Lão Tiền đi một vòng 7, 8 bàn, phía sau cũng chất đống 7, 8 vò rượu không, đều là rượu mạnh nên chẳng bao lâu sau đã có không ít người mê sảng.
Bữa tiệc ăn trong hơn một canh giờ, mắt thấy sắc trời không còn sớm, Trương Gián Chi lảo đảo đỡ con lợn chết Lôi Đồng rời Vân phủ, trong tay còn mang theo hai giỏ trúc, một quyển họa trục.
Trong giỏ trúc là đáp lễ của Vân gia, bốn loại điểm tâm tinh mỹ, ở giữa đặt một cái bánh bông lan, Trương Gián Chi cố gắng đỡ Lôi Đồng, sợ hắn đụng đổ giỏ trúc. Khi thấy xa phu tiến lên đón Lôi Đồng mới thở dài một hơi.
Lại đi hơn một canh giờ, khi gần đến nhà Trương Gián Chi thì mã phu của Lôi Đồng vội thúc ngựa phi nhanh về, vì thiếu gia của hắn đã nôn đến 3, 4 lượt, lại còn hô to đáng tiếc, đòi quay trở lại ăn bù.
Trời lúc này đã tối, Trương Gián Chi lại bị mã phu đưa đến tận Trường An. Đến Lôi gia hắn tự thân trả lại đồ của Triển Tử Kiền cho Lôi gia, đồng thời nói rõ lý do Vân phủ không nhận. Lôi lão gia với cao phong lượng tiết (đạo đức tốt) của các tiên sinh thư viện thì tán thán không thôi, lại hết lời khen lễ Vân gia hồi lại. Lôi lão gia nhìn ngũ sắc lễ bên trong, lại nhìn về phía nhi tử say mèm thì biết bọn chúng ở Vân phủ được ăn uống sảng khoái thế nào. Như vậy cũng tốt, như vậy cũng tốt, không khinh thường người nhà thương nhân là tốt rồi. Thấy Trương Gián Chi cũng đang liêu xiêu, Lôi lão gia liền bảo mã phu đưa hắn về nhà, còn dặn khi rảnh rỗi cứ đến nhà chơi.
Mắt thấy trời đã tối đen mà nhi tử vẫn chưa về, lão phụ nhân không khỏi bắt đầu lo lắng, lo nhi tử trong tiệc rượu bị người khác chế giễu, dù sao tình cảnh như vậy khi còn làm ca kỹ bà cũng đã gặp nhiều. Lòng bồn chồn lo lắng, biết bao lần cứ nghe có tiếng bước chân là bà lại ra mở cửa, rồi lại thất vọng đi vào.
Lúc này một chiếc xe ngựa dừng lại trước cửa nhà, mắt thấy nhi tử được mã xa đỡ lảo đảo đi vào thì vội vã chạy đến. Thấy nhi tử gặp mình mỉm cười, tuy bị hơi rượu nồng nặc làm váng đầu, nhưng cũng hiểu được chuyến này nhi tử tới Hầu phủ rất tốt, không bị người khi dễ.
Trương Gián Chi cố gắng từ Hầu phủ đến nhà, khi về tới giường thì cơn buồn ngủ ập tới không thể cưỡng được. Nhưng chợt nhớ ra gì đó liền gắng đứng lên, cầm giỏ trúc đặt trong tay mẫu thân nói:
- Mẹ hãy nếm thử đi, đây là điểm tâm Vân phủ, mẹ ăn xong sẽ biết mỹ vị là thế nào, đây là Hầu phủ đáp lễ.
Lão phụ nhân đỡ nhi tử nằm xuống, cởi áo ngoài rồi đút một ít nước, lại lấy khăn lau chân xong mới kéo chăn lên cho hắn. Ngẩn ra nhìn nhi tử một hồi mới quay về bàn bên cạnh ngồi xuống, mở giỏ trúc ra thì thấy điểm tâm bên trong tinh mỹ, hít một hơi thật dài hương thơm ngọt ngào từ trong tỏa ra, mùi vị ngon như vậy đã bao nhiêu năm bà chưa từng được thưởng thức?
Đầu ngón tay quệt một miếng bơ nhỏ cho vào miệng, bà không khỏi rên nhẹ, đây là thiên đường vị đạo sao?
**********
Nguyên nhân Vân Diệp không về được nhà thực ra không phải do hoàng đế không cho về, cũng không phải hoàng hậu giữ lại, mà là do y gặp nan đề. Thái tử điện hạ, Ngụy vương điện hạ, cùng với y phải thay công chúa được sủng ái nhất Đại Đường - Hủy Tử công chúa Lý Minh Đạt, giải quyết phiền phức to bằng trời của nàng, cẩu cẩu của nàng không chịu ăn cơm.
(Hủy: tê giác)
Vân Mộ tự nhận rất rành về việc này, mang theo đại cẩu của mình tới xem cẩu cẩu của Hủy Tử vì sao không ăn cơm, nhưng rất nhanh đã quay lại, Vượng Tài thì cụp đuôi chạy về, trông có vẻ rất chật vật. Xem chừng cẩu cẩu của công chúa không đơn giản, có thể đem dọa cho Vượng Tài hung hãn sợ đến như vậy, nhất định nó phải là một mãnh thú.
Ở Trường An, nhà phú quý có nuôi linh miêu (Lynx) hay báo không phải là điều gì quá kì lạ, cho nên việc công chúa được yêu quý nhất Đại Đường có nuôi hai con bò tót cũng là chuyện thường.
Phải biết rằng tiên sinh trong thư viện khi rảnh rỗi không có việc gì thì thường gây giống để tạo linh miêu đời thứ ba loại nhỏ. Hiện tại cũng đã có hiệu quả ban đầu, chí ít chòm lông quanh tai đã biến mất, hình thể cũng nhỏ bớt, tính cách cũng trở nên ôn hòa hơn. Theo như tiên sinh thư viện nói, khoảng hai đời nữa, linh miêu sinh mới chỉ còn chục cân, nhưng dù như vậy Vân Diệp cũng không dám tưởng tượng đến cảnh một thiếu nữ ôm một con linh miêu chục cân bước chậm rãi vào hoa viên.
Quý nhân trong cung thích nhất mèo Ba Tư, thậm chí xuất hiện thương đội chuyên môn vận chuyển mèo từ Ba Tư tới. Vốn từ đầu dùng để bắt chuột, nhưng hiện tại các quý phụ đều coi chúng như sủng vật.
- Cẩu cẩu không ăn cơm.
Hủy Tử bắt đầu nức nở lay áo Lý Thái, Lý Thái đấm đấm lên đầu nói với Hủy Tử:
- Hủy Tử à, tứ ca vẫn cho rằng thực thiết thú không ăn thiết, hẳn là phải ăn thứ gì đó khác mới đúng.
Nghe Lý Thái nói xong, Vân Diệp phụt cả trà ra ngoài, vội hỏi:
- Ngươi nói lại lần nữa, cái quái gì vậy? Cái gì ăn thiết vậy?
- Từ Tần Lĩnh chạy ra ba con hoa hùng (gấu mèo) bị dân chúng bắt được, lại do quan phủ địa phương đưa đến hoàng cung, nói là thượng cổ dị thú thực thiết thú. Nửa tháng nay Hủy Tử cho nó ăn thiết nhưng nó không chịu ăn, kể cả bách luyện thiết cũng không chịu ăn. Trước đây trong hoàng cung cũng có thứ này, kết quả không chịu ăn gì đều chết đói.
Vân Diệp nghe đến đần cả người, trong đầu xuất hiện một cảnh tượng đáng sợ, tiểu cô nương mặt hoa da phấn đang rưng rưng, nhét một khối thiết vào miệng con hùng miêu đang đói đến lả, đó không phải là thật, hùng miêu từ trước đến giờ có khi nào ăn thiết? Chưa từng có luôn. Nghĩ tới đây Vân Diệp có chút phát điên, phải cứu hùng miêu ngay, nó trong hoàng cung bị một đám bá vương long tàn nhẫn vây quanh, tuyệt đối không sống quá mùa đông này.
Y vội chạy đến lồng cẩu cẩu của Hủy Tử, quả nhiên có ba con hùng miêu hai to một nhỏ vô lực nằm sấp trong lồng, con nhỏ thì đói sắp chết, ba con hùng miêu đều suy nhược, bộ dạng rất đáng thương. Nếu như chuyện này xảy ra ở hậu thế, thì dù Hủy Tử có khả ái đến mấy cũng sẽ bị người của toàn thế giới chán ghét, chỉ cần nhìn từng cục thiết xanh trong lồng thì biết, chắc chắn là loại thiết tốt nhất. Để tiện cho hùng miêu ăn, Tương Tác giám còn chia thiết riêng thành từng thanh nhỏ. Đống thiết trong lồng còn được bôi mật ong lên, xem chừng là do đám thị thấy hùng miêu không chịu ăn nên bôi vào, cho rằng khi hùng miêu liếm mật thì tiện miệng ăn luôn cả thiết.
- Ta cũng thấy hoa hùng ăn thiết có chút quái lạ, cái tên thực thiết thú cũng vậy, giống như ngựa của ngươi là Vượng Tài, mèo của ta gọi Tố Phong giống nhau, đều chỉ là tên gọi.
Lý Thừa Càn gãi gãi đầu nói với Vân Diệp.
- Trước đây trong hoàng cung từng nuôi chúng rồi sao? Lẽ nào ta chưa nói cho các ngươi lai lịch của nó sao?
Vân Diệp kỳ quái hỏi, từ xưa đến nay Quan Trung, Thục trung, Lũng Nam là nơi hùng miêu sinh sống, mọi người đều gọi nó là hoa hùng, trong hoàng cung dị thú hiếm quý rất nhiều, sao có thể không có hùng miêu?
- Ây chà, Lan Lăng có từng nuôi, nhưng giờ Lan Lăng lúc nào cũng ở thư viện, cả ngày không thấy bóng dáng, Hủy Tử tuổi còn nhỏ, không biết cũng phải.
Lý Thái ra dáng chuyện gì cũng biết, như không có chuyện gì nói cho Vân Diệp tao ngộ bi thảm của hùng miêu trong hoàng cung, trong khi rõ ràng chính hắn cũng không biết.
Cũng may trong hoàng cung cũng có trúc, Vân Diệp bèn sai nội thị đi hái một ít lá non bỏ vào lồng, hùng miêu lập tức động đậy, vơ lấy lá trúc bắt đầu nhai ngấu nghiến, xem chừng rất đói. Về phần đống thiết Vân Diệp đã phân phó nội thị mang đi, chủ ý dại dột như thế cũng không biết là do ai nghĩ ra.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...