Đông Chu Liệt Quốc

Sở Trang vương họp triều thần lại để thương nghị việc cùng chống quân Tấn.Công tử Trác nói với Sở Trang vương rằng:

- Nước Tống xưa nay vẫn một lòng theo Tấn, nay ta đem quân đi
đánh Tống thì Tấn tất phải sang cứu, khi nào còn dám tranh nước Trịnh
của ta.

Sở Trang vương nói:

- Nhà ngươi bàn dẫu phải, nhưng ta chưa có cớ gì mà đánh Tống
được.Tiên quân ta ngày xưa đánh Tống một trận ở sông Hoằng Thủy, vua
Tống bị thương chết, thế mà nước Tống cũng chịu nhịn ta; đến khi ta hội
chư hầu ở đất Quyết Lạc, vua Tống lại hết sức cung phụng nước ta.Sau đó
Tống Chiêu công bị giết, công tử bão lên nối ngôi, nay đã mười tám năm
rồi, ta muốn đánh Tống mà chưa tìm được cớ gì cả.

Công tử Anh Tề nói:

- KHó gì điều ấy ! Vua Tề đã mấy lần Triều sính nước ta, mà ta
chưa đáp lại nay ta mượn đường nước Tống để sang sứ nước Tề, nếu Tống
không hco hay là vô lễ với sứ nước ta thì sẽ gây sự mà đem quân sang
đánh.

Sở Trang vương nói:

- Bây giờ sai ai đi sứ?

Công tử Anh Tề nói:

- Thân Vô Úy khi trước đã có theo tiên quân ta sang hội ở đất Quyết Lạc.Người ấy nên sai đi.

Sở Trang vương liền sai Thân Vô Úy đi sứ nước nước Tề.Thân Vô Úy tâu với Sở Trang vương rằng:

- Sang sứ nước Tề, tất phải đi qua nước Tống, xin đại vương cấp cho một đạo văn thư để mượn đường.

Trang vương nói:

- Khi trước tiên quân ta hội chư hầu ở Quyết Lạc, rồi cùng với
các vua chư hầu đi săn ở Mạnh Chư, vua Tống trái lệnh, tôi bắt người thị vệ mà giết đi, bởi vậy nước Tống oán giận tôi lắm.Nay tôi qua nước
Tống, nếu đại vương không cấp cho một đội văn thư mượn đường thì nước
Tống tất giết tôi.

Trang vương nói:

- Trong đạo văn thư gửi sang Tề, ta để tên là Thân Chu, mà không dùng tên cũ Thân Vô Úy của nhà ngươi nữa !

Thân Vô Úy vẫn chưa chịu đi, nói rằng:

- Tên đổi được, nhưng mặt không thể đổi được.

Trang vương nổi giận nói:

- Nếu nước Tống giết nhà ngươi thì ta quyết vì nhà ngươi báo thù mà đem quân diệt nước Tống.

Thân Vô Úy không dám từ chối nữa.Ngày hôm sau đưa người con là Thân Tề vào yết kiến Trang vương mà kêu rằng:

- Tôi chết vì việc nước, xin đại vương trông nom cho con tôi.

Trang vương nói:

- Đó là việc của ta, nhà ngươi chớ lo ngại?

Thân Vô Úy từ giả rồi đi.Người con là Thân Tề tiễn ra đến ngoài cõi.Thân Vô Úy dặn rằng:

- Cha đi chuyến này, tất chết ở nước Tống, con nên tâu với đại vương báo thù cho cha, con chớ quên lời cha dặn.

Hai cha con cùng ứa nước mắt mà từ giả với nhau.Vô Úy đi đến địa giới nước Tống.Quan trấn thủ nước Tống biết là sứ nước Sở, đòi xem văn thư, Vô Úy nói:

- Ta phụng mệnh vua Sở, chỉ có đạo văn thư sang sứ nước Tề, chứ không có đạo văn thư mượn đường nước Tống.

Quan trấn thủ giam giữ sứ giả là Thân Chu, rồi sai người phi báo với Tống Văn Công.Bấy giờ Hoa Nguyên đang cầm quyền chính với nước Tống liền tâu với Tống Văn công rằng:

- Nước Sở là một nước cừu địch với ta, nay sai sứ sang nước ta,
mà không có văn thư mượn đường, thế là khinh ta quá lắm, xin chúa công
bắt sứ nước Sở mà giết đi.

Tống Văn công nói:

- Ta giết sứ nước Sở thì tất nước Sở đem quân sang đánh, biết làm thế nào?

Hoa Nguyên nói:

- Chẳng thà bị quân Sở đem quân sang đánh, còn hơn là để cho
nước Sở khinh ta, nước Sở đã khinh ta thì rồi thế nào cũng đem quân sang đánh. Đằng nào ta cũng bị quân Sở đánh, chi bằng ta hãy giết sứ nước Sở đi, để cho khỏi hổ thẹn.

Hoa Nguyên bèn sai người áp giải sứ giả là Thân Chu về trong
triều.Hoa Nguyên trông thấy Thân Chu thì nhận được ngay là Thân Vô Úy,
lại càng tức giận mà mắng rằng:

- Ngày trước nhà ngươi dám giết thị vệ của tiên quân ta, nay lại đổi tên là Thân Chu toan tránh khỏi tội chết hay sao?

Thân Vô Úy biết mình thế nào cũng chết, mới quát to lên mà mắng rằng:

- Thằng Bão (tên Tống Văn công )kia, mày thông gian với tổ mẫu
lại giết chết đích điệt, may mà thóat nạn, lại còn dám vô lễ với sứ thần nước lớnQuân Sở ta kéo sang đây thì vua tôi mày tan xác ra như cám !

Hoa Nguyên sai cắt lưỡi Thân Chu trước, rồi sau mới chém, lại
đốt văn thư của nước Sở, đem tro ném ra ngoài cõi.Người theo hầu Thân
Chu về báo với Sở Trang vương, Sở Trang vương đang ăn cơm, nghe tin Thân Chu bị giết, thì ném đủa xuống chiếu, rồi đứng ngay dậy, sai quân tư mã là công tử Trắc sửa soạn binh mã để thân hành sang đánh Tống, lại cho
Thân Tề (con Thân Chu )làm chức quân chính để theo đi đánh.Quân nước Sở
vây kín thành Thư Dương (kinh thành nước Tống ), làm ra những cái thang
cao bằng mặt thành, bốn mặt đánh vào.

Hoa Nguyên cố sức chống giữ, lại sai quân đại phu là Nhạc Anh Tề lẻn sang cáo cấp với nước Tấn;Tấn Cảnh công toan đem quân đi cứu.Mưu
thần là Bá Tôn can rằng:


- Tuân Lâm phủ đem đại quân đi đánh quân Sở mà bị thua ở đất Bí
Thành, ấy là lòng trời gíup cho nước Sở đó ! Nay ta đi cứu Tống, vị tất đã nên việc.

Cảnh công nói:

- Hiện bây giờ chỉ có nước Tống là thân với ta, nếu ta không cứu thì bỏ mất nước Tống !

Tấn Cảnh công khen phải, hỏi các quan trong triều xem có ai dám
sang sứ nước Tống.Quan đại phu là Giải Dương xin đi.Tấn Cảnh công nói :

- Việc này trừ phi Tử Hồ (tên tự của Giải Dương )thì không còn ai đương nổi !

Giải Dương mặc quần áo thường dân đi sang nước Tống, bị quân Sở
bắt được, đem nộp Sở Trang vương.Sở Trang vương nhận biết lé tướng nước Tấn, tên gọi Giải Dương, mới hỏi Giải Dương rằng:

- Nhà ngươi đến đây có việc gì,

Giải Dương nói:

- Tôi phụng mệnh chúa công tôi đến dụ nước Tống cứ cố sức chống giữ để đợi quân cứu viện.

Sở Trang vương nói:

- Ngày trước nhà ngươi đã bị tướng nước ta là Vĩ Giả bắt được,
ta đã không nỡ giết mà tha cho về, nay nhà ngươi lại chui đầu vào lưới
thế là nghĩa lý gì, nhà ngươi thử nói ta nghe !

Giải Dương nói:

- Tấn và Sở là cừu địch, thì tôi bị giết là phải lắm, còn nói gì !

Trang vương khám trong mình GIải Dương, bắt được đạo văn thư, liền mở ra xem, xem xong bảo rằng:

- Kinh thành nước Tống, chẳng qua chỉ nay mai thì ta sẽ phá vỡ
mà thôi, bây giờ nhà ngươi phải nói trái lại những lời đã viết trong văn thư mà bảo nước Tống rằng: “Nước Tấn ta ngày nay có nhiều việc cần kíp, không thể nào sang cứu nước Tống được, sợ để cho nước Tống phải mong
đợi mãi thì lỡ công việc, vậy chúa công tôi có sai tôi đến nói cho nước
ngươi biết !”Như thế thì người nước Tống không còn mong đợi gì nữa, tất
phải ra hàng, nhân dân hai nước sẽ tránh khỏi được vạ chiến tranh khổ
sở.Khi việc đã thành rồi, ta sẽ trọng thưởng nhà ngươi và cho làm quan ở nước Sở ta.

Giải Dương cùi đầu nín lặng, không nói gì cả.Sở Trang vương nói:

- Nếu nhà ngươi không nghe lời thì ta sẽ chém đầu.

Giải Dương vốn không muốn nghe lời, nhưng sợ mình chết ở trong
đám quân Sở thì không có ai đem lời vua Tấn mà truyền báo cho nước Tống
biết, mới gỉa cách xin vâng mệnh.Sở Trang vương để Giải Dương đứng ở
trên xe, bắt phải ra truyền bão cho người nước Tống.Giải Dương liền gọi
người nước Tống mà bảo rằng:

- Ta là sứ nước Tấn, tên gọi Giải Dương, bị quân Sở bắt được,
bảo ta dụ nước ngươi ra hàng, nhưng nước ngươi chớ nghe, chúa công ta
sắp sửa đem đại binh đến cứu đó !

Sở Trang vương nghe tiếng, liền sai lôi xuống mà mắng rằng:

- Nhà ngươi đã nhận với ta mà lại bội ước thế là ngươi thất tín, chớ trách ta tàn ác.

Sở Trang vương truyền cho vũ sĩ đem Giải Dương ra chém.Giải Dương chẳng sợ hải chút nào cả, thong dong mà đáp rằng:

- Sao đại vương lại bảo là tôi thất tín ! Nếu tôi theo lời đại
vương thì lại thất tín với nước Tống tôi lắm.Giả sử nước Sở có người bề
tôi nào ăn lễ của nước khác mà trái lời đại vương thì đại vương cho là
người biết thủ tín hay sao?Tôi xin chịu chết để tỏ ra rằng chữ tín của
nước Sở là ở bên ngoài chứ không ở bên trong !

Sở Trang vương khen rằng:

- Nhà ngươi là một trung thần không sợ chết !

Nói xong, liền tha cho về.Hoa Nguyên nghe thấy Giải Dương nói là quân Tấn sắp sửa sang cứu, lại càng cố sức chống cự với quân Sở.Công tử Trắc (tướng nước Sở )sai quân sĩ làm một cái chòi cao ở phía ngoài
thành nước Tống mà ở phía ngoài thành nước Tống mà ở, để dứng trên nhìn vào trong thành, xem tình hình nước Tống.Hoa nguyên cũng làm một cái
chòi ở phía trong thành để nhìn ra.Hai bên giữ nhau từ tháng chín năm
trước đến tháng năm năm sau, trong thành nước Tống, lương thực hết sạch
cả, nhiều người bị chết đói.Hoa Nguyên đem những lời trung nghĩa khuyên
bão kẻ dưới, người nước Tống đều cảm động mà khóc đổi con cho nhau mà
ăn, lượm lặt xương người chết mà nấu.

Sở Trang vương không biết làm thế nào.Quân sĩ lại tâu rằng:

- Lương thực trong dinh, chỉ còn bảy ngày nữa thì hết.

Sở Trang vương nói:

- Ta không ngờ nước Tống mà đánh khó như thế.

Nói xong, liền đứng lên trên xe để xét xem tình hình quân sĩ
nước Tống, thì thấy quân sĩ giữ thành rất nghiêm chỉnh.Sở Trang vương
bèn thở dài, rồi triệu công tử Trắc để bàn việc rút quân về.Thân Tề (con Thân Vô Úy )sụp lạy, trước xe Sở Trang vương, khóc mà nói rằng:

- Cha tôi liều chết để phụng mệnh đại vương, nay đại vương lại thất tín với cha tôi hay sao !

Sở Trang vương có ý hổ thẹn.Thân THúc THời bấy giờ đang cầm cương trên xe Sở Trang vương, mới hiến kế rằng:

- Nước Tống không chịu hàng là vì biết chừng quân ta không ở lâu được, nếu ta truyền cho quân sĩ làm nhà ở, và cầy ruộng để lấy thóc ăn, tỏ cho nước Tống biết là quân ta còn ở đây lâu thế thì nước Tống tất sợ mà phải đầu hàng.

Sở Trang vương khen phải, truyền cho quân sĩ đi đốn gỗ làm nhà ở xung quanh thanéh.Trong mười ngươì thì để năm người vây thành, còn năm
người cày ruộng, cứ mười ngày lại thay đổi nhau một lần.Hoa Nguyên nghe
thấy tin ấy, nói với Tống Văn công rằng:

- Quân Sở không có ý rút về mà quân Tấn cũng không thấy đến cứu, biết làm thế nào, âu là tôi xin lẻn vào dinh quân Sở để hiếp công tử
Trắc, bắt phải cho giảng hoà thì họa chăng mới được việc.


Tống Văn công nói:

- Nước ta còn hay mất, quan hệ ở việc này lắm, tướng quốc phải cẩn thận mới được!

Hoa Nguyên dò biết là công tử Trắc vẫn ngủ ở trên chòi cao, lại
dò biết hết cả họ tên những người thị vệ của Sở Trang vương. Đêm hôm ấy
Hoa Nguyên thay hình đổi dạng làm người thị vệ, dòng dây xuống thành,
lẻn đến dinh quân Sở.Gặp quân Sở đang đi tuần, Hoa Nguyên hỏi rằng:

- Quan nguyên soái có ở trên chòi không?

Quân Sở nói:

- Có !

Hoa nGuyên lại hỏi:

- Ngài đã ngủ chưa,

Quân Sở nói:

- Mấy ngày hôm nay, ngài khó nhọc quá, hôm nay đại vương ban cho một thẩu rượu, ngài uống xong đã đi nghĩ rồi !

Hoa Nguyên vội trèo thẳng lên trên chòi.Quân Sở ngăn lại Hoa Nguyên nói:

- Hôm nay đại vương có việc cơ mật, cần phải dặn bảo quan nguyên soái, mới rồi lại có cho quan nguyên soái uống rượu, đại vương sợ quan nguyên soái uống rượu mà ngủ quên đi mất, nên phải sai tôi đến đây để
dặn lại cho thất cặn kể rồi về nói ngay cho đại vương biết.

Quân Sở tưởng thực, để cho Hoa Nguyên trèo lên.Trên chòi đèn
thấp còn sáng, công tử TRắc cởi áo, nằm ngủ đã say, Hoa Nguên trèo ngay
lên giường nắm se sẽ lấy tay lay công tử Trắc.Công tử Trắc tỉnh dậy, bị
Hoa nGuyên nắm lấy hai cánh tay.Công tử Trắc vội vàng hỏi:

- Ai thế này?

Hoa Nguyên nói sẽ mà đáp rằng:

- Nguyên soái chớ sợ ! Tôi là Hoa Nguyên nước Tống đây ! Tôi
phụng mệnh chúa công tôi lên sang đây để xin giảng hòa nếu quan nguyên
soái nghe lời thì hai nước cùng nhau đời đời giao hiếu, nhươc bằng quan
nguyên soái không nghe thì tôi và nguyên soái cùng chết đêm nay.

Hoa Nguyên tay trái giữ lấy công tử Trắc, tay phải rút một con
dao nhọn ở trong mình ra.Trong dưới bóng đèn, thấy lưỡi dao sáng quắc,
công tử Trắc vội vàng đáp rằng:

- Có việc thì thương lượng với nhau, cần gì mà phải thô lỗ.

Hoa nguyên rụt lưỡi dao lại mà xin lỗi rằng:

- Nguyên soái chớ lấy làm lạ ! Vì sự thế gấp quá, cho nên tôi phải làm như vậy.

Công tử Trắc nói:

- Tình hình nước Tống bây giờ thế nào?

Hoa Nguyên nói:

- Chẳng nói giấu gì nguyên soái, nước tôi đổi con cho nhau mà ăn, nhặt xương người mà nấu, cùng khốn lắm rồi !

- Tình hình nước Tống đã đến nỗi cùng khốn quá như vậy kia à?Sao nhà ngươi lại chịu đem thực tình mà báo cho ta biết?

Hoa Nguyên nói:

- NGười quân tử thấy người ta cùng khốn thì có lòng thương, tôi
chắc quan nguyên soái là người quân tử, vậy nên tôi không dám giấu.

Công tử Trắc nói:

- Thế thì vì cớ gì mà nước Tống còn không chịu đầu hàng?

Hoa Nguyên nói:

- Tình hình nước tôi dẫn cùng khốn, nhưng chí khí dân nước tôi
vẫn chưa sờn, cho nên vua và dân nước tôi cố sức chống giữ, thà rằng
cùng chết với nhau, còn hơn cái nhục đầu hàng ở dưới chân thành.Nếu quan nguyên soái có lòng thương dân mà rút quân ra ngoài ba mươi dặm, thì
chúa công tôi cũng xin một lòng thần phục quý quốc, không bao giờ dám
trái lời.

Công tử Trắc nói:

- Ta cũng chẳng dấu gì nhà ngươi, quân Sở ta cũng chỉ còn có
lương ăn trong bảy ngày mà nước người không đầu hàng thì quân Sở cũng
phải rút về thôi.Mới rồi, ta sai quân sĩ làm nhà ở và cày ruộng, là lập
kế khiến cho nước ngươi sợ đó mà thôi.Sáng mai ta tâu với vua Sở lui
quân ba mươi dặm, vua tôi nhà ngươi chớ có thất tín.

Hoa Nguyên nói:

- Tôi xin cùng với Nguyên soái ăn thề, hai bên đều không sai lời nhau !

Công tử Trắ cùng Hoa Nguyên ăn thề xong, lại xin kết nghĩa anh
em.Công tử Trắc lấy một chiếc lệnh tiễn trao cho Hoa Nguyên, dặn phải đi mau.Hoa Nguyên có chiếc lệnh tiễn ấy thì cứ công nhiên đi thẳng đến
dướu thành, làm ám hiệu cho trên thành thả dây xuống rồi kéo l ên, đi
thẳng vào trong cung, đem lời công tử Trắc tâu với Tống Văn công.Sáng
hôm sau, công tử Trắc cũng đem lời Hoa Nguyên thuật lại cho Sở Trang
vương nghe, và tâu rằng:


- Xuýt nữa thì mệnh tôi chết về lưỡi dao của Hoa Nguyên đêm hôm
qua rồi, may mà Hoa Nguyên có lòng nhân từ đem tình hình trong nước bảo
thực với tôi và xin tôi rút quân, tôi đã nhận lời rồi, xin đại vương
xuống chỉ.

Sở Trang vương nói:

- Nước Tống cùng khốn như thế, ta nên cố đánh cho kỳ được !

Công tử Trắc sụp lạy mà tâu rằng:

- Quân ta chỉ còn có lượng ăn trong bảy ngày, tôi đã trót bảo thực với Hoa Nguyên rồi.

Trang vương nổi giận mà nói rằng:

- Sao nhà ngươi lại nói thực với quân giặc?

Công tử Trắc nói:

- Một nươc Tống nhỏ mọn như vậy, còn có người bề tôi không chịu
nói dối, huống chi đường đường nước Sở ta mà lại không có người bề tôi
như thế hay sao !

Trang vương nguôi cơn giận mà bảo rằng:

- Quan tư mã nói phải lắm!

Trang vương bèn hạ lệnh rút quân, ra đóng ở ngoài ba mươi
dặm.Thân Tề thấy Trang vương đã hạ lệnh rút quân về, không dám ngăn trở, nhưng vật mình ôm bụng mà kêu khóc.Trang vương sai người khuyên bảo
Thân Tề rằng:

- Nhà ngươi chớ phiền ! Thế nào ta cũng làm cho tỏ được lòng hiếu của nhà ngươi !

Hoa Nguyên phụng mệnh Tống Văn công đến dinh quân Sở để làm tờ
giao ước.Công tử Trắc theo Hoa Nguyên vào thành nước Tống, cùng với Tống Văn công ăn thề.Tống Văn công sai Hoa Nguyên đưa linh cửu Thân Chu sang trả quân Sở và sang ở lại nước Sở đế làm tin.Sở Trang vương rút về nước Sở, làm lễ an táng cho Thân Chu rất trọng thể.Các quan trong triều đều
đi đưa tất cả.Sở Trang vương lại cho Thân Tề được nối chức cha làm quan
đại phu.Hoa Nguyên ở nước Sở, chơi thân với công tử Trắc và nhân đó lại
kết giao với công tử Anh Tề.

Một hôm hai người ngồi chơi với nhau, bàn đến thời sự, công tử Anh Tề thở dài mà than rằng:

- Nay Tấn và Sở tranh nhau, binh hoà liên miên biết bao giờ cho thiên hạ được thái bình !

Hoa Nguyên nói:

- Tôi nghĩ đang khi Tấn và Sở tranh nhau, không bên nào chịu
thua, như bây giờ nếu được một người đứng lên nói cho hai bên giảng hòa
với nhau, các nước phụ thuộc của hai bên nào thì triều cống về bên ấy,
rồi cùng nhau yên nghĩ, khiến cho nhân dân trách khỏi lầm than khổ sở,
như thế cũng chẳng may cho đời lắm ru !

Công tử Anh Tề nói:

- Việc ấy nhà ngươi có làm nổi hay không?

Hoa Nguyên nói:

- Ta có giao du với tướng quân nước Tấn là Loan Thư, năm trước
tôi sang sứ nước Tấn, Loan Thư cũng có nói đến việc ấy, tiếc rằng không
có ai ở giữa mà liên hợp hai nước với nhau được.

Ngày hôm sau, công tử Anh Tề đem lời Hoa Nguyên nói với công tử Trắc.Công tử Trắc nói:

- Hai nước còn chưa chán sự tranh chiến, việc ấy đã bàn đến thế nào được.

Hoa Nguyên ở Sở đã được sáu năm thì Tống Văn công (Bão)chết, con là Tống Cung công(Cố)lên nối ngôi.Hoa Nguyên mới về nước Tống để chịu
tang.

Lại nói chuyện Tấn Cảnh công nghe tin quân Sở vây quân Tống đã hơn một năm, mới bảo Bá Tôn rằng:

- Nước Tống cố giữ được như vậy, cũng đã mỏi mệt lắm rồi, ta chớ nên thất tín, phải đem quân đi cứu mới được;

Tấn Cảnh công đem quân đi cứu Tống.Bỗng nghe báo có sứ nước Lộ
đưa mật thư đến.Nguyên xưa nước Lộ tức là một giống Xích Địch, ở tiếp
giáp với nước Lê, đến đời Chu Bình vương, vua nước Lộ đuổi vua nước Lê
mà chiếm lấy đất, từ đó mỗi ngày một cường thịnh.Bấy giờ vua nước Lộ tên gọi Anh Nhi , lấy người chị Tấn Cảnh công là Bá Cơ làm phu nhân.Anh Nhi hèn yếu, quan tướng quốc là Phong Thư chuyên quyền, khi trước có Hồ Xạ
Cô là công thần nước Tấn trốn sang ở nước Lộ, Phong Thư còn e sợ, không
dám hoành hành lắm, từ lúc Hồ Xạ Cô chết rồi, Phong THư không còn e sợ
ai cả, muốn cho vua Lộ tuyệt giao với Tấn, liền vu tội cho Bá Cơ, bảo
vua nước Lộ giết đi.

Một hôm, Phong Thư cùng với vua nước Lộ (tức là Anh Nhi) đi săn ở ngoài cõi, nhân khi uống rượu say, thinhau bắn chim, Phong Thư bắn sẩy
tay khiến vua nước Lộ bị thương ở mắt.Phong thư ném cung xuống đất, cười mà nói rằng:

- Tôi bắn không trúng nên phạt một chén rượu.

Vua nước Lộ không thể nhịn được, nhưng liệu sức mình không làm
gì nổi Phong Thư mới làm tờ mật thư đưa sang nước Tấn, xin nước Tấn đem
quân sang hỏi tội Phong Thư.Mưu thần nước Tấn là Bá Tôn nói với Tấn Cảnh công rằng:

- Nay ta giết Phong Thư, chiếm lấy đất nước Lộ và cả mấy nước
xung quanh nữa thì phía tây nam nước Tấn ta mỗi ngày một mở rộng, cơ hội ấy chớ nên bỏ phí !

Tấn Cảnh công cũng giận vua nước Lộ về việc giết vợ là Bá Cơ
(chị Tấn Cảnh công), mới sai Tuân Lâm Phủ làm đại tướng.Nguy Khóa (con
Ngụy Thù) làm phó tướng, đem quân đi đánh nước Lộ.Phong Thư đem quân ra đất Khúc Lương để chống cự với quân Tấn, bị quân Tấn đánh thua, bỏ chạy sang nước Vệ.Vệ Mục công (Tốc) đang củng với nước Tấn giao hiểu, liền
bắt Phong Thư đưa sang nộp quân Tấn.Tuân Lâm Phủ sai giải Phong Thư về
Giáng Đô(kinh thành nước Tấn)mà giết đi.Quân Tấn kéo thẳng vào kinh
thành nước Lộ.Vua nước Lộ là Anh Nhi ra đón.Tuân Lâm Phủ ra đón.Tuân Lâm Phủ kể tội Anh Nhi giết oan Bá Cơ , rồi bắt đem về nước Tấn, lại mượn
cớ, dân nước Lê nhớ vua cũ, liều tìm con cháu vua nước Lê, daađp thành
cho ở một chỗ, tiếng là khôi phục nước Lê, kỳ thực là dể diệt nước
Lộ.Vua nước Lộ là Anh Nhi nghĩ đến nước mà thương xót, rồi tự vẫn
chết.Người nước Lộ lập đền thờ.Tấn Cảnh công sợ Tuân Lâm Phủ chưa đánh
được nước Lộ, mới đem đại binh đóng ở Tắc Sơn để tiếp ứng.

Khi Tuân Lâm Phủ đánh được nước Lộ rồi, đến Tắc Sơn báo tin
thắng trận, mới lưu phó tướng là Ngụy Khóa ở lại nước Lộ, để giữ lấy
nước ấy.Bỗng có một tóan quân kéo đến nước Lộ, hỏi ra mới biết là đại
tướng nước Tấn tên gọi là Đỗ Hồi.Nguyên từ khi Tần Khang công chết, con
là Tấn Cung công (Đạo)nối ngôi, nhân việc Triệu Xuyên sang đánh Sùng, là một nước phụ thuộc của Tần, bởi vậy Tần mới kết giao với Phong Thư để
chống nhau với Tấn. Được bốn năm thì Tần Cung công chết, con là Tần Hoàn công (Vinh) lên nối ngôi, bấy giờ, bấy giờ đang là năm thứ mười một đời Tần Hoàn công, nghe tin nước Tấn sang đánh Phong Thư, Tần toan đem quân đến cứu, nhưng lại nghe tin nước Tấn đã giết Phong Thư và bắt vua nước
Lộ, Tần bèn sai Đỗ Hồi đem quân sang để tranh lấy địa giới nước Lộ.

Đỗ Hồi vốn là một người lực sĩ đã có danh tiếng ở nước Tần, hàm
răng nhọn hoắt, khóe mắt tròn xoe, tay cứng như đồng, mặt đen tựa sắt,
râu xòm tóc quăn, mình cao hơn trượng, lại có sức khỏe, vẫn thường cầm
một cái búa khai sơn, nặng một trăm hai mươi cân.Nguyên Đỗ Hồi thuộc
giống Bạch Địch, khi trước đã có một lần ở Thanh My sơn Đỗ Hồi đâm chết
luôn ba con hổ, rồi lột da đem về, Tần Hoan công nghe nói là người vũ
dũng, cho lamé xa hữu tướng quân, lại một lần nữa, Đỗ Hồi chỉ đem b

atrăm người mà phá vỡ được hơn một vạn giặc cướp ở Xa Nga Sơn, bởi vậy
uy danh mỗi ngày một lừng lẫy, thân làm đến đại tướng.

Ngụy Khỏa thấy Đỗ Hồi đem quân đến, tức khắc bày trận để đợi
giao chiến. Đỗ Hồi tay cầm búa khai sơn, đem ba trăm quân đến tận nơi,
chém giết quân Tấn, khác nào như một vị thiên thần giáng hạ.Quân Tấn sợ
hải, bỏ chạy tán loạn.Ngụy Khỏa vội vàng rút quân vào trại, rồi giữ thế
thủ, không dám ra đánh nữa. Đỗ Hồi đến khiêu chiến luôn trong ba ngày mà Ngụy Khỏa nhất định không ra.Bỗng nghe báo có tướng nước Tấn là Ngụy
Kỳ(em Ngụy Khỏa) đem quân đến tiếp ứng.Ngụy Kỳ nói với Ngụy Khỏa rằng:

- Chúa công sợ bọn Xích Địch kết liên với nước Tần mà sinh biến, vậy có sai tôi đến đây để tiếp ứng.

Ngụy Khỏa thuật lại những chuyện vũ dũng của tướng nước Tần là Đỗ Hồi cho là không ai địch nổi.Ngụy Kỳ không tin, nói rằng:

- Làm gì đám giặc cỏ ấy !Ngày mai tôi r atrận, thế nào cũng quyết đánh tan được !

Ngày hôm sau, Đỗ Hồi lại đến khiêu chiến.Ngụy Kỳ tức giận, toan xông ra đánh.Ngụy Khỏa cố ý ngăn lại.Ngụy Kỳ không nghe, đem quân ra
giao chiến với Đổ Hồi. Đổ Hồi lại múa búa khai sơn, tả xung hữu đột,
chém chết quân Tấn.Ngụy Kỳ thua to, may nhờ có Ngụy Khỏa đem quân ra
tiếp ứng, mới về được trong trại. Đêm hôm ấy, Ngụy Khỏa đang ngồi trong
trại, ngh’ quanh nghĩ quẩn, không biết dùng mưu kế gì, đang mơ mơ mòng
mòng, bỗng nghe tiếng người ghé vào tai mà đọc ba tiếng: “Thanh Thảo
bi”, đến lúc tỉnh dậy, không hiểu là nghĩa làm sao, mà chợp mắt ngủ đi
thì lại thấy như trước, bèn đem chuyện nói với Ngụy Kỳ.

Ngụy Kỳ nói:

- Cách đây độ mười dặm, có một cái bãi cỏ, tên gọi “Thanh Thảo
bi”hay là quân Tần sau này tất sẽ phải thua trận ở đấy chăng, vậy tôi
xin đem một toán quân đến đó mai phục sẵn, rồi anh lập kế đem quân giặc
đến, hai bên cùng đánh thì mới phá vỡ được.

Ngụy Kỳ liền đem quân đến mai phục sẵn ở Thanh Thảo bi.Ngụy KHỏa giả cách thua chạy, dụ Đỗ Hồi đến gần Thanh Thảo bi.Quân mai phục của
Ngụy Kỳ ở hai bên đổ ra, cùng với Ngụy Khỏa vây chặt lấy Đỗ Hồi. Đổ Hồi
chẳng sợ hải chút nào cả, vẫn cầm búa khai sơn, tả xung hữu đột, dần dần tiến đến phía Thanh Thảo bi.Bỗng thấy Đổ Hồi mỗi bước lại ngã một cái,
khác nào như người trượt nước băng.Quân Tấn thấy vậy, reo ầm cả lên.Ngụy Khỏa ngừng trông, thấy một ông lão già, mình mặc áo vải, chân đi giày
đay, đang kết những dây cỏ lại, để làm cho vướng chân Đỗ Hồi.Quân Đỗ
Hồi thấy chủ tướng bị bắt, đều bỏ chạy tán loạn cả, bị quân Tấn đuổi
bắt, số ba trăm người chỉ trốn thóat được độ bốn năm chục người mà thôi.

Ngụy Khỏa hỏi Đỗ Hồi rằng:

- Ngươi cậy có sức khỏe, cớ sao cũng để bị bắt thế này?

Đỗ Hồi nói:

- Không biết hai chân ta vướn gphải vật gì mà thành ra khó cử động quá. Đó là trời hại ta, chứ không phải sức ta không đánh nổi.

Ngụy Khỏa nghĩ lấy làm lạ.Ngụy Kỳ nói với Ngụy Khỏa rằng:

- Đỗ Hồi đã có sức khoe, nếu ta để y sống thì e sẽ sinh biến.

Ngụy Khỏa nói:

- Ý ta cũng nghĩ như vậy !

Nói xong, truyền chém Đỗ Hồi, rồi đem đầu về Tắc Sơn nộp Tấn
Cảnh công để lấy công. Đêm hôm ấy, Ngụy Kỳ nằm ngủ, lại thấy ông lão già ngày hôm trước đến mặt vái chào mà nói rằng:

- Tướng quân có biết vì cớ gì mà Đổ Hồi bị bắt hay không? Vì tôi kết cỏ lại để làm cho Đổ Hồi vướng chân mà ngã đó.

Ngụy Khỏa kinh sợ , nói rằng:

- Tôi chưa được biết cụ bao giờ, sao cụ lại giúp tôi như vậy, tôi biết lấy gì mà trả ơn cụ?

Ông lão già nói:

- Tôi là thân phụ nàng Tổ Cơ.Tướng quân biết theo lời dặn sáng
suốt của tiền nhân mà gả chồng cho con gái tôi, vậy tôi cảm cái ơn ấy,
đến đây để giúp tướng quân.Sau này con cháu tướng quân được đời đời vinh hiển mãi.

Nguyên xưa thân phụ Ngụy Khỏa là Ngụy Thù có một người thiếp
yêu, tên gọi Tổ Cơ.Mỗi khi Ngụy Thù đi đánh giặc lại dặn Ngụy Khỏa rằng:

- Nếu ta ra trận mà chết đi, mày nên cho Tổ Cơ đi lấy chồng được nơi xứng đáng, khiến Tổ Cơ có chổ nương tựa, chớ để cho hắn phải khổ sở thì ta dẫu chết cũng được yên lòng !

Đến lúc Ngụy Thù ốm nặng, lại dặn Ngụy Khỏa rằng:

- Tổ Cơ là người thiếp yêu của ta;khi ta chết rồi, mày phải đem nàng ấy chôn theo ta, cho ta ở dưới suối vàng có người bầu bạn.

Nói xong thì chết.Ngụy Khỏa an táng cho cha, nhưng lại không bắt Tổ Cơ chôn theo.Ngụy Kỳ nói:

- Anh không nhớ lời cha dặn lúc gần mấy hay sao?

Ngụy KHỏa nói:

- Thân phụ ta lúc thường vẫn dặn ta sau này gã chồng cho Tổ Cơ, đến lúc gần mất, lại dặn phải đem nàng đem chôn theo, đó chỉ là lời
dặn lúc mê hoảng mà thôi, người hiếu tử nên theo lời dặn của cha khi còn sáng suốt, chớ theo lời trối khi lúc mê hoảng.

Về sau, Ngụy Khỏa gả Tổ Cơ cho một nho sĩ.Vì NGụy Khỏa có âm đức ấy, cho nên linh hồn thân phụ Tổ Cơ mới hiện lên kết cỏ lại để báo
ơn.Ngụy Khỏa thuật chuyện chiêm bao cho NGụy Kỳ nghe.Ngụy Kỳ lấy làm
chuyện lạ lùng.

Vua tôi nước Tần nghe tin Đổ Hồi thua trận, đều sợ hãi mất
vía.Tấn Cảnh công thưởng cho Ngụy Khỏa đất Linh Hồ, để làm thái ấp, lại đúc một quả chuông để ghi công thắng trận.Vì quả chuông là “Cảnh
chung”.Tấn Cảnh công lại sai Sĩ Hội đem quân đi diệt nước Điền Thị, nước Lưu Vu và nước thuộc Lưu Vu là nước Đạc Thần.Mấy nước ấy đều là của
người Xích Địch, từ đó đất đai Xích Địch đều thuộc về nước Tấn tất cả.

Bấy giờ nước Tấn mất mùa, trộm cướp nổi lên như ong.Tuân Lâm Phủ dùng được một người có tài dò xét kẻ trộm, người ấy tên gọi Khước
Ưng.KHước Ưng thường ra chơi chợ, trỏ vào ai mà bảo là kẻ trộm; đem bắt
về tra hỏi thì quả nhiên là kẻ trộm thật.Tuân Lâm Phủ hỏi Khước Ưng
rằng:

- Tại sao nhà ngươi lại biết được như vậy?

KHước Ưng nói:

- Tôi trong con mắt người ấy, khi thấy hàng hóa ở chợ thì có ý
tham, thấy người ở chợ thì có ý thẹn, sao thấy tôi tới nơi thì có ý sợ,
bởi thế mà tôi biết đích là kẻ trộm.

Khước Ưng mỗi ngày bắt được mấy chục đứa kẻ trộm, nhưng số kẻ
trộm lại càng ngày càng nhiều.Quan đại phu là Dương Thạch Chức nói với
Tuân Lâm Phủ rằng:

- Nguyên Soái dùng Khước Ưng để bắt trộm, nhưng tôi e rằng kẻ trộm chưa bắt được hết mà KHước Ưng đã chết đến nơi !

Tuân Lâm Phủ giật mình kinh sợ hỏi rằng:

- Sao thế?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui