Lâm Xuân Nhi thích tuyết rơi dày đặc ở Tây Bắc. Chúng chẳng hề thoải mái hay thú vị, cứ như vậy ào ào thổi tới, ép buộc và cuốn con người ta vào trong đó. Cô nằm trên tuyết một lúc sau đó không chịu được lạnh, đứng dậy phủi tuyết trên người như một chú cún con. Cáp Ngô Lặc đã hoàn thành xong phân cảnh trong kịch bản nên tới nói chuyện với Lâm Xuân Nhi. Cậu chỉ vào người điều khiển boom quay phim hô lên: “Nhẹ tay, nhẹ tay thôi.”
“Chắc phải tốn cả ngày hôm nay ở đây đấy nhỉ?” Lâm Xuân Nhi thắt chặt lại khăn quàng cổ. Lúc này gió mạnh cuốn theo tuyết dày khiến tiết trời lạnh đến mức cổ họng cảm thấy khó chịu, cô hơi nghẹn ngào nói: “Tối qua chị đã đọc kỹ quyển sách viết về những nông sản phụ kia rồi nhưng vẫn chưa nghĩ ra ý tưởng nào đặc biệt cả. Nhưng không cần sốt ruột, trước tiên cần có khán giả đã, chuyên đề hôm nay không tệ đâu.”
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
“Được. Chúng ta bám trụ ở đây từ sáng sớm đến tối muộn quay tư liệu, chắc sẽ có chỗ cần dùng thôi.”
“Còn máy nào rảnh không?” Lâm Xuân Nhi nhìn các anh em đang bận rộn, hỏi.
“Còn một máy quay video cầm tay chuyên dụng để làm vlog.”
“Đưa cho chị.”
“Vâng.”
Lâm Xuân Nhi cầm chiếc máy quay nhỏ nhét vào túi áo lông, nói với Cáp Ngô Lặc: “Chị đi tìm người bản địa nói chuyện đây.”
“Một mình chị đi không ổn đâu.” Cáp Ngô Lặc hơi lo lắng, quay lại gọi một chàng trai đến: “Tiểu Mã, cậu đi với chị Xuân Nhi nhé, bên này đủ người rồi.”
Tiểu Mã là một chàng trai cao lớn, nhà vô địch Tán thủ nghiệp dư, cậu ấy đi theo Lâm Xuân Nhi sẽ có thể bảo vệ an toàn cho cô. Lâm Xuân Nhi cảm ơn Cáp Ngô Lặc rồi cùng Tiểu Mã chậm rãi bước về phía đường quốc lộ. Tuyết rơi dày đặc thế này như thể nối liền trời và đất, đường quốc lộ màu xám đã biến mất, chỉ có thị trấn nhỏ cách đó không xa đứng vững vàng trong gió tuyết nhưng không thể thấy được mái nhà, chỉ có thân nhà.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Lúc này ngoài thị trấn khá vắng bóng người. Cả hai bước vào một quán trà sữa, chủ quán là một bà cụ đã khá lớn tuổi.
“Bà ơi, cho con một bát trà váng sữa ạ.”
“Có uống hết được không?” Bà cụ thấy chỉ có hai người thì lo họ không uống hết nổi.
“Uống hết được bà ơi.” Lâm Xuân Nhi chỉ ra bên ngoài: “Có mấy A Đạt Tây* ở gần đây, uống không hết thì mang về ạ.” Cô cố gắng bắt chước dáng vẻ của người bản xứ, trông vô cùng đáng yêu. Bà cụ trìu mến nhìn cô, nói: “Chờ bà chút nhé.”
(*: Nghĩa là người anh em, tiếng Duy Ngô Nhĩ)
Bà cụ lần lượt đặt chiếc bát sứ trắng trước mặt Lâm Xuân Nhi và Tiểu Mã, rắc một chút muối vào bát sau đó đổ sữa tươi đã đun sôi vào. Sữa đã được nấu rất kỹ, có một lớp váng dày trên mặt. Sau đó bà cụ lại đổ tiếp nước trà vào: “Uống đi!”
Lâm Xuân Nhi vội vàng bưng bát lên uống một ngụm, thơm ngon vô cùng. Cô giơ ngón cái lên với bà cụ: “Ngon lắm ạ.”
Lúc này trong cửa hàng không còn ai khác, bà cụ ngồi xuống đối diện với cô, hỏi: “Đến chơi à?” Tiếng Hán của bà cụ không sõi lắm, Lâm Xuân Nhi phải cố gắng lắm mới nghe được: “Không phải bà ơi, cháu đi làm việc.” Lâm Xuân Nhi lấy chiếc máy quay nhỏ trong túi ra, khoa tay một chút: “Đến quay phong cảnh.”
Mấy năm nay bà cụ ở thị trấn nhỏ này đã thấy một số du khách ghé thăm, cũng không quá lạ lẫm với chuyện này, bèn chỉ vào mình nói: “Quay bà à?” Trước đây luôn có người xin chụp ảnh bà, bởi vì bà cụ có khuôn mặt đặc trưng của người dân tộc thiểu số với các đường nét sắc sảo, hơn nữa trang phục của bà cụ luôn tươi sáng và đặc biệt, rất ăn ảnh.
“Được không ạ?” Lâm Xuân Nhi xác nhận lại với bà cụ.
“Được chứ.”
Thế là cô mở máy quay ra, căn chỉnh ánh sáng và bối cảnh, Tiểu Mã thì hỗ trợ cố định máy. Xong xuôi cô mới nói với bà cụ: “Chúng con ghi hình lại, sau này có thể sẽ phát trên truyền hình và viết bài phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn xong con sẽ gửi bà một ít tiền...”
“Không cần tiền đâu.” Bà cụ khoát tay sau đó chỉ tuyết rơi bên ngoài: “Tuyết lớn quá, buồn lắm.” Cũng phải, họ đã vào đây được một lúc rồi mà vẫn chẳng thấy bóng người nào trên đường cả: “Vậy thì con cảm ơn bà nhé.”
Bà cụ trong màn hình dịu dàng hiền lành, mái tóc chải óng mượt, mỗi nếp nhăn trên mặt đều ghi hằn dấu vết của thời gian. Làm cô nhớ đến câu “người đẹp sống cùng với năm tháng”. Lâm Xuân Nhi nhẹ nhàng hỏi bà cụ vài câu, ví dụ như bà đã bao nhiêu tuổi rồi, tên gọi là gì.
Bà cụ trả lời từng câu một, bà bảy mươi bảy tuổi, tên là La San, có nghĩa là hoa hồng.
Lâm Xuân Nhi lại chỉ vào cửa hàng trà sữa: “Cửa hàng trà sữa này mở được bao nhiêu năm rồi bà?”
“Bốn mươi lăm năm rồi.” Bà La San đáp: “Mới đầu chỗ này là một căn nhà bỏ hoang, cả nhà bà sống ở đây, bán sữa tươi và trà sữa. Sau đó bố thằng bé ra ngoài làm ăn, bà với cháu sống ở chỗ này. Sau nữa thì cháu lớn lên, đi rồi, chỉ còn mình bà ở đây.” Bà La San cúi đầu lau nước mắt. Lâm Xuân Nhi suy nghĩ rất lâu mới kịp phản ứng lại, thấy bà cụ đang chấm nước mắt thì đứng dậy đưa một chiếc khăn tay cho bà rồi khẽ khàng hỏi: “Ông nhà đi đâu rồi ạ?”
Bà La San lắc đầu, một lúc lâu sau mới nói: “Đi rồi, không viết thư, cũng chẳng quay về.”
“Đi hơn bốn mươi năm ạ?”
“Bốn mươi ba năm.”
Bốn mươi ba năm bặt vô âm tín. Cho dù là chim én mùa thu bay về phía nam thì năm sau vẫn sẽ trở lại, người đi một mạch bốn mươi ba năm thế này, cô quả thật chưa từng thấy bao giờ. Lâm Xuân Nhi chợt thấy buồn lòng. Cô cúi đầu điều chỉnh lại cảm xúc của mình sau đó hỏi bà La San có đồng ý nói thêm về chuyện này không.
Bà La San đồng ý. Bốn mươi ba năm trước nơi này còn rất nghèo khó, trái cây ở Tân Cương rất ngọt, đồ ăn cũng ngon nhưng lại chỉ có thể tiêu thụ ở địa phương, xuất ra không được mà mua vào cũng không xong. Bọn nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, đói đến mức đêm không ngủ được. Người bạn già của bà La San trong một đêm khuya đã quyết định bỏ trốn. Ông ấy đi bộ rời khỏi nhà, ba tháng sau gửi tiền về cho bà cụ rồi gửi liên tục trong hai năm tiếp theo. Trong lúc đó địa chỉ của ông ấy không ngừng thay đổi. Sau đó ông ấy đột ngột biến mất. Địa chỉ lần cuối cùng ông ấy gửi thư về là ở Tây An.
Ban đầu bà La San muốn tới Tây An tìm ông, nhưng con còn nhỏ tuổi, hơn nữa chi phí không hề rẻ, bà cụ chẳng có cách nào khởi hành, đành nhủ thầm dù thế nào ông ấy cũng sẽ trở về nhà thôi. Một vài năm sau, bọn nhỏ lớn lên, dựng vợ gả chồng, trong lòng oán hận bố mình nên không cho bà cụ đi tìm. Cứ như thế, bốn mươi ba năm thoáng cái trôi qua.
Câu chuyện xưa này rất dài, Lâm Xuân Nhi vừa nghe vừa rơi nước mắt.
Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn đặc biệt đầy ngẫu hứng này, Lâm Xuân Nhi dường như đã trải qua hơn bốn mươi năm trong cuộc đời của bà La San. Cô đứng dậy ôm bà cụ, cảm ơn bà đã mang đến cho mình một ngày đặc biệt như thế này sau đó lấy điện thoại di động ra rồi hỏi bà cụ: “Con thấy trong tiệm nhà mình có thể quét mã, con quét mã trả tiền trà sữa có được không?”
Bà cụ gật đầu: “Cuối tuần bọn nhỏ sẽ đến giúp tôi.”
“Thế thì tốt rồi ạ.” Lâm Xuân Nhi chuyển cho bà cụ một nghìn tệ rồi lại nói với bà: “Bà ơi, chúng con có thể nhận được một ít nhuận bút từ nền tảng, đến lúc đó nếu bài viết hoặc video của bà được trả tiền thì bọn con sẽ liên lạc và chuyển khoản cho bà nhé. Bà có thể cho con thông tin liên lạc được không?”
Bà La San lắc đầu: “Không cần đâu.”
“Cần mà bà.” Lâm Xuân Nhi vỗ vai bà cụ: “Bà ơi, bà muốn tới Tây An phải không? Tây An đẹp lắm, không chừng ông đang ngồi phơi nắng dưới chân thành cổ đấy ạ.”
“Còn sống là tốt rồi.”
“Bà có cần con đi tìm ông không ạ?”
“Không cần đâu.”
Không cần nữa. Đã bốn mươi ba năm rồi, ly nước nóng ấm kia đã bay hơi gần hết, trái tim nguội lạnh không còn mong chờ gì nữa thì sẽ không cần. Lâm Xuân Nhi ôm bà cụ một lần nữa rồi gói một cốc trà sữa lại, sau đó mới rời khỏi cùng với Tiểu Mã. Trùng hợp họ lại đụng phải một đám trẻ con tan học đang chạy trong trời đất ngập tràn băng tuyết. Thấy Lâm Xuân Nhi và Tiểu Mã, bọn nhóc đều dừng lại, nhìn hai vị khách từ bên ngoài đến thăm thị trấn này.
Lâm Xuân Nhi nhiệt tình vẫy tay với bọn nhóc, chúng bèn chạy tới vây xung quanh họ, cùng họ chụp ảnh và nô đùa ầm ĩ. Lâm Xuân Nhi lo bọn trẻ khát nên rót trà sữa vào chén nhỏ cho chúng, thấy chúng uống xong thì quay lại mua thêm hai cốc rồi sau đó mới nói lời tạm biệt với đám trẻ.
Trở lại nơi nhóm Cáp Ngô Lặc đang quay ngoại cảnh, Lâm Xuân Nhi thấy họ đã tháo boom quay phim và đang xem lại tư liệu. Ngày tuyết phủ trắng trời như hôm nay thật sự lạnh tê tái, may mà những chàng trai trẻ này sinh ra và lớn lên ở Tân Cương nên chịu lạnh tốt hơn Lâm Xuân Nhi. Cô nép vào trong xe, rót trà sữa nóng vào một chiếc bình giữ nhiệt rồi mới lấy điện thoại ra.
Tin nhắn đầu tiên nhảy ra là của Khương Phương Lộ, anh ta thông báo cho cô về tiến độ thu thập chứng cứ cộng với việc chuẩn bị thư luật sư và gửi một tệp PDF qua. Mạng của Lâm Xuân Nhi rất chậm, không thể mở nổi, thế là cô trả lời: “Sắp chết cóng ở Tân Cương rồi, không có mạng, để bao giờ tôi về khách sạn rồi xem.”
Tiếp theo là tin nhắn của Tiểu Hỷ, là một bản kế hoạch mở rộng để hỗ trợ tình hữu nghị. Cái này cô cũng không mở được, cứ để lại vậy.
Cô ném điện thoại sang một bên, nhìn Cáp Ngô Lặc ở bên ngoài đang kết thúc công việc. Đám thanh niên xoa xoa tay rồi lên xe, Cáp Ngô Lặc thấy Lâm Xuân Nhi đã chuẩn bị trà sữa cho mình thì cười hì hì: “Cảm ơn chị Xuân Nhi nha.”
Ban ngày họ chỉ gặm bánh mì, lúc này đã đói cồn cào, nằng nặc đòi đi ăn thịt uống rượu.
Đương nhiên Lâm Xuân Nhi đồng ý, thế là mọi người đỗ xe ở khách sạn rồi đi bộ tới một nhà hàng dành cho tài xế trong thị trấn. Lúc này vì tuyết rơi dày nên lối đi nhỏ đã đóng cửa, nhưng trong nhà hàng vẫn rất náo nhiệt và đầy ắp người. Ông chủ phải đi vòng quanh bên trong ba vòng, dồn mọi người vào một chỗ giống như những con cừu non rồi mới giải phóng được một không gian nhỏ cho nhóm bọn họ.
Mấy ngày nay thấy mọi người ăn uống quá tệ, Lâm Xuân Nhi không đành lòng nên gọi rất nhiều món, chẳng hạn như thịt quay, gan bọc dầu, thịt nướng treo khung, cơm thập cẩm, sườn dê, cơm ruột mì phổi, mì vàng vỏ lạnh. Tất cả mọi người đều kiên nhẫn chờ Cáp Ngô Lặc chụp mấy tấm ảnh làm tư liệu, xong xuôi rồi mới bắt đầu ăn như gió cuốn mây vần.
Lâm Xuân Nhi cảm thấy vị giác chết lặng mấy ngày hôm nay của mình bây giờ mới sống lại. Cả bàn đều ăn bốc, cô cũng nhập gia tùy tục, rửa tay rồi xắn áo lên, ăn cơm bằng tay như người bản xứ. Cách nhập vai ăn uống của cô chọc mấy cậu thanh niên bật cười. Cáp Ngô Lặc lén chụp ảnh cô rồi đăng lên nhóm kèm theo dòng tít: “Nữ doanh nhân thiên tài cúi đầu trước phong cách ăn cơm bằng tay của Tân Cương.”
Mọi người lại phì cười thành tiếng, cuối cùng Lâm Xuân Nhi cũng ngẩng đầu lên: “Sao thế?”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...