Tối đó, Thanh Nguyên về Tiêu phủ.
Không ai phát hiện nàng đã biến mất cả một ngày, không ai buồn hỏi nguyên do.
Bởi hôm nay đã xảy ra một chuyện lớn.
Trong buổi gặp gỡ giữa những người dự thi Thi hội, họ tự tổ chức đối thơ với nhau, Tiêu Lam đã bị đánh bại.
Có lẽ không ai ngờ Tiêu Lam lại bị bại.
Hơn nữa, lại còn bị bại bởi đối thủ không đội trời chung, tài nữ La Viện Kì của Lê quốc.
Tài nữ của một quốc gia, tựa như một hoa hậu không vương miện của Quốc gia đó. Đã được xưng là tài nữ, có nghĩa là họ phải gánh trên người thể diện của quốc gia. Chuyện thắng bại là lẽ thường tình, nhưng thắng bại của một tài nữ không chỉ là vinh nhục của riêng nàng ta, mà còn là mặt mũi thể diện nước nhà.
Trước đây, Chung quốc có ba tài nữ nổi danh. Nhưng hai người đã vào cung. Một người là Ngọc Lan - Lan phi, người khác Dung Tú - Dung hoàng hậu. Cuối cùng chỉ còn mình Tiêu Lam. Vì vậy, mọi người đều ngầm hiểu Tiêu Lam là đệ nhất tài nữ của Chung quốc.
Vậy mà lại bị một tài nữ khác đánh bại, khác nào nói Chung quốc không bằng Lê quốc?
La Viện Kỳ là tài nữ số một Lê quốc. Năm tuổi đã biết làm thơ, mười tuổi biết đánh đàn, năm nay mới mười tám tuổi nhưng đã được tôn là Lê quốc đệ nhất tài nữ. Cha cô là La Khiêm đại tướng quân, một trong những khai quốc công thần hàng đầu của Lê quốc.
Về mặt gia thế, Tiêu Lam đã thua kém, sắc đẹp thì "Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.", không ngờ cả tài năng cũng không bằng.
Tâm trạng Tiêu Lam cực kỳ xấu, thậm chí Văn Sinh đại phu tới gặp cũng không thèm tiếp. Còn hai vị phu nhân thì mừng như bắt được vàng. Cuối cùng cũng có người trị được nàng ta, sao lại không vui?
Đang ngẩn ngơ suy nghĩ, San San đi tới bảo tiểu thư tìm nàng có việc. Đi vào phòng, thấy Tiêu Lam đang trầm tư suy nghĩ, vẻ mặt có chút hung tợn, không còn hiền dịu thường thấy. Thanh Nguyên đứng một bên chờ nàng ta mở lời, "không có chuyện thì không lên điện Tam Bảo", gọi nàng đến đây chắc không đơn giản là nói chuyện cho vui.
Tiêu Lam cũng không nói gì cả, Thanh Nguyên càng không mở miệng trước, mãi đến một lúc lâu, lâu đến nỗi Thanh Nguyên đứng mỏi cả chân, giọng nói không nóng không lạnh của Tiêu Lam mới cất lên. Nghe chua sót, não nề lạ lùng.
"Lúc nãy, trước khi em vào, ta đang nhớ lại xem tuổi thơ của mình là như thế nào? Ra sao? Hôm nay, lúc ta nói chuyện phiếm với La Viện Kỳ, nàng ta kể ta nghe tuổi thơ của nàng ta ở Lê quốc rất vui vẻ, có rất nhiều bạn, rất nhiều trò chơi, cha rất yêu chiều mẹ con nàng ta, lại có rất nhiều người anh luôn bảo vệ nàng ta. Rồi nàng ta hỏi ta, tuổi thơ của ta như thế nào? Ta không trả lời được. Ta nói là ta không nhớ. Nhưng thực tế là hoàn toàn không có để mà nhớ. Mẹ ta yêu cha thật lòng. Dù biết ông ấy khinh thường xuất thân của mình, mẹ vẫn khôn để tâm, vẫn mỏi mòn chờ đợi ông ta. đôi lúc ta rất hận mẹ, nếu mẹ dẫn ta đi, nếu cha ta là một người khác, có lẽ, ta đã có một tuổi thơ. Khi ta vừa ra đời, mẹ cầu xin ông ban ột cái tên. Ông ta chỉ nhíu mày rồi lầm bầm :" Ngươi đúng là màu xanh đáng nguyền rủa. Kêu nó Tử Lam"(Tử nghĩa là chết chóc ấy. Lam là màu xanh, xanh lam í mà). Thế đấy. Ngươi có biết là ông ta rất ghét màu xanh không? Chỉ cần thấy màu xanh là ông ta lại cảm thấy chướng mắt. Trong trí nhớ của ta, từ trước năm mười tuổi, ông ta chưa từng tới thăm ta một lần, chưa từng tặng ta cái gì, cũng chưa bao giờ bao giờ bế ta. Ta cảm thấy mình như một món hàng. Ông ta yêu thương ta vì ta có giá trị, vì ta là một tài nữ. Tình thương của ông ta rẻ mạt vậy đó. Người ngoài nhìn vào thấy ta rất thảnh thơi, rất nhàn nhã. Nhưng chỉ có mình ta biết, ta như một con thiên nga, trên mặt nước thì rất đẹp, dưới mặt nước thì phải đạp liên tục. Hai bà mẹ kế của ta đều mong ta bị đạp đổ, bị thất bại. Cha ta chỉ quan tâm tới giá trị mà ta đem lại, "bán" ta thì được bao nhiêu tiền. Những người đó.... Ta sẽ trả lại cho họ những gì ta phải chịu. Ta không được phép thua, cố gắng lắm bò được đến địa vị này."
Nói xong, nàng ta dừng lại một chút, vẻ mặt đã bình tĩnh lại, giọng cũng không còn cay nghiệt nữa.
Nàng ta nhìn thẳng vào mắt Thanh Nguyên. Ánh mắt cao ngạo, dường như cô bé đáng thương trong câu chuyện vốn không phải mình.
"Ta nói những điều này cho ngươi nghe, không phải vì ta muốn ngươi đồng tình hay thương hại, ta không cần. Ta biết ngươi là người thông minh, ngươi biết giấu tài, ta và ngươi đều là những người khác biệt giữa một biển người tầm thường. Có lẽ ngươi cũng biết những chuyện đã xảy ra ngày hôm nay. Ta rất ghét La Viện Kỳ, nàng ta có tất cả mọi thứ, nàng ta kể về tuổi thơ của mình để cười nhạo ta. Ta không muốn thua nàng ta. Ta muốn ngươi giúp ta."
Thanh Nguyên cũng chẳng thèm đóng kịch nữa, dù sao khán giả đã không còn, đóng cho ai xem. Nàng ngẩng đầu lên, nhìn đáp trả Tiêu Lam. Không hề có thái độ cung kính của kẻ dưới.
"Tại sao ạ? Việc này đâu nằm trong phận sự của em."
Tiêu Lam không tức giận trước thái độ có phần ngạo mạn.
"Vì ta sẽ trả lại giấy bán thân cho ngươi. Ta biết ngươi muốn tự do. Chỉ cần ngươi giúp ta lần này, ta sẽ trả tự do cho ngươi, sau khi trở về Hạo thành, ngươi sẽ thoát khỏi thân phận nô lệ. Không bị ai trói buộc."
Thanh Nguyên biết đây là một cơ hội tuyệt vời. Thi hội là nấc thang quan trọng đưa Tiêu Lam vào cung. Nàng chỉ có một thân một mình, không thân phận không thế lực, muốn tiến cung là chuyện không tưởng. Nhưng nếu Tiêu Lam tiến cung, nàng cũng sẽ có cơ hội đi theo. Mà nếu đã thoát khỏi thân phận nô lệ, nghĩa là nàng sẽ không phải chịu sự trói buộc của Tiêu Lam, thoải mái hành động.
Phân tích lợi - hại xong, Thanh Nguyên khẽ đáp: "Phục vụ cho tiểu thư là nhiệm vụ của nô tỳ."
"Tốt"
Tiêu Lam vừa lấy một tờ giấy đưa cho nàng xem vừa nói: "Sáng nay, thi làm thơ, thi đánh đàn, hai chúng ta đều "Kỳ phùng địch thủ". Nhưng tới phần câu đối thì ta không bằng. Đây là câu đối của nàng ta. Ngươi hãy nghĩ xem làm sao đối lại. Lui đi."
Thanh Nguyên bước ra khỏi phòng của Tiêu Lam, về phòng mình, thắp nến lên, nhìn vào tờ giấy, trong đó viết: "Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại" (Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế)
Nghĩ một chút, nàng viết câu đối còn lại vào chính tờ giấy kia.
----------
Sáng sớm tinh mơ, Tiêu Lam đã thức dậy, ngồi ngẩn người suy nghĩ trên giường.
Hôm qua, nghĩ nát óc cũng không đối ra vế sau, trong lúc tuyệt vọng nhất, đột nhiên gương mặt con nô tỳ đó lại xuất hiện.
Dù lí trí nói con bé đó chỉ là một con nha hoàn, làm gì có học hành mà biết đối câu.
Nhưng nàng vẫn muốn thử một lần, không hiểu sao cứ có cảm giác con bé này sẽ làm được.
San San đẩy cửa bước vào, đi tời bên giường của nàng, chìa ra một tờ giấy, nói: "Em thấy tờ giấy này nằm ở trước cửa phòng tiểu thư."
Tiêu Lam gần như không tin vào tai mình, dù đã nghĩ tới khả năng con bé đó sẽ đối được, nhưng khi thấy tận mắt lại là một cảm giác hoàn toàn khác.
Vừa vui vẻ vừa ghen tị. Vui đã thắng La Viện Kỳ, vì đã tìm được một quân cờ tốt để lợi dụng. Ghen và thất vọng vì thua cả một con hầu.
Nhưng dù sao thua bí mật như vậy, còn tốt hơn là thua công khai, thua một kẻ không có tham vọng gì, xuất thân hèn hạ, dù sao cũng đỡ hơn thua địch thủ của mình.
Mở tờ giấy ra, câu đố đã hoàn chỉnh. Vế sau là: "Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không" (Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế).
----------
Tiêu Lam không nhắc gì về câu đối ấy. Cứ như giữa hai người không hề có một thỏa thuận nào cả, không xảy ra chuyện gì cả. Nhờ câu đối trên, Tiêu Lam đã lấy lại danh dự. La Viện Kỳ đành cúi đầu bái phục. Nổi danh khắp nơi. Tiêu Lam giữ lời hứa, trả giấy bán thân cho nàng. Nhưng nàng chưa muốn đi, bên ngoài rất nguy hiểm, ở đây vẫn an toàn hơn. Mà Tiêu Lam cũng không có vẻ gì như muôn đuổi nàng đi.
Những ngày tiếp theo Thanh Nguyên ở lì trong phủ, không ra ngoài lần nào nữa, bắt đầu thu thập tin tức liên quan đến Thi hội.
Thi hội có năm vòng hết thảy, diễn ra hơn một tháng liên tiếp. Tuy nhiên, để tham gia vào năm vòng này, tất cả những người dự thi đều phải tham gia đấu vòng loại. Những người dự thi chia làm năm nhóm, mỗi nhóm tự đấu thơ văn, chữ nghĩa với nhau. Loại dần từng người đến khi mỗi nhóm chỉ còn năm người. Vậy là có hai mươi lăm người được vào vòng trong.
Vòng một là thi làm thơ, mỗi người làm một bài thơ chủ đề bất kì. Giám khảo sẽ chọn ra hai mươi bài thơ hay nhất, đóng thành sách cho lưu hành khắp năm nước. Hai mươi người này được vào vòng hai, năm người còn lại bị loại tiếp.
Vòng hai là thi đối câu, hai mươi người này cứ đối nhau đến khi không thể đối được nữa thì bị loại, loại đến khi chỉ còn mười lăm người.
Vòng ba thi đánh cờ. Mười lăm người này bắt cặp đánh cờ với nhau, người còn dư ra sẽ đánh cờ với một người của ban giám khảo. Vậy là có tám cặp. Tám người thắng sẽ đi tiếp. Những người thua sẽ đấu cờ với nhau để chọn thêm hai người đi vào vòng trong. Nghĩa là có hai người là đậu... vớt.
Vòng bốn là vòng thi tài năng. Đánh dàn, thổi tiêu, ca hát, múa võ,.... đều được. Năm người thắng sẽ được. Tất nhiên, vòng này chỉ giữ lại năm người
Vòng cuối cùng, là vòng hùng biện. Giám khảo vòng này thường là những nhân vật lớn như Quan nhất phẩm, Thân vương,.. Năm nay Bình vương và Kỳ vương sẽ là giám khảo vòng này. Họ sẽ hỏi năm người này về những vấn đề khác nhau, rồi bàn bạc để tìm ra người trả lời tốt nhất. Dĩ nhiên, người đó sẽ trở thành "Thiên hạ đệ nhất Tài tử."
Cuộc thi này tổ chức ba lần, nhưng chưa bao giờ có cô gái nào đoạt giải cao nhất.
Lần đầu tổ chức, Tô Hào tài tử của Chung quốc giành giải cao nhất. Được mời vào cung làm Ngự sử. Trong cuộc thi năm đó, Dung Tú tài nữ cũng được vào tới vòng cuối. Đó là thành tích cao nhất của một cô gái trong Thi hội. Sau cũng tiến cung, trở thành hoàng hậu.
Lần thứ hai, Hà Gia Dũng của Lục quốc đoạt giải, được Tông đế hết sức ca ngợi, nhưng khi về nước lại không được vua nước Lục trọng dụng. Năm đó, Ngọc Lan tài nữ đánh bại Tiêu Lam vào vòng bốn, song cũng bị La Viện Nghi - chị gái của La Viện Kỳ - đánh bại. Tuy nhiên, cũng được vào cung, trở thành Lan phi.
Lần này, ai mong chờ cuộc đụng độ của Tiêu Lam và La Viện Kỳ.
Lục quốc phái đến năm người dự thi, trong đó đáng gờm nhất là Lâm Công Khánh công tử.
Nam quốc thì không có ai nổi bật. Vua nước Nam rất thông minh, nhìn thấu âm mưu của Tông đế.
Lê quốc thì có La Viện Kỳ.
Chung quốc có Tiêu Lam và Hứa Thu tài nữ.
Đó là những người sáng giá nhất. Cuộc thi chưa bắt đầu nhưng Phong thành đã mở các sòng bài cược xem năm nay ai sẽ thắng.
Tuy không biết ai sẽ là người thắng, nhưng có một điều chắc chắn, Tiêu Lam sẽ được vào cung, cho dù có đoạt giải hay không.
Cuộc chiến giữa Ngọc tể tướng và Dung quốc công đang ngày một gay gắt. Từ tranh đấu ngầm, nay đã lôi ra ánh sáng. Ai cũng thấy.
Mà Tông đế và Kỳ vương bất hòa với mẹ con Dung thái hậu và Bình vương thì ai cũng đã biết.
Nếu nàng đoán không nhầm, mục đích đến Phong thành của Bình vương là ngăn không cho Kỳ vương tìm một hậu thuẫn chống lưng cho Tông đế.
Hậu thuẫn này, ngoài tam tiểu thư của Tiêu phủ giàu nhất nhì Chung quốc, thì chỉ còn La Viện Kỳ và Hứa Thu.
Liên hôn với La Viện Kỳ sẽ tạo mối quan hệ tốt giữa Lục quốc và Chung quốc. Trong tay La khiêm có hơn hai mươi vạn quân, gần một phần tư binh lực của Lục quốc. Đại tướng quân La Khiêm lại rất yêu con gái, có La Viện Kỳ, như có trong tay một quân cờ khống chế La Khiêm.
Hứa Thu là em gái ruột của tướng quân Hứa Sơn. Hứa Sơn chinh chiến liên miên, rất được lòng quân, trong tay có Binh phù, có thể điều động năm vạn binh. Hai anh em Hứa Thu, Hứa Sơn là con của Hứa Sâm đại tướng quân. Hứa Sâm đại tướng đã hy sinh tính mạng đỡ một mũi tên cho tiên đế ở sa trường, tiên đế cảm kích nên đã đem Binh phù truyền lại cho con trai ông ta . Hứa Sơn rất yêu thương cô em gái duy nhất này. Có Hứa Thu là có Hứa Sơn, mà có Hứa Sơn thì có Binh phù. Cả Bình vương lẫn Tông đế đều muốn lấy được Hứa Thu.
Người ta nói Hứa Sơn rất thương Hứa Thu nhưng Thanh Nguyên thì không nghĩ vậy.
Cuộc đấu đá nội bộ giữa Bình vương và Tông đế rõ ràng như ban ngày. Cả những người dân bình thường còn thấy huống hồ Hứa Sơn.
Biết vậy, mà hắn vẫn để em gái mình đến Phong thành, trở thành miếng mồi ngon cho hai con cá đói.
Rõ ràng là hắn đang hy sinh hạnh phúc của em gái để củng cố quyền lực ình.
Tạm thời, hắn sẽ không gả Hứa Thu cho ai cả, cứ để đó xem Bình vương và Tông đế xem ai trả lợi ích nhiều hơn thì gả cho kẻ đó.
Hào môn sâu tựa biển, nếu không phải bắt buộc thì không ai muốn vào đó. Vậy mà lại có những kẻ đẩy cả người thân vào đó để đổi lấy quyền lực, thật đáng sợ.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...