Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Cảnh vật trên đời
vốn không có tình cảm, từng cành cây ngọn cỏ, từng hạt cát hạt bụi, đều
là do con người thêu dệt những câu chuyện và truyền thuyết phủ lên trên
mới có máu thịt, mới có điểm tựa.

Mỗi người đều từng có một thời
thanh xuân trẻ trung, đều từng có một cuộc tình rực rỡ như pháo hoa, tuy rằng ngắn ngủi, nhưng suốt đời khó quên. Thế gian này có nhiều việc có
thể quay trở lại, nhưng thời gian qua đi và tình cảm bỏ lỡ lại một đi
không trở lại. Cho dù như thế, ai cũng không thể xóa đi những thứ từng
có được, những đoạn đời ấy được niêm phong trong ký ức, lâu bền không
phai. Do đó, chúng ta sẽ luôn trầm tư một hồi lâu vì một tấm ảnh cũ ố
vàng, sẽ nước mắt lưng tròng vì tình cờ nghe được một bài hát xưa, sẽ
cảm động khôn nguôi vì một cảnh gặp lại sau bao ngày xa cách.

Khi tôi được biết nhiều người vì đọc thơ tình của Tsangyang Gyatso mà lựa
chọn sắp xếp hành trang lặn lội đường xa đến Tây Tạng, trong lòng không
khỏi nảy sinh muôn vàn cảm xúc. Tôi luôn tin tưởng những người này đi
Tây Tạng không đơn thuần là vì tìm kiếm kiếp trước kiếp này của

Tsangyang Gyatso. Họ càng muốn biết, trên mảnh đất phong tình lãng mạn
đó, rốt cuộc đã từng có mối tình duyên không giống người phàm ra sao.
Rốt cuộc là một vị Đạt Lai Lạt Ma thế nào mới có thể viết ra câu thơ:
“Thế gian sao có đôi đường vẹn, Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng.” Mà
những người khách qua đường vội vã đó, đều là người chí tình, sở dĩ họ
ngàn dặm xa xôi tìm hiểu câu chuyện thần kỳ của người khác, là vì đáy
lòng họ cũng cất giấu một chuyện xưa không ai hay biết.

Chỉ có
những ai từng yêu mới dễ dàng cảm động bởi tình yêu của người khác. Cảnh vật trên đời vốn không có tình cảm, từng cành cây ngọn cỏ, từng hạt cát hạt bụi, đều là do con người thêu dệt những câu chuyện và truyền thuyết phủ lên trên mới có máu thịt, mới có điểm tựa. Nếu không có công chúa
Văn Thành năm xưa gả đi, không có thơ tình của Tsangyang Gyatso, cao
nguyên Tây Tạng hoang vu kia có lẽ sẽ thiếu đi nhiều sắc thái lãng mạn.
Cung Potala tráng lệ cũng chẳng qua là ảo ảnh của thời gian, cằn cỗi vì
thiếu những mẩu chuyện xưa. Giờ đây, vì có sự tồn tại của chúng, dù trải qua bao nhiêu năm tháng, đều không đến nỗi bị thời gian bòn rút sạch
trơn.

Tình cảm chân thật và tư tưởng phong phú có thể khiến một
mảnh đất hoang vu trong nháy mắt nở đầy hoa. Khi chúng ta đi lại ở mỗi
chốn xưa Tsangyang Gyatso từng sống, dạo bước trên mỗi nẻo đường Ngài
từng đi qua, đều không nhịn được tự hỏi: Ngài thật sự đã từng ở nơi này
ư? Phải chăng có thể bước trùng lên dấu chân của Ngài? Trên lan can kia, liệu có còn lưu lại hơi ấm bàn tay Ngài? Hết lần này đến lần khác đọc
thơ tình của Ngài, chỉ cảm thấy cỏ cây nơi đây đều thông hiểu tâm linh,
hiểu được tình cảm. Chúng từng chứng kiến tình yêu đẹp đẽ của Tsangyang
Gyatso, từng nghe những lời âu yếm Ngài cùng cô gái mình thương đã nói,
nhớ lại mỗi lời ước hẹn Ngài đã trao.

Ba trăm năm, thời gian sao
mà dài đằng đẵng, triều đại đổi thay, con người thay đổi, chỉ có cây cỏ
vẫn xanh tươi, đá núi vẫn vững chãi như xưa. Nhân gian là kịch trường,
biết bao máu lệ chảy thành sông, tràn ngập đến mức không ai thu dọn. Mà
chúng ta của hôm nay, vì lẽ gì còn phải tổn thương nhau, vì lẽ gì không

thể giống như gió mát trăng thanh, dung chứa lẫn nhau, chung sống yên
bình? Tôi tin rằng, những người đã đến Tây Tạng, đã thấy núi tuyết thảo
nguyên, đã từng uống nước hồ thánh, lòng của họ từ đó sẽ trong trẻo sáng láng. Sẽ hiểu được người sống trên đời thật chẳng dễ dàng, hết thảy
duyên phận đều phải cố gắng trân trọng, tất cả mọi người đều nên chúc
phúc cho nhau.

Lịch sử là chân thực, ba trăm năm trước, đích xác
từng có một Tsangyang Gyatso, trên mảnh đất Tây Tạng bao la cũng thực sự lưu giữ chút ít vết tích của Ngài. Ngài sinh ra ở nơi này, tâm tình và
câu chuyện cả đời cũng giao phó cho nơi này, rất nhiều câu thơ đều chạm
khắc trên mảnh đất này. Rời xa Tây Tạng, Ngài sẽ không còn là Tsangyang
Gyatso, do đó mỗi người nhớ nhung Tsangyang Gyatso đều sẽ nhớ nhung Tây
Tạng. Chúng ta hy vọng mình kiếp này có thể đích thân đến đây, có thể
chính miệng hỏi một tiếng, vị tình tăng chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng ấy, ba trăm năm qua, Ngài vẫn khỏe chứ? Linh hồn của Ngài phải chăng
thật sự vẫn luân hồi tiếp tục? Giờ đây, chúng ta nên đến chốn nào tìm
Ngài?

Tsangyang Gyatso trước mười bốn tuổi, đúng là có thể chẳng
phụ Như Lai chẳng phụ nàng. Ngài vừa học kinh ở tu viện Basang, vừa nghe những bản tình ca cảm động ngoài cửa sổ, cùng âm thầm hẹn hò với cô gái làng bên. Ngài thậm chí còn cảm thấy vào tuổi xuân xanh, không hết lòng yêu nhau một lần là uổng phí đời người. Ở nơi vốn dĩ trai gái có thể tự do luyến ái, tình yêu của Tsangyang Gyatso như đất trời tháng 4, oanh
bay cỏ mọc, không chút e dè. Ngài chẳng mảy may biết bí mật về linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5, dù Ngài thông tuệ hơn những thiếu niên
khác, tràn đầy linh khí, nhưng cũng chỉ cho rằng mình là một người may
mắn, được ông trời quan tâm chiếu cố mà thôi.


Phía xa tu viện
Basang, có núi thần Bonri[1] nguy nga hùng vĩ. Trên ngọn núi thần này,
có một cây thần cực lớn, trên cây treo đầy kinh phướn phấp phới, cây cao chọc trời, rất có linh tính. Rất nhiều người đi kora quanh núi, từ trời nam đất bắc không nề muôn dặm xa xôi rong ruổi, chỉ để đến ngọn núi
thần này dập đầu bái lạy, nguyện một lời thề ước ở dưới cây. Tsangyang
Gyatso lúc đó thường hay đứng lặng hồi lâu ở ban công tu viện, nhìn cây
thần trên núi thần từ xa, âm thầm cầu khẩn cho ước mơ non nớt trong
lòng.

[1] Núi thần Bonri: Núi thần được đạo Bon nguyên thủy ở Tây Tạng tôn sùng, cao khoảng 4.500m.

Giờ lành đổi vận đến,

Phướn cầu phúc dựng lên.

Ta nhận lời thục nữ,

Tới làm khách làng bên.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui