Giấc Mộng Đế Hậu


Thanh Nguyên không để ý họ đang nói gì, trong đầu cô dần hiện lên nhiều luồng suy nghĩ.
Tông đế thấy vẻ thất thần của cô, bèn hỏi
"Ái khanh, khanh đang suy nghĩ gì vậy?"
Cô hơi do dự một lúc rồi rụt rè nói
"Thần đang nghĩ, tại sao họ lại không lợp nhà?"
Tông đế vừa nghe xong, bèn nhíu mày suy nghĩ. Lát sau, như sực nghĩ ra gì đó, y sững người ngồi thẳng dậy.
Ánh mắt y sẫm lại mang theo sự nguy hiểm, môi mím chặt, hai hàng lông mày nhíu đến mứa gần như chạm vào nhau.
Lâm Hiệp cũng mang vẻ mặt u ám tương tự.
"Bọn chúng có lợp nhà hay không thì có liên quan gì?"
"Liến quan rất lớn." giọng nói nặng nề của Lâm Hiệp vang lên. "Chung quanh toàn là rừng rậm, cớ sao chúng không chặt cây lấy gỗ lợp nhà mà lại phải chui chúc trong các hang hốc đầy rắn, rết."
Kỳ vương nghe đến đây mới như chợt vỡ lẽ ra.
"Có phải vì, bọn chúng là người Lân?"
Nghe đến người Lân, Thanh Nguyên mới sực nhớ dân gian truyền tụng rằng người Lân có thuật trị rắn rất hay, dù sống trong hang hốc ẩm ướt cũng chẳng bị rắn cắn bao giờ. Họ có tập tục đời đời sống trong hang, không thích lợp nhà.
"Dân số tốc Lân không thể đông đến cả vạn được, e rằng tất cả các tộc sống trên núi đều có tham gia vào đội tư binh này." Lâm Hiệp nặng nề nói.
Kỳ vương tức giận đập bàn mắng
"Khốn thật, vậy ra lũ người núi này lại dám cấu kết với nhau làm phản?"
Thanh Nguyên nhẩm tính trong đầu, với dân số các tộc ít người hiện nay ở Chung quốc, thì một vạn quân tương đương với bảy bộ tộc.
Bảy bộ tộc cùng cấu kết làm phản, hậu quả thật khó tưởng tượng.
Lâm Hiệp cũng nghĩ đến điều này, hắn tâu với Tông đế
"Thánh thượng, những bộ tộc này trước giờ không qua lại với nhau, nay lại củng bắt tay nhau như vậy, e là có người giật dây phía sau.
Ở Chung quốc này, người duy nhất có thể đoàn kết họ lại, chỉ có một."
Tông đế im lặng không đáp lời. Kỳ vương tức tối gầm lên
"Lão già Ngọc Long này thật nham hiểm mà. Ngoài mặt thì giả vờ như chống đối Dung gia, thuận theo chúng ta, bên trong thì đã trở thành con chó của
Bình vương."
Thanh Nguyên nhớ lại thân thế của Ngọc Long, bèn hiểu ngay tại sao chỉ duy có ông ta có khả năng điều khiển những bộ tộc này./
Trước đây Chung quốc chỉ có ba bộ tộc lớn, đó là người Chân, người Chung, người Lân. Trong đó, có tộc Chung là mạnh nhất và đông nhất, nên mới được chọn chữ Chung thành quốc hiệu.
Sau, người Chân dấy quân làm phản, bị Hứa đại tướng quân, phụ thân của Hứa Sơn đánh bại, thế lực suy yếu dần, sau cùng trở thành một bộ tộc nhỏ ít người. Chỉ còn mỗi tộc Chung do Minh đế lãnh đạo và tộc Lân do Ngọc gia làm tộc trưởng cùng tồn tại.
Minh đế e ngại sẽ có ngày tộc Lân nối gót theo tộc Chân làm phản, bèn tìm cách ép buộc Ngọc gia vào triều làm quan. Ngoài mặt thì trọng dụng cho giữ chức tể tướng quyền cao chức trọng, nhưng sự thực là đang tước đoạt quyền lực của họ Ngọc.
Sau khi Ngọc gia vào triều, thì tộc Lân như rắn không đầu, các trưởng giả bắt đầu tranh giành ngôi tộc trưởng, chém giết mưu hại nhau nhiều năm trời vẫn chưa tim được tộc trưởng thích hợp.
Cuối cùng, họ quyết định chia tộc, mỗi trưởng giả dẫn theo một đoàn người, lập thành một bộ tộc riêng, tự tìm mảnh núi riêng. Vì vẫn giữ thù cũ, nên những trưởng giả này bắt buộc tộc nhân của mình không được qua lại với những tộc khác, vì vậy mới tạo ra thế cục như bây giờ.
Tuy Ngọc gia không còn thực quyền nữa, nhưng vẫn được các tộc trường khác hết sức kính trọng. Mỗi lần tết nhất hay đến ngày lễ lớn Ngọc Long đều đích thân mang quà cáp đến từng bộ tộc hỏi thăm.
"Hoàng huynh hay là để thần đệ trà trộn vào những bộ tộc đó điều tra? Dù sao những chi tiết nhỏ này không thể khẳng định gì cả" Kỳ vương dò hỏi.
"Hoàng thượng, vạn lần không thể. Nếu đột nhập thăm dò lần nữa chỉ e đánh rắn đánh cỏ." Lâm Hiệp can ngăn.
Tông đế gật đầu tán thánh
"Trẫm cũng cho rằng nên đánh cuộc một phen."
Xong, y dựa người ra sau ghế và quay sang hỏi A Thuận

"Hiền phi đã mang thai đến tháng thứ mấy rồi nhỉ?"
A Thuận cung kính cúi người thưa
"Bẩm, đã gần đến tháng thứ tám rồi ạ. Dự kiến khoàng một tháng nữa thì lâm bồn ạ."
Tiếng của A Thuận vừa dứt, Tông đế bèn à một tiếng rồi cả điện lại rơi vào trầm lắng lần nữa.
Thanh Nguyên rùng mình nhìn ánh mắt sáng quắc chứa đầy mưu toan của Tông đế.
Y phất tay bảo mọi người lui ra. Trước khi cánh cổng điện đóng lại, Thanh Nguyên nhìn thấy bóng y đang ngồi mân mê những quân cờ trên bàn.
Vẻ mặt chuyên chú xếp từng quân từng quân một của y, khiến Thanh Nguyên cảm thấy cả giang sơn rộng lớn này cũng chỉ là một bàn cờ trong tay y, còn Hiền phi và đứa con chưa ra đời, cũng chỉ là những quân cờ nhỏ nhoi cần loại bỏ.
Lễ nạp phi diễn ra trong nghi thức xa hoa và long trọng bậc nhất.
Phẩm vị của Hứa Thu cao hơn nên được phong phi trước, sau đó mới đến lượt Tiêu Lam.
Tông đế nắm tay Hứa Thu bước vào thái miếu, trên người cô khoác bộ lễ phục mười lớp, phía sau là những cô cung nữ nhấc váy hầu hạ, và những ánh mắt kính ngưỡng.
Trong thời khắc (được xem như) vinh quang nhất ấy, Hứa Thu vẫn lạnh lùng như vậy. Dường như linh hồn cô đã tách khỏi chốn ồn áo này.
Thanh Nguyên không đủ tư cách bước vào thái miếu của hoàng tộc, nên đành quỳ đợi phía ngoài. Tất cả những gì còn lưu lại trong kí ức của cô ngày đó, chỉ là bóng dáng gầy yếu đang bị bộ lễ phục nặng nề nuốt chửng của Hứa Thu..
Sau buổi lễ phong phi ban ngày, thì dến buổi tiệc đêm được tổ chức trong cung.
Cả cung điện như bừng sáng bởi những ngọn đuốc, các cung nữ dập dìu qua lại. Mùi thức ăn thơm lừng hòa cùng hương thơm của hoa và các loại rượu hảo hạng bay khắp cung.
Thái hậu viện cớ phượng thể bất an nên không tham dự, cả Dung quốc công lẫn Bình vương đều vắng mặt nốt.
Hiền phi ôm bụng bầu to vượt mặt ngồi bầu bạn bên Tông đế trên ngôi cao, tân quý phi thì đang ngồi chờ trong phòng hoa chúc.
Tông đế cười đùa liên tục, có thể thấy hôm nay hắn rất vui.
Hiền phi đang gắp thức ăn thì đột nhiên nhíu mày kêu lên một tiếng.
Tông đế vội buông ly rượu xuống, vừa đỡ tay nàng vừa lo lắng hỏi
"Ái phi, sao vậy, hài nhi lại quấy phá nữa à?"
Hiền phi dịu dàng đáp lại
"Bẩm, chỉ hơi đau một chút thôi ạ."
Tông đế vỗ nhẹ vào bụng nàng, trách yêu
"Thằng nhóc này chưa ra đời thì đã nghịch ngợm rồi, sau này làm sao gánh vác giang sơn của trẫm đây."
Tông đế vừa nói xong, cả cung điện đều sững sờ. Tiếng trò chuyện ngưng bặt c, chỉ còn mỗi tiếng nhạc vẫn vang lên đều đều, nhưng e chẳng ai thưởng thức lọt tai.
Trước mặt quần thần tuyên bố như vậy, lẽ nào ý nói long chủng trong bụng Hiền phi sẽ là thái tử tương lai.
Nhưng đứa trẻ này đâu phải là con trưởng?
Năm xưa, lúc Sâm đế muốn phế Tông đế lập Bình vương, thái hoàng thái hậu đã viết chiếu cáo đề ra mười nguyên nhân Bình vương không thể lên ngôi vua.
Một trong những nguyên nhân đó là bởi vì Bình vương chỉ là con thứ. Từ câu chuyên này có thể thấy người Chung xem trọng địa vị trưởng tử như thế nào.
Trước đây thái hoàng thái hậu đã dùng cái cớ con trưởng bảo vệ địa vị thái tử của hắn, nay hắn lại tỏ ý muốn đưa một thứ tử lên ngôi vua, khác gì tự vả vào mặt mình.
Thanh Nguyên ghé vào người Ngọc tể tướng nói nhỏ
"Ngay cả việc thiếu lễ nghĩa như vậy mà cũng dám làm ra, xem ra thánh thượng rất sủng ái Hiền phi. Chúc mừng tể tướng"
Ngọc Long nhíu mày quát khẽ
"Nếu ngươi còn dám ăn nói hồ đồ vậy nữa thì mười cái đầu cũng không đủ dùng chém."
Thanh Nguyên làm bộ sợ hãi ngồi thẳng người dậy, không dám hé miệng nữa.
Chỉ cần nhìn ánh mắt sáng rỡ tràn ngập tham lam của lão, Thanh Nguyên đã biết cá đã cắn câu.

Thanh Nguyên cầm cốc nước rượu đã được thay bằng nước ấm nhấp một ngụm.
Hóa ra Ngọc tể tướng lừng danh thiên hạ, cuối cùng cũng bị bại dưới chữ "quyền lực".
Hiền phi biết bản thân mình đã đứng trên đầu ngọn sóng, bèn khéo léo chuyển đề tài
"Sao bệ hạ lại biết con là hoàng tử, nhỡ là một tiểu công chúa thì sao?"
Lúc này, Thanh Nguyên bèn nịnh bợ góp lời vào
"Bẩm Hiền phi, dân gian thường kháo nhau rằng bụng tròn thì sanh nữ, mà nhọn thì ắt hẳn là nam.
Bởi vì nam nhi mang chí thiên hạ, ngay từ trong bụng mẹ đã nôn nóng muốn chui ra ngoài thỏa sức tung hoành, nên cứ liên tục đạp vào thành bụng.khiến bụng mẫu thân nhô cao lên..
Thành thử nếu thai nhi là nam thì người mẹ thường bị đau do con quẫy đạp.
Còn phận nữ nhi an phận thủ thường thì đương nhiên không đạp, không quấy, thành ra mẫu thân cũng không thường đau bụng, mà dáng bụng sẽ tròn lẳn.
Thần thấy Hiền phi sắc mặt xanh xao, bụng lại nhô lên rất cao, ắt hẳn long thai lần này sẽ là một tiểu hoàng tử dũng mãnh."
Tông đế thích chí vỗ đùi cười vang
"Nếu ái phi quả thực sinh hạ được tiểu hoàng tử dũng mãnh, trẫm nhất định sẽ ban thưởng lớn cho khanh."
Hiền phi âu yếm nhìn Tông đế, trên môi là nụ cười rất hạnh phúc.
Chuyện phong thái tử lúc nãy như một hòn đá ném xuống ao, tạo ra chút lăn tăn, rồi lại trở về tĩnh lặng.
Rượu quá ba tuần, Tông đế và Hiền phi đều rời khỏi bàn tiệc, chỉ còn các vị quan ngồi uống với nhau, trò chuyện theo kiểu không thưởng không phạt.
Ngọc Long ngồi phẩm rượu mọt lúc, đang muốn cáo từ, thì chợt tiếng nói lè nhè phát ra từ bàn kế bên.
"Tôi nói các đại nhân nghe này, tháng trước tôi vừa gặp một vị thần tiên sông các ông ạ."
Mọi người nghe xong bèn cười rần rận, Phạm thượng thư vui vẻ bảo
"Trần thượng thư tửu lượng kém quá, mới uống một tí mà đã say bét nhè ăn nói linh tinh."
"Tôi nào có say. Tôi nói thật đấy. Lão ta thực sự tinh thông chuyện trên trời dưới đất chẳng kém thần linh.
Mười ngày trước lão xin vào nhà tôi tá túc, tôi thấy lão có vẻ chẳng phải người tốt bèn đuổi đi. Thế là lão bảo rằng, ấn đường của tôi thâm đen,
trong vòng ba ngày tốt nhất nên ở nhà để tránh gặp họa. Tôi nào có tin. Thế là lão cược với tôi, lão bảo tôi cứ ở yên trong nhà suốt ba ngày, nếu bên ngoài không xảy ra chuyện long trời lở đất nào thì xem như tôi thắng, lão sẽ theo tôi lên Hình bộ, mặc tôi xử tội.
còn nếu ngược lại, thì tôi phải cho lão tá túc ba ngày.Tôi cũng chỉ nửa tin nửa ngờ, nhưng có câu "không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất", để đề phòng bất trắc, tôi đành ở nhà suốt ba ngày."
"Mấy hôm trước cậu không lên triều là vì nguyên cớ này sao?" ngự sử đại nhân hỏi.
"Thì đấy. Tôi ngồi không ở nhà suốt hai ngày, bên ngoài vẫn không có động tĩnh gì, cứ ngỡ do lão ăn nói linh tình. Đến ngày thứ ba thì bực bội đến không chịu được, bèn lẻn đến Ngọc tửu lâu uống rượu.
Lúc tôi đến đấy, còn chưa kịp bước vào thì chẳng hiểu sao tửu lâu bốc cháy. Nơi đó là Ngọc tửu lâu từng đích thân được tiên đế ban bảng hiệu đấy, có đến cả chục thị vệ thế mà nói hỏa hoạn là hỏa hoạn.
Khéo làm sao, lúc tửu lâu bốc cháy vừa vặn là giờ Ngọ hai khắc, đúng lúc thời hạn ba ngày vừa kết thúc."
Các vị đại nhân cùng ồ lên, ai nấy đều ra sức bàn tán về trận hỏa hoạn kinh khủng ấy.
"Trần thượng thư thật may mắn, được quý nhân phù trợ. Nghe nói có cả trăm người thiệt mạng trong trận hỏa hoạn ấy đấy."
"Tôi cũng nghĩ vậy, nên liền lập tức về phủ muốn giữ chân lão lại Thế nhưng lúc tôi về đến nơi, lão đã bỏ đi. Thì ra lão nói xin tá túc ba ngày chính là ba ngày cá cược đó."
Mọi người càng nghe càng hứng thú, hỏi han liên tục. Thanh Nguyên vừa hoa tay múa chân vừa thao thao bất tuyệt.
Ngọc Long quay sang nói nhỏ với một vị quan tâm phúc
"Rõ vớ vẩn. Những người này tóc đã pha sương muối mà còn ngu dại nghe một tên vắt mũi chưa sạch nói hươu nói vượn."
"Thực ra cũng không hẳn vậy đâu thầy." người này rụt rè nói. "Dạo trước con cũng có nghe đồn, ở Song quốc có một vị pháp sư biết thuật tiên tri, có thể tiên đoán sự việc. Sau Song quốc diệt vong thì người này cũng lưu lạc khắp nơi, nghe nói đã đến Chung quốc. Biết đâu..."

Ngọc Long gạt phắt đi
"Con đường đường là tả tưởng nắm giữ binh lực của Binh bộ, sao có thể nói ra những lời mê tín ngu muội như vậy?"
Ngọc tể tướng chất vấn xong bèn phất tay áo bỏ đi.
Ngày hôm sau, tại phủ tể tướng.
Ngọc Long khoác lên người bộ quan phục nhất phẩm tôn quý, chuẩn bị thượng triều.
Khác với sự xa hoa của Dung phủ, phủ trạch của đương kim tể tướng đương triều lại khá giản dị, trông chẳng khác gì những viên quan bình thường.
Tuy nhiên, những viên đá ngọc xanh được dùng để lát bậc thang, và hai con sư tử cổng được đúc từ bạch ngọc trong suốt, đã phản ánh lối sống thư hương giàu có. Ngay cả chiếc xe ngựa cũng được đóng bằng gỗ đàn hương quý, ngựa thì thuộc hàng ngựa chiến nhất phẩm.
Lúc tể tướng vừa leo lên xe ngựa, thì đột nhiên con ngựa hý vang một tràng dài, ì ạch mãi không chịu chạy dù ã phu có quất roi thế nào.
Thị vệ thân cận của Ngọc Long vén rèm lên, hỏi
"Sao hôm nay nó lại giở chứng thế? Có phải các ngươi không chăm sóc chu đáo không?"
Mã phu nghe vậy bè sợ hãi tâu ngay
"Bẩm, ngày nào con cũng chải lông, cho ăn đầy đủ mà, không hiểu sao hôm nay... Người ta thường nói ngựa có linh tính, hay là sắp xảy ra việc gì nên nó mới như vậy."
Mã phu vừa nói dứt lời thì thấy một lão già ăn mặc rách rưới đang vuốt ve con ngựa.
"Lão là ai? Sao dám chặn xe của tể tướng?" gã thị vệ quát lên.
Lão già không hề bị khí thế dữ tợn của hắn dọa nạt, mà còn ung dung đáp lại
"Báo với lão gia nhà các người là có thần tiên sống đến cầu kiến."
Ngọc Long ngồi trên xe loáng thoáng nghe ba chữ thần tiến sống, lại nhớ đến những lời kẻ đêm qua của Thanh Nguyên, bèn đặt quyển tấu xuống, phất tay nói với thị vệ
"Bảo với lão ta nếu còn dám lởn vởn ở đây giở trò lựa gạt thì đừng trách ta xuống tay độc ác."
Gã người hầu lập nhận lệnh xuống xe, một lát sau, gả lại leo lên xe ngựa truyền lời
"Thưa lão gia, lão ăn mày nói rằng sớm đã biết lão gia sẽ không chịu tiếp kiến, nên cũng không ôm mộng gặp quý nhân, chỉ muốn truyền một lời thôi ạ."
"Lời gì?"
"Châu thành nổi sóng mù thao cát.
Thế giặc mạnh như chẻ tre.
Ngựa nên gác yên đừng nên cưỡi cưỡi.
Chuyến này một đi không trở lại."
Ngọc Long suy nghĩ một lúc rồi cười bảo
"Trước đây ta từng gặp biết bao kẻ giả thần giả quỷ Nhưng người biết dùng thơ để lừa gạt thì thật hiếm thấy, giết cũng tội, thôi thì thưởng cho lão vài lạng bạc rồi đi thôi."
Điện Liêm Chính.
Ngọc Long đĩnh đạc bước vào triều, những viên quan phẩm vị thấp hơn đều phải cúi đầu cung kính theo mỗi bước chân của lão.
Có thể nói, địa vị ngày hôm nay của lão đã là trên vạn người chỉ dưới một người. Môn sinh của lão đều giữ nhiều chức vụ quan trọng, con gái lão lại đang hoài long chủng, thế lực của lão chói cháng như nắng giữ Ngọ.
Nhưng với một gia tộc đã từng làm chủ một phần ba quốc gia như Ngọc gia, thì những thứ này chỉ là tầm thường.
Sau khi các vị quan yên vị một lúc lâu, Tông đế mới lò dò bước vào điện.
Lễ bộ tả thị lang Nguyễn Chính trạng nguyên là người bẩm tấu đầu tiên.
"Bẩm thánh thượng, thần đã đích thân kiểm tra bài thi của các nho sinh ở Quốc tử giám. So với các thứ hạng ở kì thi trước thì đúng là một trời một vực. Ba nho sinh đứng đầu kì thi lần trước đều đứng chót bảng lần này. Họ là công tử nhà Phạm thượng thư, Dương phó tướng, Trịnh ngự sử"
Ba vị quan bị chỉ tên điểm mặt đều căm phẫn trừng mắt nhìn Nguyễn Chính, trong khi nhửng người khác thì ngạc nhiên không thôi.
Không ai ngờ vị trạng nguyên trẻ tuổi này lại cứng rắn đến thế. Dù sao ba vị kia cũng là quan lâu năm được trọng vọng, vạch tội giữa triều nhu vậy khác nào đấm thẳng vào mặt họ.
Tông đế lướt mắt nhìn qua ba người, hắn nói
"Đuổi cổ tất cả những kẻ gian lận cho trẫm. Không thể để những con sâu này làm rầu nồi canh."
"Thưa thánh thượng, thần thấy hình phạt này không đủ nặng." Nguyễn Chính chắp tay tâu.
Di thân vương nghe vậy bèn cười mỉa mà bảo
"Nguyễn thị lang, để dược trở thành một nho sinh của quốc tử giám thì phải trải quá chín kì thi tuyển, đạt đủ các tiêu chuẩn cầm kỳ hội họa, gia thế và danh tiếng phải tuyệt đối sạch sẽ.
Đối với một nho sinh của Quốc tử giám, thì đuổi học đã là sự trừng phạt nặng nề nhất rồi. À, tất nhiên đại nhân không hiểu rồi, vì đại nhân làm gì có cơ hội đặt chân vào Quốc tử giám."

Nguyễn Chính không để ý đến lời châm chọc của Di thân vương, mắt hắn chỉ hướng về phía Tông đế.
"Thánh thượng, trong giới nho sinh thường truyền tụng câu nói "nho sinh Quốc tử giám, không thành quan cũng thành danh."
Những nho sinh nghèo như chúng thần có chục năm đèn sách cũng không theo kịp một góc. Nếu quả thực đây là tài học thực sự của họ, thì chúng thân cũng chỉ đành tự trách bản thân không bằng người.
Nhưng đằng này, họ chỉ nhờ quyền thế mà bước vào triều, nhờ gian lận mà được tiếng thơm danh nhân. Chúng thần có viết sạch mực của thiên hạ cũng chẳng được một bài thơ lưu lại cho đời, còn những bài thơ đứng đầu các kì thi thì được truyền tụng khắp nơi, trong khi những bài thơ đấy lại được mua từ giới bần nho (nho sinh nghèo).
Thần cảm thấy thật quá bất công."
"Vậy khanh cảm thấy hình phạt thế nào là thích hợp nhất."
"Thần cho rằng, nên đuổi khỏi Quốc tử giám, cấm vào triều làm quan suốt đời. Thứ nhất là để rung cây dạo khỉ, răn đe những nho sinh khác trong Quốc tử giám lấy đó làm gương. Thứ hai là để trấn an giới bần nho, thể hiện cho họ biết rằng, triều đình ta chỉ chú trọng nhân tài chứ không phải xuất thân.
Cho dù gia thế cao quý hiển hách, cho dù được học tại Quốc tử giám, nhưng nếu không có thực tài thì cũng chằng được trọng dụng." Nguyễn Chính nói chậm rãi.
Di thân vương bước ra khỏi hàng, vừa tâu được hai tiếng "Thánh thượng" thì đã nghe bên ngoài truyền đến tiếng gọi hối hả liên tục
"Ngựa nhanh tám trăm dặm cấp báo. Ngựa nhanh tám trăm dặm cấp báo."
Ai nấy thất kinh nhìn nhau, đến cả người trầm tĩnh như Ngọc Long cũng kinh ngạc nhìn ra cửa điện.
Ngựa nhanh tám trăm dặm được dùng để đưa những tin khẩn cấp nhất. Nếu không phải xảy ra chuyện long trời thì tuyệt đối không dược phép dùng đến.
Viên thị vệ chạy như bạy vào trong điện, vừa đến trước mặt vua đã quỳ sụp xuống, hối hả tâu
"Hoàng thượng, Xuân quốc đưa chiến thư khiêu chiến. Tuyên bố mười hai tháng sau tấn công vào Châu thành."
Tông đế cả kinh quát lên
"Ngươi nói cái gì? Mau trình chiến thư lên cho trẫm."
A Thuận chân trước đá chân sau chạy xuống điện đón tâm chiến thư được viết trên lụa vàng dâng lên Tông đế
Cả triều nhao nhao cả lên. Không ai ngờ Xuân quốc mới trải qua cuộc chinh chiến trường kì với Song quốc đã vội lao vào gây hấn với một nước lớn như Chung quốc.
Lâm Hiệp vội bước ra tâu
"Thánh thượng, thần e có điều khuất tất. Xuân quốc cách nước ta cả một dải sông Tiêu Hà. Chỉ riêng việc vượt sông đã là một vấn đề nan giải rồi. Dù Xuân đế có ôm mộng bá chiếm thein6 hạ thì cũng phải đánh xong ba nước ở phía Tây, rồi mới dòm ngó đến sáu nước ở phía Đông như chúng ta. Hơn nữa, hành động dâng chiến thư lộ liễu như vậy không giống với tác phong cầm binh của Xuân đế."
Tông đế quẳng tấm chiến thư ra giữa điện và nói
"Trên đó có dấu Long ẩn của Xuân quốc. Còn có thể giả sao?"
Lâm Hiệp nhìn vào dầu ấn đỏ triện trên tấm lụa, bèn im lặng không dám nói tiếp.
"Gả Thích Kỳ Nghĩa này đúng là vừa lòng tham không đáy vừa ngông cuồng tự đại. Dám đưa chiến thư báo trước cả ngày tấn công ư? Được, lần này không đánh tan xác quân Xuân thì trẫm thật hổ thẹn với liệt tổ liệt tông Chung quốc. Ngọc tể tướng đâu?"
Không có tiếng đáp lại. Tông đế đang nóng giận bèn hét lên
"Ngọc tể tướng, khanh đang mơ màng gì đấy"
Đến lúc này Ngọc Long mới sực tỉnh, lão vội quỳ xuống
"Có thần."
"Theo khanh thì phải dẫn theo bao nhiêu vạn quân để chống lại quân Xuân."
Ngọc Long hơi ngước nhìn Tông đế, lão mím môi không trả lời. Trước triều thần hỏi một câu như vậy, nghĩa là Tông đế đang muốn đích thân lão xuất chính đánh trận này.
Trong đầu lão vang lên câu thơ được nghe hồi sáng
Ngựa nên gác yên đừng nên cưỡi.
Chuyến này một đi không trở lại
Lão suy tính một lúc lâu, đến lúc Tông đế mất kiên nhẫn mới ngẩng đầu bảo
"Thưa, thần không biết ạ."
Tông đế nhìn lão với ánh mắt tức giận và thất vong, y vớ tách trà sứ trên bàn thư án rồi quăng vào đầu Ngọc Long.
"Giỏi, đường đường là Ngọc tể tướng đại quan nhất phẩm mà không biết à? Có phải chức quan càng to thì lá gan càng nhỏ thì phải?"
Ngọc Long vẫn duy trì tư thế quỳ, mặc áu chảy ròng ròng trên trán. Ngọc Long dù sao cũng là nguyên lão lưỡng triều, nếu tính theo vai vế thì cũng xem như trưởng bối của Tông đế, nên hành động nóng giận của Tông đế khiến nhiều vị quan cảm thấy bất bình.
Ngay lúc ngự sử đại nhân bước ra chỉ trích hành vi thô bạo của y, thì Thanh Nguyên đã lao ra dập đầu nói
'Xin thánh thượng bớt giận. Ngọc tể tướng tuổi tác đã cao, hơn nữa Hiền phi lại sắp lâm bồn, lúc này người rất cần có phụ thân bên cạnh. Thần nguyện lãnh năm vạn binh đến Châu thành quyết trận sống mái với giặc Xuân.."
Ngoài mặt thì cầu tình thay cho Ngọc Long, nhưng thực chất ai cũng hiểu rõ Thanh Nguyên đang tìm cách giải vậy cho Tông đế, tránh để y phải lưu tiếng xấu.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui