[phần 1]
Hôm nay thứ 7.
Lúc sáng thức dậy, Xuân Vũ nhận ra rằng ký túc xá yên tĩnh hơn hẳn mọi hôm. Kể cả các bạn quê ở tỉnh ngoài cũng đều đã đi chơi, chỉ còn Xuân Vũ một mình một bóng ngồi đây.
Thực ra Xuân Vũ rất sợ sự cô độc. Lúc cô sợ hãi nhất, không phải hồi đang ở thôn hẻo lánh, mà là những ngày bị nhốt riêng trong phòng bệnh.
Giờ này chắc Hứa Văn Nhã cũng đang bị nhốt riêng trong đó?
Xuân Vũ không tưởng tượng nổi bạn ấy sẽ sống ở đó ra sao. Dù là 1 người bình thường bị nhốt vào nơi đó, thì sớm muộn gì cũng phải hóa điên. Cô quyết định vào viện thăm Văn Nhã.
Cô đã biết địa điểm đó ở đâu, vì đó là nơi mà cô rất không muốn lại phải vào nữa. Nhưng, vì Văn Nhã, vì cái bí mật mà có lẽ chỉ những người chết mới biết được, Xuân Vũ phải dằn lòng ráng chịu để đi vào cái chốn khơi lại những cơn ác mộng của cô.
10 giờ sáng, Xuân Vũ đã đến cái bệnh viện nằm ở Khu kết hợp thành thị nông thôn. Trông nó vẫn giống như khi cô ra khỏi đây nửa năm về trước. Cánh cổng lớn khuất sau những hàng cây tĩnh mịch, phải tiến sâu vào 1 quãng xa mới nhìn thấy bệnh viện này.
Trước khi vào gặp Văn Nhã, cô phải gặp bác sĩ Văn đã. Ánh mắt của bác sĩ Văn sau cặp kính tỏ ra rất kinh ngạc, vì nửa năm về trước chính ông đã tiễn Xuân Vũ ra viện; ông có ấn tượng rất sâu về việc Xuân Vũ đã bình phục 1 cách lạ lùng. Ông trò chuyện với cô một lúc, thực ra là ông cũng muốn khéo léo quan sát trạng thái tinh thần của cô. Nhưng mọi biểu hiện của cô đều rất bình thường, ổn định, bác sĩ Văn không phải nghi ngờ bất cứ điều gì nữa.
Sau đó Xuân Vũ đã được thấy Văn Nhã.
Một căn phòng rất đủ ánh sáng tự nhiên trong ngày đông này, Văn Nhã còm nhom đang ngồi co rúm trên giường trông chẳng khác gì 1 con khỉ. Xuân Vũ khẽ gọi tên, nhưng Văn Nhã phản ứng rất chậm, hồi lâu mới ngẩng đầu lên, cặp mắt vô hồn nhìn Xuân Vũ như nhìn 1 người xa lạ.
“Cậu có nhận ra mình không?” Xuân Vũ nhìn thẳng vào mắt Văn Nhã, hỏi. Cô cũng thầm nhắc nhở mình không được liên tưởng đến chuyện ngày trước của bản thân.
Mái tóc Văn Nhã được chải rất gọn gàng, khuôn mặt cũng rất sạch sẽ, nhưng cô chỉ lắc đầu: “Cô là ai?”
Bạn ấy đã quên ư? Đôi môi Xuân Vũ run run, cô nghẹn ngào không nói nên lời.
Văn Nhã bỗng ngoảnh nhìn sang bức tường, lúc này Xuân Vũ mới nhìn ra: có rất nhiều chữ viết chi chít trên bức tường trắng tinh. Cô bước vòng sang, nhìn thấy có vài chục dòng chỉ toàn viết lặp lại duy nhất 1 từ tiếng Anh:
MARZORINI.
Xuân Vũ không hiểu nghĩa của từ này. Chúng được viết kín đặc 1 mảng tường bằng bút bi xanh. Cô vội hỏi Văn Nhã: “Cậu viết những chữ này lên tường à?”
Văn Nhã gật đầu.
“Những chữ này nghĩa là gì?”
“Là ông ta đấy!” Văn Nhã nói với giọng đượm vẻ bí hiểm.
Xuân Vũ không hiểu bèn hỏi tiếp: “Là gì?”
Văn Nhã bỗng đứng lên, nói thật to: “Bạn có biết địa ngục tầng thứ 19 là gì không?”
Câu hỏi chết người này khiến Xuân Vũ phải lùi lại 1 bước dài, cô gắng kìm nén con tim khỏi đập nhanh, khẽ hỏi lại: “Cậu có biết không?”
Nhưng Văn Nhã không trả lời mà chỉ nhắc lại câu hỏi vừa nãy. Xuân Vũ nhớ lại Thanh U trong đêm hôm nọ và Tiểu Cầm lúc sáng sớm hôm qua… Họ đều như nhau cả!
Cô nhìn lại bức tường, cố ghi nhớ cái từ MARZORINI này, rồi ra khỏi căn buồng bệnh nhân. Cô không gặp lại bác sĩ Văn nữa, chỉ cắm cúi bước đi ra khỏi bệnh viện, lúc ra đến cổng bỗng nghe thấy có người gọi tên mình.
Xuân Vũ ngẩng đầu, căng thẳng. Một nam giới đã đứng trước mặt, đôi mắt sắc sảo đang nhìn cô.
“Cảnh sát Diệp Tiêu?” Cô hoàn toàn không ngờ lại gặp anh ta ở đây, nên rất lúng túng.
“Tôi cũng rất ngạc nhiên lại gặp cô ở đây!” Diệp Tiêu nhíu mày, nhìn vào khu nhà bệnh viện: “Tôi cứ nghĩ cô không bao giờ muốn đến nơi này nữa!”
“Đúng thế, tôi không bao giờ muốn đến đây. Nhưng vì có người bạn đang nằm ở viện này, hôm nay tôi vào thăm…”
“Là cô bạn cùng phòng à?”
Xuân Vũ gật đầu, vẻ căng thẳng.
Diệp Tiêu bình thản nói: “Trông khí sắc cô không được tốt lắm, đang có điều gì băn khoăn phải không?”
Xuân Vũ cúi đầu: “Không. Tôi chỉ hơi mệt…”
“Thế thì cô hãy về nghỉ đi. Chào cô nhé!”
Xuân Vũ gật đầu rồi bước nhanh ra khỏi bệnh viện.
Diệp Tiêu đưa tay lên chống cằm nhìn theo Xuân Vũ đi xa dần, anh nghĩ ngợi…
[phần 2]
Diệp Tiêu đã liên hệ với nhà trường, biết rằng ở gian bên cạnh của Tố Lan, trước đó đã có 1 nữ sinh tự sát, sau đó lại có 1 nữ sinh mắc chứng tâm thần phân liệt; hai cô này cùng là bạn thân cùng phòng của Xuân Vũ. Bây giờ anh phải vào viện thăm nữ sinh Hứa Văn Nhã đang phát điên.
Anh cũng biết bác sĩ Văn. Nói đúng ra là kể từ năm ngoái, họ đã rất quen nhau; và, chuyện về Xuân Vũ cách đây nửa năm, cả 2 người đều thấy không sao hiểu nổi.
Bác sĩ Văn nhiệt tình tiếp đãi Diệp Tiêu, rồi dẫn anh vào thăm Văn Nhã. Anh không hỏi được điều gì từ cô, ngoài câu “Bạn có biết địa ngục tầng thứ 19 là gì không?”.
Thoạt đầu anh cũng phát hoảng nhưng bác sĩ Văn cho biết, ngày nào Văn Nhã cũng nói đến hàng chục lần cái câu này, mọi người nghe đã quen rồi. Diệp Tiêu nhìn lên những hàng chữ trên tường, bác sĩ Văn cho biết: không ai hiểu nổi ý nghĩa là gì.
Ra khỏi buồng bệnh, Diệp Tiêu lắc đầu: “Bác sĩ Văn cho rằng tại sao cô ấy phát điên? Tôi đã đến trường tìm hiểu, được biết cô ấy vốn rất khỏe mạnh hoạt bát, trước đây cũng chưa từng có vấn đề tâm lý gì.”
“Không nên nói chung chung là điên, đây là bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh thường xảy ra ở tuổi dậy thì, cũng khó khẳng định về nguyên nhân; thông thường cho rằng nguyên nhân do nội tâm, do yếu tố di truyền…”
“Tôi đã điều tra rồi, bố mẹ Văn Nhã đều rất khỏe mạnh, cả họ đều không có bệnh di truyền.”
“Tất nhiên Văn Nhã có phần đặc biệt, chỉ có thể khẳng định rằng không do di truyền. Có nhiều người trước khi mắc bệnh đều có đặc điểm tính cách cô độc, sống khép kín, lập dị, nhút nhát, hay thẹn… nhưng tôi tìm hiểu biết rằng Văn Nhã thì trái lại, tính cách cô ấy lại rất hoạt bát, cởi mở.”
“Tức là, cô ấy là 1 bệnh nhân rất đặc biệt?”
“Phải! Tôi quan sát thấy rằng bệnh trạng của Văn Nhã hết sức đặc biệt, rất giống Xuân Vũ cách đây nửa năm.”
Diệp Tiêu sững sờ: “Xuân Vũ? Tôi vừa gặp cô ấy ở cổng viện.”
“Tôi cũng gặp rồi, không ngờ cô ấy lại là bạn học của Văn Nhã. Tôi chưa gặp 1 sự trùng hợp như thế bao giờ!” Hình như bác sĩ Văn đang hồi tưởng về cô, ông chần chừ giây lát rồi nói: “Xuân Vũ là 1 trường hợp kỳ lạ, rất giống Văn Nhã hiện nay, thật khó mà giải thích được!”
“Lẽ nào đúng là tại địa ngục?”
“Anh nói gì thế?”
Diệp Tiêu nhận ra mình lỡ lời, anh vội lắc đầu: “Không có gì.”
“Triệu chứng tâm thần phân liệt chủ yếu là những trắc trở về tư duy, tình cảm, ý chí hoặc stress… Nhưng hay gặp nhất là chứng hoang tưởng – cô Văn Nhã mắc chứng hoang tưởng rất nặng, cứ luôn miệng nói là có 1 con khỉ, chứng tỏ bộ não cô ấy có ấn tượng mạnh và khiếp hãi đối với loài khỉ.”
“Tại sao cô ấy lại hoang tưởng như thế?”
“Tôi sẽ nghiên cứu về điều này, tôi đang thấy rất hứng thú với ca này. Sẽ điều tra thêm ở các tài liệu y học nước ngoài, biết đâu họ đã có ghi chép về phương diện này…”
Bác sĩ Văn đã từng sang Mỹ du học mấy năm, Diệp Tiêu luôn rất tín nhiệm ông.
Ra khỏi bệnh viện, Diệp Tiêu nhớ đến cái câu hỏi Văn Nhã nói ra, đến lúc này anh đã tin chắc, Thanh U, Tố Lan rồi tới Văn Nhã – cả 3 đều vì chuyện “địa ngục” mà xảy ra bất hạnh.
Vậy thì địa ngục là ở đâu?
*
Buổi chiều, phòng ký túc xá nữ sinh.
Xuân Vũ ngồi trư
Văn Nhã đã viết hàng chữ này trên tường căn buồng bệnh. Lúc đó nhìn mảng tường chi chít những chữ này, Xuân Vũ thấy rùng mình. Trực giác mà các cô gái thường có đã mách bảo Xuân Vũ: hàng chữ cái tiếng Anh này nhất định ẩn chứa 1 ý nghĩa đặc biệt nào đó.
Cô đã tra vài cuốn từ điển, trong tiếng Anh không có từ nào na ná như MARZORINI. Có lẽ không phải tiếng Anh, mà là 1 thứ tiếng châu u nào đó? Nhưng Văn Nhã không học ngoại ngữ nào khác, thì sao có thể viết ra cái từ này? Phải chăng đây là 1 tên người hoặc địa danh nào đó?
Đúng, khả năng này là rất lớn. Xuân Vũ đọc lại MARZORINI theo kiểu tiếng Anh, kể cũng tạm ổn. Chia theo âm tiết để đọc, nó sẽ là “Mar-zo-ri-ni”.
Đọc chầm chậm 4 âm tiết này, cô nhớ đến một cái tên người – Mazolini.
m đọc “MARZORINI” – tức là Mazolini chứ gì?
Đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, nên coi MARZORINI là cách phiên âm của Mazolini bằng tiếng Anh hay tiếng Ý chăng?
Cô vui vẻ ngẩng phắt lên, cứ như đầu óc vừa được sáng ra! Mazolini có phải là MARZORINI hay không, có lẽ Cao Huyền có thể trả lời.
Phải! Bây giờ đi tìm anh ấy để hỏi rõ điều này. Cô lập tức thay áo rồi chạy ra khỏi phòng.
Nửa giờ sau, Xuân Vũ đã đến khoa Mỹ thuật.
[phần 3]
Cô vẫn nhớ lối đi lần trước, và tìm đến phòng vẽ của Cao Huyền ở trên gác, nhưng không thấy ai. Cô hỏi thăm mới biết Cao Huyền đang dạy học ở tầng 3. Nhưng hôm nay là thứ 7 kia mà? Cô ngờ ngợ, rồi chạy lên tầng 3.
Tầng 3 là một phòng học rất lớn, cô nhẹ nhàng đẩy cửa. Các sinh viên đang ngồi kín bên trong, khiến Xuân Vũ rất ngượng nghịu: Vài chục đôi mắt nhìn về phía cô, ngạc nhiên không rõ cô ở đâu lò dò vào. Cao Huyền đứng trên bục giảng nhận ra cô, anh mỉm cười.
Xuân Vũ chọn 1 chỗ ở dãy cuối cùng, ngồi xuống. Các nữ sinh đều chăm chú nhìn thầy Cao Huyền bằng ánh mắt kính nể, cô đành làm ra vẻ cũng lắng nghe bài giảng. Cao Huyền mặc chiếc áo gió màu đen, đĩnh đạc tự tin đứng trên bục giảng. Ánh đèn trong phòng học bỗng tối đi, một phông trắng cỡ lớn phía sau được mở ra, Cao Huyền đứng sang 1 bên, chỉ vào bức tranh được chiếu lên phông, nói: “Đây là tác phẩm Gào thét của Munch (họa sĩ Na Uy, chuyên vẽ tranh sơn dầu).”
Trong lớp học rộng rãi, mờ tối, các sinh viên đều nín thở nhìn lên bức tranh sơn dầu chiếu trên phông – một nhân vật đang đứng trên cầu, thân thể khô đét trơ cả xương, người chẳng ra người ma chẳng ra ma, hai tay đang ôm đầu, đôi mắt sợ hãi đang trợn trừng, mồm há hốc hết cỡ, dường như đang kêu thét lên tuyệt vọng. Nền phía sau nhân vật có 2 con thuyền trên hồ nước, lại có 2 người dài ngoẵng rất quái dị đang từ đầu cầu bên kia bước về phía nhân vật.
Bức tranh đem đến cho người ta cảm giác thê lương và kinh hãi ghê gớm, nước và bầu trời đều được vẽ bằng những nét cong kỳ quái, không rõ đó là cảnh nhân gian hay địa ngục. Xuân Vũ ngây nhìn “con người” trong tranh đang đau khổ kêu lên, hình như cô nghe thấy những âm thanh gào thét thật sự.
Cao Huyền nói: “Các bạn ạ, Munch sinh năm 1863 tại Oslo, Na Uy, từng học hội họa ở Pháp, qua bức tranh này có thể nhận ra ông chịu ảnh hưởng sâu đậm của phong cách Van Gốc và Gô Guyn. Ông có sở trường dùng gam màu mạnh và những nét uốn khúc, thể hiện chủ đề tình yêu và chết chóc, nói lên những nỗi lo âu sợ hãi của nhân loại, nỗi tuyệt vọng của con người. Bức tranh “Gào thét” này sáng tác năm 1895, được thế giới đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật chủ nghĩa biểu hiện. Các bạn đừng chú ý đến vấn đề kỹ xảo, và hãy dùng tâm linh để cảm nhận bức tranh này. Bạn không thấy ở 1 nơi nào đó thẳm sâu trong lòng ta đang rung động ư? Với tôi, tôi đã bị nó chinh phục từ rất lâu. Tôi nghĩ, bức tranh này đến từ địa ngục của chính tâm hồn Munch, thể hiện nỗi tuyệt vọng và bất an không gì cứu vãn nổi ở trong sâu thẳm tâm hồn nhân loại. Điều khiến tôi cảm thấy tuyệt diệu nhất là bức tranh này đã dự báo về trạng thái tinh thần của xã hội loài người 100 năm sau – cũng tức là giai đoạn hiện nay. Cho nên tôi vẫn thường nói rằng, những nghệ sĩ vĩ đại đồng thời cũng là những nhà tiên tri vĩ đại.”
Cao Huyền giảng bài rất say sưa, dường như toàn bộ tinh thần của anh lắng sâu trong bức tranh. Nhất là khi nói những câu cuối, đôi mắt sâu thẳm của anh nhìn về phía trước, đúng vào chỗ Xuân Vũ đang ngồi.
Đèn trong lớp đã bật sáng trở lại, Cao Huyền thở 1 hơi thật dài, kết thúc 1 bài giảng sinh động. Các nam nữ sinh viên vỗ tay hoan hô anh rất lâu. Tan lớp rồi mà Cao Huyền vẫn chưa thể ra, có mấy nữ sinh vây lấy anh nói chuyện, phải sau 1 lúc lâu anh mới đột phá khỏi trùng vây.
Xuân Vũ đứng ngoài hành lang đợi, Cao Huyền tất tả chạy ra, và lập tức dẫn cô xuống phòng vẽ tầng 2. Cửa phòng vừa khép lại, Xuân Vũ đã nói ngay điều thắc mắc của cô: “Hôm nay thứ 7, sao anh vẫn phải lên lớp?”
Cao Huyền lau mồ hôi lấm tấm trên trán, nói: “Lẽ ra hôm qua lên lớp, nhưng anh bận việc, đành chuyển sang hôm nay. Nhưng anh em sinh viên vẫn rất thích nghe anh giảng bài, dù lên lớp vào thứ 7 cũng không sao!”
“Em có thể nhận ra họ đều rất ngưỡng mộ anh! Lần nào lên lớp anh cũng say sưa như thế à?”
“Tất nhiên rồi!” Anh mở cửa sổ cho thoáng khí. “Thực ra anh không phải giảng viên đại học chính thức. Nửa năm trước, anh từ châu u trở về, nhà trường đến mời anh dạy mỗi tuần 3 buổi, chủ yếu là về tranh sơn dầu và lịch sử nghệ thuật châu u; họ còn bố trí cho anh căn phòng này để làm việc.”
Thì ra anh là giáo viên thỉnh giảng. Xuân Vũ cảm nhận rằng giáo viên mời từ bên ngoài giảng bài còn hay hơn cả giáo viên nội bộ. Cô gật đầu, hỏi: “Vậy thì danh nghĩa chính thức của anh là gì?”
“Anh chẳng có danh nghĩa gì chính thức, anh chỉ mở 1 phòng tranh ở bên bờ sông Tô Châu. Gọi là 1 họa sĩ tự do vậy! Nhưng vì ở đây có phòng làm việc, và còn phải lên lớp nữa, cho nên ban ngày anh thường có mặt ở trường. Có lẽ cũng vì lưu luyến những năm tháng đã theo học ở đây…”
Những lời của Cao Huyền khiến Xuân Vũ thấy nhẹ nhõm, vì ít ra là cô không phải căng thẳng như khi nói chuyện với các thầy giáo khác. Cô xởi lởi nói: “Hôm nay em đến, muốn hỏi anh 1 việc.”
Cô mở ví, lấy giấy bút, rồi viết hàng chữ cái tiếng Anh: MARZORINI. Cao Huyền liền nhận ra ngay: “Đây là tên họa sĩ Mazolini viết bằng tiếng Ý.”
“Đây đúng là tên của Mazolini à?”
“Anh không thể nhớ nhầm. Tên tiếng Anh của các họa sĩ châu u, anh hầu như có thể thuộc lòng.”
Anh khẳng định chắc chắn như thế, cũng đã xác nhận cho giả thuyết của Xuân Vũ. Cô bèn kể cho anh nghe về chuyện sáng nay vào viện thăm Văn Nhã, thấy trên tường buồng viện viết rất nhiều cái tên MARZORINI này.
Vẻ mặt Cao Huyền trở nên nặng nề, trầm ngâm hồi lâu rồi hỏi: “Em cho rằng Mazolini có liên quan đến trò chơi địa ngục thật à?”
“Ít ra cũng có liên quan đến việc Văn Nhã phát điên.”
“Nhưng ông ta đã chết từ trăm năm trước rồi.”
“Khi đối thoại ở địa ngục, có 1 nickname tên là Mazolini đấy thôi? Anh nói Mazolini ấy rất nguy hiểm, dặn em đừng bắt chuyện với đối phương…”
“Đúng thế.” Cao Huyền không biết nói gì nữa, anh đi mấy bước trong gian phòng chật hẹp, rồi hỏi: “Bây giờ em định thế nào?”
“Anh có thể tra cứu tư liệu về Mazolini không? Em muốn biết ông ta là người như thế nào!”
Cao Huyền gật đầu. Anh đóng cánh cửa sổ lại, rồi mở máy tính xách tay, cắm dây lên mạng. Anh nhanh chóng mở trang web nước ngoài bằng tiếng Anh, phần mở đầu là rất nhiều tranh sơn dầu, có lẽ là trang web liên quan đến hội họa. Anh vừa nhấp chuột vừa nói: “Trang này nối với thư viện Anh quốc, hồi ở nước ngoài anh thường xuyên vào trang này, có thể tra cứu được rất nhiều tư liệu về lịch sử Mỹ thuật.”
Anh tìm đến mục Mazolini. Một bức ảnh đen trắng hiện ra, đó là 1 người châu u rất phong độ, với hai bên ria mép nho nhỏ, ánh mắt sâu lắng đang nhìn về phía xa xa.
Xuân Vũ bất giác nhìn sang Cao Huyền, chợt cảm thấy mắt anh rất giống với Mazolini.
Cao Huyền dịch những hàng chữ tiếng Anh phía dưới: “Mazolini sinh năm 1870, mất năm 1905, người Florence – Ý, năm 20 tuổi sang Pa-ri – Pháp, sau lại sang London – Anh. Ông chuyên vẽ tranh sơn dầu theo chủ nghĩa cổ điển truyền thống, đề tài tác phẩm chủ yếu là diễn tả địa ngục và tội ác với phong cách rất kì dị và thiên về gam màu tối. Tháng 6 năm 1898, ông lần đầu tiên mở triển lãm tranh ở London, với tên gọi Địa ngục.”
“Địa ngục? Tức là bức tranh hồi nọ em đã nhìn thấy à?”
“Có thể coi là thế. Thực ra ở châu u, Mazolini đã vẽ 18 bức tranh kiểu như vậy, đặt tên lần lượt là Tầng Một Địa Ngục, Tầng Hai Địa Ngục… cho đến Tầng Mười Tám Địa Ngục. Bức tranh hồi nọ em nhìn thấy, là bức Tầng Ba Địa Ngục.”
Xuân Vũ đã nhớ ra: “Bức tranh đó anh vẽ lại ở 1 bảo tàng mỹ chuật châu u?”
“Đúng. Anh sao lại từ bản gốc của Mazolini. Hồi đó bức tranh ấy đã cho anh 1 ấn tượng rất mạnh.”
“Anh còn vẽ lại bức tranh nào khác của ông ta không?”
“Trong tài liệu có thể nhìn thấy vài bức tranh khác, nhưng anh mới chỉ sao chép lại có 1 bức đó.” Cao Huyền khẽ thở dài. “18 bức tranh về địa ngục của Mazolini đã từng gây chấn động khắp châu u, dấy lên 1 làn sóng trở về với phong cách cổ điển. Tiếc rằng phần lớn các tác phẩm ấy đã bị các cá nhân mua với giá cao, hiện nay hiếm khi được nhìn thấy. Hình như bức tranh anh đã chép lại ở châu u, là bức tranh duy nhất nằm trong viện bảo tàng.”
“Tại sao lại chỉ có ít như vậy?”
Cao Huyền nhấp chuột, mở ra 1 trang web khác. Anh nhìn qua, rồi nói: “Nghe nói, hồi đại chiến thế giới thứ 2, tên đầu sỏ quốc xã Đức là Gơ-rinh đã chiếm đoạt rất nhiều tác phẩm nghệ thuật châu u, trong đó có nhiều tranh của Mazolini. Gơ-rinh đã cất giấu 1 phần trong 1 lâu đài ở Đức, lâu đài này nằm lọt giữa vùng quân đội Đức đóng quân. Tháng 1 năm 1945, quân đồng minh tấn công dữ dội, tòa lâu đài ấy trở thành đống đổ nát, các bức tranh mà Gơ-rinh giấu trong đó đã bị thiêu trụi.”
“Đúng là do ý trời, 18 bức tranh sơn dầu vẽ địa ngục đã bị hỏa táng để trở về địa ngục.”
Cao Huyền tiếp tục xem trang web, khẽ đọc: “Tuy Mazolini đã thành công ở châu u nhưng giới phê bình vẫn e dè khi đánh giá về tác phẩm của ông. Nghe nói có người mua tranh của ông, ít lâu sau bỗng tự sát 1 cách kỳ lạ. Có người sau khi xem triển lãm tranh của ông đã nhảy xuống sông Thames – London tự tử. Thế là cuộc triển lãm phải dừng lại, các tác phẩm cũng bị tẩy chay, Mazolini quyết định rời châu u. Năm 1900 ông sang Thượng Hải – Trung Quốc, và ở lại đó 3 năm, năm 1903 trở về nước.”
“Ông ta đã sang tận Trung Quốc?”
“Điều này anh cũng không ngờ. Có lẽ nên tra cứu thêm về thời gian ông ta ở Trung Quốc.” Vẻ mặt Cao Huyền vẫn nặng nề, anh tắt máy tính, nói: “Anh sẽ tra cứu vấn đề này, hồ sơ ở phòng tư liệu nghệ thuật của khoa Mỹ thuật có lẽ có ghi chép về thời kỳ đó.”
Ngoài kia sắc trời đã hơi sẫm, Xuân Vũ trở lại vẻ bẽn lẽn: “Xin lỗi, em đã làm phiền anh.”
“Không. Em đã cho anh biết những thông tin rất hệ trọng. Ít ra là anh đã có thêm những manh mối…” Cao Huyền mỉm cười. “Em định về à? Cần gì, em cứ đến gặp anh, anh sẽ hỗ trợ.”
Xuân Vũ từ chối anh ra tiễn, cô rời khỏi tòa nhà khoa Mỹ thuật, trở về ký túc xá trước khi trời tối.
[phần 4]
Nửa đêm, Xuân Vũ đang lặng lẽ nằm trên giường, đôi mắt vô hồn nhìn lên trần nhà. Căn phòng im ắng khiến cô cảm thấy nghẹt thở, cứ như cảnh tượng “chết trong mật thất” mà các tiểu thuyết suy luận vẫn miêu tả.
Thực ra cái chết của Thanh U và Tố Lan chẳng phải là “chết trong mật thất” hay sao? Cả 2 đều chết trong căn phòng vắng không có ai, và cũng không tìm ra bất cứ dấu vết nào chứng tỏ bị sát hại, kết quả rất giống với các vụ “sát hại ly kỳ không nguyên cớ”. Là tự sát hay là tại các u linh trong không gian? Nếu đúng là có các hồn ma thì “nó” nhất định vẫn còn “bay chấp chới” trong căn phòng này.
Bỗng nhiên u linh lại tìm đến cô thật: tín hiệu tin nhắn đã vang lên, Xuân Vũ run rẩy nhìn màn hình, quả nhiên là cái số máy đến từ địa ngục ấy.
“Bạn đã vào tầng 9 địa ngục, rời Quán trọ U linh, hãy lựa chọn: 1. Chùa Lan Nhược; 2. Lâu đài Dracula; 3. Quán cà phê Địa ngục.”
Vẫn là đúng 12 giờ đêm, Xuân Vũ bỗng nhớ đến Văn Nhã mới gặp sáng nay, đó là hậu quả của GAME OVER, vậy người tiếp theo sẽ là ai?
Nghĩ đến đây, tay cô run run, ngón cái dừng lại trên di động. Có nên trả lời hay không?
Nhưng ngón tay cái hình như không nghe lời cô, nó tự động nhấn “số 2”.
Cô không kiểm soát được nữa, dường như trả lời trong vô thức.
Tin nhắn thứ 2 của đối phương đã đến rất nhanh:
“Bạn đã đến Transilvania ở Romani, nhìn thấy trên miền đất hoang có 1 lâu đài cổ, đó là ngôi mộ của bá tước Dracula, hãy lựa chọn: 1. Vào lâu đài, 2. Trở về thế kỷ 15; 3. Trở về thế kỷ 19.”
Xuân Vũ chọn “1. Vào lâu đài.”
Chỉ vài giây sau cô đã bước vào 1 nơi chưa bao giờ tưởng tượng đến, ở nơi sâu trong tòa lâu đài cổ tối om, có ngàn vạn con dơi đang treo mình trên nóc tầng hầm giống như 1 sơn động, mỗi khi mặt trời lặn chúng lại bay ra ngợp bầu trời đêm. Nhưng điều đáng kinh hãi nhất vẫn là vị chủ nhân tòa lâu đài – bá tước Dracula.
Trong ánh nến mờ tối, bá tước Dracula hiện ra với khuôn mặt trẻ trung tuấn tú, ông đã từng là nhà quý tộc hiển hách nhất Romani, là người tình trong mộng của biết bao thiếu nữ. Vị bá tước trẻ tuổi chăm chú nhìn Xuân Vũ bằng đôi mắt sáng trong như ngọc bích, ánh mắt nhìn thấu tận nơi thẳm sâu trong lòng cô. Ánh mắt ấy đã khiến con tim Xuân Vũ như tan chảy, cô chầm chậm ngả người vào lòng bá tước. Đôi môi bá tước đỏ thắm dị thường, khẽ hôn Xuân Vũ.
Bỗng nhiên miệng bá tước nhe ra hai hàm răng nhọn hoắt, Xuân Vũ thấy cổ mình lạnh tê, sau đó lại hơi âm ấm – bá tước đang hút máu cô!
Xuân Vũ cảm thấy xung quanh đang quay cuồng, dường như máu của toàn thân đang rút lên cổ, rồi bị hút vào cái miệng đỏ lòm của bá tước. Vào lúc chót, máu đã bị hút cạn kiệt, bá tước khẽ hỏi cô: “Có biết tầng 19 địa ngục là gì không?”
“Không! Tôi không biết!”
Cô gần như nhảy bật lên khỏi giường, nhìn lên trần nhà thét to. Rồi cô ngồi xuống, khắp người đầm đìa mồ hôi, cổ họng bỏng rát. Cô cầm gương soi, thấy ở cổ có vết hằn đỏ rất rõ, như bị ai đó bóp cổ rất mạnh.
Lần này thì Xuân Vũ thật sự khiếp hãi, rõ ràng trong phòng chỉ có một mình, thì ai bóp cổ cô? Lẽ nào trong phòng có u linh thật hay sao?
Cô từ từ chìa tay phải ra, nhìn bàn tay trắng hồng của mình. Cô bỗng nhớ đến Thanh U và Tố Lan.
Cho đến lúc này Xuân Vũ mới biết Dracula là ai. Cô nhớ đến bộ phim Mỹ “400 năm hút máu kinh hoàng”, bộ phim nổi tiếng về ma quỷ hút máu, kể về con quỷ hút máu xa xưa nhất châu u – bá tước Dracula, đã đến London tìm cô con gái yêu quý của mình như thế nào.
Bỗng tín hiệu tin nhắn cắt ngang dòng suy tư của Xuân Vũ:
“Bạn đã đi qua 9 tầng thượng địa ngục, kể từ đây bước vào 9 tầng hạ địa ngục.”
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...