Diệp Trình


Tụi Diệp Trình không thân thiết với đám nhỏ cùng thôn lắm.

Lục Minh Viễn và Diệp Bình chưa đi học nhưng cũng không hay qua lại với tụi nó, ngày nào hai đứa cũng có việc để làm mà, đâu như đám Đại Bàn, Nhị Bàn, bình thường trừ lúc ở nhà làm mấy việc vặt giúp đỡ gia đình ra, thời gian còn lại đều lêu lổng ngoài đường, đồng bọn tự nhiên nhiều hơn.
Như mùa hè này vậy, trong khi đám nhỏ nhà khác chỉ cần lo làm bài tập nghỉ hè thì Diệp Trình lại phải bắt đầu nhọc công tìm kiếm nguồn tiêu thụ trứng muối.

Lúc đầu, trứng muối nhà chúng đều để Lục Minh Viễn mang theo, cho vào trong một cái rổ đặt cạnh sạp sửa giày, mỗi ngày cũng có thể bán được vài quả.

Thi thoảng Thái Kim Chi cũng sẽ mang một ít lên trấn trên bán, bất quá số lượng không được bao nhiêu, bởi vì trấn trên lớn như thế, nhưng người khá giả lại không nhiều, trong khi có tới mấy nhà cũng nuôi vịt như Trần Tam vậy.
Nói chung trứng vịt này nhất định phải đem vào thành phố bán rồi, nhưng cụ thể bán ở đâu thì tụi nhỏ còn chưa nghĩ ra, Thái Kim Chi và Tiền Thủ Vạn còn ít rời thôn hơn chúng nó, tự nhiên không đưa ra được bao nhiêu đề nghị.
Vốn còn muốn đến thành C nơi tụi Diệp Trình từng ở, nhưng nghĩ lại thì thành C quá xa, tiền lộ phí rất tốn kém, cho dù có thể tìm được người tốt cho quá giang thì tiền hao tổn dọc đường cũng quá lớn, mỗi lần đi, số trứng muối chúng có thể mang theo có hạn, mà kỳ nghỉ hè lại chỉ có hai tháng, hai tháng sau, Diệp Trình phải trở lại trường, mà Lục Minh Viễn cũng bước vào lớp một rồi.
Thôn trấn nhỏ vào mùa hè việc buôn bán ảm đạm đi không ít, thời tiết nóng lên, mọi người liền ngại không muốn ra đường, không như ở thành phố lớn, ai ai cũng phải đi làm, không muốn ra khỏi nhà cũng phải ra.

Người ra đường ít đi, thu nhập từ việc sửa giày cũng giảm đáng kể, thế nên gần đây Lục Minh Viễn cũng nghỉ không dựng sạp, cùng Diệp Trình đi khắp nơi tìm nguồn bán trứng.

Diệp Bình lần này không đi theo được, dù sao cả một đàn vịt ở nhà cũng không thể bỏ đấy không chăm, thế nên dù nhỏ có không tình nguyện cũng đành phải ở lại.
Đám nhóc mở một cuộc họp gia đình không chính quy nhỏ, sau đó quyết định hôm sau sẽ lên thị trấn trước để thử vận may, nếu như bán được thì không phải đi xa nữa, còn nếu chẳng may bán không tốt, đến lúc đó sẽ cân nhắc đi tới nơi xa hơn.
Chúng nó một ngày cũng không muốn trì hoãn, Diệp Trình mới hôm trước còn vừa tham gia cuộc thi, hôm sau đã lên thị trấn bán trứng muối.

Từ thôn bọn chúng ngồi xe lên thị trấn mất tám đồng, người bán vé thấy hai đứa còn nhỏ, liền cho chúng mua nửa vé, thành ra hai người mới hết ngần ấy.

Lên đến thị trấn, hai đứa xuống xe trước cổng chợ, trong tay Diệp Trình xách một xô trứng muối, thành xô còn bám bùn đất, Lục Minh Viễn thì ôm một cái rổ cũng đựng đầy trứng, bày bán ngay ở đó.
Lúc này còn chưa có quản lý đô thị, nên hàng quán vẫn bày bán đầy ngoài cổng chợ, chỉ cần xem xem mình ngồi trước cửa hàng nhà ai thôi, nếu đối phương không đuổi thì không sao.

Diệp Trình và Lục Minh Viễn ngồi bán trứng trước cửa một nhà bán dụng cụ nấu bếp, giữa bờ tường nhà này và lề đường có một cây ngô đồng có vẻ đã khá lâu năm, thân cây cao lớn.
Hai đứa dựng sạp sát thân cây, tận lực không chắn trước cửa hàng nhà người ta, chủ quán đó cũng không nói gì, địa điểm bán hàng cứ như thế định xuống.

"Trứng vịt này bán thế nào đây?" Chỉ chốc lát sau, đã có một bác gái trung niên ăn mặc gọn gàng sạch sẽ tới hỏi giá, bác gái này tầm năm mươi tuổi, làn da trắng nõn, dáng người cũng cân đối, hoàn toàn không giống mấy cô mấy bác trong thôn nhà chúng chút nào.
"Sáu mao ạ." Nhanh như vậy đã có sinh ý tới cửa, Diệp Trình thực cao hứng.
"Trứng này là vịt nhà cháu nuôi hay mua buôn thế?" Bác gái nọ lại hỏi.
"Tự nuôi, nuôi trong ao, cho ăn lượng thực, rau củ loại." Lục Minh Viễn đáp, vẻ mặt tuy không hợp lắm nhưng nói năng lại rất gọn ghẽ, đúng ý.
"Cho bác năm quả trước đi, mua về ăn thử."
"Sống hay chín ạ?" Diệp Trình lấy một cái túi nilon từ giỏ trúc bên hông ra.
"Sống hết đi."
Sáng sớm ra chợ mua thức ăn phần lớn đều là phụ nữ đã có chút tuổi, đàn ông cũng có nhưng không nhiều.

Ngoài ra còn có vài người là nhân viên của các căn tin, nhà hàng linh tinh đi xe ba bánh ra mua, những người này một lần mua rất nhiều, ai cũng đều muốn bán hàng cho họ, bất quá giá cả thì phải ưu đãi một chút.
Sạp của Diệp Trình bán không tệ, bắt đầu lục tục có người tới mua, lần này ra ngoài chúng mang đi tổng cộng hơn hai trăm quả trứng muối, không bao lâu sau đã bán được hơn nửa.

Cũng có người đi xe ba bánh tới hỏi giá, Diệp Trình nói sáu mao tiền, đối phương hỏi năm mao có bán không, thấy Diệp Trình lắc đầu thì liền chạy xe đi thẳng không quay đầu lại.
Dù sao trứng nhà nó cũng không phải từ trên trời rơi xuống, vịt cũng không có khả năng tự nhiên mà đẻ được, ngày thường phải cho ăn rau bèo, lương thực loại linh tinh không nói, mỗi ngày Diệp Bình còn phải coi sóc cẩn thận, có trứng rồi còn phải mua muối về ủ, mà một lần ủ tới một tháng mới được, vại nước cũng phải mua đến vài cái, tính ra giai đoạn trước tụi nó đã đầu tư không ít.
Hơn nữa Diệp Trình còn nhớ học phí học kỳ đầu tiên năm nhất của mình là ba mươi hai đồng, học kỳ sau năm mươi lăm, nếu như về sau mỗi học kỳ đều ba mươi hai đồng thì Diệp Trình cảm thấy tiền tiết kiệm nhà nó vẫn đủ chi trả học phí cho cả ba đứa.

Nhưng nếu học kỳ nào học phí cũng tăng gấp đôi, Diệp Trình còn chưa học nhiều về số học, không tính ra được con số cụ thế, nhưng vẫn biết nhất định không nhỏ, thế nên bây giờ nó phải cố gắng tích tiền, nếu mỗi quả trứng bán bớt đi một mao tiền thì sẽ mất không ít.
Lại nói, trứng sống bán chạy hơn trứng chín một chút, có lẽ là vì nơi chúng chọn ngồi bán là trước cổng chợ, đa phần mọi người mua trứng về làm đồ ăn, nên trứng sống so ra linh hoạt hơn, dù làm trứng chưng thịt, rán hay hấp thì trứng chín cũng không thích hợp.
Hơn hai trăm quả trứng của tụi Diệp Trình chẳng đáng là bao, cho dù người mua không đông đúc, nhưng chưa đến giữa trưa chúng cũng đã bán xong hết rồi.

Hai đứa lại không vội trở về, liền đi dạo vòng vòng quanh chợ.

Nếu như đã có thể bán trứng ở thị trấn, mà trên cơ bản bán trứng chỉ cần một người phụ trách, hai đứa cũng bắt đầu nghĩ đến chuyện dời cả sạp sửa giày tới đây, dù sao nơi này cũng là thị trấn, việc làm ăn chắc không đến mức thảm đạm.
Nhưng rốt cuộc phải dựng sạp ở đâu lại là vấn đề lớn.


Bây giờ hai đứa nó bày hai rổ trứng trước cửa hàng nhà người ta thì đối phương có lẽ còn không quá phản cảm, nhưng nếu dựng sạp sửa giày thì khả năng lớn là sẽ bị đuổi.

Dù sao đây cũng xem như là nơi có địa thế tốt ở thị trấn, tiền thuê cửa hàng cao, nếu như việc bán hàng bị cản trở thì lỗ mất.
Diệp Trình và Lục Minh Viễn dạo qua một vòng, cuối cùng phát hiện bên cạnh nhà vệ sinh công cộng gần chợ còn một chỗ trống.

Nhà vệ sinh này có thu phí, do một đôi vợ chồng già trông coi, tẩy rửa khá sạch sẽ, nên cũng không thối lắm.

Nhưng hai vợ chồng này lại không dễ nói chuyện chút nào, vừa mới nghe tụi Diệp Trình nói muốn bày quán sửa giày liền trực tiếp lắc đầu đuổi hai đứa đi, đến một chút ý tứ thương lượng cũng không có.
"Đi đi, nơi này cấm buôn bán, mấy đứa không cần phải hỏi nữa, không được chính là không được."
"Bọn cháu sẽ trả tiền thuê mà." Lục Minh Viễn cảm thấy đây mới là vấn đề mấu chốt.
"Chỗ này không cho thuê, mấy đứa đến chỗ khác mà hỏi."
"Sạp của bọn cháu nhỏ lắm, với lại bọn cháu sẽ dựng sát sang bên kia, không chắn đường đâu ạ." Những chỗ khác Diệp Trình đều đã đi xem cả rồi, xung quanh chợ có mỗi chỗ này là thích hợp thôi.
"Cái thằng nhóc này làm sao thế nhở, đã bảo là không được rồi mà." Giọng điệu bà vợ không chút hòa khí, nói xong liền sập cửa đánh rầm một tiếng.
"Nè, mấy được muốn dựng sạp bán hàng à?" Diệp Trình và Lục Minh Viễn đang định đi thì bên cạnh đột nhiên vang lên một giọng nam, quay đầu liền thấy một ông chú cao gầy tầm ba mươi tuổi, trên mũi là cặp kính cận, thoạt nhìn nhã nhặn lại dẫn theo vài phần thanh thoát.
"Vâng ạ." Diệp Trình cảm thấy ông chú này có lẽ sẽ giúp được mình, dù sao nó cũng không quen thuộc đường đi lối lại trên thị trấn, nhưng ông chú này lại khác.
"Bán cái gì? Trứng hả?" Cái xô trong tay Lục Minh Viễn còn dính đầy bùn đất, nên cũng không khó đoán.
"Không ạ, bọn cháu sửa giày."
"Thì ra chính là hai đứa à, chú đã sớm nghe nói huyện bên có hai đứa nhỏ biết sửa giày, hắc, nếu không có chỗ nào thì đến trước cửa nhà chú mà bày quán, trước cửa nhà chú cũng đang trống nè." Ông chú nọ nghe được thì nhất thời hưng trí lên, thái độ nói chuyện cũng nhiệt tình hơn trước nhiều.
"Nhà chú ở đâu ạ?"
"Ngay phía trước thôi, quẹo một cái là đến, tuy không sát mặt đường lắm nhưng để dựng sạp sửa giày thì vẫn được, đi nào, để chú dẫn hai đứa đi cho biết đường, hôm sau hai đứa cứ đến thẳng đó là được." Người nọ nói xong liền nhấc chân đi trước, Diệp Trình và Lục Minh Viễn cũng vội vã theo sau.
Bình thường chợ nào cũng sẽ có vài nhà có người ở, như chợ trên thị trấn này cũng vậy, có tổng cộng bốn hộ gia đình, mà nhà ông chú này chính là một trong số đó, ở trong một con ngõ không to không nhỏ, lưu lượng người qua lại khá đông đúc, các cửa hàng trong ngõ phần lớn bán hàng tạp hóa cùng đồ dùng sinh hoạt, nồi niêu xoong chậu gì cũng có.
Những căn nhà trong con ngõ này đều khá cũ kỹ, phần lớn là nhà hai, ba tầng, nhà của ông chú nọ cũng chỉ có hai tầng, tầng một nhìn ra ngõ được y dùng làm phòng tranh, đi vào thêm chút nữa là bếp.


Y nói y là giáo viên mỹ thuật tạo hình ở trường trung học, nghỉ hè mở lớp dạy thêm, thu đệ tử, nên trước nhà có thêm sạp hàng cũng không ảnh hưởng, nói đến cao hứng còn bảo Diệp Trình và Lục Minh Viễn làm người mẫu cho y, thay cho tiền thuê mặt bằng.
Khi ấy Diệp Trình và Lục Minh Viễn còn chưa biết mỹ thuật là cái gì, chỉ cảm thấy căn phòng này thực kỳ quặc, vừa vào cửa đã trông thấy một tấm vải trải trên bàn, mà nói trải trên bàn thì cũng không đúng lắm, bởi vì một đầu của tấm vài được đóng đinh lên tường, đầu khác phủ ngang mặt bàn, nhưng phủ cũng không đều, xô xô lệch lệch, trên bàn bày một cái bình gốm, kế bên là một cái đĩa đựng hai quả cam, một quả táo và vài quả chuối, bên ngoài đĩa để rải rác mấy quả táo nhỏ.
Sát tường là một cái giá trông khá chắc chắn, bên trên bày đủ thứ kỳ quái, có đầu lâu giả màu trắng, cùng các loại tượng đầu người đủ hình đủ dạng, bình bình lọ lọ cũng không thiếu, thậm chí còn có cả một song cửa sổ bằng gỗ.

Loại cửa sổ này Diệp Trình từng thấy qua rồi, thôn bọn chúng cũng có một nhà làm cửa sổ như vậy, dùng một khối gỗ hoàn chỉnh chạm khắc thành đủ loại hoa văn, ánh sáng sẽ chiếu qua những hoa văn đó.

Bất quá nghe người trong thôn nói người trong nhà này đều đi hết cả rồi, nên đồ đạc trong nhà phần lớn đều đã hỏng hóc, ngay cả song cửa sổ khắc hoa đó cũng đều đã mục ruỗng đến không nhìn rõ hình thù nữa rồi.
Diệp Trình và Lục Minh Viễn nhìn nhìn chỗ này, ngó ngó chỗ kia, cảm thấy cái gì cũng thực mới mẻ, ông chú kia cũng không giận, chỉ cười tủm tỉm ngồi một bên cầm bút vẽ vẽ, cho tới khi một bác gái từ buồng trong đi ra.
"A Tùng, vào ăn cơm."
"Đến đây."
"Ồ, hai đứa nhỏ này là....?"
"Sau này hai đứa nó sẽ dựng sạp sửa giày trước cửa nhà chúng ta ạ."
"Sửa giày à! Còn nhỏ như vậy mà đã hiểu chuyện thế rồi, đến đến, đừng đi, ở lại ăn trưa với bà." Thái độ của bác gái nọ không tính là quá nhiệt tình, nhưng giọng điệu, cử chỉ lại hết sức thoải mái, vừa thấy đã biết là người lương thiện.
"Thôi ạ, cảm ơn bà, nhưng bọn cháu phải về rồi." Diệp Trình cũng hồi phục lại tinh thần sau khi nhìn một lượt những thứ mới mẻ trong phòng, vội vàng từ chối.
Mẹ A Tùng còn thuyết phục một phen, mãi sau Diệp Trình và Lục Minh Viễn mới ra được khỏi nhà họ.

Nếu như đã quyết định dựng sạp ở đây, thì tốt nhất tụi nó vẫn nên tìm thuê một gian phòng ở gần đó, chứ mỗi ngày ngồi xe đi tới đi lui giữa thôn và thị trấn hao tổn khí lực không nói, tiền xe cũng là cả một vấn đề.
Bánh canh ở thị trấn bán một đồng rưỡi một bát, năm ngoái lúc tụi Diệp Trình còn ở thành C giá một bát cũng là một đồng rưỡi, thế nên bỏ tiền ra mua không thấy tiếc lắm.

Kỳ thực ngoại trừ tiền học phí, những thứ tiêu dùng khác cơ bản đều không tăng giá, chi phí ăn ở không quá khác biệt so với lúc trước, nghe nói hiện giờ chỉ có giá phòng ở là đắt hơn trước nhiều thôi, nhưng này với tụi Diệp Trình mà nói lại chẳng có bao nhiêu ảnh hưởng.
Ăn bánh canh xong, hai đứa lại bắt đầu dạo quanh khu chợ, tìm phòng ở so với tìm nơi dựng sạp dễ hơn nhiều, tụi nó chỉ cần đi dọc khu nhà thấp bé, vừa đi vừa hỏi, rất nhanh đã tìm được một gian thích hợp.

Đó là một gian phòng đơn, tường gạch đỏ, mái ngói đen, bên trong không có đồ đạc gì, nhưng được cái khá rộng rãi, còn có cả vòi nước.
Nghe nói trước đây người thuê gian phòng này là một nhà bán đồ ăn chín, cũng không biết học từ đâu mà lại cho vào đồ ăn vài nguyên liệu không tốt cho sức khỏe, mới dựng sạp bán được có mấy ngày đã khiến cho vài người bị ngộ độc.

Người ta tìm tới cửa đòi bồi thường thì nhà đó lại cuốn gói bỏ trốn trong đêm, đồ đạc lưu lại đều đã bị khiêng đi sạch sẽ.
"Có hai đứa ở thôi hả?" Người chủ cho thuê nhà thấy đến thuê phòng là hai đứa nhóc thì nhíu mày hỏi.
"Có cả người lớn nữa ạ." Diệp Trình hàm hồ đáp.
"Thế thì kêu người lớn đến đây, chứ nói với hai đứa rồi sau này xảy ra vấn đề gì thì ta không chịu trách nhiệm nổi đâu."

"Người lớn đều đang bận, kêu bọn cháu qua đây xem trước."
"Thế hai đứa xem thì cũng xem rồi đấy, gian phòng này ta cho thuê giá rẻ thôi, một năm một ngàn đồng, về nói với người lớn trong nhà xem có được không đi."
"Bọn cháu định thuê hai tháng." Sau hai tháng có thuê tiếp cũng chẳng để làm gì.
"Hai tháng á? Thế thì một tháng hai trăm." Người chủ cho thuê nhà thuận miệng bảo.
"Một trăm rưỡi có được không ạ?" Gian phòng này dù sao cũng khá rộng, lại cách chợ không xa, Diệp Trình cảm thấy nếu như chủ nhà vẫn nhất quyết lấy hai trăm thì có lẽ vẫn chấp nhận được.
"Một trăm rưỡi thì một trăm rưỡi, nhưng mà phải kêu người lớn lại đây nói chuyện đấy nhá, ta không cho hai tên nhóc như tụi mi thuê đâu." Không ngờ chủ nhà lại dễ nói chuyện như vậy, một lời đã đáp ứng, Diệp Trình hẹn chủ nhà ngày mai tới giao tiền thuê, sau đó đi ra đường cái chờ xe.

Xe từ thị trấn về thôn tụi nó không nhiều, nhưng có vẻ vận khí của hai đứa hôm nay khá tốt, chờ không bao lâu đã có xe.
Về đến thôn đem chuyện này ra nói với người trong nhà, La Nguyệt Linh luôn miệng khen Diệp Trình giỏi, bình thường người lớn ra ngoài cũng chưa chắc đã được việc như thế, vậy mà hai đứa nhóc tụi nó một ngày này lại giải quyết xong được bao nhiêu việc.
Diệp Trình vẫn không yên tâm khi để Diệp Bình ở nhà một mình, trong mắt nó, con trai, con gái không giống nhau, con trai dù có bị đánh, bị đập thì vẫn có thể kiên cường, nhưng con gái thì hẳn nên được chăm sóc, che chở, đáng tiếc nhỏ em nó thì lại không cho rằng như vậy.
"Hai anh cứ đi đi, em ở nhà trông nhà, chăn vịt."
"Nhưng mà em có biết nấu cơm đâu." Hơn nửa năm này đều là Diệp Trình làm cơm, Diệp Bình nhiều nhất cũng chỉ giúp nhặt rau, bóc tỏi thôi.
"Cậu cứ yên tâm, nhỏ không đói chết được đâu." Lục Minh Viễn căn bản không nhìn nổi Diệp Trình xem em gái như bảo bối phủng trong lòng bàn tay như thế.
"Nếu không thì để Lục Minh Viễn ở nhà đi, em đi bán trứng vịt cho." Diệp Bình nhếch miệng cười, hai cái răng cửa của nhỏ đã mọc, nhưng răng nanh bên cạnh thì lại mới rụng, thành ra hở vẫn hoàn hở.
"Hừ, không có khả năng!" Lục Minh Viễn tràn đầy tự tin nói.
"Không được đâu, bây giờ tay nghề sửa giày của Lục Minh Viễn tốt hơn anh nhiều lắm." Diệp Trình một bộ nhún nhường.
"Nghe thấy chưa? Mi vẫn cứ ngoan ngoãn ở nhà chăn vịt đi." Lục Minh Viễn đắc ý.
"Anh tưởng chăn vịt mà dễ à, có giỏi thì anh chăn thử xem."
"Anh đi hái mấy quả phật thủ vào nấu canh ăn tối." Thấy hai tên kia càng cãi càng hăng, Diệp Trình bắt đầu nói sang chuyện khác, nói qua nói lại vài câu thì không sao, nó chỉ sợ hai đứa cãi đến đỏ cả mặt, khàn cả giọng thì không hay.
"Anh, dưa nhà chúng ta nhiều, bà ngoại bảo để cùi lại dùng được đấy." Diệp Bình nhanh miệng khoe.
"Đồ đựng nhà mình không thiếu, để vài cái lại làm gáo múc nước đi." Lục Minh Viễn cũng không chịu thua kém nói.
"Cần nhiều gáo nước như thế làm gì chứ?"
"Trong nhà có chỗ nào là không cần gáo đâu? Cho vịt ăn nè, múc nước nè, múc thóc gạo nè, còn có thể dùng để tưới nước nữa." Dựa theo ý nó, tốt nhất mỗi chỗ để một cái, đỡ cho đến lúc muốn dùng lại phải chạy ra chạy vào lấy.
"Uhm, Diệp Bình, hình như đến lúc xua vịt ra ngoài rồi đấy." Mắt thấy hai đứa lại chuẩn bị cãi nhau, Diệp Trình bất đắc dĩ, đành phải tìm cớ đuổi một đứa đi, giờ cũng chỉ còn mỗi cách này là hiệu quả thôi.
- -------------------------------------------------------------------
Chocolate đương nhiên ngon, lại còn là miếng chocolate Diệp Trình đưa đến miệng, sao có thể không ngon cho được.

Nhưng mà, mấy chục năm sau, mỗi lần Lục Minh Viễn nhớ đến miếng chocolate kia, cùng với Diệp Trình ở bên cạnh hỏi một câu ăn ngon không, hắn liền muốn rít gào, ngon cái rắm ấy!.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui