.
Bảy
Triệu Giáp đứng giữa nhà không nhúc nhích, nhìn chằm chằm vào Triệu Ất, rất lâu sau y mới đi tới đầu giường của cậu ta thò tay lục lọi dưới gầm, giống như đang lần mò tìm cái gì đó. Đến khi cầm được vật đó vào tay xác nhận là nó vẫn còn ở đó, dường như y đã thở phào nhẹ nhõm, sau đó dấu vật đó trở lại chỗ cũ, xong xuôi mới chịu đi ra khỏi nhà, tới cửa hàng bán ăn sáng để bán bánh quẩy.
Triệu Ất cực kỳ khó hiểu: "Chả hiểu ông anh giấu cái gì đầu giường của mình, đã thế lại còn lo lắng bất an, phải nhìn thấy vật kia vẫn còn thì mới an tâm, chẳng lẽ sợ ta nhìn thấy hay sao?" Cậu ta hết sức hiếu kỳ, lập tức ngồi dậy xem xét, thò tay xuống mò được một tấm phù đã cũ nát ố vàng, thuộc về loại phù chú trừ tà trước giải phóng. Cậu ta thầm nghĩ: "Anh em thân thích mà thế này ư, đuổi đi không được lại định dọa cho ta sợ phải bỏ đi, anh cứ chống mắt mà xem tôi đốt cái của nợ viết như gà bới này đi!" Hôm ấy, trong lúc tức giận, cậu ta đã đốt tấm phù ố vàng đó thành tro, rồi giận dỗi lượn lờ ngoài đường cả ngày, đến nhà đồng hương kiếm bữa cơm. Sau khi ăn uống no nê, mãi đến khi trời tối mịt, Triệu Ất mới nhớ đến về nhà.
Đúng vào ngày rằm tháng bảy năm 1958. Sau khi trời tối, trên đường không còn ai qua lại, muỗi và dơi dường như cũng ít hơn so với mọi ngày. Triệu Ất nhát gan, chợt nhớ ra hôm đó là tiết vong linh, tinh thần trở nên hoảng hốt, một bụng tức giận lúc sáng đã tiêu tan sạch sẽ. Ngẫm lại cho kỹ, có khi ông anh không ghét bỏ mình như vậy, tóm lại dù có đánh sứt đầu mẻ trán thì cũng vẫn là hai anh em ruột thịt như tay chân liền với thân cơ mà, có lẽ mình đã trách oan anh ấy mất rồi. Càng nghĩ cậu ta càng cảm thấy hổ thẹn, vội vàng chạy về nhà. Bởi khi ấy không có ống nước dẫn đến từng căn nhà, muốn dùng nước thì đến vòi nước công cộng chung cho cả ngõ hẻm, hoặc là dùng nước giếng. Bởi vậy, khi về đến chỗ vòi nước ở đầu hẻm, cậu ta đến bên vòi nước rửa sơ qua mặt mũi, kỳ cọ chân tay, há miệng uống một bụng nước lạnh bởi chưa bao giờ biết tiêu chảy là cái gì. Chẳng hiểu vì sao cậu ta luôn khát nước, uống bao nhiêu nước cũng không đã, có khả năng là do thời tiết quá nóng, oi bức ra nhiều mồ hôi khát nước là chuyện bình thường. Cậu ta chưa bao giờ nghĩ ngợi quá nhiều về hiện tượng này, uống xong nước là mở cửa vào nhà.
Do công việc hàng ngày của bản thân cực kỳ mệt nhọc, Triệu Giáp thức dậy cũng sớm mà đi ngủ cũng sớm. Còn Triệu Ất cứ lượn lờ nay đây mai đó, chẳng biết lúc nào mới về nhà, cho nên y để ngỏ cửa cho em mình, không chốt chặt ở bên trong, tránh cho nó về đến nhà còn phải gõ cửa, còn đồ ăn để phần thì đặt trên mặt bàn úp lồng bàn.
Vẫn như mọi ngày, Triệu Ất đẩy cửa vào nhà, nghe tiếng ngáy phát ra là đủ biết Triệu Giáp đã ngủ say. Sợ đánh thức anh mình, có gì cần nói ngày mai nói sau cũng không muộn, cho nên cậu ta không đốt đèn lên. Căn phòng chỉ có diện tích tầm mười mét vuông, nhắm tịt hai mắt cũng có thể mò lên giường được. Cậu ta với tay cài chặt chốt cửa, miệng lẩm bẩm nói "Phá nhà đền bạc triệu". Sau nửa đêm phải đặc biệt đề phòng trộm cướp, tục ngữ có câu trộm không về tay không, không may có kẻ trộm vặt móc túi lẻn vào nhà, nhìn thấy cái gì trộm cái đó, ngay cả chổi cùn rế rách cũng không tha, nhưng đáng hận nhất chính là những kẻ ăn trộm giầy dép quần áo. Mặc dù quần áo giày dép không đáng giá mấy đồng tiền, nhưng chúng lại là đồ vật thiết yếu, dù có thế nào cũng không thể nào trần trùng trục đi chân đất ra ngoài đường được. Thiên Tân vệ có tập quán, trời có nóng đến mấy cũng không được đi chân trần ra ngoài đường, nếu không quấn xà cạp thì chí ít cũng phải đeo một đôi giày vải, giày tốt hay xấu thì không cần biết, chỉ có lũ người quê mùa mới đi chân trần ra đường. Ai không tuân theo tập quán đó sẽ bị người khác coi thường, bởi vậy mới có câu châm ngôn -- dưới chân không có giày, quá nửa là kẻ quê mùa.
Nhập gia phải tùy tục, Triệu Giáp thực sự không muốn đi chân đất khiến người khác coi thường, vì thế năm lần bảy lượt dặn dò Triệu Ất, bảo cậu ta mỗi lần vào nhà nhớ chốt chặt cửa phòng, đề phòng trộm lẻn vào ăn trộm giày. Lúc trước Triệu Ất chỉ nghe tai nọ xọ tai kia, nhưng ngày hôm ấy chả hiểu sao lại nhớ ra, vào nhà xong cậu ta chốt chặt cửa phòng, sau đó lên ván nằm ngủ, chỉ chốc lát sau đã chìm vào cơn mơ. Đến nửa đêm, Triệu Ất phát hiện trên người mình có thứ gì đó, nhưng mí mắt nặng trịch không sao mở ra được, trong phòng lại tối đen, chẳng nhìn thấy rõ bất cứ cái gì. Cậu ta mơ mơ màng màng nhấc tay lên sờ lần, ngón tay chợt chạm vào một lớp da thịt trơn nhẵn lạnh như băng, hóa ra là tay của một cô gái.
Tám
Dù đầu óc tỉnh táo nhưng Triệu Ất không sao mở mắt ra được, cũng không thể ngồi dậy được, chỉ cảm nhận được cô gái kia từ từ bò qua người mình, ngay sau đó nghe thấy chiếc giường bằng ván lát bên kia dồn dập vang lên tiếng "Ken két ken két". Cậu ta thật sự buồn ngủ díp cả mắt, xoay nghiêng người rồi lại chìm vào giấc ngủ.
Cậu ta đánh một giấc đến tận lúc trời đã sáng hẳn mới dậy, vừa nhìn sang bên kia thì thấy Triệu Giáp vẫn còn nằm lì ở đó. Mọi ngày, vào giờ này y đã đi bán bánh quẩy từ lâu rồi, hôm nay có chuyện gì không biết? Cậu ta vội vàng nhảy xuống giường, nhưng vừa mới qua bên đó xem xét đã phát hiện có chuyện xảy ra. Anh cậu ta nằm thẳng thuỗn, mặt xanh tím, thân thể lạnh ngắt, đã phơi thây trong phòng từ bao giờ. Lúc cậu ta về đến nhà ngày hôm qua, Triệu Giáp vẫn còn cất tiếng ngáy, tại sao ngủ dậy đã biến thành người chết rồi? Có lẽ nào trộm cắp đã lẻn vào lúc nửa đêm, nhưng nhìn đến chốt cửa phòng vẫn thấy còn chốt chặt, không có khả năng có người lẻn vào. Mà dù cho có người vào nhà đi nữa, lúc ra khỏi nhà cũng không thể nào buộc chặt chốt cửa từ bên ngoài. Đột nhiên nhớ ra, dường như đêm hôm qua trong phòng còn có một cô gái, cậu ta hoảng sợ, hét to trong nhà có ma rồi ba chân bốn cẳng chạy ra khỏi nhà cầu cứu người khác.
Nghe nói nhà số hai trăm lẻ chín xảy ra án mạng, toàn bộ hàng xóm láng giềng đều chạy sang xem, có người nhanh chân chạy đi báo án. Đến khi xem xét cơ thể Triệu Giáp thì không thấy có vết thương ngoài da nào, chắc chắn là đã đột tử trong đêm mà không phải là án mạng. Triệu Ất không đồng ý, cậu ta khăng khăng bảo rằng trong phòng có nữ quỷ, nữ quỷ đó đã bóp cổ chết anh mình. Nhưng chẳng có ai tin lời cậu ta. Cậu ta bất chấp tất cả, xông vào trong nhà lật ván lát lên, nhìn thấy gạch bên dưới có nhiều viên đã lung lay, rõ ràng là chúng bị thường xuyên động chạm đến. Cậu ta nhấc hai viên gạch lên làm lộ ra một cái xác đã khô quắt tóc dài.
Sau khi nhận dạng, cái xác khô đó là của một quả phụ còn trẻ đã mất tích trước giải phóng. Bởi thế, sự việc đã trở nên nghiêm trọng rồi. Chúng ta sẽ nói ngắn gọn chi tiết những gì đã xảy ra. Nhà số hai trăm lẻ chín đã từng là một ngôi mộ cổ, khi di dời mộ để xây phòng, người ta đã đào ra được một cái xác khô quắt. Ở nơi này rất hiếm khi có xác khô, một khi xảy ra thì cái xác khô đó tức là Hạn Bạt, bởi vậy không có ai còn muốn sống ở nơi này. Trước giải phóng, Triệu Giáp tham rẻ nên đã mua ngôi nhà số hai trăm lẻ chín, nhưng nguyên nhân chủ yếu có lẽ là vì y động lòng với người quả phụ còn trẻ ở bên cạnh. Có một đêm, y mượn cớ lừa quả phụ trẻ đó vào nhà mình, cưỡng hiếp không thành nên đã lấy mạng cô ta. Bên ngoài nhiều người qua lại, y không có biện pháp nào phi tang xác chết, đành phải chôn dưới tấm ván lát. Y cũng biết, trước kia nhà số hai trăm lẻ chín là một ngôi mộ, phong thuỷ không tốt, bởi vậy đã mời một đạo sĩ "Thiên quan áp quỷ", dán lá bùa vào đầu giường. Quả phụ trẻ tứ cố vô thân, đột nhiên mất tích không còn bóng dáng, mọi người đều cho rằng cô nàng đã chạy trốn theo tình nhân. Bởi lúc ấy xã hội cực kỳ loạn lạc, chẳng ai thèm để ý đến việc này, cho nên y tự cho rằng thần cũng không biết quỷ cũng không hay, có ngờ đâu đến ngày rằm tháng bảy năm 1958 ấy, Triệu Ất giận dỗi anh mình nên đã lén đốt mất lá bùa, cho nên Triệu Giáp mới chết bất đắc kỳ tử trong phòng vào lúc đêm khuya. Sau này, bởi vì hung thủ là Triệu Giáp đã chết, vụ án đó không cần phải tiến hành điều tra nữa.
Nhưng suy nghĩ của mọi người vẫn thiên hẳn về cách giải thích của Triệu Ất hơn. Theo những gì cậu ta nói, giữa đêm nữ quỷ dưới ván lát đã chui ra, bóp cổ anh trai mình là Triệu Giáp chết tươi. Nhà số hai trăm lẻ chín trước kia là một ngôi mộ cổ, đã từng sinh ra Hạn Bạt, Triệu Giáp giết người chôn xác trong phòng, cô gái đó cũng biến thành Hạn Bạt, nếu không phải vậy tại sao người ở khu vực này luôn khát nước, cây cối trong ngõ hẻm khô héo, giếng đào sâu bao nhiêu cũng không có nước. Câu chuyện phần mộ số hai trăm lẻ chín chỉ trong nháy mắt đã lan ra khắp nơi, cho tới nay vẫn còn có người nhắc tới. Tuy nhiên, đại bộ phận những câu truyền đồn thổi đó không thống nhất về mặt nội dung, đã bị thêm thắt rất tình tiết thần bí ly kỳ quái dị. Nhưng trên thực tế chỉ là hai anh em ở chung một phòng, người anh chẳng hiểu tại sao giữa đêm đột tử, người em báo án bảo rằng trong phòng có quỷ, sau đó đào lên được một cái xác khô. Vụ án này chính là tích truyện về phần mộ số hai trăm lẻ chín.
Tóm lại, vào cùng một ngày, không hơn kém nhau vài giờ, ở hai nơi là miếu Tam Nghĩa và phần mộ số hai trăm lẻ chín cùng phát hiện ra xác khô, tuy nhiên cơ quan nhà nước không công nhận đó là Hạn Bạt. Nhưng không tin cũng không được, gần trưa ngày hôm đó, từ phía tây bắc mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp ầm ầm, một trận mưa dữ dội đổ ập xuống, nước bắt đầu dâng lên dưới lòng sông khô cạn. Đám công nhân trị thuỷ vừa mới đào đến cửa động có chứa ngôi tháp của Hải Trương Ngũ thì trời mưa nước dâng, không thể nào tiếp tục đào sâu xuống nữa, từ đó về sau công việc nạo vét tạm dừng vô thời hạn.
Câu chuyện xin được tiếp tục. Buổi chiều ngày mười sáu tháng bảy âm lịch, thời tiết đột nhiên biến đổi, mây đen vần vũ vang lên tiếng sấm rền, công việc nạo vét sông cái bắt buộc phải ngừng lại. Quách sư phụ đứng bên bờ sông nhìn thấy thời tiết thay đổi, vừa định tìm một chỗ tránh thì đột nhiên nhìn thấy một luồng khí đen bốc từ mặt đất lên tận trời cao, giống như một con rắn đang hóa rồng. Trời càng lúc càng tối, bắt đầu lất phất mưa, luồng khí đen đó nhanh chóng bị mây đen che khuất, cuối cùng không thể nhìn thấy được nữa. Xưa kia, người ta cho rằng mây mù bốc lên trời là hiện tượng rắn hóa rồng. Khi phát hiện ra phương hướng đám mây mù xảy ra quá trình rắn hóa rồng đó ứng vào ngõ hẻm kho lương ở cạnh công viên Bắc Ninh, Quách sư phụ mới chợt nhớ ra Trương Bán Tiên đã từng nói bên trong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương thực sự có vật gì đó. Hơn nữa, một khi vật này hiện thân, nhất định sẽ nhấn Thiên Tân vệ chìm trong biển nước, xảy ra lũ lụt nghiêm trọng.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...