Đời tổng thống KD thứ Tư


Rõ ràng là người giàu ở Hoa Kỳ có ý thức về vai trò xã hội của mình hơn bất kỳ người giàu ở các nước khác trên thế giới. Quả đúng như vậy, đặc biệt những người cực kỳ giàu có, nghĩa là những người nắm trong tay cả đống các công ty, dùng sức mạnh về kinh tế của họ để gây ảnh hưởng trong chính trị và tuyên truyền trên mọi lĩnh vực văn hóa. Điều này được đặc biệt thấy rõ ở các hội viên thuộc Câu lạc bộ Sorates tại miền Nam California, được thành lập khoảng bảy chục năm trước khi thực sự trở thành những trùm tư bản về bất động sản, thông tin đại chúng, điện ảnh và nông nghiệp với tư cách là tổ chức chính tị theo phái tự do chủ nghĩa trong trò giải trí. Đây là tổ chức đặc biệt dành riêng cho những người cực giàu có. Gia nhập tổ chức có thể là người da đen haợc người da trắng, người Do Thái hoặc người theo đạo Thiên chúa, đnà ông hoặc phụ nữ, nghệ sĩ hoặc trùm tư bản. Trên thực tế có rất ít hội viên là người da đen và không một ai là phụ nữ.
Câu lạc bộ Socrates, như ai cũng đều biết, cuối cùng phát triển thành một câu lạc bộ dành cho những người rất nổi tiếng, những người giàu sụ có chức có quyền. Để đảm bảo an toàn, người ta đã mời cựu phó giám đốc CIA phụ trách hệ thống bảo vệ và xây lắp một hàng rào điện tử cao nhất Hoa Kỳ. Một năm bốn kỳ, năm chục tới một trăm nhân vật thực tế nắm gần toàn bộ mọi thứ ở Hoa Kỳ về đây nghri ngơi. Họ về nghri một tuần lễ, trong tuần đó, công việc dịch vụ giảm tới mức tối thiểu. Họ tự lo liệu giường ngủ, đồ uống của mình và thậm chí họ còn tự nấu nướng lấy trong các buổi tối liên hoan ngoài trời. Tất nhiên họ cần có một số bồi bàn, đầu bếp và mấy cô phục vụ và những người giúp việc cho những nhân vật quan trọng là vậy. Nói chung, thế giới kinh doanh và chính trị của Hoa Kỳ không thể chen lọt vào khoảng thời gian họ xả hơi về tinh thần.
Suốt cả tuần nghỉ, họ có thể tụ tập thành từng nhóm nhỏ tiêu khiển bằng cách lao vào các cuộc tranh luận riêng tư. Họ có thể tham dự các buổi xêmine do mấy giáo sư tài giỏi của các trường đại học nổi tiếng thuyết trình và hướng dẫn thảo luận về những vấn đề thẩm mỹ, triết học, trách nhiệm của các bậc tinh hoa may mắn và những kẻ bất hạnh trong xã hội. Họ có thể dự các buổi thuyết trình của những nhà khoa học nổi tiếng trình bày về các mối nguy cơ của vũ khí hạt nhân, về công trình nghiên cứu não, cuộc thám hiểm không gian vũ trụ, về kinh tế.
Họ đồng thời cũng chơi ten nít, tắm ở bể bơi, chơi cờ tào cáo và bài brít và ngồi thảo luận tới khuya về đức hạnh và thói đê tiên, về phụ nữ và tính yêu, về cưới xin và ngoại tình. Họ là những nhân vật có uy tín, những nhân vật có uy tín nhất của xã hội Hoa Kỳ. Nhưng họ cố thực hiện hai điều: họ cố gắng quay về với con người tốt đẹp trong thời niên thiếu của mình và họ cố gắng biết cách bên nhau cùng nỗ lực đưa xã hội trở thành một xã hội tốt đẹp mà họ hằng mong ước.
Sau một tuần lễ sống bên nhau, họ quay về với đời thường, lòng khoan khoái với bao hy vọng mới, họ những muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho loài người và nhận thức một cách rõ ràng hơn là phải tập trung mọi hoạt động của mình nhằm bảo tồn cơ caúa xã hội của họ và rất có thể, do hiểu biết rõ hơn về nhau, nên họ có khả năng bổ trợ nhau trong thương trường.
Tuần nghỉ này bắt đầu từ ngày Thứ Hai sau Chủ Nhật Phục Sinh. Do trong nước đang xảy ra mấy vụ khủng hoảng liên quan tới vụ ám sát Giáo hoàng, vụ bắt cóc chiếc máy bay chở con gái Tổng thống và vụ giết hại cô gái, nên số người về nghỉ không quá hai chục.
George Greenwell là người cao tuổi nhất. Ở tuổi tám mươi, ông ta vẫn có thể chơi ten nít đánh đôi, nhưng ông thận trọng không đánhv ới cánh trẻ vì sợ phải dồn sức quá lớn mới theo kịp nhịp chơi của họ. Ngoài ra ông còn là một mãnh hổ trong các ván đánh cờ tào cáo kéo dài.
Công ty của Greenwell kiểm soát và nắm giữ đại bộ phận lượng lúa mì ở Hoa Kỳ. Greenwell thích Câu lạc bộ Socrates vì nó sang trọng, vì nó kín đáo trước các phương tiện thông tin đại chúng: hội viên của nó nắm trong tay đại bộ phận các trạm phát vô tuyến, các tờ báo, và tạp chí và cũng vì nó gây cho ông có được cảm giác trẻ trung, tạo cho ông cơ hội sống với những người trẻ hơn ông mà sức khỏe ông chẳng thua kém gì so với họ.
Câu lạc bộ Socrates được trang bị một hệ thống thông tin hoàn hảo. Buổi sáng hôm Tổng thống Kennedy thông báo trong cuộc họp của tham mưu, bản tối hậu thư gửi Quốc vương ở Sherhaben, chưa đầy một giờ sau, cả hai chục hội viên trong Câu lạc bộ Socrates đã biết rõ tin này. Một mình Greenwell biết rõ Oliver Oliphant, tức Oracle đã cung cấp tin đó cho Câu lạc bộ.

Vào ngày Thứ Ba, George Greenwell mời ba nhân viên quan trọng khác tới dùng bữa trưa tại một căn lều sang trọng dựng ngay bên ngoài sân ten nít.
Nhân vật thứ nhất là Lawrence Salentine, nắm trong tay đại bộ phận các kênh vô tuyến và mấy công ty điện tín, nhiều tờ báo ở ba thành phố lớn, năm tạp chí và một xưởng phim lớn nhất. Ông ta qua những người giúp việc, là chủ một nhà xuất bản lớn, ngoài ra ông ta còn năm mươi hai trạm vô tuyến địa phương đặt tại các thành phố lơn. Đấy là chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Ông ta đồng thời là người địa diện có uy tín trong giới thông tin đại chúng ở nước ngoài. Salentine mới bốn mươi tư tuổi, có dáng người gày và lịch sự, vầng trán cao, mái tóc màu bạch kiem, quăn theo kiểu các vị Hoàng đế La Mã lúc này rất hợp thời trang trong giới tí thức, nghệ sĩ và ở Hollywood. Về hình thức, trông ông thật hấp dẫn và rất trí thức. Ông là một người có uy tín nhất trên trường chính trị ở Hoa Kỳ. Không một nghị sĩ nào của Quốc hội, hoặc thượng nghị sĩ hoặc một nhân vật nào trong chính phủ khước từ lời gọi điện yêu cầu của ông. Tuy nhiên ông không thể thân thiết với Tổng thống Kennedy, vì Tổng thống cho rằng việc các phương tiện thông tin đại chúng có thái độ chống đối chương trình xã hội mới do chính phủ Kennedy đưa ra là chống đối đích thân Tổng thống.
Nhân vật thứ hai là Louis Inch, người chủ của những bất động sản lớn nhất tại những thành phố lớn của Hoa Kỳ. Chưa từng thấy một cá nhân hoặc công ty nào có nhiều nhà chọc trời như ông ta. Tuy mới bốn chục tuổi, ông ta đã thấy rõ tầm quan trọng của những ngôi nàh chọc trời. Ông ta đã đưa giá thuê nhà ở New York, Chicago và Los Angeles lên cao đến mức không thể chấp nhận được đối với các gia đình bình thường, do đó chỉ những gia đình có hoặc giàu sụ mới được sống thoải mái tại các thành phố đó.
Nhân vật thứ ba là Martin Mutford, tuổi chừng sáu chục. Có lẽ ông ta là người mạnh nhất trong số bốn người vì ông ta kiểm soát được đồng tiền lưu thông trên lĩnh vực khác nhau. Là một người còn trẻ, ông ta được Oracle đỡ đầu và tiếp thụ nhuần nhuyễn các bài học của thầy. Ông ta đã kể bao câu chuyện về Oracle, giọng đầy ngưỡng mộ, trước đám thính giả say mê ở Câu lạc bộ Socrates.
Sự nghiệp của Mutford phát triển trên con đường đầu tư vào nhà băng và đã có những kết quả chói ngời ngay từ những bước đi đầu tiên, có thể nhờ ảnh hưởng của Oracle hoặc như ông ta tuyên bố, nhờ đã loại trừ được vận rủi. Còn trẻ, nên ông ta rất háo tình, như ông ta vẫn thường nói vậy. Điều làm ông ta ngạc nhiên nhất là mấy đức ông chồng của dăm bà vợ trẻ bị ông ta quyến rũ đã đến tìm ông ta không phải để đánh ghen đòi trả thù mà là để đòi vay nợ nhà băng. Họ e lệ mỉm cười và trông rất khôi hài. Theo bản năng, ông ta đã dùng những khoản tiền dùng để cho vay của chính bản thân mình đưa họ mà ông ta biết rằng họ sẽ chẳng bao giờ hoàn lại. Hồi đó, ông ta không biết rằng các doanh nghiệp nhỏ muốn vay tiền chính thức của nhà băng thì phải có quà và tiền lót tay. Nhiều người đổ xô tới vay tiền nhà băng, do đó, muốn được vay thì phải lót tay cho nhân viên nhà băng. Tất nhiên là Mutford đã phải trả lời biết bao cuộc phỏng vấn, bồi hoàn trả nhà băng vài trăm ngàn đô la trước khi chuyển sang ngạch khác và thành phố khác. Dạo ấy ông ta nghĩ rằng số mình không gặp may, nhưng sau này ông ta mới biết rằng do chẳng qua là đã bị sếp khiển trách.
Nhờ những bài học sai lầm hồi trẻ, Mutford đã trưởng thành. Ba chục năm sau Mutford gia nhập Câu lạc bộ Socrates và là nhà tài chính có uy tín lớn nhất ở Hoa Kỳ. Ông ta là chủ tịch một nhà băng lớn và nắm trong tay nhiều kênh vô tuyến. Ông ta và bè bạn đã kiểm soát nền công nghiệp sản xuất ô tô rộng lớn và ngành du lịch bằng đường hàng không. Ông ta sử dụng đồng tiền như nhện bủa lưới. Như ba nhân vật kia, ông đã “nắm” một số nghị sĩ Quốc hội và Thượng nghị viện.
Bốn người ngồi quanh chiếc bàn tròn trong căn lều sang trọng dựng ngay bên ngoài sân ten nít, Greenwell lên tiếng nói:
- Các bạn nghĩ sao về quyết định của Tổng thống?
Mutford đáp:

- Bọn chúng đã có hành động như vậy với con gái ông ta thật quá tệ. Nhưng phá hủy năm chục tỷ đô la của cải vật chất thì không thể chấp nhận được.
Một người phục vụ mang tới các đồ uống họ gọi.
Salentine trầm ngâm nói:
- Nếu ông ta bỏ qua được chuyện này, người dân Hoa Kỳ sẽ coi ông ta đúng là một vị anh hùng. Ông ta sẽ được bầu lại với số phiếu lớn.
Greenwell lên tiếng:
- Các anh đừng quên rằng văn phòng Tổng thống Hoa Kỳ có thể là một mối nguy lớn đối với quá trình dân chủ hóa.
Salentine nói:
- Chuyện vô lý! Các văn phòng khác của chính phủ sẽ ngăn ông ta có quyết định cá nhân như vậy. Quân đội do bị vây hàm trong vòng tăm tối, sẽ không cho phép làm vậy, trừ phi có lý, bác cũng biết rõ điều đó, bác George.
Greenwell đáp:

- Quả đúng thế. Trong thời bình thường thôi. Nhưng cứ nhìn Lincoln mà ngẫm, trong cuộc nội chiến, ông ta đã thực sự đình lệnh định quyền giam giữ và quyền tự do công dân: cứ nhìn Franklin Roosevelt mà ngẫm, ông ta đã xô chúng ta vào cuộc Thế chiến thứ hai. Cứ nhìn những quyền lực của cá nhân Tổng thống mà ngẫm. Ông ta có quyền được tuyệt đối miễn thứ bất kỳ mọi tội. Đấy là quyền lực của một ông vua. Các anh có biết quyền bính trong tay như vậy thì có thể làm gì không? Có thể tạo dụng quanh mình một lòng trung thành tới mức nào không? Ông ta có những quyền hạn vô biên nếu không có một Quốc hội đủ mạnh để kiềm chế ông ta. Cũng may mà chúng ta có một Quốc hội như vậy. Chúng ta cần phải nhìn thẳng về phái trước, chúng ta cần phải nhắc nhở bên hành pháp để họ trở thành những người đại diện thích đáng do nhân dan đã bầu lên.
Salentin bảo:
- với phương tiện vô tuyến và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Kennedy không thể tồn tại quá một gnày một khi ông ta định độc tài giải quyết bất kỳ vấn đề gì. Ông ta không thể có cách lựa chọn đó. Tín ngưỡng mạnh nhất ở Hoa Kỳ ngày nay là tín điều về quyền tự do cá nhân. – Salentine ngừng lời một lát rồi nói tiếp. – Như bác đã biết quá rõ đấy, bác đã chịu bao khốn khổ về cái vụ cấm vận bỉ ổi đối với bọn Nga.
Greenwell dặn luôn:
- Anh không nắm được vấn đề rồi. Một Tổng thống liều lĩnh có thể vượt qua những trở ngại đó. Và Kennedy rất liều lĩnh trong cuộc khủng hoảng này.
Louis khó chịu nói:
- Bác định thuyết phục chúng tôi tập hợp lại trong trận tuyến chống lại tối hậu thư của Kennedy gửi Sherhaben? Riêng cá nhân tôi nghĩ rằng đây là vấn đề đại sự nên ông ta phải tỏ ra cứng rắn. Phải dùng sức mạnh, sức ép, đối với chính phủ cũng như với nhân dân.
Ngay thuở ban đầu mới bước chân trên con đường làm ăn của mình, Louis đã sử dụng chiến thuật gây sức ép với người thuê nhà khi muốn giải tỏa các cao ốc để xây dựng lại. Gã đã cắt hơi đốt, cắt nước. Gã đã dùng trăm phương ngàn kế dồn hàng ngàn người vào cảnh sống thiếu thốn khốn khổ. Gã đã “khoanh” một số vùng phụ cận, thuê người da đen tống người da trắng ra khỏi nhà của họ, đút lót mấy quan chức trong chính phủ và ở thành phố. Gã rất hiểu điều mình đang nói. Thắng lợi được xây đắp trên cơ sở biết cách gây sức ép.
Greenwell bảo:
- Anh cũng không nắm được vấn đề nốt. Một tiếng nữa ta sẽ có cuộc trao đổi bằng điện thoại màn hình với Bert Audick. Mong các anh bỏ qua cho tôi đã không trao đổi trước về chuyện này, chẳng là tôi thấy quá gấp không thể đợi được, các sự kiện cứ nối tiếp diễn ra thật khẩn cấp. Nhưng Bert Audick là người phải chịu tổn thất năm chục tỷ đô la, nên ông ta vô cùng quan tâm đến vụ này. Nhìn người mà ngẫm đến thân thì vẫn tốt hơn. Nếu Tổng thống làm được chuyện đó với Audick. Ông ta có thể áp dụng được với ta.
- Tâm trí Kennedy bị rối loạn rồi. – Mutford trầm ngâm nói.

Salentine bảo:
- Chúng ta nên thỏa luận nhất trí với nhau trước khi trao đổi với Audick. – Audick cũng thực sự bị rối loạn tâm trí nên mới lao vào ôm giữ dầu mỏ. – Louis nói. Louis luôn cảm thấy, về mặt nào đó, quyền lợi của dầu mỏ xung đột với quyền lợi về bất động sản.
- Ta nhờ Audick trình với ông ta những suy nghĩ đúng mực nhất của chúng ta. – Greenwell bảo.
Bốn người tụ tập tại trung tâm liên lạc của Câu lạc bộ Socrates đúng lúc hình ảnh Bert Audick hiện trên màn hình. Ông ta mỉm cười chào họ nhưng mặt ông ta đỏ ửng, có thể màu chưa được chỉnh, cũng có thể ông ta đang trong cơn thịnh nộ. Audick lên tiếng nói giọng bình tĩnh:
- Tôi chuẩn bị đi Sherhaben. Có thể đây là chuyến đi sang ngó lại lần cuối cùng khoản tiền năm chục tỷ đô la của tôi.
Người trong phòng có thể trò chuyện với Audick giống như ông ta đang ở trước mặt họ, đồng thời Audick cũng nhìnt hấy rõ họ. Họ cố giữ vẻ mặt cũng như giọng nói thật đĩnh đạc.
- Anh đi thật à? – Louis hỏi.
- Đúng. – Audick đáp. – Quốc vương với tôi là chỗ bè bạn thân thiết và đây là một tình huống thật đau lòng. Nếu đích thân tôi sang đấy, tôi có thể giải quyết được nhiều vấn đề thuận lợi cho đất nước ta.
- Theo nguồn tin các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp cho tôi thì Quốc hội và Thượng nghị viện đang cố phủ quyết quyết định của Tổng thống. Liệu có ổn không? – Salentine hỏi.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui