Giáo Hóa Trường
7.5/10
23.853

Tác giả:

Thể loại: Trinh Thám, Linh Dị, Huyền huyễn

Nguồn: banhtieu137.blogspot.com

Trạng thái: Full

Số chương: 37

Tần suất cập nhật: 1 ngày/chương

Ngày đăng: 5 năm trước

Cập nhật: 5 năm trước

Đây là quyển thứ ba (sau Đề Thi Đẫm Máu) trong một loạt truyện trinh thám về tâm lý tội phạm của Lôi Mễ: Độc giả thứ 7, Chân dung tâm lý tội phạm - Đề thi đẫm máu, Trường giáo hóa tâm lý tội phạm, Dòng chảy ngầm của tâm tội phạm.

Có một sự thật là hầu hết các nhà văn nổi tiếng thế giới thành danh ở thể loại trinh thám hình sự không phải xuất thân từ ngành công an. Lôi Mễ là một hiện tượng đặc biệt. Ở tuổi ngoài 30, là sĩ quan cảnh sát cấp phòng (sở) giảng dạy bộ môn Hình pháp học tại một trường cảnh sát trực thuộc Bộ Công an Trung Quốc, từ năm 2006 đến nay, Lôi Mễ đã cho ra đời 4 tác phẩm tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, thuộc loại “best seller”: Độc giả thứ 7, Chân dung tâm lý tội phạm- Đề thi đẫm máu, Dòng chảy ngầm của tâm lý tội phạm, Trường giáo hóa tâm lý tội phạm . Do đặc thù nghề nghiệp, tác phẩm của Lôi Mễ đậm chất hình sự chuyên nghiệp, tính logic chặt chẽ, tình tiết cẩn mật, xác thực mà không ghê rợn khiến độc giả rất thích thú và đều gọi anh là “thầy”. Các nhà văn chuyên về đề tài này như “Khủng bố đại vương” Lý Tây Mân, Đại Tụ Gía Thiên, Thất Căn Hồ… đều đánh giá rất cao tài năng của Lôi Mễ.

Lôi Mễ từ nhỏ yêu thích văn học, lên cấp hai đã bắt đầu tập tành viết lách. Nhưng mãi đến năm 2006 khi đã công tác trong ngành công an 3 năm, anh mới cho ra đời tác phẩm trinh thám đầu tay: Độc giả thứ 7. Lôi Mễ cho biết đó là kết quả của những tháng ngày miệt mài tiếp xúc với những vụ án hình sự có thật. Lúc ấy, tại trường công an, hàng ngày Lôi Mễ và đồng nghiệp liên tục tiếp cận với vụ án, đối tượng hình sự. Phạm vi công việc, bàn luận đều là án và án, ảnh hưởng tư tưởng và hành động. Nhưng tác phẩm làm cho Lôi Mễ thành danh là Chân dung tâm lý tội phạm (2007) với những chi tiết, tình tiết hấp dẫn đến nghẹt thở: Một tên sát thủ có sở thích uống hỗn hợp máu của nạn nhân với sữa tươi, hắn mang căn bệnh đặc biệt hay là con ma cà rồng hút máu bất tử nghìn năm trong truyền thuyết? Trong thành phố C liên tiếp xảy ra 4 vụ cưỡng hiếp giết người nạn nhân đều là những cô gái trí thức từ 25 - 35 tuổi, đây rốt cuộc là giết người để trả thù hay đơn giản chỉ là cưỡng dâm? Một nghiên cứu sinh có học lực và đạo đức loại tốt, bỗng dưng giống như phát điên tấn công người bạn thân của mình, cậu ta bị thôi miên hay là giết người diệt khẩu theo kế hoạch dự tính đã lâu?

Theo Lôi Mễ, phạm tội là một hình thức biểu đạt cực đoan của tình cảm con người. Bất cứ một vụ án hình sự nào xảy ra cũng không phải là một cá thể tồn tại độc lập mà phía sau nó là cả những chuyện muôn màu muôn vẻ. Lôi Mễ muốn dùng phương thức “chữ nghĩa” để chỉnh lý những vụ án ấy, nhằm cho nhiều người nhìn nhận lại một cách mới hơn cái hiện tượng xã hội xưa cũ là phạm tội.

7.5/10
23.853
Giáo Hóa Trường

Tác giả :

Thể loại: Trinh Thám, Linh Dị, Huyền huyễn

Nguồn: banhtieu137.blogspot.com

Trạng thái: Full

Số chương: 37

Tần suất cập nhật: 1 ngày/chương

Ngày đăng: 5 năm trước

Cập nhật: 5 năm trước

Đây là quyển thứ ba (sau Đề Thi Đẫm Máu) trong một loạt truyện trinh thám về tâm lý tội phạm của Lôi Mễ: Độc giả thứ 7, Chân dung tâm lý tội phạm - Đề thi đẫm máu, Trường giáo hóa tâm lý tội phạm, Dòng chảy ngầm của tâm... lý tội phạm.

Có một sự thật là hầu hết các nhà văn nổi tiếng thế giới thành danh ở thể loại trinh thám hình sự không phải xuất thân từ ngành công an. Lôi Mễ là một hiện tượng đặc biệt. Ở tuổi ngoài 30, là sĩ quan cảnh sát cấp phòng (sở) giảng dạy bộ môn Hình pháp học tại một trường cảnh sát trực thuộc Bộ Công an Trung Quốc, từ năm 2006 đến nay, Lôi Mễ đã cho ra đời 4 tác phẩm tiểu thuyết trinh thám hấp dẫn, thuộc loại “best seller”: Độc giả thứ 7, Chân dung tâm lý tội phạm- Đề thi đẫm máu, Dòng chảy ngầm của tâm lý tội phạm, Trường giáo hóa tâm lý tội phạm . Do đặc thù nghề nghiệp, tác phẩm của Lôi Mễ đậm chất hình sự chuyên nghiệp, tính logic chặt chẽ, tình tiết cẩn mật, xác thực mà không ghê rợn khiến độc giả rất thích thú và đều gọi anh là “thầy”. Các nhà văn chuyên về đề tài này như “Khủng bố đại vương” Lý Tây Mân, Đại Tụ Gía Thiên, Thất Căn Hồ… đều đánh giá rất cao tài năng của Lôi Mễ.

Lôi Mễ từ nhỏ yêu thích văn học, lên cấp hai đã bắt đầu tập tành viết lách. Nhưng mãi đến năm 2006 khi đã công tác trong ngành công an 3 năm, anh mới cho ra đời tác phẩm trinh thám đầu tay: Độc giả thứ 7. Lôi Mễ cho biết đó là kết quả của những tháng ngày miệt mài tiếp xúc với những vụ án hình sự có thật. Lúc ấy, tại trường công an, hàng ngày Lôi Mễ và đồng nghiệp liên tục tiếp cận với vụ án, đối tượng hình sự. Phạm vi công việc, bàn luận đều là án và án, ảnh hưởng tư tưởng và hành động. Nhưng tác phẩm làm cho Lôi Mễ thành danh là Chân dung tâm lý tội phạm (2007) với những chi tiết, tình tiết hấp dẫn đến nghẹt thở: Một tên sát thủ có sở thích uống hỗn hợp máu của nạn nhân với sữa tươi, hắn mang căn bệnh đặc biệt hay là con ma cà rồng hút máu bất tử nghìn năm trong truyền thuyết? Trong thành phố C liên tiếp xảy ra 4 vụ cưỡng hiếp giết người nạn nhân đều là những cô gái trí thức từ 25 - 35 tuổi, đây rốt cuộc là giết người để trả thù hay đơn giản chỉ là cưỡng dâm? Một nghiên cứu sinh có học lực và đạo đức loại tốt, bỗng dưng giống như phát điên tấn công người bạn thân của mình, cậu ta bị thôi miên hay là giết người diệt khẩu theo kế hoạch dự tính đã lâu?

Theo Lôi Mễ, phạm tội là một hình thức biểu đạt cực đoan của tình cảm con người. Bất cứ một vụ án hình sự nào xảy ra cũng không phải là một cá thể tồn tại độc lập mà phía sau nó là cả những chuyện muôn màu muôn vẻ. Lôi Mễ muốn dùng phương thức “chữ nghĩa” để chỉnh lý những vụ án ấy, nhằm cho nhiều người nhìn nhận lại một cách mới hơn cái hiện tượng xã hội xưa cũ là phạm tội.

Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...

Gợi ý truyện

Mở Bình luận truyện