Edit: Gà Say Sữa
Đêm đó, Ngụy Đàm về rất muộn.
A Mịch đã ngủ say, ta vẫn ngồi ở trong phòng dùng vài dầu lau chùi bộ áo giáo của Ngụy Đàm.
“Sao còn chưa nghỉ ngơi?” – Chàng kinh ngạc, vừa nói vừa bước vào phòng, mang theo mùi mồ hôi nồng đậm.
Ta cười, hỏi chàng – “Phu quân đã dùng cơm chưa?”
Ngụy Đàm gật đầu, nhìn khôi giáp trong tay ta, đi tới – “Sao phu nhân lại đem thứ này ra lau thế?”
Ta nói – “Thiếp không có chuyện gì làm, thấy bộ áo giáp này đã lâu không được lau chùi bèn lấy ra lau một chút.”
Ngụy Đàm cong môi, ngồi xuống giường.
“Đây là cái gì?” – Ngụy Đàm thấy trên án có một tờ giấy thì cầm lên xem, nhỏ giọng đọc – “Trạch viện phố Ngũ Liễu thành Bắc, tam tiến, trung đình nhị phân, một nhà chính, năm phòng. Ngõ Trúc Diệp thành Tây, lưỡng tiến, trung đình tam phân, một nhà chính, bảy phòng…” – Chàng nhìn về phía ta, cười như có như không, – “Phu nhân chán ở trong phủ, muốn tìm một nơi khác để ở sao?”
Ta mỉm cười, cầm lấy tờ giấy kia, nói – “Đúng là thiếp đang muốn tìm một tòa trạch viện nhưng không phải để cho mình ở.”
“Hửm?”
“Phu quân có biết Giả Dục?” – Ta hỏi
“Giả Dục?” – Ngụy Đàm kinh ngạc – “Là Thái thường Giả Dục của Tiên đế?”
Ta gật đầu – “Đúng vậy. Giả tiên sinh là ân sư của phụ thân thiếp, gần đây thiếp nghe tin ông ấy có ý định trở về từ Tái ngoại, hy vọng có thể đón tiên sinh tới Ung Đô, an hưởng tuổi già.”
“À?” – Ngụy Đàm nhìn ta, ánh mắt hơi sáng lên.
Danh tiếng của Giả Dục, đừng nói là Ngụy Đàm, trong khắp thiên hạ này chỉ cần không phải kẻ điếc thì đều từng nghe đến cái tên này. Trần Lưu Giả thị là gia tộc nho học uyên thâm, Giả Dục gia học thâm hậu, đầy bụng kinh luân, từ khi còn trẻ đã là tiến sĩ, đến lúc trung niên thì đảm nhận chức vị Thái phó. Thời Tiên đế còn tại vị, ông ta tự mình chỉnh lý nho kinh, khắc bia Thái học, kẻ sĩ trong thiên hạ tranh nhau đến học hỏi, xe ngựa đỗ ở trước phủ mỗi ngày phải đến hơn ngàn chiếc. Ngoại trừ những điều này thì thư pháp, từ phú của Giả Dục cũng nổi bật vượt trội. Ông tự nghĩ ra “Cổ thư”, kiểu chữ cứng cáp hữu lực như giao long, từng sáng tác “Thanh Lự”, “Hoài Viễn” nổi danh mười mấy năm, được người đời công nhận là tài năng kiệt xuất nhất về thư phú đương thời, mà sau này chưa có bất kỳ người nào có thể bì kịp.
Học trò của Giả Dục không nhiều, chỉ cần mười đầu ngón tay là có thể đếm xong, phụ thân của ta lại là một trong số đó. Có thể làm học trò của Giả Dục chính là niềm kiêu ngạo trọn đời của phu thân, mà học vấn của ông cũng chính là điểm mà đối thủ chính trị không bao giờ dám chỉ trích.
Mặc dù thanh danh cái thế nhưng cuộc đời của Giả Dục hoàn toàn không bằng phẳng. Tính tình của ông có chút ỷ tài mà kiêu ngạo, lúc đảm nhận chức Thái thường từng có hiềm khích với Vệ úy Hoàng Tham, Đại hồng lư Phan Dung, lại nhiều lần châm chọc thẳng thừng trước mặt Tiên đế. Hoàng Tham, Phan Dung liền sai người giở trò trong thơ của Giả Dục trước mặt Tiên đế, đại ý ngầm trào phúng khiến cho trong lòng Tiên đế tức giận. Không lâu sau có người tố cáo Giả Dục cưỡng đoạt ruộng đất của dân, Tiên đế lệnh cho Kinh triệu doãn điều tra kỹ lưỡng , tính tình Giả Dục thanh cao, sau khi phản bác trên điện xong liền từ quan bỏ đi.
Lúc Phó thị bị vu tội, Giả Dục từng đến chỗ Tiên đế cầu tình nhưng Tiên đế hoàn toàn không đếm xỉa đến. Sau đó Hà Quy loạn chính, vì để tạo ra cảnh thái bình giả tạo liền mời Giả Dục đảm nhận lại chức Thái thường. Giả Dục từ chối không nhận, vì để tránh né Hà Quy mới chạy đến Tái ngoại. Đến nay, thoáng cái đã mấy năm trôi qua, Giả Dục nghe tin Trung Nguyên đã an ổn còn ông cũng ngày càng già yếu vì vậy mới có suy nghĩ muốn hồi hương.
Tin tức này là ta nghe được từ chỗ Lý Thượng, cũng vì quan hệ với phụ thân cho nên Lý Thượng mới quen biết Giả Dục, đối với ông luôn kính trọng có thừa. Nhà cũ của Giả thị ở Trần Lưu đã hư hỏng từ lâu, Lý Thượng muốn bỏ tiền để đón Giả Dục về Ung Đô.
Lúc ta bắt đầu hiểu chuyện thì Giả Dục đã không còn ở Trường An, vả lại cố nhân của phụ thân luôn khiến cho ta cảm thương về cảnh còn người mất vì vậy ta luôn không muốn gặp lại những người đó. Vốn suy nghĩ , cho dù Giả Dục có tới Ung Đô ta cũng chỉ cần âm thầm đi gặp một lần là được, nhưng hôm nay gặp Vương Cư, chuyện này lại biến thành không tầm thường.
“Ý của phu quân thế nào?” – Ta nhìn thần sắc của Ngụy Đàm hỏi.
Ngụy Đàm nhìn ta, không biểu lộ cảm xúc gì.
“Nghe nói hôm nay Vương Cư đã tới đây?”
Ta không có ý định gạt chàng, mà cũng không gạt được chàng, gật đầu – “Đúng vậy.”
“Chuyện trong triều, phu nhân không cần quan tâm.” – Ngụy Đàm đem tờ giấy kia thả lại trên án.
“Thiếp không có ý muốn quản chuyện triều đường.” – Ta cầm tờ giấy lên nói – “Giả tiên sinh là ân sư của phụ thân thiếp, nay ông ấy có quê hương nhưng đã không còn chốn để về, coi như thiếp có phải động đến đồ cưới cũng nhất định phải chăm sóc ông ấy.”
“Đồ cưới?” – Ngụy Đàm nhướng mày, ánh mắt nghiền ngẫm. -“À, phu nhân còn có đồ cưới.”
Ta không để ý tới chàng, ngoảnh đầu đi – “Ngày mai thiếp sẽ lập tức đem bán tất cả đồ cưới lẫn trang sức, đem chuyện nhà cửa lo liệu xong, tìm thuê một đoàn thương lữ tới quan ngoại.”
Còn chưa kịp đi thì Ngụy Đàm đã kéo tay ta lại.
Chỉ nghe chàng thở dài, chậm rãi nói – “Phu nhân không cần vất vả, ngày mai ta sai người đi làm là được.”
Lòng ta chợt mừng rỡ, quay đầu lại, Ngụy Đàm bất đắc dĩ nhìn ta, cong khóe môi – “Giả tiên sinh là bậc học giả uyên thâm đương thời, triều đình chiêu hiền nạp sĩ, là chuyện cầu còn không được, sao dám phiền toái phu nhân.”
Chuyện đón Giả Dục trở về, thực ra ta cũng có chút tư tâm. Từ tái ngoại đến Ung Đô đâu chỉ mấy ngàn dặm đường, đầu năm nay, đường sá an nguy khó dò, cho dù là thương lữ rành rẽ đường đi nhưng nhờ cậy bọn họ đưa một người trở về, giá tiền ít nhất cũng phải 2 vạn, mặc dù Lý Thượng đã đưa tin tới báo cho ta biết tiền lãi năm nay không ít, cho dù dùng 5, 10 vạn cũng không có vấn đề gì.
Ta hả hê viết thư cho Lý Thượng, khẳng khái báo cho ông biết chuyện Giả Dục Ngụy Đàm sẽ lo tất.
Thư hồi âm của Lý Thượng cũng khiến cho ta rất hài lòng. Thái Nhượng lấy danh nghĩ của Duyên Niên Đường đi bàn chuyện làm ăn với Thái y tự, nếu như thành công thì đó chính là mối làm ăn bốn vạn bốn ngàn lượng. Ở trong thư Lý Thượng cũng nhắc tới chuyện Lương Mân ở phía Nam, không phải là do quan tâm đến chuyện quốc sự mà là vì ông muốn nhờ Mã Khuê hỏi thăm đường biển từ đất Kinh Châu đến dược liệu phía Nam. Không ngờ bắt đầu từ mùa xuân phía Nam gặp đại hạn, một vài đường sông không thể đi thuyền vào được.
Ta nghe được tin tức này cũng có chút giật mình. Ta đừng đến phía Nam một lần, cũng biết một chút về tình trạng của Kinh Châu và Giang Đông. Lương Mân và Ngô Côn tuy hợp lực với nhau có thể đối kháng với Ung Châu, nhưng nếu nói về vấn đề địa lợi sơn trạch phía Nam thì luận nhân lực, luận thuế ruộng căn bản đều không phải đối thủ của Ung Châu.
Hơn nữa hiện nay hạn hán lớn như vậy, lương thực nhất định là thất thu, cho dù là đối với người vừa giành được Giang Đông là Lương mân thì đây cũng là một vấn đề cấp bách.
Ngụy Giác mới ngã bệnh, Ngụy Đàm mới chấp chưởng quyền hành, Lương Mân liệu có thừa cơ hội này công đánh phía Bắc?
Ngụy Đàm vẫn bận rộn cả ngày, vừa trở về liền lập tức tới thăm A Mịch, ta liền đẩy chàng đi tắm rửa, khử bớt mồ hôi trên người.
Đợi đến khi chàng mặc áo sam mỏng bước vào phòng thì ta đang ngồi trước gương chải đầu. Ngụy Đàm đứng ở phía sau nhìn một hồi rồi cúi người ôm lấy ta.
“A Mịch đang ngủ…” – Nụ hôn của chàng triền miên hạ xuống, ta đẩy người chàng.
“Hửm?” – Ngụy Đàm bế ta lên giường, ngước mắt lên – “Ra phòng ngoài nhé?”
Ta đỏ mặt, bực mình véo chàng một cái.
Ngụy Đàm cười khẽ, ôm chặt lấy ta, chôn mặt nơi cổ ta hít một hơi thật sâu nhưng không cử động gì nữa. Ánh nến chập chờn bên cạnh giường, ta nhìn ánh nến, đầu ngón tay nhẹ nhàng lần sờ tóc chàng, từ tóc mai đến cổ.
“Hôm nay đi những đâu? Doanh trại? – Sau một lúc, ta cảm thấy nóng , hơi tách người khỏi Ngụy Đàm, tán gẫu với chàng.
“Ừ.” – Ngụy Đàm gập một cánh tay lại, gối đầu lên trên – “Hai ngày nữa ta phải tới Tân An.”
“Tân An?” – Ta kinh ngạc không khỏi ngồi dậy.
“Có gì đâu mà kinh ngạc?” – Ngụy Đàm cười, kéo ta – “Nằm xuống đi.”
Ta gối lên vai chàng, suy nghĩ một chút nói – “Nhưng dạo gần đây sức khỏe của cữu thị vẫn không tốt lên, bên Tân An rất cấp bách sao?”
“Ừ.” – Giọng nói của Ngụy Đàm hơi trầm xuống – “Lương Mân đã xây thủy trại ở Tân An, có lẽ có chút ý đồ.” – Dừng một chút, Ngụy Đàm lại nói – “Phía bên phụ thân, nàng ở trong phủ cố gắng chiếu trông nom một chút.”
Ta gật đầu, không lên tiếng.
Trông nom hay không trông nom thực ra chỉ là lời thừa. Ngụy Giác của hôm nay đã bệnh đến mức cực kỳ yếu ớt. Trong một ngày, số thời gian ông ta tỉnh táo cộng lại cũng chỉ được hai ba canh giờ, gia nhân đỡ ngồi dậy được một lúc, không được bao lâu lại phải nằm xuống. Quách phu nhân cũng chỉ những lúc Ngụy Giác tỉnh lại mới có mặt ở đó, nhưng Nhâm Cơ thì hoàn toàn ngược lại, ôm cái bụng lớn đợi cả ngày trong phòng của Ngụy Giác, không chịu rời đi một bước.
A Mịch không thể rời khỏi ta, trong phòng Ngụy Giác lại nồng nặc toàn mùi bệnh tật, ta cũng không thể mang A Mịch ở lại đó lâu. Mỗi ngày, chỉ những lúc Ngụy Giác tỉnh táo mới đưa A Mịch đến cho ông ta nhìn một chút.
Ta có hơi lo lắng, tình trạng của Ngụy Giác như vậy, Ngụy Ðàm lại phải tới phía Nam, chung quy đáy lòng vẫn có chút không nỡ.
“Sao lại không nói lời nào?” – Ngụy Ðàm phát giác ra sự yên lặng của ta, hỏi.
“Nói cái gì?” – Ta hỏi ngược lại.
“Phu nhân không nỡ xa vi phu…” – Ngụy Ðàm sán lại gần, cắn lỗ tai ta, nói nhỏ.
Chàng lại như thế. Hơi thở của Ngụy Ðàm rất nóng, kề sát bên cạnh khiến ta cũng muốn toát mồ hôi. Có điều ta càng ngày càng không kháng cự lại được sự thân mật của chàng, mỗi một nụ hôn, một cái động chạm, một hơi thở, nhịp tim đập đều giống như thứ phép thuật khó dùng lời nào diễn tả được. Lúc chúng ta quấn quýt ở cùng với nhau, tất cả phiền não trên thế gian này dường như đều biến mất.
Có điều, ta vẫn không thể không phân tâm.
“A Mịch, sẽ tỉnh…” – Ta bất đắc dĩ tránh thoát khỏi nụ hôn sâu của chàng, nhỏ giọng nhắc nhở.
“Hử?” – Ngụy Ðàm ngẩng đầu, đôi mắt đen thẫm liếc nhìn về phía A Mịch, mỉm cười gian xảo – “Vậy thì tới phòng tắm…” – Thanh âm chàng khàn khàn, đứng dậy ôm ngang người ta bế ra ngoài cửa.
Ngụy Ðàm đi Tân An là để tuần tra, khôi giáp, đao kiếm cũng phải mang theo đầy đủ. Phía Nam nóng ẩm, áo lót mặc trong phải mang theo nhiều một chút, một số loại thuốc thông dụng trừ tà kháng bệnh cũng được ta chuẩn bị sẵn.
Ngày hôm sau, ta mệt mỏi ngồi trên tháp cho A Mịch ăn, thuận tiện sắp xếp một số đồ cần phải mang theo cho Ngụy Ðàm.
“Phu nhân nếu mệt thì đi nghỉ môt chút đi.” – A Nguyên nhìn thần sắc của ta, mím môi khẽ cười.
Ta liếc nàng một cái, giả bộ như không nghe thấy.
Ngụy Đàm là đồ lưu manh, đêm qua, A Nguyên cùng mấy gia nhân vẫn chờ ở trong sân, thấy Ngụy Đàm ôm ta ra ngoài liền tưởng có chuyện gì xảy ra, vội vàng chạy lên hỏi. Ai ngờ Ngụy Đàm không thèm để ý tới, đi thẳng vào phòng tắm, đóng cửa lại. Nước ấm có sẵn, Ngụy Đàm ôm ta vào trong bồn, sau đó…
Mặt ta bỏng rát, ta xấu hổ, cố gắng chịu đựng không kêu ra thành tiếng nhưng mặt Ngụy Đàm thì dày không thua gì thành tường, còn dỗ ta cái gì mà “Yên tâm đi, bọn họ không dám nghe…”
Đến lúc đi ra, trong sân không còn một bóng người, nhưng ngày hôm sau thức dậy, ta cảm giác ánh mắt của tất cả mọi người đều mang theo vẻ mập mờ.
Bất quá, ta vẫn cảm thấy vô cùng hoài niệm, sau khi xong việc, ta dựa vào người Ngụy Đàm, nghĩ đến việc chàng sắp phải rời đi, cảm thấy hết sức phiền muộn.
Hôm Ngụy Đàm rời khỏi Ung Đô, cảnh tượng không hề long trọng. Chàng đưa theo thủy quân mới huấn luyện cùng mưu sĩ tinh duệ nhất, còn có cả Ngụy An. Trước cổng thành, đội ngũ xuất chinh xếp hàng ngay ngắn chỉnh tề như bàn cờ.
“Huynh trưởng thượng lộ bình an.” – Ngụy Chiêu nâng rượu đưa tiễn, chúc Ngụy Đàm.
Ngụy Đàm cũng nói – “Phụ thân và trong nhà đều nhở cả vào Trọng Minh.”
Ngụy Chiêu mỉm cười – “Huynh trưởng yên tâm.”
Ngụy Đàm ngửa đầu cạn chén rượu.
Ta ôm A Mịch đứng ở một bên, có lẽ là bởi vì bộ khôi giáp lấp lánh trên người Ngụy Đàm khiến cho A Mịch nhìn chằm chằm không rời mắt. Mấy ngày nay, con bé đã quen ở chung với Ngụy Đàm, thấy chàng nhìn sang, A Mịch một tay nắm lấy y phục của ta còn một tay lại hua về phía Ngụy Đàm như thể muốn được ôm.
“Đừng nghịch.” – Ta nhẹ giọng nói, ôm con bé chặt hơn một chút.
Ngụy Đàm nhìn con gái, khuôn mặt nghiêm nghị hiện lên nét nhu hòa.
Ta nhìn chàng, mỉm cười.
“Cáo từ.” – Ngụy Đàm thu hồi ánh mắt, gật đầu với đám người Ngụy Chiêu rồi nhận lấy mũ sắt từ trong tay người hầu sải bước về phía xa giá.
Người dẫn đầu quân đoàn hét lên một tiếng, ra lệnh chỉnh quân, tiếng vó ngựa rầm rập, cờ xí bay phấp phới.
A MỊch tò mò nhìn xung quanh, không hề bị hoảng sợ bởi tiếng huyên náo. Ta im lặng nhìn theo thân ảnh chàng cùng đoàn đội ngũ rời đi như nước lũ, rồi dần dần khuất bóng trong bụi đất cùng cờ xí ngợp trời.
“Phu quân không đi Tân An không được hay sao?” – Đêm đó, ta dựa vào người Ngụy Đàm, nhẹ giọng nói – “Hoặc là mang theo thiếp và A Mịch cùng đi.”
“Hử?” – Ngụy Đàm dựa vào thành bồn, âm thanh lười biếng cười – “Tân An có gì hay đâu? Nếu như có mang cả hai người đi thì cũng phải đi nơi khác?”
Ta run lên, ngẩng đầu – “Hả? Phu quân muốn đưa mẹ con thiếp tới nơi nào?”
“Phu nhân muốn tới nơi nào?” – Ngụy Đàm hỏi ngược lại.
Ta suy nghĩ một lát, lại tựa đầu vào ngực Ngụy Đàm, thở dài nói – “Nơi nào cũng tốt hơn là Ung Đô… Phu quân đã từng đến bờ biển chưa?”
“Bờ biển?” – Âm thanh Ngụy Đàm trầm thấp, vuốt nhẹ tóc ta, chậm rãi nói – “Đánh một chiếc xe ngựa, nàng và ta, mang theo A Mịch. Đến được bờ biển liền dong thuyền ra khơi, tìm kiếm núi tiên, lại sinh thêm hai đứa con… Hử?”
Ta cười nghe chàng nói, cảm giác hơi nước hòa cùng ánh nến khiến cho cảnh tượng trước mặt trở nên mông lung, biến thành xe, ngựa, một đám trẻ con, còn có núi cùng biển… Xa xôi mà hư ảo.
“Chàng gạt người.” – Ta sẵng giọng.
“Gạt nàng làm chi.” – Ngụy Đàm cười nói, – “Thật đấy.” – Chàng hôn lên tóc mai của ta – “Đợi đến khi xong hết mấy chuyện này, có thời gian là đi…”
… ….
“A a!” A Mịch tựa đầu lên vai ta, bỏ một ngón tay vào trong miệng mút.
Ta cúi đầu, đáy lòng nặng nề thở dài, cọ lên gò má con gái.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...