Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Trong những năm tháng
phiêu bạt đó, Tsangyang Gyatso không có tình yêu nữa, không làm thơ nữa, cuộc đời tiêu sái đã cùng chết với tuổi đời hai mươi lăm của Ngài.

Đã đến lúc từ biệt với cảnh xuân tươi đẹp, nắng xuân của mùa vụ, tắt rồi
vẫn sẽ hửng, còn nắng xuân của đời người, mất rồi sẽ một đi không về.
Năm tháng vẫn biếc xanh, chỉ là một số câu chuyện bể dâu đang nhuộm màu
cho nó, khiến cảnh tượng trẻ trung bắt đầu ngả vàng. Sau khi một người
đi qua một chặng hành trình, luôn cảm thấy tuổi thanh xuân trong quá khứ bị uổng phí trôi qua vô ích, giờ đây mọi cuộc gặp gỡ đã trở nên muộn
màng. Rất muốn trở về quá khứ, dung nhan mỹ miều, thương cảm cũng dịu
dàng, buồn rầu cũng đẹp đẽ.

Nhân ngày tuyết bay lất phất, tôi vội bước đến một canh bạc thời gian. Đời người trải qua vô số biển biếc
nương dâu, vì sao còn chưa hiểu rõ, trước mặt thời gian, chúng ta mãi
mãi chỉ là kẻ thua cuộc, thua đến thê thảm. Thời trẻ, sở hữu cả núi thời gian, chỉ cảm thấy cho dù hoang phế ra sao đều không có lỗi. Khi đó,
chúng ta thường không tin nhân quả, không tin số mệnh, cho rằng dựa vào
sức lực dồi dào của mình, có thể chống đối với số mệnh. Mãi đến khi thời gian làm cho đầy người thương tích, mới biết tất cả duyên trước đều là
định mệnh, tất cả kết cuộc sớm có được sắp xếp. Đã không thể thay đổi
quỹ đạo của sinh mệnh, hà tất phải buồn than dòng chảy thời gian quá đỗi vội vàng?

So với Tsangyang Gyatso, chúng ta đều là người bình
thường, kiếp này là người, kiếp sau không biết sẽ là gì, có lẽ là cây
hoa, có lẽ là chim chóc. Ngài là Phật sống, do đó nhất định Ngài có kiếp sau, kiếp sau của Ngài vẫn là Thần Phật, vẫn ngồi trên ngai vàng chí
cao vô thượng. Nhưng không phải tất cả sinh mệnh cao quý đều có thể sở
hữu hạnh phúc, không phải tất cả sinh mệnh hèn kém định sẵn không có
cuộc sống tốt đẹp. Chuyện đời tròn vẹn nằm ở lòng người, một tấm lòng
cam nguyện bình đạm, một tấm lòng dễ dàng thỏa mãn, sẽ càng có được
nhiều hơn so với lòng dạ tham muốn hư vinh.


So với các vị Phật
sống khác, Tsangyang Gyatso được xem như là hạnh phúc, cuộc sống tự tại
mười lăm năm trời đã cho Ngài tự do vô tận. Ngài từng có hạnh phúc bình
dị nhất trên đời, từng có tình yêu tốt đẹp nhất đời người, những thứ
này, các vị Đạt Lai khác đều chưa từng có. Tsangyang Gyatso không phải
là một người tham luyến danh lợi, thế thì ngài nên thỏa mãn, thỏa mãn
với những thứ nhiều năm qua Ngài có được mà lãng quên những thứ Ngài mất đi. Chung quy thì Ngài khác với họ, từ khi thần bí mất tích bên hồ
Thanh Hải, Ngài đã định sẵn là một vị Đạt Lai thần kỳ nhất trong Phật
giáo Tạng truyền.

Dù chết hay ẩn tích, cuộc đời của ngài đều đặt
dấu chấm hết vào lúc hai mươi lăm tuổi. Nếu nhục thân của Ngài thật sự
chết đi năm hai mươi lăm tuổi, thế thì Ngài sẽ vĩnh viễn sống ở tuổi hai lăm. Nếu Ngài không chết ở hồ Thanh Hải, thế thì người giấu họ chôn tên kia trong truyền thuyết cũng chưa chắc đã là Ngài. Dù Ngài còn sống,
sinh mệnh được tiếp tục, cũng không còn là Tsangyang Gyatso trước hai
mươi lăm tuổi nữa. Ngài sẽ là một người khác, một người chúng ta xa lạ,
dù truyền kỳ của Ngài đang tiếp tục, Phật giáo của Ngài đang truyền
dương, nhưng người chúng ta ghi nhớ, mãi mãi là Tsangyang Gyatso trước
hai mươi lăm tuổi; thiếu niên tự do chăn thả tại làng núi nhỏ Monyu ấy;
vị Phật sống được trăm ngàn tín đồ triều bái trong cung Potala ấy; chàng lãng tử vui vẻ hát tình ca trên đường phố Lhasa ấy.

Suốt ba trăm năm nay, hàng ngàn người truy tìm trước đi sau nối, mục đích cũng chỉ
là tìm Tsangyang Gyatso lúc trước, Tsangyang Gyatso viết thơ tình,
Tsangyang Gyatso thân thể bị giam cầm, linh hồn luôn buông thả. Nhưng họ không từ bỏ thăm dò câu đố của hồ Thanh Hải, Tsangyang Gyatso đã là một câu đố, thê lương đi lại trên nhân thế, đến không nơi đến, đi chẳng nơi đi. Thế là, họ đã tin tưởng truyền thuyết, tin tưởng quyển "Bí truyện"
mà Ngawang Lhundrup Daji viết ra.

Biết bao người dưới ánh đèn bơ
vàng vọt lật giở thơ tình của Tsangyang Gyatso, lại lật xem "Bí truyện

Đạt Lai Lạt Ma thứ 6" của Ngawang Lhundrup Daji. Họ và tôi cùng tin như
nhau, trong lịch sử thật sự đã có một Tsangyang Gyatso, Ngài thật sự đã
sinh ra trên đất Tạng, Ngài thật sự đã đến hồ Thanh Hải, nhất định sẽ
lưu lại chút gì đó. Dù trốn vào giữa cỏ cây núi đá, ẩn chìm trong gió
sương mưa tuyết, nhất định vẫn có thể tìm kiếm chúng. Trong cõi u minh
sẽ có sắp xếp, chỉ dẫn bạn và tôi tìm được lời giải câu đố này vào một
ngày tình cờ nào đó.

Tình cảm đến lúc sâu sắc, luôn không tránh
khỏi một câu: "Vì sao phải để ta gặp được người?" Đúng vậy, nếu không có gặp gỡ, ta cũng chỉ là một hạt bụi đất bình thường, mỗi ngày đầu tắt
mặt tối vì cuộc sống, chìm nghỉm giữa biển người mênh mông. Vì có gặp
gỡ, tất cả bắt đầu thay đổi, đã có hướng đến và theo đuổi, đã có trách
nhiệm và gánh vác, đã có vui sướng và đau khổ. Do đó có lúc thà rằng cả
đời không cần gặp gỡ, thà rằng suốt đời không cần nắm tay, nhưng đời
người nếu không có gặp gỡ, lại sẽ buồn tẻ nhạt nhẽo biết nhường nào.

Chúng ta chưa từng gặp gỡ Tsangyang Gyatso, nhưng thường bởi xem thơ tình của Ngài mà gan ruột rối bời vì Ngài. Vô số lần tưởng tượng, sinh mệnh của
Ngài tuyệt đối sẽ không ngắn ngủi như thế, Ngài chắc vẫn có tương lai
rất dài, mang sứ mệnh của Phật sống, đi lại giữa nhân thế, phổ độ chúng
sinh. Đó là vì nhân sinh hữu tình, Ngài là tình tăng, Ngài đem tình cảm
truyền nhiễm cho người đời, đem vận mệnh giao phó cho năm tháng. Dù "Bí
truyện" của Ngawang Lhundrup Daji chưa chắc thật sự đáng tin, nhưng ông
đã kể cho chúng ta truyền kỳ nửa đời sau của Tsangyang Gyatso.

"Bí truyện Đạt Lai Lạt Ma thứ 6", còn có tên "Diệu âm Thiên Giới Tỳ Bà m".
Ghi chép những trắc trở của Đạt Lại thứ 6 Tsangyang Gyatso, tiếp diễn

truyền kỳ từ sau khi ngài biến mất ở hồ Thanh Hải. Tác giả là Ngawang
Lhundrup Daji người dân tộc Mông Cổ, ông tự xưng từ nhỏ theo Tsangyang
Gyatso xuất gia làm sư, học tập kinh Phật. Sau đó lại đến Tây Tạng
chuyên tu, tinh thông tiếng Tạng, tu tập Hiển Mật giáo pháp[1], do đó
trình độ Phật học cao thâm, trở thành bậc đại đức Phật giáo tính thông
Hiến Mật giáo pháp, ở khu vực Tây Tạng được tôn xưng là Lhazun
Pandita[2].

[1] Mật giáo là một chi phái của Phật giáo Đại thừa,
hình thành vào khoảng thế kỷ thứ V tại Ấn Độ, có đặc trưng truyền thụ bí mật không cho phép công khai, và nội dung đầy thần bí, nên gọi là Mật
giáo. Các dòng phái Phật giáo khác trước và ngoài Mật giáo được gọi là
Hiển giáo.

[2] Pandita: dịch âm tiếng Phạn, nghĩa là học giả uyên bác.

Nghe nói Ngawang Lhundrup Daji là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye
Gyatso, là vị Phật sống chuyển thế đầu tiên sinh ra ở Alxa[3]. Nhiều
tình tiết trong sách đối chứng lẫn nhau với sử ký và truyền thuyết dân
gian của các vùng Hán, Tạng, Mông, nhưng vì tường thuật của "Bí truyện"
quá đỗi thần kỳ, trên lịch sử lại không có các ghi chép chân thực khác
sau khi Tsangyang Gyatso biến mất ở hồ Thanh Hải, do đó khiến người đời
khó phân thật giả. Vì là bí truyện, đương nhiên không thể xem như chính
sử để tin chắc không nghi ngờ, người đọc qua có thể không cần quá tưởng
là thật, nhưng lại không thể xem thường ý nghĩa tồn tại của nó.

[3] Alxa (Minh A Lạp Thiện): một trong mười hai đơn vị hành chính cấp địa
khu và một trong ba minh còn tồn tại ở Nội Mông Cổ, có biên giới với
Mông Cổ ở phía Bắc, Bayan Nur ở phía đông bắc, Ô Hải và Ordos ở phía
đông, Ninh Hạ ở phía đông nam, Cam Túc ở phía tây và nam. Thủ phủ là
Bayan Haote (Ba Ngạn Hạo Đặc), tên cũ doanh Định Viễn.


"Bí
truyện" của Ngawang Lhundrup Daji không những chẳng giải đáp được câu đố về sống chết của Tsangyang Gyatso, ngược lại khiến câu chuyện vốn dĩ hư ảo càng nhuốm màu truyền thuyết. Từng câu chữ của ông đã mang tới cho
người đời trí tưởng tượng vô tận, khiến những người tìm tòi bí mật kia
tin rằng Tsangyang Gyatso thực sự vẫn còn sống, đồng thời giống như
trong sách của ông viết, Tsangyang Gyatso đã bắt đầu một chặng đường
nhân sinh mới. Sau khi rời khỏi Thanh Hải, hành tung của Tsangyang
Gyatso trải khắp cả cao nguyên Thanh Tạng, và chu du hoằng pháp ở các
nơi Nepal, Ấn Độ, Tây Khang[4], Mông Cổ, từ đó thực hiện sứ mệnh Phật
sống phổ độ chúng sinh của Ngài.

[4] Tây Khang: là một tỉnh không còn tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc. Tỉnh bao gồm hầu hết khu vực Kham
của Tây Tạng theo cách hiểu truyền thống.

Có lẽ chúng ta thật sự
không cần so đo Tsangyang Gyatso rốt cuộc đã đi đâu, mọi truy hỏi rối
rắm, đối với Ngài đều chỉ là vướng bận chua ngấy. Ngài sống vì tình yêu, sống vì tự do, nếu Tsangyang Gyatso trước hai mươi lăm tuổi đã phụ lòng Phật tổ, phụ lòng giai nhân, thế thì hãy để Ngài dùng năm tháng trong
tương lai để bù đắp lỗi lầm của quá khứ. Nhưng Tsangyang Gyatso sau này
không còn là chàng trai tiêu sái phong lưu thuở trước, Ngài đã phụ bạc
quá nhiều sứ mệnh, chịu đủ khổ nạn lưu lạc khốn cùng. Chúng ta chỉ còn
nhìn thấy một hành giả đơn độc dạo chơi chốn hồng trần, một nhà sư lạc
phách nơi cõi trọc.

Trong những năm tháng phiêu bạt đó, Tsangyang Gyatso không có tình yêu nữa, không làm thơ nữa, cuộc đời tiêu sái đã
cùng chết đi với tuổi hai mươi lăm của Ngài. Mọi thứ của quá khứ kết
thúc bên hồ Thanh Hải, chìm trong gió bụi cuồn cuộn của lịch sử, cũng
chìm trong nước hồ sóng biếc không lời. Không cần mưu đồ đạt được điều
gì nữa, chuyện đã qua hãy để nó trôi qua, chuyện nên đến hãy để nó đến.
Đã tin nhân quả, thì nên tin tưởng, thế gian này tuy chẳng có nhục thân
bất tử, nhưng vẫn có linh hồn bất diệt. Bất kể người du ngoạn chốn hồng
trần đó có phải là Tsangyang Gyatso hay không, chỉ cần Ngài từng tồn
tại, chính là vẻ đẹp chân thực của nhân gian.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui