Dị Năng Trọng Sinh: Thiếu Nữ Bói Toán Thiên Tài

Dương Tử Mi ngồi trước sạp hàng có vật đang phát sáng kia.

Ông chủ hàng lớn tuổi đang ngồi ngáp ngắn ngáp dài, thấy cô có hứng thú với mấy món hàng của mình nên cũng tỉnh hẳn. Ông ba hoa nói rằng những món đồ mình bán đều là tiền cổ, rất quý giá.

Ông ta còn đặc biệt chọn ra một đồng tiền đen thui, dơ bẩn, bên trên có khắc bốn chữ Đại Tề Thông Bảo đưa cho Dương Tử Mi và nói:

- Cô bé, cô bé có biết đồng tiền này không? Đại Tề Thông Bảo là một loại tiền đồng rất quý hiếm trên thị trường, do Nam Đường Quốc Chủ thời Ngũ Đại Thập Quốc đúc ra đấy. Hiện chỉ còn hai đồng tiền thôi, giá rất cao. Còn đồng này là đồng thứ ba, ông chỉ bán cho người có duyên. Cô bé xem như là có duyên với ông nên ông bán rẻ chút vậy, ông bán cho cô bé ba mươi ngàn thôi.

Đại Tề Thông Bảo là tiền cổ do Nam Đường Quốc Chủ Từ Tri Cáo (Lý Thăng) thời Ngũ Đại Thập Quốc đúc ra. Lý Thăng là con nuôi của Từ Ôn nên mới có tên là Từ Tri Cáo và từng được Từ Ôn phong làm Tề Vương. Năm Dương Ngô Thiên Tộ thứ 3 (Công Nguyên 937), Từ phế Ngô và xưng đế, lấy hiệu Đại Tề và cho đúc Đại Tề Thông Bảo. Hiện Đại Tề Thông Bảo chỉ còn lại hai đồng. Một đồng bị mất một miếng trên góc trên phải nên được người trong giới chơi tiền cổ gọi là Khuyết Giác Đại Tề. Còn đồng còn lại phía trên có bốn lỗ nhỏ nên được gọi là Tứ Nhãn Đại Tề. Khuyết Giác Đại Tề vốn được danh sĩ Giang Nam Đới Hi thời nhà Thanh lưu giữ, lúc đó đã có người đồng ý trả giá rất cao để mua lại nhưng Đới Hi không nỡ bán. Khi quân Thái Bình tấn công Hàng Châu, Đới Hi nhảy sông tự tử. Trước khi mất, ông đã giấu Đại Tề Thông Bảo cùng rất nhiều bảo vật khác dưới đất. Sau, hậu thế vì muốn có được bảo vật quý hiếm này mà đã tranh nhau mua nhà mà Đới Hi từng ở và khai quật rất nhiều lần nhưng đều không có kết quả. Còn Tứ Nhãn Đại Tề thì được Đới Bảo Đình và Chu Khắc Tráng phát hiện trên quả cầu của trẻ con vùng nông thôn Phàn Dương ở Giang Tây chơi vào thập niên hai mươi của thế kỷ trước. Tuy Tứ Nhãn Đại Tề không bị khuyết góc nhưng do được kết trên quả cầu nên bị khoan thủng bốn lỗ nhỏ. Sau Tứ Nhãn Đại Tề được Trương Thúc Thuần mua lại với giá rất cao và bảo quản trong mật thất. Trương Thúc Thuần đặt tên cho mật thất lưu giữ Tứ Nhãn Đại Tề là Tề Trai. Từ điểm này có thể thấy Trương Thúc Thuần yêu quý Đại Tề Thông Bảo như thế nào. Đại Tề Thông Bảo vô cùng quý hiếm và là một trong Ngũ Thập Minh Trân trong tiền cổ Trung Quốc.

Dương Tử Mi nhìn đồng tiền giả đen thui và không có chút ánh sáng nào kia cười nói:


- Ông à, con không thích lợi dụng người khác, vậy quý hiếm thế này ông hãy bán lại cho người khác vậy. Hơn nữa con là học sinh, lấy đâu ra nhiều tiền như thế.

- Vậy con có bao nhiêu tiền?

Ông chủ sạp hỏi.

- Con chỉ có ba mươi đồng thôi.

Dương Tử Mi đáp.

- Thôi được rồi, dù gì thì ông cũng chỉ bán cho người có duyên. Con xinh xắn, dễ thương vậy, xem như ta tốt bụng tặng cho con một món quà vậy. Ông bán cho con ba mươi đồng thôi.

Ông chủ ra vẻ tốt bụng, thật thà nói.

Dương Tử Mi lắc đầu tiếp lời:

- Hình của đồng tiền này con không thích, ông để lại bán cho người khác đi, con lựa cái khác.

Nói xong, Dương Tử Mi đưa tay lấy vật phát ra ánh sáng trắng kia lên xem. Vật đó có hình dáng rất đặc biệt, giống như một chiếc chìa khóa mà người đương thời hay dùng. Đó là một đồng tiền đầu hình tròn, thân hình lưỡi đao. Có điều, đồng tiền này rất dơ. Trên đầu tròn kia có một lớp đen thui như mực, giống như là đang giấu cái gì đó vậy.


- Cái này bao nhiêu tiền?

Ông chủ sạp thấy cô thích đồng tiền kia nên vốn cũng muốn hét giá cao một chút nhưng nhớ lại lúc nãy cô nói cô chỉ có ba mươi đồng, sợ nói giá cao quá sẽ dọa cô chạy mất nên vội vàng nói:

- Bán lỗ vốn cho con đấy, ba mươi đồng thôi.

Dương Tử Mi cũng không muốn trả giá nữa nên lấy ba mươi đồng trong ví ra đưa cho ông và mang đồng tiền đó đi qua sạp hàng khác.

Nhìn bóng dáng Dương Tử Mi đi khuất trong dòng người trên phố, ông chủ sạp vừa vui mừng thảy thảy ba mươi đồng trên tay vừa lẩm bẩm một mình nói:

- Hôm nay lại gặp được một đứa trẻ ngốc, đã quá, lại được ăn ngon rồi.

Dương Tử Mi dùng khăn tay cẩn thận gói đồng tiền vừa mới mua được kia lại. Cô có thể nhìn thấy vật khí của nó nhưng lại không biết giá trị của nó nên cô phải đến tìm Tống Huyền để nhờ giám định hộ.


Cô không vội vàng đến chỗ của Tống Huyền, bởi vì chỉ cần kết quả giám định được công bố thì tin cô mua được đồ cổ giá hời nhất định sẽ truyền khắp phố Văn Lai. Nếu vậy, cô muốn mua được thêm đồ cổ giá hời nữa sẽ rất khó. Nghĩ vậy nên cô thấy điều cần làm hiện giờ là lục lọi hết các món đồ trong tất cả các sạp hàng trước đã.

Ngoài đồng tiền kia ra, sau đó Dương Tử Mi còn tìm thấy bốn món đồ có vật khí khác nữa. Một là chiếc dĩa sứ hình hai con cá bị mẻ hết một góc, hai là một miếng ngọc nhỏ có khắc hoa văn, ba là một bức tranh hoa và cuối cùng là một bức tượng hình con hạc nhỏ xinh. Cô đã dùng hết ba trăm đồng để mua chúng.

Dương Tử Mi gói hết tất cả những thứ cô mua được và cho vào túi. Cô không muốn đưa hết một lần cho Tống Huyền giám định để tránh bị nghi ngờ. Cô nghĩ, tốt nhất là tự cô mò mẫm xem lai lịch của chúng ra sao thì sẽ hay hơn, sau đó chờ đến khi nhà cô cần đến tiền thì mới mang ra bán.

Hiện giờ, thứ khiến cô hiếu kỳ nhất chính là đồng tiền có hình dạng kỳ lạ kia. Bởi vì ánh sáng mà nó phát ra là ánh sáng trắng rất may mắn. Cô chắc chắn nó là một pháp khí may mắn thật sự.

Trước cửa Mặc Hiên vẫn có rất đông người xếp hàng chờ được giám định.

Dương Tử Mi đứng bên ngoài nhìn vào, chỉ thấy Tống Huyền mặc một chiếc áo dài màu xanh và đang cặm cụi dùng kính lúp giám định một cái chén bằng bạch ngọc. Dáng vẻ của Tống Huyền rất chăm chỉ, mặt tuy gầy hơn một chút nhưng vẻ thư sinh, nho nhã vẫn như xưa. Điều khác biệt lớn nhất chính là tóc của Tống Huyền đã lấp ló vài sợi bạc.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui