Giỏi Văn Không Khó
Đây là phần tiếp theo của 'Nâng tầm mở bài' nha ^^. Mị cố gắng đưa ra những ví dụ đơn giản, dễ hiểu nhất. Nếu các bạn có gì khó hiểu thì hãy cmt bên dưới cho mị biết nhé.
Thêm một điều nữa là, nếu các bạn có thắc mắc nào về những tác phẩm đã học trong trường thì có thể cmt bên dưới, nếu nằm trong khả năng thì mị sẽ giải đáp giúp bạn.
Mà các bạn học cấp mấy nhỉ? Mong các bạn cho mị biết để sau này, mị sẽ cố gắng lấy những dẫn chứng gần gũi với chương trình học hiện tại của bạn.
oOo
Làm sao để mở bài của bạn bớt nhàm chán?
Bí quyết chính là hãy dẫn một câu hay ho vào mở bài.
Những câu hay ho này bạn buộc phải sưu tầm, nó thường được in trên lịch. Bạn có thể viết lại và để dành dùng dần.
Cách dẫn những câu hay ho này cũng chia thành nhiều kiểu. Cơ bản có hai kiểu chính.
1. Câu tương đồng với luận đề.
Đây là câu có ý nghĩa gần giống với luận đề.
2. Câu tương phản với luận đề.
Đây là câu có ý nghĩa trái ngược với luận đề.
Đừng vội, mị sẽ có ví dụ để làm rõ đây ^^
Giả như chúng ta có đề là : 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây' Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Vậy luận đề là lòng biết ơn. Bạn hãy nhớ xem mình đã được học những câu ca dạo, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn nào về lòng biết ơn không? Chẳng hạn như câu 'Uống nước nhớ nguồn'?
Vâng, cứ thế, dẫn câu 'Uống nước nhớ nguồn' vào để nâng tầm mở bài của bạn.
Ví dụ minh họa:
Người xưa có câu 'Uống nước nhớ nguồn'. Câu nói thể hiện triết lý sâu sắc về lòng biết ơn. Đó là một trong những phẩm chất đạo đức sáng ngời của dân tộc. Cùng quan điểm đó, ông cha ta còn để lại một câu tục ngữ rất hay nữa, đó là câu 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.' Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của câu nói này.
Câu dẫn vào đề càng hay, càng sâu, mở bài càng được nâng tầm. Tất nhiên khi dẫn câu nói vào thì cũng phải hiểu rõ ý nghĩa của câu nói đó nhé, chứ đừng dẫn vào câu mà mình không hiểu ý nghĩa, kẻo bị phản dame.
Đây là ví dụ cho câu tương phản với luận đề.
Giả như đề là : 'Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn' Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về câu nói này.
Bạn có thể dẫn câu tương phản với luận đề vào như sau :
Có người từng nói 'Sống là không do dự'. Mỗi ngày có hàng ngàn cơ hội đến với chúng ta, nếu chúng ta không bắt lấy chúng, chúng ta sẽ không bao giờ chạm đến thành công. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng 'Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn' với lời khuyên con người hãy bình tĩnh sống, bớt vội vã. Cuối cùng, Sống chậm có ý nghĩa thế nào?
Tất nhiên, nếu làm theo kiểu này, bài của bạn sẽ phức tạp hơn. Đó là trong phần bàn luận cuối bài, bàn phải nhắc đến hai câu nói ấy một lần nữa và tổng hợp ý nghĩa của chúng lại. Vì vậy, mị khuyên nên sử dụng cách đầu, đơn giản, dễ hiểu.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...