5 giờ 40 phút chiều, trên đường Nam Thông nội thành Ôn Châu, Lương Chân ôm cây đàn ghi ta Lowden đứng ở ven đường. Trước mặt cậu là dòng người tấp nập qua lại lúc tan tầm, thỉnh thoảng sẽ có mấy cái rũ mắt nhìn hộp đàn đang mở, sau đó nhìn chàng trai trẻ không mặc quần áo theo kiểu đi hát rong. Tướng mạo này khiến người ta phải chậm bước chân, thế nhưng cũng không có ai dừng lại.
Bởi vì Lương Chân đã đứng rất lâu, nhưng không mở miệng hát.
Lương Chân ôm đàn ghi ta, đánh vài hợp âm ngắt quãng, nhiều lần muốn mở miệng nhưng vẫn không làm được. Không phải cậu thấy hát rong mất mặt, mà là có quá nhiều người đi lại liên tục, mỗi lần mở miệng hát sẽ phải rướn cổ lên cao để lấy không khí, thực sự lúng túng.
Đấu tranh tư tưởng một lúc lâu, cuối cùng Lương Chân vẫn bắt đầu hát. Thật ngu ngốc khi hát rap mà không có nhạc đệm trên đường phố nên Lương Chân đổi qua hát một số bài mà cậu cảm thấy dễ nghe. Lương Chân chơi đàn ghita, hơn nữa còn chơi rất tốt. Hồi học cấp ba, cậu là một tay chơi ghi ta và kiêm luôn hát chính trong ban nhạc của lớp. Sau này đam mê rap hip-hop, Lương Chân ít dùng đến đàn ghi ta, nhưng một số bản nhạc vẫn khắc sâu trong trí nhờ, chỉ cần chạm lên dây đàn, kí ức của những ngón tay sẽ được đánh thức.
Tên đã rời cung thì không thể rút lại. Mặc dù không ai ném tiền vào hộp đựng đàn ghi ta, nhưng Lương Chân vẫn kiên trì tiếp tục hát. Trước khi đến phố Nam Thông, cậu đã suy nghĩ rất lâu về cuộc nói chuyện của mình với Lương Sùng Vĩ. Cậu cảm thấy hắn nói cũng không hoàn toàn sai, ít nhất cho tới bây giờ, quả thực cậu chưa nhận được bất kì sự đảm bảo tài chính nào từ việc hát.
Âm nhạc không nuôi được Lương Chân, mà rời khỏi sự chống đỡ tài chính từ gia đình, Lương Chân cũng không nuôi được âm nhạc.
Lương Chân có chút mất mát, vội vàng cố gắng thoát khỏi cảm xúc tiêu cực này, cậu muốn tìm việc gì đó để làm, nhưng hiểu nhiên trong thời gian tới sẽ không có ai mời cậu đến hát. Lương Chân nghĩ đến cây đàn ghi ta của Tống Châu, đường Nam Thông cách không quá xa, trước đây Lương Chân gặp qua khá nhiều người hát rong, cậu không nghĩ tới chính mình có một ngày sẽ đến đó.
Lương Chân không nghĩ ra biện pháp nào khác. Tâm trạng cậu rất phức tạp và không biết nên làm gì, nhưng cậu biết rõ tại sao mình lại đến con đường phía nam Ôn Châu này, cũng giống như những người hát rong khác. Cậu vốn là một người nghiệp dư. Lý do cậu có chút tự phụ là bởi vì gia thế bối cảnh lớn, đồng nghĩa với việc tạo thanh danh cho cậu dễ như trở bàn tay, thế nên cậu chưa từng chân chính hoàn thành một tác phẩm. Không có bài hát phù hợp để remix, không thể viết ra một bản hook đầy đủ, những thứ này đều là mượn cớ, hơn một năm nay cậu mỗi một ngày đều cố gắng làm tốt công việc, nhưng thực tế, mỗi một ngày đều lãng phí thời gian và tài năng thiên phú.
Đấy là nếu cậu có tài năng.
Ý nghĩ này khiến Lương Chân rơi vào tình trạng hoảng loạn. Cậu muốn xác minh xem liệu mình có thể hát hay không, nói chính xác là cậu hát có tốt hay không. Những người từng hợp tác đều khen cậu, nhưng bây giờ Lương Chân nghĩ lại, có thể đó chỉ là những lời khen thương mại khách sáo.
Vì vậy Lương Chân đến nơi này, đây là con đường thích hợp nhất để hát rong ở Ôn Châu. Lương Chân đã hát đến bài thứ ba, nhưng hộp đựng đàn ghi ta vẫn trống rỗng.
Lương Chân càng hát càng cảm giác khó chịu, và sự nghi ngờ bản thân dần dần tăng lên. Trên thực tế, nếu Lương Chân ở lại Ôn Châu thêm vài năm nữa, hoặc là hỏi một người bản địa, cậu sẽ nhận ra vấn đề không phải ở bản thân. Lúc này là giờ cao điểm tan tầm, ai cũng vội vã về nhà, nào có thời gian rảnh rỗi để nghe hát rong. Ngay cả vào buổi tối, những người hát rong cũng túm năm tụm ba một chỗ, phía trước hộp đàn ghi ta sẽ để một tấm bìa nhỏ, trên đó viết "Bài hát x nhân dân tệ" và mấy chữ khác, sau đó đặt mã QR của Alipay WeChat bên cạnh, vậy mới thực sự là khai trương. Lương Chân bắt đầu mà không biết gì về thị trường, sự bối rối này, dĩ nhiên không ai quan tâm.
Nhưng đây chưa phải là điều xấu hổ nhất. Điều đáng xấu hổ hơn là ban quản lý thành phố đang ở đây.
Bị quản lý chính quyền đuổi từ phía tây đến phía bắc con phố, Lương Chân vẫn ôm một chút hy vọng, cậu ôm đàn ghi ta muốn hát tiếp. Lần này, một bài còn chưa hát xong, một quản lý thành phố khác lại xuất hiện. Thiếu niên trẻ tuổi Lương Chân, cõng lấy đàn ghi ta bỏ chạy, không biết bản thân cuối cùng đi đâu, dù sao cũng đều là đường phố.
Chạy đến một nơi nào đó mang bản sắc Ôn Châu, các quán nhỏ muôn hình muôn vẻ, chủ quán đang bày biện quầy hàng của họ tại phố chợ đêm.
Lúc này sắc trời chưa quá muộn, nhưng có vài đám mây đen, không biết liệu trời có mưa hay không. Lương Chân thấy khắp nơi đều có quán nhỏ, chắc phải được sự cho phép của ban quản lý thành phố. Lương Chân muốn hát một lúc, nhưng mấy bài hát vẫn ảm đạm. Chủ gian hàng bên cạnh thấy thế liền bày cho Lương Chân một chiêu, nói phải hát cái gì đó phù hợp với tình hình hiện tại, chẳng hạn như "Mây đen, mây đen mau biến đi".
Lương Chân:...
Lương Chân vẫn tiếp tục, nhưng lần này, cậu còn chưa đàn xong khúc nhạc dạo, loa lớn của gian hàng bên cạnh lại kêu oang oang, vừa gào vừa hét lên: "Thanh lý kho bán phá giá! Thanh lý kho bán phá giá! Toàn bộ các sản phẩm! Ngày cuối cùng! Bán phá giá toàn bộ sản phẩm!" Chủ gian hàng đi đến trước mặt Lương Chân, lấy ra hai mười đồng tiền, hỏi Lương Chân có thể hát
hay không.
Lương Chân:???
Chủ gian hàng: "Ôi chao ôi dù sao cũng không ai nghe cậu hát, không bằng cậu giúp tôi hét lên "Giá gốc hơn 100, 200, 300. Giờ đồng giá 20 đồng". Tôi sẽ trả cậu 20 đồng"
Lương Chân:...
Lương Chân cảm thấy hơi bị xúc phạm, nhưng chủ cửa hàng cũng có lòng tốt, nghĩ rằng Lương Chân nghèo túng quá, nên cho cậu cơ hội này. Lương Chân từ chối, cậu muốn tìm chỗ cách xa chiếc loa. Cậu quyết định rồi, đây là lần cuối cùng, cậu sẽ hát một bài nữa, nếu bài hát này không khiến cho ngay cả một người dừng lại để nghe, vậy cậu sẽ trở về.
Nhưng có quá nhiều "Thanh lý kho bán phá giá, đồng giá 20 đồng" trên con phố này. Đến khi Lương Chân tìm được chỗ thích hợp, trời bắt đầu mưa rào tầm tã. Lương Chân còn không kịp cất đàn vào hộp, luống cuống tay chân cầm đàn và hộp chạy đến chỗ mái hiên gần nhất.
Lương Chân đứng đó, miễn cưỡng có thể coi không bị dính mưa. Trước mặt cậu là đường lớn, đối diện cậu là một cửa hàng tiện lợi. Giống như tất cả các cửa hàng tiện lợi khác trong thành phố, phía trước có một cái ô cỡ lớn. Lương Chân không phải là người duy nhất không có ô. Cũng có hai, ba người không mang ô vào cửa hàng mua chai nước hay một ít đồ ăn để tạm trú mưa dưới ô, chờ trời chuyển biến tốt. Lương Chân cũng muốn đến cái nơi rộng rãi ấy, nhưng khi sờ đến túi, cậu nhận ra mình không mang ví tiền.
Lương Chân cảm thấy nếu không mua gì mà vào cửa hàng để trú mưa thì quá xấu hổ, vậy nên cậu tiếp tục đứng dưới mái hiên nhỏ hẹp. Chưa quá mấy phút, Lương Chân cảm giác như mình đã đợi được một giờ.
Trong sự chờ đợi dài đằng đẵng, dạ dày Lương Chân phát ra tín hiêu nhắc nhở đói bụng rồi. Lương Chân vốn có thể chịu đựng một lúc, ai ngờ cậu nhìn thấy phía bên kia là hình ảnh đồng cỏ cùng với đàn bò, dê và trên bảng hiệu viết năm chữ "Mì thịt bò Lan Châu".
Mỗi lần đi xa Lan Châu, Lương Chân nhất định sẽ bị hỏi, mì thịt bò Lan Châu có mùi vị thế nào. Lần nào Lương Chân cũng phải giải thích, không có cái gì gọi là mì thịt bò Lan Châu truyền thống. Trên đường phố đều là "xx mì thịt bò", bởi vì tất cả các cửa hàng mì thịt bò Lan Châu ở Trung Quốc đều do Thanh Hải mở, đó là lý do tại sao người dân địa phương thường nói rằng ngoài Lan Châu sẽ không có mì thịt bò chính hiệu.
Mì thịt bò Lan Châu, niềm tự hào của người dân Lân Châu. Lúc này, dưới mái hiên một ngày mưa, không biết là do ba từ đầu tiên hay hai từ cuối cùng, khiến Lương Chân không thể dời mắt.
Có thể là bởi ba từ đầu tiên. Đã gần 7 giờ tối, Lương Chân của tuổi mười chín vẫn đang phát triển, ăn bao nhiêu cũng không tính là nhiều. Cũng có thể là bởi hai từ phía sau, hai từ đó là quê hương Lương Chân, nơi cậu sinh ra và lớn lên, hai từ đó là Lan Châu.
Lương Chân nhớ Lan Châu.
Cậu nhớ mì thịt bò, cậu nhớ món lưỡi bò ở quán Ma Zilu, quán lưỡi bò nổi tiếng nhất Trung Quốc. Đó là món ăn làm nên tên tuổi quán, nhưng nó không phải món Lương Chân ưa thích nhất. Hầu hết các quán mì thịt bò đều không mở quá 3 giờ chiều, nhưng quán Ma Zilu thường mở đến 11, 12 giờ đêm. Nhiều lần Lương Chân cùng bạn bè uống rượu, trong dạ dày có chút khó chịu sẽ đi đến Ma Zilu ăn bát mì. Có bát mì nước vào bụng, cảm giác say sẽ tiêu mất hơn nửa.
Nó thực sự ngon hơn mì gạo. Mì gạo thịt bò ở quận Thất Lí Hà khá nổi tiếng. Toàn bộ xương và thịt bò được nấu trong một nồi nước dùng, người ta đến ăn nhiều vì loại mì và thịt bò đặc biệt. Thịt bò ở đó không giống với thịt bò ở quán Zhangou, hay nói cách khác, thịt bò ở quán Zhangou khác so với những nơi khác. Lương Chân đã ăn mì thịt bò ở đường phố Lan Châu hơn mười năm nay, không một quán nào có thịt bò mỏng như ở Zhangou, vừa vào miệng liền tan ra.
Người Lan Châu gọi mì thịt bò là "điệp đại ngưu". Mỗi lần Lương Chân đi ăn "điệp đại ngưu" đều sẽ gọi một bát mì, một phần thịt bò và một quả trứng luộc trong nước trà, rồi nói với nhân viên cho thêm ớt cay. Húp một chút nước trước khi ăn mì, sau đó ăn kèm thịt và trứng, ăn hết một bát vẫn cảm thấy thòm thèm. Sau khi ăn xong, Lương Chân sẽ rót một cốc trà đường nâu nóng, uống vài ngụm, cảm thấy cuộc sống thật thi vị. Lương Chân nghĩ đây chính là mì thịt bò Lan Châu, đây mới thực sự là hương vị Lan Châu.
Lương Chân chớp chớp mắt, cậu nhớ Lan Châu. Mặc dù cha cậu bận rộn công việc quanh năm, nhưng sự thiếu thốn tình cảm gia đình chưa bao giờ cản trở tình yêu của Lương Chân dành cho Lan Châu. Đó mãi mãi là quê hương của Lương Chân, cậu không có ý định trốn khỏi Lan Châu, cậu không muốn "cưỡi hạc vàng bay đi"* đến Ôn Châu, cậu yêu thích Lan Châu – nơi có sông Hoàng Hà chảy qua.
Cậu cũng thích bài hát "Lan Châu, Lan Châu".
Trên tay cậu cầm đàn ghi ta, trước mặt cậu không có người qua đường nào, nhưng cậu vẫn hát, hái bài "Lan Châu, Lan Châu" với âm điệu thấp.
Cậu nghĩ tới lần cuối ở Lan Châu, trên bờ sông Hoàng Hà, nơi tượng điêu khắc thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh đang được mạ vàng lại lần hai. Khi đó cậu đã có bằng lái, nhưng vẫn đi xe đạp leo núi, gió thổi xuyên qua làm chiếc áo sơ mi phồng lên.
Cậu nghĩ đến công viên Bạch Tháp Sơn sau cơn mưa, nghĩ đến mỗi khi thời tiết tốt, đứng trên đó có thể quan sát toàn bộ thành phố Lan Châu, cầu Trung Sơn và sông Hoàng Hà đầy sóng gió. Lương Chân từng nói rằng cậu sẽ qua sông Hoàng Hà bằng một chiếc bè bằng da dê, nhưng đến bây giờ vẫn chưa thử qua... Lan Châu trong kí ức của cậu thật sống động, cậu cứ vậy mà hát lên.
"Lan Châu —— rời đi lúc bình minh
Lan Châu —— say trong đêm ấm áp
Lan Châu —— sông Hoàng Hà bất tận chảy về phía đông
Lan Châu —— điểm cuối của giấc mơ là cửa biển rộng lớn "
Cậu giống như một đứa trẻ rời bỏ mẹ mình, đặt mọi tâm niệm vào khúc hát. Trong điệp khúc có tám đoạn kéo dài "Lan Châu ——", câu cuối cùng ngân lên tiêu sái "Lan Châu ở đây". Lương Chân gảy một nhịp bằng tay phải, sau đó âm thanh đàn ghi ta cùng tiếng hát đều im bặt đi, vừa đau lòng lại vừa sảng khoái. Lương Chân giữ lấy đầu đàn, cúi đầu cắn chặt răng, giống như muốn đem tình cảm mãnh liệt sắp phát ra nín trở lại.
Ngay khi cậu áp chế lại cảm xúc, bên cạnh hộp đàn, một tờ tiền giấy được bỏ vào.
Không giống đa số khách qua đường tiện tay ném tiền xu vào, người kia không chỉ cúi người xuống, mà còn bỏ vào một tờ năm mươi nhân nhân tệ được miết phẳng. Người kia vẫn luôn cầm ô, thẳng lưng đứng trước mặt Lương Chân. Chiếc ô hơi hướng về phía trước, như có chút lo lắng cố ý muốn ngăn mưa không hắt tới chỗ Lương Chân.
Lương Chân cao hơn anh, hai người rất gần nhau, Lương Chân phải cúi đầu xuống một chút. Cậu nhìn anh, trong mắt không có ác ý không có cảm tạ, chỉ đơn thuần nhìn người trước mặt, chờ anh mở miệng.
Lương Chân thực sự quan tâm những gì anh sẽ nói. Người đàn ông này mồm mép lém lỉnh không kém ai, bất kể là định trêu chọc cậu, hay là nhạo báng hộp đàn ghi ta kia không thu hoạch được gì, Lương Chân đều sẽ không phản bác. Hoặc nếu anh ỷ vào việc cho cậu tiền, muốn trêu đùa cậu hát vài bài hát, ngay cả khi anh có ý tốt, nhất định sẽ dạy mình đạo lý lớn nhỏ. Chẳng hạn như đừng đi hát rong nữa, cậu có thể cảm thấy chơi vui, nhưng cảnh sát đường phố sẽ phải tăng khối lượng công việc.
Nhưng Lương Chân không ngờ tới, anh cùng mình cách gần như vậy, anh nói, rất dễ nghe.
Thiệu Minh Âm nói: "Lan Châu nghe thật êm tai, cậu hát rất hay."
Lời này là Thiệu Minh Âm nói, không phải là ca sĩ nào từng hợp tác với cậu, không cần thiết khách sáo thương mại lẫn nhau, cũng không phải bạn thân trêu đùa cậu.
Nói lời này chính là Thiệu Minh Âm, người vừa đi ngang qua, xe cảnh sát ở phía sau, và Thiệu Minh Âm đang mặc cảnh phục.
Lương Chân gục vai chán nản cau mày, hai bên khóe miệng xệ cuống, cứ như vậy bật khóc. Cậu hướng người về phía trước, hai tay ôm lấy eo Thiệu Minh Âm, không để ý ở giữa còn có đàn ghita, ôm lấy cả người anh.
Thiệu Minh Âm tay cầm ô hơi dao động, anh cố gắng mở nó ra, nhưng cảm thấy vai Lương Chân khẽ run lên.
Thiệu Minh Âm không đẩy ra, bàn tay không cầm ô của anh chạm vào lưng Lương Chân, anh ngập ngừng gọi tên cậu: "Lương Chân?"
Tất nhiên Lương Chân nghe thấy được, vòng tay ôm Thiệu Minh Âm càng dùng sức, ép tới dây đàn phát ra thanh âm rất nhỏ, như thể lo anh chạy mất. Thiệu Minh Âm nhẹ nhàng vỗ lưng cậu giống như dỗ trẻ con, hỏi cậu làm sao vậy.
"Cảnh sát Thiệu..." Giọng Lương Chân nức nở, "Tôi như thế này, sẽ bị tính là đánh lén cảnh sát sao?"
Thiệu Minh Âm buồn cười không nói lên lời, anh không biết trả lời thế nào. Lương Chân hỏi lại: "Có tính hay không?"
"Tính, tính." Thiệu Minh Âm trả lời.
"Vậy... Vậy nếu coi như thế, anh có thể mang tôi về đồn công an không?"
"Đồn công an có cái gì tốt." Thiệu Minh Âm vẫn chưa rõ tình huống hiện tại, anh cảm thấy chính mình như đang bị một chú chó lông xù cỡ lớn ôm lấy, anh không ghét bỏ, ngược lại cảm thấy rất đáng yêu.
"Nhưng tôi không có nơi nào để đi, anh đưa tôi đi đồn công an, anh đưa tôi đi đi mà."
Bởi vì tư thế này, Thiệu Minh Âm không nhìn thấy biểu cảm của Lương Chân, nhưng âm thanh giọng mũi rất rõ ràng. Thiệu Minh Âm cảm thấy cậu sắp khóc, vội vàng an ủi.
"Làm sao cậu lại không có nơi nào để đi..." Thiệu Minh Âm đột nhiên ý thức được chuyện gì có thể xảy ra. Nếu có mâu thuẫn với gia đình, với tính tình nóng nảy và thẳng thắn của Lương Chân, khó tránh khỏi khiến cậu uất ức khó chịu.
"Lương Chân..."
Lương Chân vẫn ôm anh, ghé vào tai anh thì thầm: "Tôi nhớ Lan Châu, nơi này không phải Lan Châu."
Lương Chân lẩm bẩm: "Tôi nhớ nhà."
Mặc dù ở giữa hai người vẫn có đàn ghi ta, nhưng Thiệu Minh Âm có thể cảm nhận được lồng ngực phập phồng của chàng trai đang dán chặt trên người mình, chân thật như vậy, mạnh mẽ như vậy. Thiệu Minh Âm không nhớ lần cuối cùng anh ôm người khác gần thế này là khi nào, nhưng hiện tại thiếu niên kia ôm anh, cùng anh nói, cậu nhớ nhà.
Mà nỗi nhớ quê, rất dễ cảm hoá người ta.
"Lương Chân..." Thiệu Minh Âm nói không nên lời, thiếu niên trước mắt gợi lên cho anh những hồi ức đã chôn vùi từ lâu, anh nỗ lực muốn quên đi, muốn trốn tránh, muốn vứt bỏ.
Nhưng khi Lương Chân ghé vào tai anh nói nhớ nhà, Thiệu Minh Âm không thể không thừa nhận, những hình ảnh đó vẫn luôn tồn tại, bởi những hình ảnh đó là về quê hương, về gia đình, đó là gốc rễ của con người, và cả đời anh sẽ không bao giờ quên được.
"Chuyện đó..." Thiệu Minh Âm dừng một chút, không phải anh không do dự, nhưng khi lòng bàn tay chạm vào vai Lương Chân một lần nữa, anh nói:
"Vậy tôi đưa cậu về nhà tôi trước?"
- -------------------------------------------------
//
Mì thịt bò Lan Châu
Bạch Tháp Sơn là một công viên nằm ở bờ phía Bắc của sông Hoàng Hà, thành phố Lan Châu tỉnh Cam Túc. Công viên có tên là Bạch Tháp nhờ vào ngôi chùa màu trắng trên đỉnh núi.
*Truyền thuyết Hoàng Hạc Lâu:
Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi tiếng ở Vũ Hán và là một trong "Tứ đại danh lâu" của Trung Hoa. Truyền thuyết kể rằng Hoàng Hạc Lâu được xây dựng để tỏ lòng tôn kính với một vị Đạo tiên. Ngày xưa, tại ngôi làng nọ có người đàn ông họ Tân là chủ một quán rượu nhỏ. Một hôm, bỗng đâu xuất hiện ông lão ăn mặc rách rưới đến và hỏi xin một bát rượu. Ông chủ Tân không hề coi thường vì vẻ bề ngoài của ông lão, mà còn mời ông một bát rượu lớn không lấy tiền. Một ngày nọ, ông lão nói với ông chủ Tân: "Tôi nợ ông rất nhiều tiền rượu, nhưng tôi không có tiền để trả ông". Rồi ông lão lấy ra một miếng vỏ cam từ chiếc túi mang bên người và vẽ lên tường một con hạc vàng.
Sáu tháng tiếp đó, ngày nào ông lão kia cũng đến xin rượu. Và lần nào ông chủ Tần cũng đều cho rượu mà không hề khó chịu.
Một ngày nọ, ông lão nói với ông chủ Tân: "Tôi nợ ông rất nhiều tiền rượu, nhưng tôi không có tiền để trả ông". Rồi ông lão lấy ra một miếng vỏ cam từ chiếc túi mang bên người và vẽ lên tường một con hạc vàng.
Ông lão nói: "Chỉ cần vỗ tay khi có khách ở đây, con hạc sẽ nhảy múa".
Rồi ông vỗ tay và hát để chứng minh điều mình vừa nói. Con hạc quả thực nhảy ra khỏi bức tường và nhảy múa theo điệu nhạc.
Dần dần, danh tiếng của quán rượu ông Tân ngày càng lan rộng bởi con hạc biết nhảy múa. Nhiều vị khách tới để được tận mắt chứng kiến điều kỳ lạ, thế là ông chủ Tân những năm về sau làm ăn rất khấm khá.
Một ngày nọ, ông lão kia trở lại, vẫn trong bộ quần áo rách rưới. Ông chủ Tân vẫn không quên ân tình xưa, ngỏ ý muốn phụng dưỡng ông lão khoảng đời còn lại.
Ông lão cười đáp: "Đó không phải là lý do ta tới đây".
Rồi ông lão rút ra một cây sáo thổi vài điệu nhạc. Khi tiếng sáo vang lên, những đám mây đang lơ lửng trên cao bỗng nhiên hạ xuống, rồi từ trong đó một con hạc bay về phía họ. Ông lão cưỡi trên lưng hạc bay lên trời.
Ông Tân cảm ân vô ngần, trong lòng chắc chắn đó là một vị Đạo tiên. Để tỏ lòng cảm kích, ông cho xây một ngôi lầu tại nơi vị Đạo tiên cưỡi hạc bay lên trời. Nó được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu, có nghĩa là "Lầu Hạc Vàng".