Vẫn thái dương đã tìm chốn nương náu, cũng là lúc cuộc nhậu nhẹt đi đến hồi kết, ba người khách cúi chào thi nhau ra về, ông già có vẻ đã ngà ngà say, riêng Trần Lĩnh thì vẫn tỉnh như chưa uống giọt nào, dù dưới nền gạch đỏ vò rượu vứt vung vãi, chứng tỏ mỗi người đã uống không ít.”
Ông già cất giọng túy lúy :“Tao nghe dì mày đánh bồ câu về, trong thư nói rằng ba năm này mày chẳng lo học hành gì, võ không xong văn hỏng bét, chỉ lo chơi bời tầm bậy, bắt cá, bủa lưới, tập thói nhậu nhẹt, lớn rồi nên lo tương lai đi là vừa, chú Ba ngồi cạnh mày lúc nãy đó, con gái ông ta hiền thục nét na, tao chấm cho mày rồi đó, mười chín tuổi rồi chứ ít gì!” Trần Lĩnh nghe đến đoạn tập thói nhậu nhẹt cười thầm trong bụng: “Cha cũng khiến còn phải nhậu đấy thôi!”
Ông già dứt lời, gã họ Trần vội xua tay nói: “Thôi đi cha, chưa gì đã kiếm người quản thúc con à, đất trời rộng lớn, để cho con đi một vòng đã chứ…
Ông già ngắt lời: “Ngoài kia mưa gió hung hiểm, võ công mày lại chẳng ra gì, có chuyện … lấy gì ứng phó … lại sắp xảy ra đại loạn… mà không đã loạn rồi chứ, cái chỗ của chúng ta đây không biết có còn yên ổn được bao lâu nữa đây này, Chiêm Thành sai lính lác, giặc cướp quấy nhiễu, phá phách khắp nơi, họ Trần núi Nam Sơn chúng ta mười mấy đời thợ rèn, đúc đồng, đến đời cha chỉ còn có mình mày, lo chuyện nối dõi tông đường trọn đạo hiếu với tổ tiên là quan trọng nhất, cái nghề gia truyền của chúng ta không thể không có người kế nghiệp, thằng anh mày… mà thôi.”
Trần Lĩnh vẫn cười vô sự nói : “Cha ơi là cha, lại coi thường con rồi, trên đường về đây con được người ta xem như cao thủ đấy, lễ phép cung kính chẳng dám to tiếng…”
Ông già cười lớn đễ lộ hàm răng thưa thớt và đen thui: “Ha ha ha… cái thằng này, chẳng thay đổi gì, vẫn thích nói bậy, ba hoa cho sướng miệng… thôi dẹp mày đi.”
Trần Lĩnh bị cha xem thường cảm thấy ấm ức, gã phân trần: “Cha không tin à, để còn kể cho nghe…”
Ông già vội ngắt lời :”Thôi đi, thằng già này không bị cái miệng giảo hoạt của mày lừa đâu… thôi đi chơi đâu thì đi đi… à mà này, đi lên trấn chơi thì được, cha cấm mày qua lại với con bé nhà họ Nguyễn, cái lão già đó tao chẳng ưa chút nào, ép tao làm thông gia với hắn, thà lấy dây thừng treo cổ ta đi…” Ông già đanh giọng, tỏ vẻ nghiêm túc lắm.
Thanh niên kia cười cợt :”Cha vừa thúc con lấy vợ giờ lại kén chọn… Nó còn nhỏ mà, lúc trước thấy nó không có bạn cũng tội nên tới chọc phá cho vui ấy mà, con bé đó ngây ngô thật, bị lừa hoài mà vẫn không khôn ra.
Vui nhất có một lần nói với nó rằng bìa rừng phía đông, con đã gặp một con quỷ cây mình đầy lông lá trông rất ghê sợ, bị lừa nhiều nên nó không tin lời con … hì hì nó thích lên khu rừng đó hái quả, hôm đó con phủ đầy lá khô lên người, con bé cũng gan lỳ thật nó đi cả dặm vào trong rừng hì hì… con vừa nhảy ra nó hoảng hồn chạy té khói, tè dầm ra cả quần, con về thấy mẹ nó mắng cho một trận ha ha … ha ha từ hôm đó nó xấu hổ chẳng dám nhìn mặt con cả năm trời… ha ha… mỗi lần nhớ lại là thấy buồn cười kinh khủng .” Trần Lĩnh ôm bụng cười rồi gã bất giờ dừng lại đang lúc cao trào, cúi mình chào cha rồi nhanh chân đi ra cổng trúc.
Họ Trần đi chầm chậm trên con đường ruộng chỉ rộng có hai bộ, trời đã tối đen, mây mù vân vũ, ánh trăng yếu ớt chập chờn lu mờ, xung quanh là tiếng ếch nhái kêu ành ạch, dừng lại hít mạnh một hơi thật dài, Trần Lĩnh thấy trong người thư thái: ”Ba năm ở miền biển ăn cá mặn, về lại đây hương đồng gió nội thật là tuyệt...!Ôi cái mùi phân trâu trộn với rơm rạ, ta mới nhớ mày làm sao ! Chẳng ở đâu có cái mùi đặc trưng như đất Nam sơn này… hì hì.”
“Ui da…” Gã chợt ôm tay phải lẫm bẫm :”Cha thật là kỳ, con trai ba năm đi xa về không niềm nở vui mừng, mổ lợn giết gà đãi một trận thì thôi… ui da… lại bắt mình đập rèn, nhiều ngày liền chỉ ngủ có vài tiếng, đập đến gãy cái tay mất rồi, sưng tấy, bỏng lửa hết trơn rồi… cũng may là đã hết hàng, nếu không cha bắt mình đập cả tháng cũng nên… Kể ra cũng tội, mình đi mấy năm này, không có người phụ giúp chắc cha đã mệt nhọc lắm… Giờ mình đi đâu chơi đây nhỉ… bọn thằng Dần thằng Nam không biết có nhà không…” Sực nhớ gì đó, gã dừng bước chân, thò tay vào bọc áo vải thô lấy ra một cái túi đựng tiền nhỏ bằng nửa lòng bàn tay, làm bằng lụa xanh lam.
Lúc ấy ánh trăng bán nguyệt ló mình ra khỏi đám mây dày, ánh sáng đủ để nhìn ra bốn chữ thêu bằng chỉ hồng ”Đông cho anh Lĩnh.” Gã phì cười “Là tặng chứ nhỉ, con bé này cả năm không thèm gặp mặt mình, thế mà lúc mình đi lại đến đưa cho cái này.
Mà sao cha mình lại không cho chơi với nó nữa nhỉ, lúc trước đâu có vậy đâu … mà thôi kệ, lên phố chơi cái đã, giờ khuôn mặt mình đã khác xưa nhiều, tự nhiên trên đường gặp người quen như thế thú vị hơn… hì hì.”
Vừa đến đầu trấn Nam Sơn đã nghe thấy tiếng đám đông náo nhiệt, Trần Lĩnh thích thú vội nhanh bước đến.
Bên cạnh hồ sen trung tâm trấn là một quán trà khá lớn, bày biện giản dị, trên cột và xà nhà có treo nhiều đèn lồng lụa đỏ, lụa vàng, trà khách ngồi chen chúc đến gần cả trăm người, đa phần là nam nhân, trên thành hồ già trẻ gái trai chen chúc nhau nhốn nháo cả lên.
“Cướp … bớ người ta cướp.” Có giọng nam quát lớn, ánh mắt chú ý của mọi người xoay chuyển về phía phát ra tiếng nói, có người hiếu kỳ đi ra, dần dần để lộ những khoảng trống trên thành hồ.
Trần Lĩnh khoái chí liền chen vào một chỗ tốt gần quán trà, khi nhận ra mình đã bị lừa thì nhiều người đã mất chỗ, đám đông lại nhốn nháo cả lên, nhiều kẻ nóng nẩy không tiếc lời chửi rủa.
Nhìn xuống hồ Trần Lĩnh thấy có con một con thuyền nhỏ, thật ra chỉ dùng làm cảnh là chính, trên đó có một dàn nhạc gồm bốn người đàn ông đứng tuổi chơi đàn cò, đàn bầu, sáo trúc và một phụ nữ tuổi khoảng ba mươi đeo trống cơm trên cổ.
Ngoài ra còn có hai cô gái trẻ trang điểm nhẹ mặc áo tứ thân và hai nam thanh niên mặc quần áo như thư sinh, đầu quấn khăn.
Nhìn qua Trần Lĩnh đoán biết họ đang chuẩn bị hát hò diễn kịch, lúc nhỏ gã rất mê đi xem hát, cho nên cảm thấy hứng thú vô cùng, gã cúi xuống buộc miệng hét lớn :”Mau hát đi nào…” Những người ở dưới thuyền ngước đầu lên nhìn Trần Lĩnh, trong số đó, ánh mắt Trần Lĩnh chạm phải ánh mắt của cô gái trẻ tuổi nhất, như tái tê trong lòng, gã không thể điều khiển được mình, tâm tư bấn loạn.
Nàng ta đẹp thanh khiết như sen hồng mùa thu, mong manh xa vời vợi và cũng gần gũi giản dị vô cùng, ánh sáng khi tỏ khi mờ càng tăng thêm sự bí ẩn của đôi mắt đen tuyền… Trần Lĩnh như chìm vào cõi mộng thần tiên của riêng mình, chẳng còn tâm tư nào để ý đến những cặp mắt đang trừng trừng nhìn mình.
Ánh mắt đẹp như trời đầy sao của cô gái bỗng thay đổi, mở to và lộ ra những nét kinh dị, hoảng hót, cặp nhãn thần trong một sát na nào đó chuyển sang bên cánh phải Trần Lĩnh, cô chỉ kịp nói ra một từ “cẩn”, Trần Lĩnh chỉ kịp đưa mặt qua phải một chút, đầu của gã đã lãnh trọn một vò rượu.
Lực đạo không hề nhẹ chút nào, cái vò vỡ tan, rượu bắn tung tóe và đầu họ Trần máu tươi xối xả.
Trong lúc thần thức như sắp mê mờ, Trần Lĩnh cảm nhận có một bàn tay mềm mại ôm ngang lưng mình, mùi hương quế thanh thoát xông vào mũi, gã chưa từng ngửi thấy loại phấn thơm nào đặc biệt thư thái đến thế.
Gã mơ hồ cảm giác mình bị xách đi, đi rất nhanh, bên tai nghe tiếng gió vù vù, rồi chẳng còn hay biết gì nữa.
******************
Ánh nắng sớm chiếu xuyên qua từng khe hở của những viên ngói cũ kỹ rã mục, Trần Lĩnh mệt nhòa tỉnh giấc, điều đầu tiên gã cảm nhận được là cơn đau phần đầu tựa như búa bổ, xuýt xoa giây lát gã nhận ra mình đang nằm trong căn phòng quen thuộc mà nhiều năm rồi nó vẫn chưa thay đổi gì gọi là to tát.
Vì lao động nặng cộng thêm mấy ngày thiếu ngủ, Trần Lĩnh nằm thẳng giấc hơn mười canh giờ mà vẫn còn cảm thấy mệt nhọc.
“Đêm qua đã xảy ra chuyện gì, ai đã đưa mình về nhà?” Tự hỏi, rồi gã nhanh chóng xoay chuyện ý nghĩ vội đứng dậy và gọi :”Cha! Cha ơi, đêm qua ai đưa… cha ơi!”
Trần Lĩnh vội rửa mặt, cọ răng rồi đi về phía lò rèn, nơi gã tin rằng cha đang ở đó.
Quả đúng như vậy, nhưng lúc đến gần định hỏi điều đang thắt mắt thì gã sựng người khi thấy cha gã đang đứng trân trân bất động, mắt ông chăm chăm nhìn về phía thanh thép trước bệ đá.
Thanh thiết dày cộm dài hơn ba thước trước mặt tỏa ra khí lạnh kinh người, Trần Lĩnh giật mình kinh hãi rồi buột miệng nói : “Trời ! Thanh thần thiết này ở đâu cha có nó vậy, xem cái màu của nó kìa, trên đời có báu vật này sao, ai đã luyện ra nó chứ…?”
Sinh trưởng trong gia đình nhiều đời làm thợ rèn, đã gặp qua trăm loại sắt thép, ít nhiều Trần Lĩnh cũng có khả năng phân biệt hàng tạp nham hay cực phẩm.
Thanh thép trước mặt khiến gã thanh niên họ Trần trở nên chừng hửng, gã có cảm giác như lâu này gã rèn chỉ toàn là phế phẩm, chỉ như rỉ sắt của bảo vật trước mặt.
Chuyến về nhà lần này gã cũng mang về một số thép tốt, nhưng xem ra chẳng là gì so với báu vật trước mắt.
Ông già họ Trần thở dài nói : “Là phúc hay là họa đây, chỉ có trời mới tỏ tường.
Trần Thừa Chí này cả đời chỉ mắc nợ có một người, hậu nhân họ tìm đến nhờ cậy lẽ nào từ chối…?”
“Cha sao vậy… gì mà phúc họa, nợ nần gì ở đây… thanh thép này ai giao cho cha…” Thấy cha miên man suy tưởng, Trần Lĩnh đến gần thanh thiết thì thấy nó đang đè trên một tấm giấy lớn, gã tò mò mở ra xem, bên trong vẽ hình một thanh kiếm, hình thức thanh kiếm này kì dị, trước sau gã chưa từng thấy, nó to bản và có hai thanh đồng được ghi chú là kẹp hai bên để cố định mũi và lưỡi kiếm.
Kỳ lạ hơn phần chui kiếm nó to tròn như quả cầu được ghi chú là nặng bốn mươi đến năm mươi cân trong khi phần lưỡi kiếm là mười cân, gã cảm thấy kỳ quái vô cũng bởi chưa gặp ai rèn loại kiếm có chui nặng như thế, trong mơ gã cũng chưa bao giờ có manh nha về nó.
“Đến năm mươi cân, nặng thế này cầm cho vững đã khó, huống hồ… mà tại sao chỉ nặng phần chui, nó giống như cái chùy vậy… lạ đời nữa là hai thanh đồng, làm sao mà rèn được đây… người vẽ ra cái này chắc bị điên nặng rồi!” Trần Lĩnh thắc mắt không kìm giọng được, ông già thở dài nói:”Thằng nhóc như mày không biết là phải rồi, đừng nói người khác điên, phải cân nhắc kỹ trước khi nhận xét điều gì, nếu không, đến lúc bị đánh cho không còn răng ăn cơm, thì đừng có trách người ta vì sao không chừa lại cái nào để ăn cháo, cái tật đó ba năm vẫn chưa đổi hả? Thật là hết biết…” Trần Lĩnh hơi bùi ngùi, thấy cha có vẻ hơi giận, gã không dám nói thêm lời nào nữa.
Ông già lại nói tiếp :”Trên đời này quả có những người luyện bộ kiếm pháp kỳ quái tương tự, sức mạnh đôi tay họ rất ghê ghớm, luyện đến mức cầm trên tay thanh kiếm nặng gấp mười bình thường vẫn múa máy linh hoạt … lúc đó, một chiêu sử ra là có thể làm chấn động binh khí của đổi thủ, mà không phải là một hay hai người, cả chục người cũng có thể bị đánh bay binh khí trong một chiêu.
Nhất là trên chiến trường, nếu bộ binh đôi bên giáp lá cà, chỉ cần mười cao thủ đi tiên phong là có thể làm rối loạn đội hình của địch, làm tăng khí thế phe ta, như vậy coi như phần thắng đã cao hơn rồi.”
Trần Lĩnh ậm ự suy nghĩ, thấy lời của cha gã cũng có lý, gã cũng tự nhận thấy giang hồ có nhiều chuyện kỳ quái, không thể giải thích theo lý thông thường, chẳng hạn như con cóc nặng đến trăm cân nhiều người tranh giành.
Ông già lại nói :“Lý do chui kiếm nặng như vậy cũng thật khó hiểu, cha mày cũng chưa tỏ tường cho lắm, tốt nhất không nên đoán bừa, người khôn ngoan thông thái thường rất kiệm lời, còn những kẻ hiểu biết sơ sài lại thích thể hiện, thích nói nhiều… đạo lý này mày nên nhớ!”
Trần Lĩnh cười nói :”Ấy ấy… nói vậy chẳng phải cha tự cho mình khôn ngoan hay sao? Đạo lý gì mà kỳ vậy?” Gã nói với thái độ hơi cợt nhã, chọc quê cha gã, mong rằng làm cho không khí bớt căng thẳng, không hề có ý mỉa mai.
Ông già chăm sóc gã từ nhỏ nên quá biết tánh tình gã ra sao, nên ông chẳng hề giận, trong trường hợp tương tự nếu là người khác chắc sẽ xảy ra một cuộc đấu khẩu, thậm chí đánh nhau tới tấp.
Ông già nói: “Cha đã nói là không biết rõ rồi, đâu phải tự nhận khôn ngoan đâu, mà những kiến thức đại loại thế này, ai có duyên chứng kiến hoặc nghe qua thì biết, đâu có thể dùng làm thước đo kẻ ngu người khôn.”
Trần Lĩnh cười nói: “Câu nói của cha có vẻ như trước sau hơi mâu thuẫn đấy, chắc cha chọn hoàn cảnh không thích hợp rồi, con hiểu ý cha… hì hì… con chỉ giỡn tí thôi mà, nhưng làm theo như cha, con thấy mệt quá, người ta nghĩ sao thì mặc kệ con chẳng quan tâm, xem con là rơm rác, ngu muội cũng được, con thích tự do, muốn nói gì thì nói… đâu cẩn phải bận tâm đủ điều thiên hạ nghĩ làm chi cho mệt.”
“Bởi vậy cả cái làng này có ai ưa mày đâu, sống sao để cho người ta quý, người ta đừng coi thường mình chứ…cách cư xử của mày còn nhiều vấn đề lắm, không ngờ ba năm ở với hai cô em của mẹ mày chẳng được nên thân, ta cứ sợ mình bận bịu không có thời gian quan tâm dạy dỗ nên mới giao mày cho họ, ai ngờ! Cũng như không à.” Ông già nói rồi lắc đầu tỏ vẻ ngán ngẫm, hết cách với thằng con của mình.
“Con đã nói từ đầu là cha đừng nhọc lòng rồi mà, lúc trước đi học đạo nho với ông thầy đồ làng mình con đã không muốn rồi, thật là những giáo điều nhàm chán hết sức, con không thích ở trong một cái khuôn bánh nào cả, tự con sống cuộc đời của con, lúc con thích tròn thì tròn, vuông thì vuông, méo được méo… như vậy có phải thích hơn không…hì hì.”
Ông già mỉm cười vì điều gì đó, ông nói: “Đi ba năm cũng có tí hiểu biết ấy nhỉ, lý lẽ cũng hay lắm, nhưng cha hỏi mày một câu, chúng ta đúc đồng điều đầu tiên cần có cái gì?”
Trần Lĩnh đáp: “Thì lửa!”,ông già lại nói: “Còn gì nữa”, Trần Lĩnh lại đáp:”Thì là đồng chứ gì… sao cha hỏi những điều như vậy?” Ông già nhẫn nại hỏi tiếp:”Sau khi đã nấu chạy đồng rồi… ta làm gì nữa.” Trần Lĩnh đáp theo quán tính: “Thì đổ vào khuôn…”
Ông già cười ha hả nói: “Ha ha… không có cái khuôn thì ra cái giống gì… cái khuôn đúc đồng ví những chuẩn mực đạo đức của một con người, người xưa đã khéo tạo ra những khuôn thướt đúng đắn và hoàn thiện ấy rồi, không đi theo mày thích là cái giống gì đây… hay muốn thành rỉ đồng vứt đi một cách hoang phí.
Con người phải hướng theo cái tốt đẹp để sống cuộc đời có ích…”
“Nhưng con không thích, ông thầy đồ ấy dạy chỉ để lấy tiền, những đứa con phú ông, địa chủ thì được ưu ái đủ điều, bọn con cháu tá điền, thợ lao động nghèo như mình vẫn bị coi thường luôn, thiếu một xu tiền học là bị đuổi thẳng cổ… ông ta không xứng đáng… nói toàn nhân nghĩa đạo đức… con ở dưới ngồi nghe thấy giả dối vô cùng… chỉ muốn chạy đến đánh rắm vào mặt ông ta thôi… còn nhiều chuyện bỉ ổi lắm, con chẳng muốn nói ra làm gì…” Trần Lĩnh có vẻ hằn học, ngữ khí đầy vẻ sân si.
“Đừng nói tầm bậy…” Ông già nạt lớn tiếng rồi thở dài nói: “Hà à…đời là thế, luôn tồn tại những sự bất công con à, ôi con vua lại được làm vua, con sư sãi ở chùa lại quét lá đa… nhưng mày cũng nên nhớ, ở đời đâu phải ai cũng xấu xa bỉ ổi, chắc chắn số lượng những người tốt luôn áp đảo bọn xấu, như thế xã hội mới có thể tồn tại được.”
Ông già ngao ngán nghĩ thầm: “Mày giữ cái ý nghĩ đó sẽ đi vào đường xấu mất thôi con ơi, cha không thể truyền hết võ công gia truyền cho mày được, nếu có tí bản lãnh mày sẽ to gan làm càn đến mức nào nữa đây… ôi cha ơi, con phải làm sao với đứa con này đây!”
Trần Lĩnh láng sang chuyện khác :”Thôi gạt chuyện này đi cha, con lớn rồi con sẽ cố gắn không làm điều gì để cha phiền lòng đâu, cha đừng lo…Giờ tính sao với thanh thép này đây, mà ai đã giao nó cho cha, không ngờ cha nổi tiếng thật, lò rèn của mình ở sâu trong ngõ ngách ở vùng biên cương xa xăm này mà vẫn có người nghe danh tìm đến.”
Ông già phóng mắt suy tư giây lát, rồi thở dài nói :”Mày đã mười chín tuổi rồi, cũng coi như là đã trưởng thành dù không được như người ta… Có điều này cha vẫn chưa nói với mày… Lúc còn trẻ cha cũng như mày, thích ngao du giang hồ, thích đi đây đi đó, cũng kết giao nhiều bạn bè, cuối cùng cha đã làm một việc sai trái, cha và bác Thanh của con đã làm một việc sai trái, đến giờ đây cũng còn thấy hối hận vô cùng…Ôi chỉ tại ta nôn nóng… nôn nóng… nên đã bị trúng kế kẻ gian, giết hại… ôi thôi, nói chung cha đã làm một việc sai trái, cha đã đúc ra thanh quỷ kiếm ấy, vì nó bác Thanh của con đã thay đổi, đó là thanh thép của ma quỷ, ông ấy đã dần đi vào ác đạo, làm nhiều việc thiên địa bất dung…“
Trần Lĩnh nôn nóng:”Cha kể gì mà cứ úp mở vậy… làm con tò mò quá.” Ông già trầm tư giây lát rồi nói:”Lúc đó cha chỉ bằng tuổi con bây giờ, với mười năm luyện bộ khí công gia truyền đã đạt đến thành hỏa hầu thứ sáu, cha cảm thấy trong tay mình tràn đầy khí lực.
Bất cứ thanh thép cứng đầu nào, qua tay cha là y như rằng nó liền bị đè bẹp theo ý muốn ngay khi vừa rút ra khỏi lò, ông nội con mừng lắm truyền hết kỹ thuật rèn kiếm cho cha, kể cả bộ kiếm thuật gia truyền của mình.
Bộ kiếm nhà họ Trần của chúng ta đã từng xứng bá giang hồ một thời gian dài và đã có lúc họ Trần đứng trong hàng ngũ danh gia về kiếm thuật, chẳng hề kém cạnh họ Ngô hay họ Lý cả.“
Trần Lĩnh giọng hơi tức tối nói:”Thật thế, sao cha không truyền cho con, hay con không phải con ruột của cha?” Ông già thản nhiên nói:”Thế một thằng con nuôi cà chớn suốt ngày phá làng phá xóm như mày có thể thử thách độ kiên nhẫn của cha mày hả, tao không dẹp mày đi mới là chuyện lạ.”
Trần Lĩnh làm bộ ngẫm nghĩ nói: “Cũng đúng nhỉ! Rồi sao nữa cha, sau khi là đại cao thủ võ công cao cường cha đã làm gì?” Ông già đáp:”Thì xông pha giang hồ chứ còn đợi gì nữa… Cha đi qua nhiều nơi, gặp được nhiều người, nhưng vì chẳng có mục đích rõ ràng, nên cứ đi lòng vòng hết ba năm, cũng có một chút danh tiếng, được người ta nể vài phần khi nghe tên, nhưng thật sự ta thấy phù phiếm, vô vị quá… Trong một lần cũng với đồng đạo tấn công bọn Ngũ Linh giáo, trận chiến quá căm go, tử thương vô số, lúc đó cha bị trúng độc tưởng mình sắp chết, sau đó được bác Thanh mày cứu, rồi sau đó bọn ta kết bái kim lang, thề sẽ đồng sinh cộng khổ… Cũng chẳng ngại cho mày biết em gái bác ấy sau đó là vợ của cha, tức là mẹ của mày.
À mà quên, ông ấy là cậu của mày mới đúng.
Người mang thanh thiết này đến đây nhờ vã là hậu nhân của cậu Thanh mày, là anh họ của mày, đáng lẽ hôm qua mày phải ở nhà để gặp mặt, nếu không sau này con ra đường đụng độ cậu ta thì không tốt.”
Nhìn về Trần Lĩnh chẳng thấy gã ngạc nhiên tỏ vẻ gì, biết tánh khí con mình hơi khác thường, nhiều khi vì chuyện nhỏ mà gã nhảy cẩn lên làm thành to tát, con những chuyện quan trọng thì gã tỏ vẻ như vô sự, ông già thở dài nói tiếp: ”Cha đây thật có lỗi khi không bảo vệ được mẹ của mày để mày phải chịu cảnh mồ côi, giang hồ rất phức tạp, rất dễ gây oan chuốt thù, cừu nhân đến đốt nhà, lúc đó ta đang ẵm mày đi dạo, mày mới hai tuổi, mẹ và anh trai mày cha đã không thể về cứu kịp, ta chẳng biết hài cốt họ ở đâu nữa, cứ hốt hết đống tro tàn thả trôi sông.
đó là lý do những lúc mày hỏi mẹ, cha đây không muốn nhắc.”
Ông già nghiến răng nói:”Cha thề sẽ báo thù… oán thù đã làm cha mờ mắt, dựa vào một thanh kiếm dính máu ở gần nhà, cha đã đi đến nhiều nơi điều tra nhiều người, cuối cùng cha cứ tưởng mình đã tìm được hung thủ, nhưng thật sự đó chỉ là một màn kịch và cha chính là một con rối không hơn không kém.
Cha xông vào cấm thành, liều cái mạng của mình mong giết chết tên hôn quân trừ hại cho dân, trả thù cho vợ con, nhưng cũng may là bác Minh mày đến cứu kịp, nếu không cha đã toi mạng rồi, hai tên cận vệ của ông ta quá cao cường và sử dụng hai thanh đao quá lợi hại, thanh kiếm của cha sau vài ba chiêu đã thành tám khúc sắt vụn.”
Trần Lĩnh mắt đơ đơ, mặt không cảm xúc gì, ông già lại nói tiếp:”Một người có máu mặt trên võ đàn đến tặng cha hai thanh thiết quý giá hàng cực phẩm và cha đã rèn thành hai báu vật, ít nhất lúc đó cha đã nghĩ như vậy.
Cha và bác Minh lại nuôi lớn ý chí báu thù.
Cao xanh không phụ lòng người, mục tiêu đã gục xuống vĩnh viễn, nhưng không bao lâu sau đó cha đã nhận ra mình đã lầm, ông ta tuy đã giết anh cướp ngôi, nhưng ông ấy không xấu xa tàn bạo như lời đồn đại, tất cả đều nằm trong một vở kịch lớn và cha chính là con rối ngoan ngoãn biết vân lời.
Bác Minh đã giao phó em gái yêu quý cho cha, vậy mà cha đã không làm tròn trách nhiệm… còn khiến bác ấy phải cũng mang tội chung, cắn rứt cả một đời…Từ đó lầm đường lạc lối.”
Trần Lĩnh nói:”Cha đang nói đến Lê Long Đỉnh(1)… ai cũng biết ông ta tội ác tày trời cơ mà…” Ông già từ tốn nhìn xa xăm nói:”Không ai có thể biết nội tình bên trong cả, nhưng cha tin ít nhất ông ta là một người đàn ông chân chính, đáng mặt nam nhi…Cũng là một vua vì dân vì nước, nếu không đã không đi đánh dẹp khắp nơi, không đi lấy những kinh sách có giá trị … tất cả đều vì bình nước an dân!” Trần Lĩnh nghiến răng: ”Vậy kẻ đã giết hại mẹ và anh con là kẻ giật dây điều khiển cha, kẻ ấy là ai?”
Ông già nói:”Cha không dám chắc đâu, cha vì mê mụi vì oán thù nên đã làm sai, rất may, nhà Lý được ngôi, họ đủ tài sức, đất nước vẫn yên ổn thanh bình, nếu không… Thôi! Con hãy quên chuyện này đi… chúng ta hãy nói về thanh thần thiết này…”
Trần Lĩnh rưng rưng nói:”Không, con không quên đâu…” Nói rồi Trần Lĩnh chạy đi, mặc kể cha gã quát lớn gọi lại.
Trần Lĩnh vừa chạy vừa ré rân trời, ra khỏi làng gã dừng lại thở hổn hển : ”Kẻ nào, kẻ nào đã khiến ta phải làm một thẳng nhóc không có mẹ, phải bị trêu chọc, phải bị bắt nạt, phải bị coi thương… ta … nhất định không tha cho kẻ đó, ta… ta sẽ đốt cả nhà tên ác ôn đó…ya …a…”
*****************************
Chiều tối, sấm chớp, giông tố, mưa rì rào rơi, trong màn nước mờ ảo ấy xuất hiện bóng dáng một người, gã vừa đi vừa nỡ nụ cười, nụ cười rất tươi.
“Lĩnh con …” Ông già vội chạy ra lôi gã vào nhà, những tưởng gã sẽ kháng cự nên ông ra sức, nhưng không, ông già đã đoán sai, Trần Lĩnh ngoan ngoãn nghe lời, đi nhanh theo cha vào nhà.
“Đừng đau buồn, là một người đàn ông phải dũng cảm vượt qua nỗi đau, như thế mới xứng đáng là một đấng nam nhi, như thế mẹ con mới yên lòng…” Ông già khó khăn nói, bởi cha con họ chỉ nói sang sảng, không quen nói những lời tình cảm như thế này.” Trần Lĩnh cười tự nhiên nói: ”Con nghĩ lại rồi, sẽ chẳng buồn đâu, con sẽ cố gắn làm việc, học võ cho tốt để bảo vệ mình, và để kế nghiệp cái nghề gia truyền của gia tộc mình, nên cha cứ yên tâm đi.” Ông già sửng sốt há miệng không ngậm lại được, Trần Lĩnh cười nhẹ rồi đi về phóng mình lấy quần áo.
Trần Lĩnh cười hì hì nói: “Ha ha… cha nhận xét như vậy có vội quá không, cha có thể rèn được thanh kiếm kỳ quái này…” Ông già cười nói:”Một mình thì chưa chắc, nhưng có thêm mày thì sẽ được thôi.”
Trần Lĩnh mặt sáng rỡ ngẩn cao đầu nói:”Xin lỗi…Con rút lại câu vừa rồi, phải nói cha nhận xét rất sáng suốt mới đúng, chỉ có con mới có thể giúp cha đè dẹp thanh thiết cứng đầu kia… ha ha.”
“Đừng vội mừng, chẳng qua tao nhờ mày đốt lò thôi mà, cái mặt đen của mày rất hợp với công việc này… ha ha.” Ông già vuốt râu cười, Trần Lĩnh biết cha đùa nên nói:”Thôi đi cha… cha đừng dối lòng nữa, con biết cha cần cái tay mãnh mẽ này của con lắm lắm, trong ánh mắt của cha đã nói lên tất cả rồi… hà hà.”
“Đừng có cười, nghiêm túc chút đi, đây là chuyện đại sự …” Ông già bỗng nhiên nghiêm giọng, Trần Lĩnh ngơ ngác nói: “Nhưng cha…” Ông già ngắt lời:”Đừng có nói nữa…”
Hình như ông già gồng mình để cố giữ mặt nghiêm, thấy điệu bộ ngơ ngác như thằng ngố của Trần Lĩnh ông không nhịn được nữa bỗng cười lớn lên”ha ha ha ha” ông cười đến chảy nước mắt làm Trần Lĩnh cũng lăn lộn cười theo.
********************
“Mệt thật đấy, thanh thiết này thật cứng đầu, đập cả buổi mà chẳng đâu vào đâu…cha vào nhà nghỉ đi, hay đi dạo qua nhà hàng xóm chơi, ở đây làm gì thế?” Trần Lĩnh tắm rửa cơm nước xong ra lò thì thấy cha gã vẫn cứ ngắm nghía thanh thiết mãi.
Ông già nói nho nhỏ:”Cha muốn ở đây một lát, mày đi chơi nhớ về sớm, đừng có gây chuyện thị phi để người ta cõng về nữa đó!”
Trần Lĩnh nghĩ gì đó nói:”À nhắc mới nhớ, hôm qua ai đưa con về đây vậy?” Ông già có vẻ cũng như mới nhớ ra nói:”Cha cũng đang thắc mắt người hôm qua là ai, sao đưa mày về.”
Trần Lĩnh nói:”Là người lạ hả cha, con bất tỉnh nên không biết, à là nam hay nữ vậy?” Ông già nói:”Là đàn ông, à… chắc là người tốt thấy mày bất tỉnh nên đưa về, ủa… mà sao biết nhà mà đưa đến tận nơi chứ… lạ thật.”
Trần Lĩnh cũng ngạc nhiên không kém, nghĩ thầm:”Lạ nhỉ, đàn ông mà dùng phấn thơm, hôm qua mình nhớ rõ cái mùi ấy khá nồng…” Trần Lĩnh nói:”Thôi con đi đây cha… cha nhớ ngủ sớm, con tự về sẽ vô phòng ngủ, sớm mai chúng ta lại tiếp tục.” Ông già đáp ”Ừ”rồi lại quay sang ngắm nghía thanh thiết.
Mang theo nghi vấn trong lòng Trần Lĩnh đi lên thị Trấn, hôm nay có vẻ còn náo nhiệt hơn.
Trần Lĩnh nghĩ thầm: ”Lúc trước đâu được đông vui như thế này đâu, đi ba năm mọi thứ đổi khác quá.” Họ Trần lại đến hồ sen, nghĩ gì đó gã cười thích chí, chạy như bay.
“Rắn … có con rắn… á… rắn…” Ở gần nghe tiếng quát lớn, mọi người hốt hoảng nhảy cẩn, chạy loạn, nhất là đàn bà con gái, họ la thất thanh điếc cả tai.
Trần Lĩnh lại có được chỗ tốt, gã hí hửng cười, trong bụng nghĩ thầm:”Ha ha… thật là dễ mắc lừa quá.”
Ban nhạc đang chuẩn bị hát, Trần Lĩnh đảo mắt ngang dọc nhưng vẫn chưa nhìn được người gã muốn thấy:”Cô gái ấy đi đâu rôi cà, chẳng lẽ đêm nay cô ta không đến, mình chưa được nghe cô ấy hát hò ra sao…” Trần Lĩnh cảm thấy lồng ngực mình nóng sôi, một cảm giác hụt hẫng chưa từng đến trong đời.” Nhìn về phía quán trà, thấy rất nhiều đàn ông hướng về phía con thuyền, đa số là thanh niên, Trần Lãm nhìn họ rồi nói với người bên cạnh:”Đúng là cái bọn mê gái không, đâu có ai cũng như tôi, đến vì thưởng thức nghệ thuật đâu.”
Người bên cạnh họ Trần nói:“Anh đẹp trai và biết thưởng thức nghệ thuật ơi, anh nói đúng qua đi mất, em đây cũng vậy nề.” Nghe giọng nói của cô gái này Trần Lĩnh bỗng rùng mình, gã quay đầu sang xem tướng mạo, rồi vội quay đi chỗ khác, ngó lơ giã câm giả điếc, cô ta có khuôn mặt bảy phần giống đàn ông, ăn bận lòe loẹt, trang điểm diêm dúa.
“Em tên Đông, này anh gì ơi, anh tên gì vậy, nhà anh ở đâu… sao anh không nói… Giời ơi người gì đâu mà lạnh lùng quá trời quá đất đi à…” Cô gái nói cứ hỏi đủ chuyện, Trần Lĩnh chỉ ậm ự cho qua, gã nhăn mặt nghĩ thầm:”Trời ơi! Tự nhiên bắt chuyện làm chi vậy không biết…tính sao đây, giờ bỏ đi là mất cái chỗ, cô gái đêm qua xuất hiện mà mình không được gặp thì sao đây, mình vẫn chưa được nhìn kỹ mà, còn chưa nghe cô ta hát…”
Bên quán trà có tiếng người nói: “Này anh bạn, có thể nhường cho cậu chủ tôi cái chỗ này với giá năm quan không?” Người nói là một thanh niên ăn bận như nô bộc, sau lưng gã là một vị công tử nhà giàu ăn bận sang trọng kiểu nho sinh, tóc búi cao, dáng cao ráo, mặt mũi tuấn tú.
Cảm thấy quen mặt lắm nhưng Trần Lĩnh nghĩ mãi vẫn chưa ra.
“Có tiền là ngon lắm sao, cái chỗ này tao ngồi giữ tư trưa tới giờ, uống hết mười tám ấm trà, mày nói một lời nhường là nhường sao, đâu có dễ vậy.” Người nói ngồi gần hồ, tuổi khoảng ba mươi, ăn bận lôi thôi, tướng mạo tầm thường.
Trần Lĩnh nghĩ thầm:”Uống mười tám ấm trà, tên này uống trà thay cơm, chắc là điên thật rồi…”
Gã nho sinh kia nói:”Thế năm mươi quan thì sao?” Gã ăn bận lôi thôi nhanh miệng đáp:”Thì nhường chứ sao… hê hê mời công tử, anh thật là hào phóng quá… hê hê phát tài rồi.”
Trần Lĩnh buột miệng chửi:”Tổ cha nó, cái tên hèn, tỏ ra hay ho lắm, cuối cũng làm nô tài cho đồng tiền… Ừm mà năm mươi quan cũng nhiều ấy nhỉ!” Câu sau gã nói nhỏ chỉ mình gã nghe.
Cô ai giống đàn ông đứng bên lại gần và nói: “Em cũng không thích những người như vậy đâu, không ngờ anh và em lại có cũng suy nghĩ như vậy.”
Trần Lĩnh là một phen rùng mình với cái giọng đãi ngọt như đường ấy, cũng lúc ấy gã nghe được mùi hương quế từ trên người đối phương toát ra, họ Trần chấn động tâm thần suy nghĩ:”Đêm qua người đưa mình về có tướng mạo giống như một gã đàn ông, lúc mơ hồ mình nghe được cái mùi tương tự thế này, chẳng lẽ… cha mẹ ơi… thôi đừng nghe!”
Bỗng lúc đó mọi người rêu hò lên “a… Nguyễn Hoài Đông cô nương đã ra rồi”, “Hoài Đông cô nương”…
“Thì ra cô ấy tên là Hoài Đông, cái tên nghe lạ nhỉ, mùa đông lạnh lẽo có gì mà nhung nhớ chứ… hì hì mùa đông thì không cần nhớ, còn người con gái đẹp như thế kia… ôi có chết Trần Lĩnh nãy cũng quyết nhớ không thôi.” Lúc đầu Trần Lĩnh còn nghĩ ngợi này nọ, nhưng khi nhìn sâu vào người đẹp có khuôn mặt thùy mị ấy, gã như đánh mất chính mình, mọi người ồn ào nhưng tai gã cứ như bị ù đi, chẳng nghe thấy gì.
Bỗng nhiên nàng hé nụ cười thật tươi, Trần Lĩnh giật mình tròn mắt, gã thấy mặt mình nóng ran, tóa hỏa tam tinh.
Nụ cười nhẹ vẫn còn hiện diện trên đôi môi căng mọng, Hoài Đông cất tiếng nói:”Cảm ơn mọi người đã đến xem và ủng hộ cho dàn nhạc… một lần nữa tiểu nữ xin cảm ơn rất nhiều ạ.”
Trần Lĩnh tai văng vẳng những chữ cuối cô ấy nói ”tiểu nữ xin cảm ơn rất nhiều” gã cảm thấy từng chữ diệu dàng nhảy múa trong lỗ tai mình, làm cả người gã nóng ran lên, những cảm xúc mạnh liệt ấy cứ tuông trào, cứ lớn mạnh, Trần Lĩnh không cách nào ngăn lại được.
Hoài Đông trong khi cúi chào mọi người ở tứ phương, ánh mắt của nàng đảo qua đảo lại nhưng chưa hề chạm trúng hai con ngươi đang lồi ra ngoài đợi chờ của gã họ Trần, gã cứ mong nàng nhìn đến mình, sức nhớ gì đó Trần Lĩnh nghĩ thầm:”À… hôm qua mình ré to, cô ấy đã nhìn mình, hình như có một chút gì đó lo lắng cho mình khi mình bị đánh lén.”
“Mọi người mau hát đi nào.” Trong lúc cấp bách họ Trần chẳng nghĩ được gì hay ho, nên đành nói lại câu nói đêm qua.
Quả nhiên Hoài Đông ngước lên nhìn gã, ánh mắt nàng lộ vẻ ngạc nhiên, không biết nghĩ gì nàng lại cười với gã làm Trần Lĩnh tai tê, sướng rân trong lòng.
Bỗng nhiên ánh mắt nàng lại mở tròn hoảng hốt, một cảm giác không ổn lướt qua đầu Trần Lĩnh, tiếp theo nghe “choảng” một tiếng, lần này có vẻ cơn đau và sự chấn động còn mãnh liệt hơn hôm qua, Trần Lĩnh liền ngã qua trái, rồi mê man chẳng hay biết gì.
**********************
“Tên họ Trần phải chết!” Giọng khàn đặc và lắc léo là của một lão bà, tuổi trên bảy mươi, bà ta có khuôn mặt đầy nếp nhăn nheo, nhăn hơn bất cứ người già cả nào ở những vùng đất quanh đây.
Bà ta ngồi trên một chiếc ghế to, quanh bia rừng gần trấn Nam Sơn này có một đám đông, khoảng hơn bốn mươi người.
“Hỏa bà bà! Tôi không biết vì cớ gì mà tổ chức lại tìm giết người này, hắn đã làm ra chuyện gì.” Một lão già tuổi ngũ tuần cất giọng nghi hoặc.
“Hắn là người Cồ Việt thưa trưởng lão!” Giọng nói của Hỏa bà bà này khá là mỉa mai, ai cũng biết tuổi lão vừa nói xứng làm trưởng, nhưng so với bà thì đáng hàng cháu chít.
Một lão già cao tuổi hơn lão vừa rồi, ông ta chống gậy đi đến và nói giọng đầy uy lực: “Người Cồ Việt đến hàng vạn, hàng triệu người… Giết hết được sao?”
“Quan hệ của chúng ta với Cồ Việt như chuột lớn với mèo con, nếu không có hành động, khi đủ móng vút, mèo sẽ thịt chuột.
Nhưng chúng ta cũng cần suy xét, đây không phải lúc làm càng.” Hỏa bà bà lại cất giọng thâm trầm ma quái.
“Vậy tại sao chỉ vì một tên họ Trần không tên không tuổi lại hao tốn sức lực, điều động nhiều binh tướng đến vậy!” Một lão già khác nói, đám đông bên dưới hùa theo : “Đúng đấy”, “tôi lăng lộn giang hồ đã ba mươi năm chưa nghe danh hắn”, “một tên nhãi ranh tuổi đôi mươi mà phải cần lão phu ra tay sao?”…
“Câm họng hết cho ta!” Hỏa bà bà quát lên, thanh âm lớn đến mức làm kinh động cả đến bầy chim séo rừng, khiến hàng trăm con đang yên ngủ giật mình dáo dát bay.
Giây lát sau bốn bề trở nên yên ắng, Hỏa bà bà mới cất lại giọng nói thâm trầm :”Ta và các người đều là con cháu của Thánh Mẫu Thiên Y A Na(2), chẳng lẽ ta lại không vì lợi ích của người Chiêm hay sao? Thật là phiền não! Nhưng công chúa của chúng ta đã yêu gã họ Trần này, chỉ có cách giết hắn, nếu không nàng sẽ mê muội mãi, mãi mãi mê muội, các người muốn như vậy sao?”
Đám đông ngơ ngát, cùng bàn tán nhốn nháo cả lên, dù sao họ cũng đã hiểu lý do phải giết họ Trần, họ chỉ thắt mắt, tại sao công chúa của họ lại đi mê người Cồ Việt, vốn đã chuốc oán thù với nhau từ những cuộc giao tranh trước.
Nghĩ thì ai cũng nghĩ, nhưng không ai đứng ra hỏi lý do, họ sợ mang tội bất kính.
Một lúc lâu đám đông giải tán, bia rừng chỉ còn lại vị bà bà và hai cô gái giấu mặt đứng cạnh, một cô trong số đó nói: “Công chúa chúng ta tính cương mạnh, người không phải là không có hiểu biết, cớ sao lại sa ngã vào mối tình oan gia này.
Vị bà bà thở dài, rồi cất tiếng nói: “Hữu sứ giả đã hỏi thì lão bà cũng không giấu giếm nữa, tháng trước, bọn ta đã đến Thôi Sơn phái để lấy báu vật quan trọng, tên trưởng môn Cồ Việt này quá lợi hại, trong lúc một sớm một chiều không thể nào mở đường để cả hai cũng thoát thân, ta đành giao Bách Cân Chu Cáp cho công chúa điện hạ, rồi mở đường máu cho nàng ấy đi trước.
Ta tiếp tục giao đấu, rồi dẫn dụ tên trưởng môn chạy ngược hướng công chúa, nàng chỉ bị bọn tôm tép nên ta tạm yên tâm.
Ngày hôm sau, sau khi thoát khỏi tên tiểu tử họ Lâm trưởng môn ấy.
Ta mới tới Trần Nam Sơn theo ám hiệu để lại trên đường của công chúa.
Đến nơi thì thấy nàng đang bị thương và lại đang giao đấu với gã họ Trần đó.
Ta đoán định lực của hắn kém cõi, nên đã dùng phấn mê lãng để bỏ ngải(3) hắn.
Gã họ Trần nằm mê man nhanh hơn của suy đoán của ta, hắn thật là hợp thuốc… Không may, ta thật bất cẩn, nghĩ lại lão thấy hối hận vô cùng, ta không nỡ nhìn công chúa vì vết thương mà đau đớn nên đã thôi miên nàng, ai ngờ trong lúc cấp bạch lại dùng bùa ngải tình yêu, khiến… ôi khiến cho công chúa của chúng ta đã mê đắm cái gã đen đúa, xấu xí người Cồ Việt.
Giờ đây nhìn nàng tương tư đau khổ ta thật muốn chết để ta tội.
Nhưng giờ chỉ có ta mới phá giải được lá bùa này… ta… ta sẽ chết sau khi hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng này.”
Hai vị sứ giả ngồi nghe nãy giờ thay đổi cảm xúc liên tục.
Đến cuối cùng thì giật mình kinh hãi la thất thanh.
Tả sứ giả nói: “Ta không muốn thấy công chúa phải vì tình mà đau khổ như vậy được, phải giết họ Trần trong đêm nay!”
Hữu sứ giả trợ lời: “Đúng vậy chúng ta mau đi.
Nhưng manh mối tìm gã ở đâu?”
Hỏa bà bà nói: “Ta có một khả năng đặc biệt, đã gặp ai một lần sẽ không quên khuôn mặt họ, nên đã vẽ lại những bức tranh này, hai vị sứ giả mới đến nên chưa kịp đưa, thật là thiếu xót.” Nói rồi lão bà giao hai tờ giấy vẽ một nam nhân tuổi đôi mươi.
Ngũ quan người này sáng rỡ, khá điển trai nhưng mặt mày bị bôi đen thui.
***************************
“Ánh chớp băng qua bầu trời.
Giông tố bao lần đến trong đời?
Bình minh kỳ nhân có xuất hiện?
Điềm báo anh tài quá xa vời! Ha ha ha ha.”
Người ngâm thơ và thanh âm quen thuộc này nếu Trần Lĩnh được nghe thấy chắc chắn gã sẽ nhận ra chủ nhân của nó, nhưng không có cơ hội, giờ gã đang bận ngủ rồi.
Lão ông tóc trắng mặt hồng cười ha hả nói: “Xin lỗi các vị! Ta với tên mặt đen này có chút tư thù, nhưng ta sẽ mang hắn đi ngay, không phiền các vị xem hát đâu… hà hà.”
“Lại là lão, lão cứ vô cớ đánh người, phá rối nơi đây!” Giọng nói là của cô gái mặt giống đàn ông đứng gần Trần Lĩnh nãy giờ.
Ông già nói: “Cô nương này thật nhiều chuyện, sao cứ năm lần bảy lược phá chuyện tốt của lão thế hả?”
Cô gái nói: “Đánh người bất tỉnh là chuyện tốt của ông hả? Còn chuyện xấu chắc giết người phá làng quá… Cô chủ … à không, muốn dẫn anh kia đi phải bước qua xác bổn cô nương.” Cô nói rồi nhìn xuồng hồ tỏ vẻ chắc chắn.
“Hôm qua vì lão có chuyện bất ngờ nên tạm tha cho gã mặt đen này, cô đánh không lại lão đâu, đừng có cố, lão không muốn mang tiếng già ăn hiếp yếu, trai ăn hiếp gái.” Ông lão tóc trắng nghiêm giọng nói.
“Tiếp chiêu.” Cô gái quát lên rồi tiến tới xuất quyền tấn công ông lão, “chát, chát, chát” ba tiếng, ba chiêu quyền công vào ngực, chéo vào hông, ngược lên cằm của cô gái đều bị ông lão đỡ ngược, dư lực khiến cô gái thối lui hai bộ, rồi tự lùi thêm ba bộ nữa, mặt cô thoáng biến sắc, trong khi ông lão tỉnh bơ, môi mỉm cười, giữ nguyên bộ vị.
Cô gái quát lên “Trưng Vương quy vị”, đôi bàn chân cô chụm lại, tay phải chỉ lên trời, liền sau đó hơi cúi người tiến tới, tay trái dang ngang tạo tư thế cưỡi voi xông pha trận mạc.
Khi khoảng cách đôi bên là hai bộ, cô đảo người nhào lộn một vòng, hai chân đá liên tiếp vào thân trên ông lão, nhanh như cắt, cô đá ngang đá dọc song cước cùng lúc, tạo thế “Phi cước tung hoành” như tiếng cô quát.
Chiêu thức này đã sử là trúng, bởi tiến thoái hay qua phải trái đều nằm trong phạm vi chiêu thức.
Người sử ra nội lực hùng hậu, dù không trực tiếp trúng vào người đối phương nhưng nội công phóng ra đủ sức đả thương đối thủ.
Lần này đến lược ông lão biến sắc nghĩ thầm “Phi cước của hiệp nữ Mê Linh (4)đây sao, ông tự cho mình là bậc bô lão thâm niên lăng lộn võ trường, không trực diện đỡ gạt thì còn mặt mũi nào đứng tiếp ở đây nữa.
Ông lão lãnh trọn hai cước ngang dọc gần như đến cùng lúc vì nó quá nhanh.
Hơi thở có chút bấn loạn, nội khí trong người dao động, ông lão không dám xem thường đối phương, một cô gái đôi mươi nữa.
Cô gái sẵn đà đánh tiếp trong thế chủ động, ông lão giờ mới tung chiêu thực sự, đôi bên đối đáp bốn mươi chiêu ở thế tám lạng nữa cân, ông lão phát giác nội công của đối phương lúc mạnh đỉnh điểm lúc yếu không có một chút dấu hiệu, hơn bốn mươi năm lăn lộn giang hồ, chứng kiến biết bao là kỳ nhân dị sĩ, nhưng đây là lần đầu tiên ông thấy một cô gái như vậy.
Cảm thấy đánh càng lâu càng mất mặt, ông lão tiến thoái lưỡng nan.
“Đúng là tên mặt đen này rồi!” Nghe tiếng một cô gái nói, liền sau đó là giọng một cô khác thanh âm lớ lớ khá lạ: “Thật không ngờ lại may mắn đến thế!”
Cả hai đồng thanh quát: “Lấy mạng hắn!” Nói rồi mỗi người rút ra một thanh kiếm mỏng kỳ lạ.
Biến cố quá đột ngột, khi mọi người vừa định thần thì hai lưỡi kiếm chỉ còn cách Trần Lĩnh độ một gang tay.
Chú Thích: Nguồn wiki
(1)Lê Long Đĩnh (chữ Hán: 黎龍鋌; 986 – 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam.
Ông trị vì 4 năm từ 1005 đến 1009.
Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.
Trong sử sách, Lê Long Đĩnh hầu như luôn được nhắc đến như là một kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác.
Tuy nhiên gần đây xuất hiện các ý kiến cho rằng một số điều xấu của ông chỉ là thêu dệt, và bị "đóng đinh" trong lịch sử.\
(2)Bà Thiên Y A Na: hay bà Chúa Ngọc, người Chiêm Thành (gọi tắt là người Chiêm hay Chăm), gọi là nữ thần Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar), tuy chỉ là một vị thần theo truyền thuyết, nhưng đã được cư dân Việt và Chăm thờ phụng, và đã được nhà Nguyễn xếp vào bậc thượng đẳng thần.
Theo người Chăm
Nữ thần Poh Nagar do bọt nước biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi.
Một hôm, nước biển dâng cao đưa bà vào bến sông Yjatran, ở Kauthara (Cù Huân).
Sấm trời và gió hương liền nổi dậy báo cho muôn loài biết tin bà giáng thế.
Tức thì, nước trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống đón mừng bà, và núi cũng hạ mình thấp xuống để đón rước bà.
Khi bà bước lên bờ, thì cây cong xuống để tỏ lòng thần phục, chim muông kéo đến chầu hai bên đường, và hoa cỏ cũng xinh tươi rực rỡ hơn để điểm hương cho mỗi bước chân bà đi.
Rồi nữ thần Poh Nagar dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương cùng lúa bắp…
Nhiều phép thuật, bà cũng rất nhiều chồng.
Nơi hậu cung của bà, có đến 97 ông.
Nhưng trong số đó, chỉ ông Pô Yan Amo là có uy quyền hơn cả.
Sống với ngần ấy ông chồng, nhưng bà chỉ sinh được 38 người con gái.
Những người con ấy, sau đều thành thần, trong số có ba người được bà truyền nhiều quyền phép, đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih (cả hai được người dân vùng Phan Rang tôn thờ) và Pô Bia Tikuk.
(được người dân Phan Thiết tôn thờ)..
Truyện đánh dấu
Nhấn để xem...Truyện đang đọc
Nhấn để xem...