Gió Nam Và Hoa Hồng

Edit: loveyoumore3112

(* Là bài thuốc dùng cho người có thể lực yếu, bị lạnh, thiếu máu, các chứng thuộc huyết đạo, mất ngủ ở người thần kinh quá mẫn cảm.)

Trần Chi Nhận có một đội ngũ kỹ sư, đăng ký thành lập một công ty xây dựng nhỏ.

Nhận xây các công trình, sửa đường, xây nhà nhiều tầng, lắp đặt thiết bị… khắp nơi. Vài năm trước quả thật kiếm lời không ít, nhưng nghề này có một quy tắc bất thành văn, nhiều đội kỹ sư lớn thầu lại một dự án đều phải trả trước một khoản tiền rồi mới có thể bắt đầu khởi công. Môi trường chung không tốt lắm, vậy nên đến cuối năm mới có nhiều chủ thầu và công nhân nhảy lầu vì không thu hồi được vốn như vậy.

Trần Chi Nhận cũng không phải ngoại lệ.

Mấy năm nay có lỗ có lãi, nhưng ít nhất vẫn duy trì được cân bằng thu - chi.

Nghề nghiệp càng ngày càng theo quy tắc, cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt tép riu. Bởi vì dây xích tài chính đứt mà hằng năm các công ty phá sản nhiều như cá diếc sang sông.

Mấy tháng trước, Trần Chi Nhận tiếp nhận một dự án, là một công ty xây dựng có năng lực thầu lại công trình sửa đường.

Ở ngoại ô phía tây Giang Thành, trả tiền trước khởi công sau.

Trần Nhứ đứng trước hiên nhà cao tầng gập ô lại.

Đèn điều khiển bằng âm thanh trong hành lang bị hỏng đã lâu rồi, cả không gian tối đen như mực. Mùa đông phương Bắc, hàng xóm tự ngầm hiểu với nhau chồng than tổ ong ở chỗ ngoặt cầu thang, khiến không gian nơi công cộng không tính là hẹp tự nhiên trở nên chật chội.

Trần Nhứ một hơi leo lên tầng 5.

Cánh cửa cách âm không tốt, tiếng người cãi nhau ở căn nhà phía đông vang lên không nhỏ.

Nguỵ Vi: “Cuối năm rồi, tiền từ công trình lại không có, nhiều người vẫn đang chờ được trả lương như vậy, lại còn là một số tiền lớn, tài khoản công ty đã trống rỗng từ lâu rồi, đi vay chỗ nào được chứ?”

Trần Chi Nhận tức giận lớn tiếng nói: “Dù vậy cũng không thể động đến cái nhà kia được.”

Trần Nhứ nắm lấy cán ô thật chặt.

Giọng của Nguỵ Vi cũng cao lên mấy dexiben: “Chúng ta cũng đâu còn cách nào khác. Thế anh nói phải làm sao bây giờ?”

Trần Chi Nhận im lặng.

Nguỵ Vi: “Ông nhìn con bé đi, đến ở đây lâu như vậy, lại không thèm nhìn tôi một cái. Ngày ngày tôi nấu cơm cho nó ăn, không có công lao cũng có khổ lao. Mặt thì cứ như đang đi đòi nợ, tôi vẫn chưa thấy được bộ dáng của nó đấy…”

Giọng của Trần Chi Nhận nhỏ đi một chút. “Ngôi nhà đó là nhà Tĩnh Nghi để lại cho Tiểu Nhứ.”

Nguỵ Vi: “Nhà đó không phải cũng có nửa phần của anh sao?”

Trần Chi Nhận không nói gì.

Nguỵ Vi thấy có hy vọng, hạ giọng xuống chậm rãi khuyên nhủ: “Em biết trong lòng anh cũng chẳng dễ chịu gì. Nhưng anh nghĩ thử xem, giá nhà ở khu đó giờ đã cao đến mức nào rồi. Bán căn nhà đó đi thì tiền lương của công nhân, tiền nợ mua vật liệu xây dựng đều được giải quyết, không chỉ giải quyết mỗi vấn đề cấp bách trước mắt mà chờ sang năm lại ra tay, mua một căn nhà ở khu mới, người một nhà chúng ta đều ở cùng nhau.”

Bà ta còn nói: “Dù sao anh cũng phải nghĩ tới con trai anh chứ, nó không thể ở đây cả đời được.”

Trần Chi Nhận mệt mỏi tựa vào sô pha, lấy ra một bao thuốc lá, rút ra một điếu, châm lửa hút.


Không đồng ý, cũng chẳng từ chối.

Vợ chồng nghèo khổ có trăm chuyện phải buồn bã.

Tay Trần Nhứ nắm lấy chiếc ô, từng bước từng bước đi xuống tầng dưới. Thật lòng mà nói, quá đau lòng lại trở thành chết lặng, cô chỉ cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ tê liệt, đáng lẽ cô không nên có bất kỳ một sự chờ mong nào nữa.

Bên ngoài mưa vẫn còn rơi.

Cô mở ô, máy móc lấy điện thoại ra nhìn thời gian, sau đó đi bộ đến ga tàu điện ngầm.

Ban đêm trên tàu điện ngầm rất ít người, đều là những chú chim mệt mỏi trên đường về nhà.

Trần Nhứ tựa đầu lên cửa sổ thuỷ tinh.

Trong chớp mắt, tàu điện ngầm chạy thẳng vào bóng đêm, tựa như một cơn gió gào thét xuyên thẳng qua trái tim.

Lúc Trần Nhứ về đến nhà đã gần nửa đêm.

Trần Chi Nhận gọi điện thoại tới, cô nhận cuộc gọi, nói rằng buổi tối sẽ làm bài tập ở nhà bạn học sống gần đó.

Trần Chi Nhận cũng không hỏi thêm gì nữa.

Ông chẳng nhớ hôm nay là ngày đặc biệt gì. Thực tế, ông đang bị áp lực lớn về khủng hoảng nợ nần, ngay cả việc gọi điện thoại cũng là do Nguỵ Vi nhắc, sau đó ông mới nhớ tới gọi cho Trần Nhứ.

Trần Nhứ đổi giày.

Để chống bụi, những đồ dùng còn lại của ngôi nhà đều được những tấm chăn cũ phủ lên. Dưới cửa sổ phòng khách trống trơn, lúc đầu ở đó vốn đặt một chiếc đàn piano, là chiếc đàn mà Đinh Tĩnh Nghi khi còn sống đã dùng rất nhiều năm, sau đó vì để bù vào tiền nợ nần mua thuốc men mà bán mất.

Kỳ thật Trần Nhứ biết bà luyến tiếc không nỡ.

Mẹ cô rất yêu quý chiếc đàn piano kia, mỗi ngày đều lau chùi nó sáng bóng.

Đêm lạnh như nước, âm thanh tĩnh mịch.

Trần Nhứ lấy trong tủ ra một bộ chăn gối, trải giường chiếu ra.

Nước không quá nóng. Cô cảm thấy cực kì mệt mỏi, tắm rửa qua loa xong liền mơ màng chìm vào giấc ngủ.

Ngày hôm sau, thứ bảy.

Trần Nhứ cảm thấy toàn thân đều không có chút sức nào, đầu cũng đau. Nhưng cũng không đến nỗi không chịu được. Cô lấy tay thử sờ lên trán, đoán rằng ngày hôm qua mắc mưa nên bị cảm lạnh khiến cơ thể phát sốt.

Cô quen thuộc đi tới hiệu thuốc nơi cổng tiểu khu mua một hộp thuốc, bóc ra hai viên thuốc con nhộng, lấy nước uống.

Hai tiết đầu tiên của buổi sáng là tiếng Anh, chữa các lỗi sai trong bài thi mẫu.

Tiếng chuông tan học vừa reo lên, Trần Nhứ lập tức thả lỏng, nằm gục trên bàn học, mặt bên trái gối lên cánh tay, sắc mặt tái nhợt.

Giang Tư Mạc yên lặng nhìn cô chăm chú một lúc, cậu ngồi phía sau Trần Nhứ, vừa vặn có thể nhìn thấy bờ vai gầy yếu của cô. Cậu lấy ngón tay chọc chọc sau lưng cô.


Trần Nhứ chống tay đỡ cơ thể vươn dậy, ghé lại gần phía sau. “Sao thế?”

Giọng nói yếu ớt, còn hơi khàn.

Giang Tư Mạc nhíu mày: “Bị cảm à?”

Trần Nhứ: “Ừ, có chút cảm.”

Cô lại hỏi, “Hôm qua cậu cũng mắc mưa, không bị làm sao chứ?”

Giang Tư Mạc khinh thường: “Đến cả hắt xì tôi cũng không bị. Con gái đúng là yếu ớt.”

Trần Nhứ cười gượng gạo.

Cậu hỏi: “Có muốn đi gặp bác sĩ không?”

Trần Nhứ lắc đầu: “Không cần đâu, tôi vừa uống thuốc rồi.”

Lần này ốm là ốm cả một tuần.

Cuộc sống ở trường trung học, một ngày hay một tháng đều không có gì khác biệt.

Chẳng biết tại sao, tờ rơi về lớp Piano hoàn toàn không nhận được sự quan tâm của ai cả. Tình trạng nghẹt mũi của Trần Nhứ rất nghiêm trọng, đôi lúc phải há miệng ra để thở. Cô biết bệnh tình của mình không tốt, cũng không sốt ruột đi quản chuyện kia.

Lại đến buổi chiều thứ sáu.

Ngón tay Giang Tư Mạc cả buổi chiều đều gõ tới gõ lui trên màn hình điện thoại. Khi đi học thì len lén để điện thoại trong ngăn bàn, lúc tan học lại trắng trợn để hẳn lên mặt bàn.

Đưa cậu đi khám bác sĩ. Tôi đợi ở cổng trường.

Quá mạnh bạo, ấn backspace xoá.

Tôi giúp cậu hẹn với chú tôi, cậu biết y thuật của chú tôi rất tốt mà. Cậu cảm lâu quá, cần phải gặp bác sĩ.

Quá dài dòng, ấn backspace xoá.

Mỗi phút đồng hồ với năm cuối đều rất quý giá, không muốn chậm trễ bài vở thì cậu phải đi khám bác sĩ.

Quá giả dối, ấn backspace xoá.

Tiếng chuông reo lên kết thúc tiết học cuối cùng.

Trương Việt Tây cầm trái bóng rổ đến gần Giang Tư Mạc nói: “Anh em, đi thôi.”

Giang Tư Mạc cúi đầu nhìn điện thoại.

“Cậu nhìn cái gì đấy?”


Vừa nói vừa vươn tay qua.

Giang Tư Mạc lập tức úp ngược điện thoại xuống, tức giận nói, “Đã nói hôm nay tớ không đi chơi bóng.”

Trương Việt Tây tự dưng gặp tai bay vạ gió, giận dữ bỏ đi.

Trần Nhứ thu dọn bàn học xong, đứng dậy.

Cô nhìn thoáng qua Giang Tư Mạc dường như tâm tình đang không tốt lắm, nói: “Tôi đi trước đây. Tôi phải đi khám bác sĩ.”

Bởi vì nghẹt mũi mà giọng khàn khàn.

Giang Tư Mạc: “…”

Trần Nhứ nhớ tới cuốn sách tài liệu Đông y trong cặp, quay người lại hỏi: “Bác sĩ Tạ có ở bệnh viện không? Tôi muốn khám chỗ anh ta.”

Giang Tư Mạc: “…”

Tất cả các bệnh viện đều có cùng một vấn đề, đông đúc chật chội.

Bệnh viện Đông Y cũng không ngoại lệ.

Trần Nhứ đeo cặp sách, trong cặp có cuốn sách Đông y vốn là tài liệu giảng dạy kia, trong tay cầm cái ô mà anh đưa cho cô lúc trước. Cô đứng chờ trước cửa phòng khám bệnh, chính giữa có bức ảnh cao tầm 20 cm của Ta Nghiêu Đình, nền đỏ, áo khoác trắng, nở nụ cười vô dục vô cầu, rất dịu dàng.

Chẳng biết tại sao, cô dường như bị nụ cười cuốn hút, môi cong lên cười nhẹ.

Y tá gọi tên.

Trần Nhứ đáp lại, theo y tá vào phòng của Tạ Nghiêu Đình.

Lúc trước cô và Đinh Tĩnh Nghi vài lần cùng nhau xem qua tài liệu Đông y. Trong ấn tượng của cô, sự khác biệt lớn nhất giữa Đông y và Tây y là, Đông y thông qua việc nhìn, nghe, thấy, hỏi để chẩn đoán bệnh, mà Tây y là dùng các dụng cụ kiểm tra.

Phân khoa trong Đông y không rõ ràng lắm.

Điểm tốt của Đông y là bệnh gì cũng có thể chữa được.

Lúc còn bé Tạ Nghiêu Đình thể chất rất yếu, thuộc loại mới sinh ra đã yếu ớt.

Ba anh là Tạ Thế Thanh đưa anh về ở với ông bà, cùng ông nội Tạ sống ở dưới chân núi tám, chín năm, linh khí cây cỏ từ từ cân bằng âm dương, cơ thể được dưỡng tốt. Gia đình có tiếng là học giỏi, cha truyền con nối.

Việc anh dễ dàng tiếp nhận Đông y là vô cùng hợp lý.

Tạ Nghiêu Đình ngẩng đầu nhìn Trần Nhứ, cười nói: “Đúng là cô, tôi nhìn thấy tên cô, còn tưởng chỉ là trùng tên thôi.”

Trần Nhứ ngồi đối diện anh.

Cô đem sách và ô đặt trên bàn, “Trả lại anh. Cảm ơn.”

Anh nhận lấy, để qua một bên.

Anh đùa: “Gặp tôi một giờ mất 20 tệ, chỉ vì muốn trả những món đồ này, thật không có lời chút nào rồi.”

Trần Nhứ cũng cười.

Giọng mũi cô nghèn nghẹt: “Tôi bị cảm một tuần rồi, uống thuốc, châm cứu mà không thấy đỡ. Vì thế thử sang đây chữa bằng Đông y.”


Ta Nghiêu Đình nghiêm túc quan sát sắc mặt cô.

Anh hỏi: “Uống thuốc gì?”

Trần Nhứ nhớ lại, thành thật đáp: “Vitamin C, thuốc cảm Khang, rể Bản Lan nấu nước.”

Anh nhíu mày, mở đèn quan sát, lấy cặp khử trùng trên bàn: “Há miệng.”

Trần Nhứ: “A.”

Tạ Nghiêu Đình nhìn kỹ cuống lưỡi và cổ họng cô, sau đó ý bảo cô đặt cổ tay lên gối bắt mạch. Sau đó anh nhẹ nhàng đặt ba ngón tay lên cổ tay cô, đôi mắt yên lặng trong một chốc.

Nhiệt độ cơ thể của cô đang cao, khiến làn da của anh càng trở nên mát lạnh.

Ngón tay của anh dài và trắng nõn, khớp xương rõ ràng, móng tay mượt mà, cắt vô cùng gọn gang sạch sẽ. Khoảng cách giữa hai người rất gần, xung quanh lại vô cùng yên tĩnh. Cô nhìn vào đôi môi có chút trắng nhợt của anh, khẽ hạ mắt xuống. 

Chóp mũi, xung quanh, toàn bộ không gian đều tràn ngập mùi thuốc.

Bắt mạch xong mà Trần Nhứ vẫn còn ngẩn ngơ suy nghĩ.

Tạ Nghiêu Đình thấy đôi mắt khác thường của cô, hình như bị nhìn chằm chằm có hơi mất tự nhiên, anh cười nâng ngón tay lên búng nhẹ trên trán cô một cái. Rất nhẹ, lực được nắm giữ vô cùng tốt, giống như vừa mới chạm đến là đã rời đi.

Anh cười hỏi: “Cô gái à, nhìn gì vậy, mất hồn như thế?”

Trần Nhứ lúc này mới phản ứng lại, giống như bị phỏng mà lập tức chuyển ánh mắt đi chỗ khác.

Cô cảm thấy máu trong người dường như lập tức chạy hết lên đầu, đầu óc vì phát sốt mà hoàn toàn ngây ngốc, mặt đỏ như cây lựu chín. “Nhìn… anh… cái bản đồ phía sau anh.”

Bức từng sau lưng anh ngồi có dán một bức tranh vẽ bản đồ huyệt vị con người.

“Bệnh của tôi không có gì đáng ngại chứ?” Cô lần nữa tìm được giọng nói của mình.

Anh nghiêm trang trả lời: “Bề ngoài là cảm lạnh, gan và lá lách hư nhược, mạch yếu. Triệu chứng của người yếu ớt do bị cảm.”

Trần Nhứ nghe không hiểu, mở to hai mắt nhìn anh.

Tạ Nghiêu Đình cong môi cười: “Không phải chuyện lớn gì đâu, buổi tối uống thuốc rồi ngủ một giấc, ngày mai sẽ khá lên.”

Anh còn nói: “Lần sau không nên uống thuốc bậy bạ, sớm đi bác sĩ, không nên để trễ mới đi khám.”

Trần Nhứ gật gật đầu: “Được.”

Tạ Nghiêu Đình cất giọng gọi y tá ở bên ngoài bước vào.

Anh lấy bút máy ra, vừa ghi vào giấy vừa căn dặn cô: “Uống sài hồ quế chi thang. Xuống hiệu thuốc lấy thuốc, sắc thuốc với lửa nhỏ, uống ba lần.”

Trần Nhứ cúi đầu, đây là lần thứ hai cô thấy anh viết chữ.

Sài hồ, hoàng cầm, bán hạ, quế cành, gừng, cam thảo, táo tàu, mỗi ngày một lần, uống nước sắc.

Sau tên của các loại thuốc có ghi cả trọng lượng.

Cách viết vô cùng thành thục, thanh nhã trung hoà mà chất phác, dòng chữ mơ hồ như phiêu dật thành một áng văn.

Rất đẹp.

Trần Nhứ rất thích, muốn viết phỏng theo anh.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui