Đúng lúc ấy, một thanh niên của Yabril, tay cầm lựu đạn tiến đến mấy dãy ghế hàng ghế loại một. Một ả phụ nữ bắt một cô chiêu đãi viên khác mở hệ thống loa trên máy bay. Tiếng cô ta vọng ra ngoài loa, run rẩy, yếu ớt:
- Mời tất cả khách đi máy bay thắt đai an toàn ở ghế ngồi. Máy bay đã nằm trong tay những người khủng bố. Xin quý khách bình tĩnh và đợi những lời hướng dẫn tiếp theo. Không được đứng lên. Không được đụng tới hành lý của mình. Không được rời khỏi chỗ vì bất kỳ lý do gì. Xin quý khách bình tĩnh. Giữ bình tĩnh!
Trong phòng lái, phi công vừa thấy cô chiêu đãi viên bước vào liền nói, giọng bị kích thích:
- Này, đài vừa thông báo có kẻ đã bắn Giáo hoàng... – Nhưng khi thấy Yabril bước vào theo sau cô chiêu đãi viên, miệng viên phi công đờ ra ngạc nhiên, lời nói chặn lại như bị bịt bằng bìa cứng. Yabril thầm nghĩ lúc gã giơ tay cầm lựu đạn lên. Nhưng viên phi công đã bảo: “... bắn Giáo hoàng.” Như vậy có nghĩa là Romeo đã bắn trượt? Nhiệm vụ đã bị thất bại? Dù thế nào đi nữa Yabril cũng chẳng còn cách lựa chọn khác. Gã ra lệnh cho phi công đổi hướng bay.
Romeo và người của hắn lách ra sau một bức tường đá và tạo cho chúng một mảnh đảo giữa biển người ở Quảng trường St Peter. Annee mặc áo nữ tu sĩ đứng ngay phía trước Romeo, súng đã sẵn sàng, giấu dưới áo. Ả có nhiệm vụ bảo vệ Romeo, tạo điều kiện cho hắn có thời gian nổ súng, mấy kẻ kia, mặc áo tu sĩ, đứng vây quanh hắn, cố tạo cho hắn một khoảng trống. Bọn chúng còn có thời gian chờ, ba tiếng nữa Giáo hoàng mới xuất hiện.
Romeo ngả người tựa lưng vào bức tường đá, chớp chớp mắt trước ánh mặt trời trong ngày Lễ Phục Sinh, đầu của hắn nhớ lại những bước trong nhiệm vụ. Khi Giáo hoàng xuất hiện, Romeo sẽ vỗ vai tên thanh niên đứng bên trái hắn, tay này mở đài phát sóng phát hỏa kíp nổ khối thuốc nhồi trong các bức tượng thánh nhỏ đính trên mấy bức tường đối diện ở quảng trường. Đúng lúc các bức tượng nổ tung, Romeo sẽ rút súng và bắn – tiếng súng phải thật khớp trùng với các tiếng nổ khác. Sau đó, hắn giấu súng, các thầy tu và nữ tu sĩ của hắn sẽ đứng vây quanh che cho hắn, rồi chúng cùng tẩu thoát. Các bức tượng nhỏ là bom hỏa mù, như vậy Quảng trường St Peter bao trùm dưới lớp khói dày đặc. Quang cảnh sẽ rất hỗn loạn và hoảng hốt. Trong hoàn cảnh như vậy tẩu thoát chẳng khó gì. Những người trong đám đông đứng gần hắn có thể trở nên nguy hiểm, vì họ cảnh giác khi thấy chúng không bình thường, nhưng do người xô đi, dồn lại liên tục nên chẳng ai trụ được lâu bên chúng. Kẻ nào điên rồ đuổi theo hắn, hắn sẽ dùng súng khử ngay.
Romeo cảm thấy mồ hôi toát lạnh cả ngực. Đám đông nghìn nghịt người vẫy cả một biển hoa đủ màu sắc: trắng, tía, hồng và đỏ. Hắn ngạc nhiên trước niềm vui mừng, niềm tin vào sự Phục Sinh trước trạng thái dạt dào ngây ngất của họ hy vọng có thể thắng được cái chết. Hắn vuốt nhẹ tay bên ngoài tấm áo khoác của hắn và thấy rõ khẩu súng nặng đang nằm trong bao. Hắn thấy chân hắn nhói đau và rồi tê cứng. Hắn cảm thấy đầu óc mụ đi do phải đợi hàng giờ giây phút Giáo hoàng xuất hiện trên ban công.
Những cảnh mờ nhạt thời ấu thơ hiện rõ nét trong tâm trí hắn. Qua lời cầu nguyện viển vông giám hộ trong lễ kiên tin, hắn được biết rằng Hồng y giáo chủ bề trên đội chiếc mũ đỏ hắn căm ghét thường dùng vồ bạc gõ lên trán Giáo chủ để chứng thực cái chết của Giáo chủ. Chuyện này có thực sự vẫn duy trì không? Lần này sẽ là một chiếc vồ thấm đẫm máu. Nhưng vết vồ gõ lớn ra sao? Nhỏ như một vết đũa gõ? Sâu và lớn đủ để cắm ngập một chiếc đinh. Nhưng tất nhiên chiếc đinh này là thánh tích quý trong Lễ Phục Sinh, nạm kim cương, một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng chẳng quan trọng, nó chỉ là một lỗ rất nhỏ trên đầu vị Giáo chủ, khẩu súng giấu dưới áo khoác của hắn bắn đạn nổ. Và Romeo tin chắc hắn không thể bắn trệch mục tiêu. Hắn tin vào cái phú bẩm thuật tay trái của hắn, là mancino có nghĩ là người thành đạt, trong thể thao, trong tình yêu và tất nhiên, rất mê tín, trong việc giết người.
Lúc đứng đợi, Romeo không hề có tí ý thức nào về tội phạm thánh, thế mà hắn đã lớn lên trong một thành phố tuân thủ rất chặt đạo Thiên chúa giáo, trên mỗi đường phố đều xây cất cao các kiến trúc nhắc nhở người dân nhớ lại thuở sơ khai của đạo Thiên chúa giáo. Ngay lúc này, hắn vẫn còn có thể nhớ rõ mái vòm của những kiến trúc thiêng liêng nổi bật rõ như những chiếc đĩa bằng đá hoa cương trên nền trời, nghe rành rọt tiếng chuông nhà thờ làm dịu lòng người. Ngay trên quảng trường tôn kính này, hắn vẫn thấy rõ tượng của những vị tử vì đạo, hít thở không khí đượm hương hoa xuân do các con tin ngoan đạo dâng lễ.
Hoa muôn sắc muôn màu nở rộ mênh mông quanh hắn tỏa hương ngào ngạt làm hắn nhớ tới bố mẹ hắn và mùi hương nồng nặc của hai người đã vẩy lên mình để át mùi nhung lụa sang trọng và mùi da thịt ngậy vị hương của cùng Địa Trung Hải.
Và rồi sau đó đám đông ăn mặc lộng lẫy dự Lễ Phục Sinh bắt đầu hò hét:
- Đức Cha, Đức Cha, Đức Cha!
Đứng dưới làn ánh nắng xuân nhạt ngả màu vàng chanh và tượng các thiên thần bằng đá, mọi người luôn mồm cầu kinh phúc lành ban cho Giáo hoàng của họ. Cuối cùng, hai vị Hồng y giáo chủ bước ra ban công, dang tay ban giáng phuc. Sau đó, Giáo hoàng Innocent bước ra ban công.
Giáo hoàng là một ông già lụ khụ mặc áo lễ màu trắng óng ánh, chiếc thánh giá bằng vàng nổi bật rõ trên nền tấm áo bào len thêu các hình thánh giá. Giáo hoàng đội mũ chỏm trắng, chân đi giày thấp, rộng màu đỏ theo cổ truyền, mũi giày thêu thánh giá bằng kim tuyến. Trong tay Giáo hoàng giơ cao chào mừng dân chúng. Giáo hoàng cầm chiếc chuông nghi lễ của dân chài vùng Saint Peter.
Hoa ngợp trời, tiếng reo hò dạt dào niềm hân hoan vui sướng. Ban công nhạt nắng tựa hồ bị muôn ngàn cánh hoa vừa tung cao đã che bớt nắng.
Đúng lúc đó, Romeo thấy trỗi dậy trong lòng nỗi sợ của những biểu tượng đã ám ảnh suốt tuổi thơ ấu của hắn, gợi nhớ lại vị Hồng y giáo chủ hắn căm giận trong buổi lễ kiên tín, mặt rỗ trông như Quỷ dữ và ngay sau đấy, nỗi hân hoan mà khắp toàn thân hắn cứ dâng mãi thành niềm vui lớn, niềm vui cực độ. Romeo vỗ vai tên thanh niên đứng bên trái để phát tín hiệu phát hỏa qua đài radio.
Giáo hoàng giơ cao đôi ống tay áo trắng đáp lại những tiếng hò reo:
- Đức Cha, Đức Cha!
Giáo hoàng ban phúc cho tất cả mọi người, cầu nguyện Lễ Phục Sinh, cầu nguyện Lễ Phục sinh của Đức Chúa Giêxu, chào mừng các thiên thần đá lởn vởn quanh trên các bức tượng. Romeo rút súng khỏi bao giấu dưới áo khoác: hai thầy tu trong nhóm đứng trước hắn liền lom khom quỳ xuống để tạo khoảng trống cho tầm ngắm. Annee đứng ở vị trí thích hợp để Romeo có thể tì súng lên vai ả.
Tên thanh niên đứng bên trái bấm nút mở đài phát sóng phát hỏa khối thuốc nổ nhồi trong các bức tượng nhỏ đính ở bên kia quảng trường.
Tiếng nổ làm rung chuyển cả quảng trường một làn khói dày đặc màu hồng tỏa khắp không trung, hoa tung lên bị bắn văng khắp nơi. Đúng lúc đó, Romeo giơ mũi súng, bóp cò. Tiếng nổ phía bên kia quảng trường biến những tiếng reo hò chào mừng của đám đông thành những tiếng la hét đinh tai nhức óc.
Trên ban công, người Giáo hoàng tựa hồ như bay rời khỏi mặt đất, chiếc mũ đội trên đầu tung vọt lên cao, xoáy trong cơn lốc dữ dội do không khí bị nén ép và rơi xuống đám đông, tả tơi, đẫm máu. Tiếng than khóc hãi hùng, hoảng loạn và tiếng gầm thét thịnh nộ như con thú lồng lộn dội vang khắp quảng trường khi xác Giáo hoàng đổ ập vắt qua thành ban công. Chiếc thánh giá vàng của Giáo hoàng đung đưa, tấm áo bào nhuộm màu đỏ.
Bụi đã tung mù mịt trên quảng trường. Các mảnh đá, mảnh tượng thiên thần và các thánh bị vỡ rơi lả tả. Sau đó, quảng trường chìm trong tĩnh lặng, đám đông sững người trước quang cảnh Giáo hoàng bị sát hại. Họ thấy đầu Giáo hoàng vỡ bung ra. Tiếp đến là cảnh hoảng loạn. Dân chúng xô nhau thoát khỏi quảng trường, giẫm đạp bọn vệ sĩ người Thụy Điển đang cố chẹn các ngả thoát ra khỏi quảng trường. Những bộ quân phục cầu kỳ mặc nhân Lễ Phục Sinh bị đám đông hoảng loạn giằng xé tơi bời.
Romeo quẳng súng xuống đất. Các thầy tu và nữ tu sĩ mang vũ khí người của hắn đi quây quanh hắn, hắn thoát được ra khỏi quảng trường, rảo bước trên các đường phố Rome. Hắn thấy mắt mờ tối, hắn đi như kẻ mù lòa. Annee khoác tay hắn, kéo tới bên chiếc xe tải chờ đón chúng. Romeo giơ tay bịt tai để khỏi phải nghe thấy những tiếng kêu la inh ỏi. Hắn lảo đảo do bị choáng váng, và rồi sau đó lòng hắn thấy hân hoan vì kinh ngạc tựa hồ như chuyện giết hại vừa rồi chỉ là một giấc mơ.
Yabril và người của hắn đã làm chủ hoàn toàn chiếc máy bay khổng lồ bay từ Rome đi New York. Các vị khách mấy dẫy ghế loại một đều bị tống đi sạch, trừ Theresa Kennedy.
Theresa thấy thích thú chứ không hoảng hốt mấy. Cô phục bọn bắt cóc máy bay khá thông minh, đã cuốn lựu đạn quanh người nên đội vệ sĩ của cô đành chịu bó tay, vì chỉ cần bắn một phát trúng lựu đạn, cơ thể chúng trở thành một trái bom làm nổ tung máy bay. Cô nhận thấy nét mặt ba tên thanh niên và ba phụ nữ căng thẳng như mặt các vận động viên dự thi đấu. Một tên thanh niên xô mạnh một tay vệ sĩ rời khỏi ca bin loại một rồi đẩy anh ta đi xuôi lối đi giữa các dẫy ghế ở khu vực dành riêng cho khách du lịch. Một ả cướp đứng chặn Theresa lại, súng lăm lăm trên tay. Khi một vệ sĩ miễn cưỡng rời khỏi ghế cạnh Theresa, ả nọ liên giơ cao súng, đập mạnh báng vào đầu anh ta. Qua cặp mắt lác của ả, cô thấy rõ ả chẳng rời tay bóp cò súng, ả mím chặt môi, Đúng lúc đó, Theresa đẩy anh chàng vệ sĩ sang một bên và đúng ngay trước mặt ả nọ. Ả mỉm cười và xô cô ngồi về chỗ.
Theresa theo dõi Yabril giám sát vụ này. Gã gần như đứng tách ra, trông giống một tay giám đốc theo dõi các diễn viên của mình đang sắm vai, không hề ra lệnh, nhưng chỉ nói những lời ám chỉ, gợi ý. Gã mỉm cười, vẻ muốn làm cô yên lòng, rồi ra hiệu cho cô cứ ngồi im tại chỗ. Đây là hành vi của một kẻ quan tâm tới người mình đang đặc biệt lưu ý. Sau đó, gã bước vào buồng lái. Một tên cướp đứng ở ca bin dành cho khách du lịch đứng chặn lối vào ca bin loại một. Hai ả cướp đứng áp lưng vào nhau ngay tại bên dãy ghế của Theresa, súng lăm lăm trên tay sẵn sàng nhả đạn. Một cô chiêu đãi viên điều khiển hệ thống loa trên máy bay thông báo cho hành khách rõ những chỉ thị của tên cướp đứng kề bên. Mọi người co rúm lại vì khiếp sợ.
Trong buồng lái, Yabril cho phép phi công được gọi điện báo tin máy bay đã bị bắt cóc và hiện đang chuyển hướng bay tới Sherhaben. Các nhà cầm quyền Hoa Kỳ chỉ còn cách đáp ứng những yêu cầu của bọn khủng bố. Yabril đứng trong buồng lái để nghe việc liên lạc bằng vô tuyến.
Trong khi máy bay đang bay thì chẳng còn cách gì khác là chờ đợi. Yabril đã mơ về Palestine, như hồi gã còn bé, nhà gã là một ốc đảo xanh ngoài sa mạc...
Do có sự chênh lệch thời gian với châu Âu, Francis Kennedy nhận được báo cáo đầu tiên về vụ bắn chết Giáo hoàng vào lúc 6.00 giờ sáng Ngày Chủ Nhật Phục Sinh. Thư ký báo chí Matthew Gladyee, người đã trực Nhà trắng vào ngày lễ, thông báo với Tổng thống tin này. Eugene Dazzy và Christian Klee cũng được thông báo và đến ngay Nhà trắng.
Francis Kennedy từ tầng lầu dành cho khu vực Tổng thống sinh sống bước xuống thang, tiến vào Oval Office gặp Dazzy và Christian đang đợi ông. Trông cả hai rất căng thẳng. Từ phía xa ngoài các đường phố Washingtion có những hồi còi dài vang vọng lọt vào phòng. Kennedy ngồi vào sau bàn làm việc. Ông nhìn Eugene Dazzy, trưởng ban tham mưu báo cáo.
- Anh Francis, Giáo hoàng đã tạ thế. Giáo hoàng bị ám sát khi hành lễ Phục Sinh.
Kennedy lặng người choáng váng.
- Kẻ nào ám sát? Và để làm gì?
- Chúng tôi chưa rõ. – Klee đáp. – Còn thêm một tin tồi tệ hơn nữa.
Kennedy cố đọc trên nét mặt mấy người đang đứng trước mặt mình điều khủng khiếp ghê gớm mình linh cảm thấy.
- Máy bay của Theresa bay bị bọn không tặc bắt cóc và lúc này đang chuyển hướng bay về Sherhaben, - Klee nói.
Francis Kennedy bỗng thấy có cảm giác buồn nôn. Sau đó, ông nghe Eugene Dazzy báo cáo tiếp:
- Bọn không tặc đã kiểm soát được toàn bộ máy bay, trên máy bay không xảy ra chuyện xô xát. Máy bay hạ cánh ta sẽ thương lượng, ta sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc thương lượng, sẽ giải quyết ổn thỏa vụ này. Tôi thậm chí không cho rằng chúng biết Theresa bay chuyến đó.
- Arthur Wix và Otto Gray đang trên đường tới đấy. Cả CIA, bên Quốc phòng và Phó Tổng thống cũng sắp tới. Khoảng nửa tiếng nữa họ đợi anh tại Cabinet Room.
- Được rồi, - Kennedy nói. Ông cố giữ bình tĩnh. – Có mối liên quan nào không? – Francis Kennedy hỏi.
Ông ta thấy Christian chẳng bị ngạc nhiên nhưng Dazzy thì đờ người chưa rõ câu hỏi của ông.
- Giữa vụ Giáo hoàng và vụ bắt cóc máy bay ấy? – Kennedy nói. – Khi thấy cả hai đều im lặng không đáp, ông lièn bảo: - Các anh ra đợi tôi tại Cabinet Room. Tôi muốn ngồi một mình một lát.
Hai người rời khỏi phòng.
Không thể nào ám sát nổi chính Tổng thống Kennedy, nhưng ông thường xuyên biết rằng ông chưa bao giờ có khả năng bảo vệ tuyệt đối an toàn cho con gái mình. Cô con gái quá tự do không chịu gò bó lệ thuộc, cô ta chẳng bao giờ chịu để ông can thiệp hạn chế thu hẹp cuộc sống của cô. Và chuyện này xem ra chẳng xảy ra điều gì nguy hiểm nghiêm trọng. Ông không thể hình dung được rằng con gái một vị nguyên thủ quốc gia có thể bị tấn công. Đấy chỉ là một thứ chính trị đồi bại và hành vi của bọn khủng bố.
Sau buổi lễ nhậm chức của bố mình. Theresa đã đi theo con đường của cô ta, cho các nhóm chính trị cấp tiến và bênh vực quyền bình đẳng nam nữ vay mượn tên tuổi, trong khi đó tuyên bố vị trí của mình trong cuộc sống là tách biệt với bố. Chưa bao giờ Francis Kennedy cố ép cô ta hành động theo các khác, đưa ra trước công chúng hình ảnh giả tạo về bản thân cô con gái.
Thế cũng đủ để nói lên tình yêu thương của ông với con gái. Và trong thời gian cô ta ở lại Nhà trắng ít ngày thăm bố, hai bố con đã sống thoải mái bên nhau, cùng nhau tranh luận về chính trị, phân tích tỉ mỉ về cách sử dụng quyền lực.
Báo chí của phái Cộng hòa bảo thủ và những tờ lá cải xấu đã nổ súng bắn hy vọng làm tổn hại nhiệm kỳ Tổng thống của Kennedy, Theresa đã được chụp ảnh trong cuộc diễu hành của phái đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, trong cuộc tuần hành chống vũ khí hạt nhân và đã có lần cả trong cuộc tuần hành đồi cho phép những người Palestine được quyền hồi hương. Lần này thì sẽ có những cột bài châm chọc gì đây?
Tuy khá kỳ quặc, nhưng công chúng Hoa Kỳ đã dành cho Theresa Kennedy những thiện chí đặc biệt, thậm chí họ biết rằng cô đang sống với một người theo phái cấp tiến ở Rome.
Người ta đã đăng cả ảnh hai người đi dạo trên các đường phố cổ lát đá, hôn nhau và tay trong tay; ảnh chụp ban công căn buồng hai người thuê. Anh chàng người tình Italia trông đẹp trai; Theresa xinh xắn, mái tóc vàng, da trắng như sữa và có cặp mắt xanh mượt như nhung của Kennedy. Dáng người dỏng cao như bố, Theresa khoác bộ quần áo Italia trông thật hấp dẫn đến nỗi những lời ghi dưới các tấm ảnh cứ như thuốc độc ngấm vào tim.
Những tấm ảnh mới Theresa lấy thân mình che cho người tình trẻ Italia đỡ các cú đòn dùi cui của cảnh sát Italia gợi trong ký ức đã được chôn chặt từ lâu của các người Hoa Kỳ già về những ngày khủng khiếp ở Dallas dạo nào.
Theresa là một nữ nhân vật tế nhị. Trong thời gian vận động tuyển cử, cô bị các phóng viên truyền hình dồn hỏi:
“ Như vậy là cô tán thành về mặt chính trị với bố cô?”
Nếu trả lời là “đúng” thì cô sẽ bị rơi vào tình trạng là một kẻ đạo đức giả hoặc một đứa trẻ bị ông bố hám quyền lực lôi kéo. Nếu trả lời “không”, các đầu đề chạy trên những cột báo sẽ chỉ trích cô không ủng hộ cuộc chạy đua vào Nhà trắng của bố mình. Nhưng cô đã tỏ rõ sự khôn khéo của dòng họ Kennedy.
- Tất nhiên, Francis Kennedy là bố tôi, - cô đã đáp và ôm chặt bố. – Và tôi biết chắc rằng bố tôi là một người tốt. Nhưng nếu bố tôi làm một điều gì đấy tôi không thích, tôi sẽ la ó đúng như cách các phóng viên vẫn thường làm.
Một câu trả lời làm đẹp lòng mọi người. Bố cô yêu quý cô về tính cách ấy của cô. Thế mà lúc này cô đang gặp một hiểm họa nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu Theresa ở kề cạnh ông hơn, nếu cô con gái tỏ ra là một người con dễ thương hơn, và cùng ông sống tại Nhà trắng, nếu Theresa bớt cấp tiến hơn thì đâu có chuyện tương tự như thế này xảy ra. Và thế quái nào Theresa lại lựa chọn một người tình người nước ngoài, một sinh viên cấp tiến, có thể lại chính là kẻ đã cung cấp thông tin cho bọn bắt cóc máy bay? Nhưng sau đấy Kennedy cười thầm. Ông đang có tâm trạng bực tức của một ông bố muốn con mình càng ít gây chuyện rắc rối ình càng hay. Ông yêu quý con gái và ông sẽ giải thoát cho con. Xét cho cùng, đây là chuyện ông có thể đương đầu chiến đấu chứ chẳng như trường hợp vợ ông đứng trước cái chết kéo dài và đau đớn.
Eugen Dazzy bước vào và báo cáo cho biết đã tới giờ rồi. Họ đang đợi ông ở Cabinet Room.
Khi thấy Kennedy bước vào, mọi người đều đứng cả dậy, ông vội giơ tay mời họ ngồi, nhưng họ chạy đến đứng vây quanh ông để bày tỏ nỗi cảm thông của mình. Kennedy lách người tiến về phía chiếc bàn dài hình bầu dục và ngồi xuống chiếc ghế kê cạnh lò sưởi.
Hai chùm đèn trắng toát tỏa làn ánh sáng trắng trên mặt bàn nâu sẫm, lung linh trên lớp da đen bọc sáu chiếc ghế kê dọc mỗi bên bàn và những chiếc khác áp sát dọc bức tường ở phía xa. Ngoài ra còn những chùm ánh sáng trắng từ những đèn tường hắt xuống. Hai lá cờ - một của Hoa Kỳ và một của Tổng thống màu xanh sẫm điểm các ngôi sao xanh nhạt – treo gần cửa sổ mở rộng trông ra Rose Garden.
Bộ tham mưu của Kennedy ngồi sát bên ông, sổ sách và giấy từ để trên chiếc bàn bầu dục trước mặt. Ngồi xa xa phía cuối bàn là các thành viên Nội các và người đứng đầu CIA, tiếp đến là tổng tham mưu trưởng, một vị tướng trong quân đội, quân phục nghiêm chỉnh. Phó Tổng thống Du Pray ngồi tít cuối bàn, tách ra xa khỏi Kennedy, bà là một phụ nữ duy nhất có mặt trong phòng. Bà mặc bộ quần áo màu xanh sẫm rất hợp thời trang, ngoài khoác áo cánh lụa trắng. Khuôn mặt xinh đẹp của bà lúc này trông thật nghiêm. Hương thơm ngào ngạt từ Rose Garden lọt qua tấm rèm dày che cửa sổ và cửa lắp kính tỏa khắp phòng. Dưới rèm cửa lắp kính trải tấm thảm màu ngọc xanh nước biển hắt vào phòng một làn sáng xanh.
Theodore Tappey, phụ trách CIA, báo cáo vắt tắt lại sự việc. Tappey đã từng đứng đầu FBI, là một người không có những tham vọng danh lợi và chính trị, không bao giờ dồn thúc CIA vào những điều rủi ro chẳng cần thiết. Ông ta được các thành viên trong bộ tham mưu đặc biệt Christian Klee rất tin cẩn.
- Trong vài giờ vừa qua chúng ta đã nhận được một số thông tin khá đau đầu, - Tappey nói. – Một tên người Italia đã ám sát Giáo hoàng. Chuyến máy bay của cô Theresa bị một tốp hỗn hợp do một tên Ả rập có tên là Yabril phụ trách, đã bị bắt cóc. Việc hai sự kiện xảy ra cùng một ngày và tổ chức cùng một thành phố xem ra có móc nối với nhau. Tất nhiên, chúng ta phải đặt dấu hỏi về việc này.
Kennedy nhẹ nhàng nói:
- Lúc này, vụ ám sát Giáo hoàng không phải là vấn đề chủ yếu. Chúng ta nên tập trung vào vụ bắt cóc máy bay. Chúng đã đưa ra yêu cầu gì chưa?
- Dạ, chưa, - Tappey vội đáp, giọng chắc nịch. – Bản thân sự việc đó cũng thật rắc rối.
- Anh cố tìm hiểu xem chúng cần thương lượng gì và báo cáo từng bước với đích thân tôi. – Kennedy nói, rồi quay sang hỏi bộ trưởng Bộ ngoại giao: - Nước nào sẽ hỗ trợ ta?
- Nước nào cũng sẵn sàng hỗ trợ cả, - bộ trưởng trả lời, - trừ các nước Ả rập, họ ngại, họ coi khinh việc bắt cóc con gái ông làm con tin. Nó xúc phạm đến danh dự và họ cũng còn nghĩ tới phong tục giải mối hận thù nợ máu của chính họ. Họ tin rằng chuyện này chẳng đem lại điều gì tốt lành cho họ. Nước Pháp có quan hệ tốt với nhà vua đỡ đầu cho Yabril và cho phép chiếc máy bay bị bắt cóc hạ cánh xuống một sân bay của mình. Họ đã đề nghị cử người quan sát giúp chúng ta. Nước Anh và Israel chẳng thể giúp gì được, họ không đủ tin cậy. Nhưng trong khi chờ đợi bọn bắt cóc máy bay đưa ra những yêu cầu, chúng ta đành chịu bó tay.
Kennedy quay sang hỏi Christian:
- Chris, anh hình dung sự việc thế nào, chúng không đề xuất yêu cầu?
- Có thể còn quá sớm. – Christian đáp. – Hoặc có thể chúng còn con bài khác.
Cabinet Room chìm trong im lặng: ánh đen của những chiếc ghế nặng nề, lưng tựa hơi quá cao phản chiếu ánh sáng trắng từ đèn trên tường hắt xuống làm da thịt những người ngồi trong phòng trở nên xám mét. Kennedy đợi họ phát biểu, đợi tất cả ý kiến của mọi người. Ông ngồi im không nói gì khi họ phát biểu về những sự lựa chọn, về việc đe dọa trừng phạt, dọa phong tỏa đường biển, vây hãm các bất động sản của Sherhaben trên đất Hoa Kỳ, ông hy vọng bọn bắt cóc máy bay sẽ đưa ra các yêu sách thương lượng một khi các đài phát hình và báo chí trên toàn thế giới loan tin thông báo cặn kẽ về vụ này.
Một lát sau, Kennedy quay sang đột ngột bảo Oddblood Gray:
- Anh dự định thời gian triệu tập cuộc họp với các vị lãnh đạo Quốc hội, một ban chủ tịch đoàn thích hợp, cho tôi và cho bộ tham mưu của tôi, rồi Tổng thống quay sang bảo Arthur Wix: - Anh báo bên an ninh chuẩn bị các kế hoạch, nếu sự việc này trở thành vụ việc phức tạp hơn. – Sau đó Kennedy đứng dậy, chuẩn bị rời khỏi phòng, - Các vị ạ, - ông nói với mọi người, - tôi phải nói để các vị rõ rằng tôi chẳng tin vào sự trùng khớp. Tôi không rin rằng Giáo hoàng Tòa thánh La Mã bị ám sát vào cùng một ngày và tại cùng một thành phố nơi con gái Tổng thống Hoa Kỳ bị bắt cóc.
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...