Giỏi Văn Không Khó

Bạn thường mở bài như thế nào? Có phải luôn cảm thấy rất khó khăn khi phải viết mở bài không? Thực tế mở bài chính là phần khó nhất, bởi nó là nơi khơi nguồn cảm hứng của bạn và cả của người chấm bài.


Mở bài có hai loại cơ bản.

1.Mở bài trực tiếp.

2.Mở bài gián tiếp.

Mở bài trực tiếp là kiểu mở bài đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Mở bài gián tiếp thì đi lòng vòng một hồi mới vào đề. Mở bài trực tiếp có ưu điểm là nhanh, gọn, dứt khoát, đỡ mất thời gian. Mở bài gián tiếp thì giúp bạn thể hiện văn phong cùng hiểu biết của mình, góp phần tạo ấn tượng với người chấm.

Nói chung, mở bài kiểu nào cũng được.


Bởi mị sẽ chỉ bạn bí quyết nâng tầm mở bài đây :)))

1.Điều không thể thiếu khi mở bài chính là dẫn luận đề vào.

Chúng ta có rất nhiều loại đề. Cơ mà đề nào thì cũng có luận đề. Luận đề là vấn đề được bàn đến trong đề. Và nó là thứ mà bạn NHẤT ĐỊNH phải NHẮC ĐẾN trong phần mở bài.

Ví dụ : 

'Miêu tả mẹ của em' 

Luận đề là 'mẹ em'. Trong mở bài dù nói thế nào cũng phải nói đến mẹ em.


'Cảm hứng trữ tình trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy và bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt'

Luận đề là cảm hứng trữ tình trong bài thơ Ánh Trăng và Bếp Lửa.

Về cơ bản, luận đề gần như là nội dung cốt lỗi của đề. Bạn không cần suy nghĩ sâu xa về nó.

Tuy nhiên, cũng có những kiểu đề mà luận đề bị ẩn. Tiêu biểu như đề kiểu này :

'Tôi và Mozart. Mozart và tôi. Chỉ có Mozart.' Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Luận đề không nằm trên đề. Đây là dạng đề giành cho học sinh giỏi và học sinh lớp chuyên :)))

Đối với những dạng đề ám muội kiểu này, bạn phải tự khám phá luận đề. Luận đề được ẩn giấu trong ý nghĩa của câu nói, như câu trên là thói tự cao, kiêu ngạo. Và Luận đề là bàn về thói tự cao, kiêu ngạo.




Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận