Đi Tìm Dấu Chân Của Hạnh Phúc

Chương 4: Quay lại thành phố (1)
Buổi tiệc kéo dài đến tận chiều, An Du tuy chỉ phụ trách tiếp đãi khách khứa tới buổi trưa nhưng cô đã muốn thở không ra hơi, nhất là chiếc váy bó sát vòng eo thế này, rất không thoải mái.
Nếu hỏi An Du nghĩ gì về tiệc tùng ở quê, cô sẽ nói: thực quá ồn ào.
Cái nhìn của An Du không hẳn là quá khắt khe, mà xét theo bản tính của cô thì chính là vậy. Người miền Tây Nam Bộ chất phát thật thà, họ ấm áp tình làng nghĩa xóm, can đảm và phóng khoáng.
Vì thế, đối với họ, lễ tiệc không phải chỉ là chuyện trong nhà. Họ chia sẻ niềm vui cho những người khác, muốn hàng xóm xung quanh cũng hưởng niềm vui đó; nên mỗi khi có lễ cưới của một nhà, bình thường cả xóm đều hoan hỉ.
Tiệc cưới của những gia đình giàu có, quyền quý ngày xưa có khi đãi khách mấy ngày liên tiếp. Mọi người còn góp vui những tiết mục văn nghệ nho nhỏ mừng ngày tân hôn của cô dâu chú rể, ca ngợi tình yêu đôi lứa và hò, ngâm thơ để chúc phúc bền vững trăm năm.
Bây giờ thời đại phát triển, những dàn nhạc sống thường được mời về tăng náo nhiệt cho ngày này. Nhưng việc dây dưa kéo dài quả thực gây ô nhiễm âm thanh, bởi khi tỉnh táo thì hay, say xỉn rồi chỉ toàn bát nháo.
An Du đi vào nhà tìm Lý Lynh Thy để chào ra về, tiện thể thay luôn bộ váy áo vướng víu trên người ra. Cô gõ cửa phòng tân hôn: “Thy Thy, mình đi về nhà đây, cậu có thể mang bộ áo dài hồi sáng ra ình được không?”
Bên trong vọng ra tiếng nói đứt quãng: “Du Du, cậu chờ mình… một lát!”
An Du nhíu nhíu chân mày, ánh mắt đầy nghi hoặc: mình đến không đúng lúc à?
Cô định nói không cần nữa thì Lý Lynh Thy đã đi ra mở cửa “Cạch”. An Du nhìn thấy mặt mũi Lynh Thy đỏ hồng, có lẽ là do tác dụng của cồn, váy cưới trên người hơi xộc xệch, cô liền mởi miệng châm chọc bạn: “Này, bây giờ mới là buổi trưa đấy.”
Lý Lynh Thy dùng nửa con mắt nhìn cô, cuối cùng lại cắn răng hậm hực: “Cậu khỏi nghĩ oan ình, cậu nhìn cái tên ma men kia kìa.” Nghiêng người để An Du có thể nhìn thấy bên trong, Lynh Thy chỉ tay về phía giường, bĩu môi: “Lâm Bách Tùng khờ khạo, mình đã bảo đừng uống nhiều, lại không nghe. Bậy giờ nằm như xác chết, hại mình còn hầu hạ anh ta. Cậu nói xem, đêm tân hôn của mình phải làm sao đây?”
An Du nhìn cái thân thể cao lớn dang hai tay trên giường mà nghẹn cười, đành cất giọng an ủi, nhưng cũng không quên bỏ đá xuống giếng: “Không sao đâu, đến tối thế nào cũng tỉnh. Cậu ta bị cậu ăn hiếp hơn hai mươi năm, cuối cùng mới có dịp nắm quyền chủ đạo, kiểu gì cũng bò dậy thôi, yên tâm, yên tâm.”
Nói xong cô không nhịn được nữa, phụt một cái cười ha ha. Lý Lynh Thy đập lên vai cô một cái rõ đau: “Cậu là an ủi mình hay chọc quê mình? Chờ xem, đến khi cậu lấy chồng, mình nguyền rủa cậu gặp phải người đàn ông quá dư thừa… để cho cậu ba ngày không xuống giường được”
Cô nghe xong liền mỉa mai: “Cậu đọc mấy truyện sắc tình Trung Quốc nhiều quá nên bị đầu độc tư tưởng à? Mình rất có khả năng sẽ không đi lấy chồng, mà có lấy, chồng mình sau này cũng không có biến thái như mấy tên đó đâu. Cậu gạt ý tưởng đó đi”.
“Ai biết được chữ ngờ à nhe!” Lynh Thy cũng không muốn tranh cãi làm chi, từ cái ngày chia tay Trịnh Nhất Khôi, An Du lại đóng cửa trái tim mình. Bốn năm qua cũng không thấy cô có mối quan hệ đặc biệt với người con trai nào, Lynh Thy thật rất lo cho cô.
Lynh Thy muốn có người đáng tin tưởng để bảo vệ và chăm sóc An Du, để cô thoát khỏi bóng ma trong lòng. Nếu đã định là dành cho nhau thì người nào đó đến muộn không bằng đến sớm một chút cho người chị em này an tâm đi.

Lynh Thy xoay người cầm lấy túi dựng quần áo đưa cho An Du: “Quần áo của cậu nè, lúc sáng mình nhờ mấy chị gái kia cầm theo. Cậu thay đồ rồi về nghỉ ngơi đi, chìu mai mình qua tìm cậu.”
“Ừ, cám ơn cậu.” An Du nhoẻn miệng cười, xoay người đi tìm phòng tắm dành cho khách thay quần áo, sau đó cô ra chào hỏi ba mẹ Lâm Bách Tùng, tiện thể gửi lại bộ váy áo nhờ mẹ anh giữ giúp con dâu rồi về nhà.
Về tới nhà mình, An Du đi vào phòng liền nằm phịch xuống giường. Một đêm không đủ giấc cộng thêm nửa ngày mệt nhọc, cô hoàn toàn chỉ muốn đi vào cõi mơ. Nhắm mắt lại, trí óc lướt qua những gương mặt “người lạ quen thuộc” buổi sáng, cô thở dài.
Họ ngày trước có người từng thuộc nhóm bạn cô lập An Du, nhóm còn lại cũng chưa từng nói chuyện quá 10 câu. Hoặc là chán ghét cô, hoặc là không muốn dính líu nhưng mà thái độ hôm nay… haizzzz, cũng không nên nói bọn họ, chính cô cũng thay đổi quá nhiều, người ta phải “tiến hóa” để thích nghi với cuộc sống này mà.
Bất động hồi lâu, An Du mới nhớ trên mặt mình còn đầy son phấn. Cô mở mắt ra, bước xuống giường đi vào phòng tắm rửa mặt.
Dòng nước mát lạnh khiến cô tỉnh táo đôi chút, nhưng cơ thể vẫn đầy mô hôi dinh dính, An Du quyết định tắm luôn, dù sao nếu không tắm, cô cũng sẽ ngủ không ngon giấc được.
Đây được xem là một thói quen rất tốt của An Du, dù ệt mỏi như thế nào, thời gian ra sao, nếu cô không tắm sạch sẽ, cô sẽ không lên giường đi ngủ. Bởi vì nếu không tắm, lúc ngủ cô sẽ gặp ác mộng.
Cho nên, lắm lúc nửa đêm cô cũng đi tắm, làm ình qua hôm sau liền cảm sốt, như vậy thói quen này lại không tốt cho lắm đâu.
An Du thư thái quấn khăn tắm đi ra lấy quần áo sạch mặc vào. Liếc thấy điện thoại di động trên bàn, cô tiện tay cầm lên rồi ngồi xuống giường mở ra xem: hai tin nhắn và 3 cuộc gọi nhở.
Ấn vào hộp thư đến, cô mở tin nhắn ra đọc trước. Một tin là của người bạn cùng lớp, thông báo cho cô ngày giờ họp nhóm để làm bài thuyết trình. Một tin khác là của dì Châu – sếp hiện tại của cô, cũng là người cô mang ơn vô cùng. Dì bảo sau khi xem xong nhận tin phải gọi ngay cho dì.
Quả nhiên, 3 cuộc gọi nhở kia cũng là của dì. An Du bấm phím gọi lại: “Reng… reng… reng…”
“Alo” Giọng phụ nữ ấm áp nhẹ nhàng vang lên.
“Dạ, con An Du nè dì Châu. Dì Châu gọi cho con có gì không ạ?”
Lê Bích Châu có hơi gấp gáp: “An Du, dì vốn không định gọi cho con. Nhưng hôm nay dì phải đi công tác đột xuất, bên trụ sở chính yêu cầu dì qua đó họp gấp. Bố Windy lại chưa trở về kịp.” Lê Bích Châu ngừng một chút, cất giọng có chút ngại ngùng: “Dì biết con xin nghỉ về ăn tiệc của bạn, sẵn tiện thăm người nhà… nhưng mà, con xem có thể để lần sau lại về được không? Dì hy vọng con bắt xe lên trong chìu nay luôn, con thấy sao?”
Cô nghĩ nghĩ xong thì cố điều chỉnh lại giọng nói cho bớt khàn, một buổi sáng uống toàn nước ngọt có gas tổn hại cổ họng không nhỏ a, cô cất giọng mang ý cười vui vẻ: “Dì Châu cứ đi công tác đi ạ, con sẽ chăm sóc tốt cho Windy. Dù sao con ban đầu con cũng nói qua là chỉ về 3 ngày, giờ rút lại một ngày cũng vậy mà. Con nói qua với bà ngoại một tiếng thôi ạ, con nhìn mọi người trong nhà đều khỏe mạnh thì an tâm rồi!” Cô ngẩng đầu nhìn chiếc đồng hồ treo tường, nhẩm tính toán rồi lại tiếp lời mau chóng: “Có lẽ khoảng 6h30 tối con sẽ lên tới, tính luôn giờ kẹt xe thì có lẽ không kịp giờ chuẩn bị cơm tối cho bé Phong ạ!”
Lê Bích Châu nghe cô bé sinh viên nhỏ nói chuyện thì nở nụ cười hài lòng, đồng ý lại không muốn làm cho bà ái ngại: “Không có vấn đề, con cứ lên đi. Dì sẽ gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm của thằng bé nhờ vả chuyện bữa tối của nó. Cám ơn con An Du”

An Du: “Dạ không có gì, là chuyện con nên làm thôi ạ! Dạ có lẽ giờ con cúp máy luôn để chuẩn bị đồ đạc. Con chào dì.”
“Ừ, chào con”. Lê Bích Châu thở phào nhẹ nhõm, có con bé đó trông chừng nhà cửa bà sẽ thoải mái mà đi lo công việc của mình rồi.
Đứa con gái này bà không có nhìn lầm, từ lần đầu tiên gặp An Du ở nhà hàng, đến cơ duyên lần nữa nhìn thấy biểu hiện của cô ở của hàng giày cao cấp, bà đều đánh giá tố chất của cô rất cao. Hai năm thử thách, hai năm thân cận, hai năm giúp đỡ và dạy dỗ, hảo cảm dành cho cô gái nhỏ này càng lúc càng nhiều, đến mức bà gần như xem cô là con gái của mình; năng lực và cá tính của cô cũng không làm bà thất vọng.
--------------------------
Gần 3 năm trước, trong lần mở tiệc thưởng công cho nhân viên vì số lượng phát hành số báo tăng vọt, Lê Bích Châu đã chọn một nhà hàng Nhật Bản có không gian thoải mái để mọi người vui vẻ.
Khi đó An Du chỉ là nhân viên phục vụ làm part-time mà thôi, vì làm vào giờ cao điểm, cô gái nhỏ luôn không có thời gian để nghỉ ngơi. Vốn bà luôn có tình cảm với những con người biết vươn lên, nhưng chỉ dừng ở đó mà thôi. Ai cũng cần phải lao động để nuôi sống bản thân, chỉ có bà tiên đỡ đầu trong truyện lọ lem mới chăm lo nhiều thứ hơn mà thôi.
Nhưng khi cô gái nhỏ với ánh mắt lạnh nhạt, giọng nói bình tĩnh, cử chỉ điềm nhiên giúp nhân viên của bà xử lý vết bỏng trên cánh tay thì ánh mắt Lê Bích Châu có chút bị chinh phục.
Phải biết rằng con mắt của các chủ biên luôn rất khắt khe, thậm chí là soi mói. Lúc đó, bà ngỡ An Du học chuyên về ngành y hay điều dưỡng nên phong cách thế này có thể coi là rất triển vọng trong nghề.
Tuy nhiên, khi biết cô mới là sinh viên năm nhất Khoa Xã hội học* thì bà chỉ hơi bất ngờ, bởi vì câu nói tiếp theo làm cho bà xém tí đứng hình: “Dạ con đọc sách thấy lý thuyết viết như vậy, hôm nay được ứng dụng thực tế một cách có ích thế này con thấy rất vui ạ!”. [* Đây là ngành học của mình, cũng là ngành học còn khá mới mẻ với mọi người nên mình quyết định cho nữ chính học nó thay vì là báo chí cho thích hợp với nghề của bà Châu, tuy nhiên vì sao học xã hội học lại không hề trái ngành với báo chí thì thông qua mạch truyện mình sẽ ọi người hiểu hơn về ngành học thú vị nhưng cũng chua chát này, hì hì]
Lê Bích Châu thấy nụ cười nhàn nhạt trên môi cô gái nhỏ tự dưng có một cảm giác rất quen thuộc. Cái thể loại chứng minh giá trị tồn tại và hữu dụng của các lý thuyết bằng thực tế, sau đó dùng ánh mắt ánh mắt lấp lánh kiểu như: đúng là đáng giá nghiên cứu.
Chỉ khác một chút là ánh mắt An Du trong vắt, lành lạnh và thuần túy vui mừng mà thôi, không giống con ngươi lóe sáng có chút… nham hiểm kia.
Chính ấn tượng này làm cho bà muốn quan sát cô gái nhỏ này nhiều một chút. Lê Bích Châu không muốn làm bà tiên đỡ đầu, nhưng bà tình nguyện làm người “nhặt sao trong đêm”*. Thế là bà hỏi thăm quản lý nhà hàng một số thông tin về An Du, thời gian làm việc của cô, lúc có thời gian rỗi rãi bà lại đến ăn cơm và quan sát thái độ cô sinh viên năm nhất này. [*tương tự kiểu mấy minh tinh vô tình được tìm thấy rồi tỏa sáng í]
Bà muốn chắc chắn An Du không phải nhất thời có biểu hiện như vậy, cũng không phải do biết đến công việc và địa vị của bà mà cố tình gây ấn tượng. Đối tượng đến xin bà nhận làm học không ít, nhưng đến nay bà chỉ đào tạo hai người, một người đang làm việc tại Hà Lan, người còn lại hiện cũng đang làm biên tập viên ột kênh truyền hình trong nước.
Lần này gặp Vũ An Du mới chập chững vào đời, Lê Bích Châu lại bừng bừng khí thế muốn thu nhận thêm một đồ đệ, theo như nhận định của bà: con bé này là viên đá thô cần được mài dũa, mà dưới đôi tay của bà nhất định không thua kém sư huynh, sư tỷ trước đó.
Hơn hai tháng đánh giá, Lê Bích Châu hoàn toàn tin tưởng với cái nhìn ban đầu của bà, hơn nữa, càng ngày càng hài lòng.

Tuy nhiên, kế hoạch thu nhận của bà gặp chút rắc rối. Hôm bà đến nhà hàng tìm An Du, quản lý cho biết cô gái đã xin nghỉ từ nửa tháng trước, đầu tuần này đã không còn đi làm nữa. Lê Bích Châu không có gì lo lắng, nghỉ cũng tốt, bà vốn có ý định này. Đệ tử của bà, ngoài việc học ở trường nên toàn tâm toàn lực vào sự dạy dỗ của bà.
Lê Bích Châu lấy số điện thoại của Vũ An Du, cái lúc bà nghe giọng nói đều đều trong điện thoại: “Số máy quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được. Xin vui lòng gọi lại sau…” bà mới hiểu cái cảm giác “người tính không bằng trời tính” là thế nào… Thôi, coi như bà và cô gái nhỏ không có duyên thầy trò với nhau.
Sau đó, bà cũng thử gọi lại mấy lần, nhưng cũng chỉ nghe cái giọng đều đều ấy. Công việc 3 tháng cuối năm vô cùng bạn rộn, bà cũng thường xuyên phải bay qua trụ sở chính họp hành, thế nên chuyện nhận đồ đệ kia cũng dần trôi vào quên lãng.
Cuộc đời này:
“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên kiến diện bất tương phùng”
Chính là như thế, đồ đệ Lê Bích Châu vốn cho là vô duyên đã tình cờ gặp lại sau 5 tháng. Cô gái nhỏ trở thành nhân viên bán hàng ột cửa hàng giày thời trang giành cho nam nổi tiếng.
Thân hình cao gầy với bộ quần áo nhân viên, vẫn nụ cười nhàn nhạt, ánh mắt bình tĩnh và thái độ điềm tĩnh nhưng làm An Du như lột xác hẳn. Thêm một tầng chuyên nghiệp nhưng với cái tuổi hai mươi cùng gương mặt học sinh này có chút không hợp lắm.
Lê Bích Châu một bên chọn giày cho chồng, một bên lại giống ngày trước quan sát cô gái nhỏ. Bà càng ngày càng thích đứa nhỏ này nha!
Nghe đồng nghiệp cô nói, vị khách hàng An Du đang phục vụ kia chính là giám đốc một công ty, nhưng tính tình của ông ta rất khó chịu, hay khi dễ, thậm chí nhục mạ nhân viên thử giày cho ông ta nên ai cũng tránh.
Thật ra lúc nãy là nhân viên khác đón tiếp ông ta, nhưng lúc thử giày thậm chí còn bị ông ta lấy cây thử giày gõ lên đầu chửi mắng là cho cô ấy khóc lóc tủi thân. Quản lý đành bảo người khác thay thế, ai cũng không muốn làm “nạn nhân” tiếp theo nên đều lãng tránh. An Du bình thường lạnh lùng, ít tiếp xúc thân thiết với mọi người lại tình nguyện ra chịu trận.
Cô nhân viên kể tới đây thì ánh mắt đầy cảm kích, vì cô ta chính là “nạn nhân” tiếp theo được chọn. Lê Bích Châu càng nghe khóe miệng càng cong rõ nét.
Bên kia, An Du đang quỳ một gối xuống sàn nhà để thử giày cho vị giám đốc khó chịu. Ông ta miệng nói không ngừng, tay cầm cây thử giày huơ qua huơ lại, đột ngột hướng thẳng đầu An Du mà hạ xuống.
Lê Bích Châu tiếp xúc loại nhà giàu hách dịch này không ít, bà tuy không thể hiện thái độ kinh thường rõ ràng nhưng đều khiến những người đó phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Hôm nay được dịp, bà muốn xem Vũ An Du xử lý loại tình huống này thế nào. Nếu cô vượt qua bài kiểm tra cuối cùng này, bà sẽ chính thức thu nhận đồ đệ.
Lê Bích Châu chỉ thấy An Du nhẹ nghiêng người ra phía sau tránh đi. Theo quán tính, người đàn ông bụng phệ chúi người về phía trước… kiểu này, mặt đập xuống đất sợ là…
Các nhân viên trong cửa hàng trợn tròn mắt, quản lý trán ướt mồ hôi lạnh… Ai nấy đều nghĩ đến cùng kết quả, ngờ đâu An Du mũi giày khẽ xoay, chân phải tạo đà, nhún nhẹ người bật dậy, cô như một con sóc nhỏ nhanh nhẹn bay nhảy giữa các nhà cây. Cánh tay thon gọn giơ ra lại vững vàng đỡ lại thân hình mập mạp với cái bụng phệ của vị giám đốc kia.
Tuy có hơi quá sức cô nhưng dù sao cũng kịp tránh ặt ông ta “tiếp đất”. Một màn kia vừa vặn khiến cho tất cả mọi người thót tim, không bán được sản phẩm cũng không sao, nhưng tất cả mọi người đều bị khiếu nại vì “làm khách hàng bị thương” thì hậu quả không nhỏ.
Sau khi ổn định tình hình, An Du lại nở nụ cười nhàn nhạn, giọng nói không kiêu ngạo, không nịnh nọt: “Quý khách không sao chứ ạ? Tôi nghĩ đôi giày này rất phù hợp với phong cách của ngài.” Cô gái nhỏ thẳng sống lưng, dùng đôi con ngươi màu chocolate lạnh lùng nhìn vào mắt ông ta, nụ cười trên môi không đổi: “Tôi nghĩ quý khách hẳn rất bận rộn với công việc của mình, nên tôi không dám để việc được “học hỏi thêm” của tôi chiếm mất thời gian quý báu của ngài. Xin hỏi ngài có hài lòng với đôi giày này không ạ?”

Chỉ hai câu của cô gái nhỏ đã khiến mặt vị giám đốc khó chịu lúc xanh lúc trắng. Sao ông ta không hiểu lời cô cho được, nếu ông ta nói không hài lòng và tiếp tục làm ầm ĩ, thứ nhất chứng tỏ thời gian của ông ta không đáng giá, thứ hai lời nói và công việc ông ta làm càng không đáng giá, không quan trọng.
Ông ta tức nghẹn họng nhưng cũng đành hậm hực chấp nhận mua đôi giày da cá sấu mới vừa thử xong. Mọi chuyện theo đó cũng sóng yên biển lặng, quản lý có ý khen ngợi An Du nhưng cũng nhắc nhở cô lần sau cẩn thận hơn, tránh đắc tội khách hàng lớn.
Lê Bích Châu ánh mắt tán thưởng tuyệt đối cho thái độ, lời nói và hành động của An Du. Bà nhờ quản lý gọi cô đến nói chuyện. Khi nghe lời đề nghị của bà, cô gái nhỏ hơi kinh ngạc nhưng rất nhanh liền bình tĩnh. Cô xin phép bà cho cô ba ngày suy nghĩ kỹ lưỡng rồi mới trả lời.
Lê Bích Châu đương nhiên đồng ý, vì nếu chỉ vừa nghe cô đã chấp nhận thì chính là người hấp tấp, không suy tính chu toàn. Bởi con người cần biết nắm bắt cơ hội, nhưng nếu lại lựa chọn mạo hiểm bỏ đi công việc ổn định hiện tại của mình, đồng thời quá tin tưởng vào một người xa lạ thì không đáng cho bà dạy dỗ.
Công việc của bà cần một người thông minh, sáng tạo, có chút “khác người”, biết xoay chuyển và lựa chọn hợp lý trong mọi tình huống.
Ba ngày sau, An Du gọi cho bà, đồng ý với lời đề nghị của bà. Tuy nhiên, cô hy vọng có thể bắt đầu vào một tháng sau, vì cô không thể đột ngột chấm dứt công việc hiện tại, đó là thỏa thuận ban đầu của cô với quản lý.
Một tháng sau, cô sinh viên năm nhất đã rẽ một bước ngoặc lớn trên con đường đời của mình.
--------------------------------
Lê Bích Châu thu nhận đồ đệ này lại giống như lời thêm một đứa con gái. Bà hay cười tủm tỉm một mình khi nhớ cái đoạn thời gian vú nuôi nhà bà về nhà chăm con gái sinh nở, trong nhà không có người làm liền loạn cả lên.
Phụ nữ thành đạt như bà tuy cũng có biết chút công việc nội trợ, nhưng nếu phải động tay động chân nhiều việc thì giống như là cực hình vậy. Chồng bà đề nghị tìm người làm theo giờ, Lê Bích Châu không đồng ý, bởi bà không tin tưởng người ngoài, hơn nữa làm theo giờ cũng không đảm bảo.
An Du biết chuyện bèn ngập ngừng muốn giúp đỡ, cô bé nói qua với bà cô làm việc nhà không giỏi lắm nhưng một, hai tháng lễ thì chắc không có vấn đề. Bà cũng không trông đợi nhiều lắm cô hoàn hảo, chỉ cầ xử lý sự bừa bộn trong nhà là tốt rồi.
Nhưng ngoài mong đợi, cô gái nhỏ miền Tây sông nước không chỉ làm tốt mà nhờ vào khả năng quan sát, hiệu quả làm việc không thua vú nuôi ở nhà là mấy. Điều này cũng khiến cho chồng bà đối với cô bé thêm mấy phần cảm khái.
Con trai út 8 tuổi của bà tính cách ít nói, suốt ngày chỉ thích vẽ và chơi game zombie. Ngay cả bà cũng không biết thằng bé nghĩ cái gì lại bám lấy An Du. Nghe đâu là cô hay trò chuyện với thằng bé về cách vẽ mấy nhân vật hoạt hình, còn thường xuyên làm mấy món ăn thằng bé yêu cầu.
Đó là cũng là lý do tại sao lần này vú nuôi lại xin nghỉ luôn 3 tháng để chăm con dâu vừa sinh cháu nội, bà không nói hai lời liền gật đầu cái rụp. Có đứa con gái hờ bên cạnh thì lo lắng gì!!!
An Du luôn cố gắng hoàn thành mọi việc một cách tốt nhất, lại luôn giữ thái độ đúng mực với mọi người, không lấy lòng cũng không khinh khi. Cứ thế ở bên cạnh bà hai năm, cô cũng trưởng thành từng ngày để hoàn thiện mình.
Lê Bích Châu gọi điện thoại nội bộ cho thư ký, yêu cầu đặt một vé đi Pháp vào lúc 5h chiều.
Đột nhiên thấy còn vấn đề gì đó mà hình như bà quên mất, nhưng mà nghĩ lại cũng cảm thấy vấn đề đó hẳn không quan trọng. Bởi nếu quan trọng thì chủ biên một tờ báo nước ngoài tại Việt Nam như bà sẽ không thể nào quên được.
Nhưng Lê Bích Châu bà đã quên rằng mình cũng chỉ là một con người mà thôi, mà con người dù có là thiên tài thì cũng có điểm yếu, huống chi quên đi một vài chuyện. Tuy nhiên, vấn đề mà bà coi là không quan trọng đó lại suýt dẫn đến thảm án không đáng có.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui