Giỏi Văn Không Khó

Chào mọi người, sau thời gian vắng bóng thì mị lại quay trở về đây. Dạo này có nhiều bạn đang bận ôn thi tối mặt nhỉ? Mị đang nghĩ xem là sẽ làm gì để giúp ích cho các bạn đây... Hừm hừm... Mị sẽ làm một tuyển tập dành riêng cho kì thi đại học, chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm đi thi của mị :"3

-o-

1. Kinh nghiệm chuẩn bị cho kì thi:

Thời điểm bắt đầu ôn luyện:

Hồi đó mình đi thi đại học khỏe lắm, vì kiến thức nằm sẵn trong đầu rồi. Mình bắt đầu ôn luyện văn từ năm lớp 10, đến năm lớp 11 thì mình học xong chương trình 12 rồi (Trường mình học theo kiểu cuốn chiếu, với lại đi thi HSG vượt cấp nên phải học trước) Nếu bắt đầu ôn luyện càng sớm thì về sau bạn càng khỏe, còn nếu bạn bắt đầu ôn luyện muộn thì việc bị áp lực bởi phải tiếp thu một lượng kiến thức cực lớn trong thời gian ngắn là chuyện dễ hiểu thôi.

Thông thường, để học và thi một môn thành công bạn phải nắm được hai yếu tố:

1. Kiến thức nền.


2. Kĩ năng giải quyết bài tập.

Kiến thức nền là những kiến thức cơ bản. Đối với toán đó là công thức, đối với văn đó chính là sự am hiểu về tác phẩm, tác giả. Trong thời gian đầu, bạn phải nắm được kiến thức nền của môn học trước đã. Đừng vội lao vào bài tập quá sớm, hãy dành thời gian để học thuộc những gì cơ bản, nền móng nhất.

Sau khi đã có kiến thức nền, điều không thể thiếu là bạn phải giải quyết những dạng bài tập cụ thể để vận dụng số kiến thức đó. Đối với toán, bạn sẽ giải những dạng bài tập từ đơn giản đến nâng cao nhằm áp dụng công thức vừa học, đối với văn thì bạn phải tập viết những dạng đề liên quan đến tác phẩm mà bạn vừa học.

Các bạn có thể song song vừa học kiến thức nền vừa giải bài tập, tuy nhiên, phải đảm bảo là bạn đã nắm vững kiến thức nền hoàn toàn nhé chứ không phải chỉ mới liếc sơ qua kiến thức nền một chút rồi tự cho rằng mình biết tất cả và lao vào giải bài tập  Điều đó sẽ chẳng đem lại ích lợi lâu dài cho bạn đâu. Đã không học thì thôi, học đến đâu thì chắc đến đó, đừng mông lung như một trò đùa nhé.

Về bài tập thì rất đa dạng, cách giải quyết chúng cũng biến hóa khó lường. Trước khi giải quyết bài tập thì các bạn phải nắm được dạng bài trước, sau đó nắm được cách xử lí từng dạng bài cụ thể rồi áp kiến thức nền đã học vào để giải quyết. Như thế bài viết của bạn sẽ trở nên chỉnh chu và có chiều sâu.

Để nắm được kiến thức một cách vững chắc, trước tiên bạn phải hệ thống kiến thức đã, về văn học, văn học của chúng ta được chia thành cách giai đoạn sau:

1. Giai đoạn văn học truyền miệng (Hay còn gọi là văn học dân gian)

2. Giai đoạn văn học trung đại.

3. Giai đoạn văn học trước cách mạng tháng 8/1945

4. Giai đoạn văn học sau cách mạng tháng 8/1945

5. Giai đoạn văn học thời kì đổi mới.


Mỗi giai đoạn đều có những nhà văn trụ cột riêng với màu sắc văn phong, chủ đề đa dạng phong phú, bao gồm thơ lẫn văn xuôi.

Ví dụ nhắc đến giai đoạn văn học trung đại thì chúng ta sẽ nhớ ngay đến Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,...

Các bạn phải nắm được những giai đoạn này, những gương mặt nhà văn nhà thơ tiêu biểu đại diện cho giai đoạn đó. Tất nhiên, những người được giới thiệu trong sách giáo khoa là những người nổi bật nhất, các bạn vẫn nên tìm hiểu về những tác giả khác trong cùng giai đoạn nhưng không được sách giáo khoa giới thiệu để sau này có thể liệt kê mở rộng phân tích, làm cho bài văn thêm sâu sắc.

Có một điều lưu ý đặc biệt thế này, có một số nhà văn nhà thơ có sự chuyển mình trong sáng tác từ giai đoạn trước cách mạng đến giai đoạn sau cách mạng.

Ví dụ: Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên,...

Trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi tìm những giá trị cũ, ca ngợi những truyền thống xưa của dân tộc. Văn Nguyễn Tuân khi ấy luôn rất u buồn, ngột ngạt. Dù chất văn hào sáng, khí khái nhưng vẫn không che đậy được nỗi buồn sau kín của một người mất nước. Sau cách mạng, Nguyễn Tuân trở mình, văn ông không còn buồn buồn, u ám nữa mà thay vào đó, sự hào sảng khí khái được khai thác triệt để. Khung cảnh con sông Đà đầy hoang sơ, hùng vĩ hiện lên, ánh sáng chói ngời khắp các trang văn, khiến người ta lay động... Rõ ràng, văn Nguyễn Tuân đã chuyển mình rõ rệt theo thời đại.

Chế Lan Viên cũng là nhà thơ có sự chuyển mình ngoạn mục như vậy. Trước cách mạng, Chế Lan Viên với tập 'Điêu Tàn' chỉ biết đi tìm về hình bóng của nước Chiêm Thành xưa cũ, khóc thương người Chiêm Thành và quan ngại về nền độc lập sắp lung lay của Việt Nam. Sau Cách mạng, Chế Lan Viên lại hoàn toàn thay áo mới, trở thành một nhà thơ đầy khát khao, đầy hào sảng với những thiên trường ca 'Người đi tìm hình của nước' và 'Tiếng hát con tàu'.


Đấy, để học được cái gì đó, các bạn phải hệ thống nó, đặt nó trong một cấu trúc cụ thể. Học văn thì đừng đặt nặng nhiều quá, văn là cái đẹp, là tiếng nói tâm hồn, là sự lay động... Tại sao các bạn lại cứ chú ý đến sự mỏi mệt của những bài giảng dài dòng? Hãy đọc một câu thơ và cảm nhận sự rung động từ sâu trong lòng bạn

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng nuối, nhớ chơi vơi

Tự các bạn hãy rung động với từng câu từng chữ với tác giả, hãy cảm nhận nỗi lòng của tác giả và bạn sẽ cảm thụ được văn, tự động nhớ văn, không cần phải học thuộc vất vả như chú vẹt.

(còn tiếp. Sẽ cố gắng ra thật đều đặn không ngâm mắm. À, các bạn có câu hỏi thì hỏi luôn đi để mình tổng hợp trả lời trong mấy bài sau nha)




Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận