Đếm Ngược Thời Gian Sống Sót


Trịnh Hữu gọi tới tiền trang chừng mười tên chưởng quỹ, là những kẻ chia nhau phụ trách việc thu tiền hối lộ của một số cử tử trong Kinh đô và cả ngoài tỉnh để giúp tham gia gian lận thi cử.
Số tiền thu được vào kì thi Hương năm ngoái được gửi vào tiền trang ước chừng lên tới một trăm năm mươi ngàn lượng bạc trắng, tính tới tính lui cuối cùng chỉ lấy ra bảy, tám ngàn lượng để tiêu xài.
Trịnh Hữu: "Ta vốn không muốn động vào khoản bạc này, nhưng tình thế cấp bách các ngươi cũng thấy rồi.

Ta lấy trước một nửa tiền, còn lại chờ cho qua chuyện rồi tính lại sổ cái, thiếu nhiều thì xóa bỏ thiếu ít bổ sung vào, nhất định sẽ không bạc đãi các ngươi, càng sẽ không một mình ôm hết khoản tiền này.

Các ngươi đều thừa biết cách làm việc của Trịnh Hữu ta, đi theo ta chỉ cần thật thà, trung thành, hoàn tất việc được giao, ta sẽ để cho ngươi và cả nhà sống thoải mái.

Nhưng nếu ai đó dám phản bội ta, bán đứng mọi người thì đừng trách ta ra tay vô tình!"
Mười mấy vị chưởng quỹ đồng thanh đáp lại: "Chúng tiểu nhân đã rõ!"
"Tốt lắm.

Mặc dù đầu chúng ta giờ đã bị treo cùng trên một sợi dây, nhưng cũng không cần quá lo lắng sợ hãi, sau lưng ta còn có người trong triều hỗ trợ chu toàn, khoảng thời gian này chỉ cần cẩn thận nhiều hơn, đề phòng người ngoài không rõ lai lịch, uống ít hoa rượu (*) thôi!
(*) Hoa rượu: Ý chỉ uống rượu có kỹ nữ theo hầu
Các chưởng quỹ đều bảo đảm, Trịnh Hữu đã cho người đi lấy chìa khóa, đem ngân phiếu có thể dùng để đổi tiền được ở mười ba tỉnh và ba mươi mốt phủ ra, tổng cộng năm rương nhỏ.
Trong đó có bốn rương ngân phiếu, rương thứ năm để thêm một quyển Kinh Thi, Trịnh Hữu chạy thẳng đến cái rương đó cầm nó lên.
Mới vừa cầm lấy đồ trên tay, cửa sổ đã bị đá văng ra, Cấm quân người đeo giáp trụ kẻ vận hắc bào nghiêm chỉnh xông vào tiền trang, bao vây phòng nghị sự bắt mười mấy chưởng quỹ lại.

Trịnh Hữu nhanh tay ném Kinh Thi vào lò lửa, một thanh Đường đao cắt qua không khí bổ tới, tiếng leng keng vang lên, lò lửa ngã xuống đất bị một cẳng chân mang giày ống cao mạnh mẽ đạp xuống, ngay tức khắc lõm vào một cái hố to, sức lực cực kì lớn của người này khiến cho bao người ở đây phải khiếp sợ!
Phó quan nhặt quyển sách bị cháy mất một góc lên hỏi: "Đây là cái gì?"
Trịnh Hữu: "Đại nhân không biết chữ à? Bên trên có viết rõ ràng đấy —— Kinh Thi." Hắn vung cánh tay giật ra khỏi bàn tay đang bấu chặt mình của Cấm quân mình: "Dám hỏi chư vị tự tiện xông vào tiền trang là để dùng luật lệ bắt giam bọn ta sao? Bọn ta là người dân tuân thủ pháp luật, trăng sáng như nước, nhân lúc có hứng bàn thơ luận đạo cũng là phạm phải điều luật nào của Đại Cảnh hay sao?"

Phó quan nói rõ ràng: "Các ngươi cấu kết với quan chấm thi, hối lộ công khai, gian lận bất hợp pháp, giết người diệt khẩu, cái nào cũng phạm vào trọng tội chém đầu, Đại lý tự đã đủ tư cách để bắt giam các ngươi chưa?"
Sắc mặt Trịnh Hữu sa sầm, mười mấy chưởng quỷ trong nháy mắt bị dọa sợ run, có người đã té xỉu tại chỗ.
"Cấu kết quan chấm thi ở tỉnh ngoài, đổi trắng thay đen, thay thế bài thi của người khác thành bài của các thí sinh đã nộp nhiều tiền hoặc khoanh tên của những thí sinh không có tài năng thật sự lấy vào danh sách, đột nhập vào trường thi, triệu tập được các thí sinh đến Khổng miếu để minh oan, ngươi liền ra tay đánh người ta đến tàn phế! Thậm chí tự tiện chặn đánh những người lên Kinh cáo ngự trạng! Gan lớn biết bao nhiêu, ngông cuồng hấp tấp, bây giờ còn dám ở đây nhắc tới pháp lệnh luật hình của Đại Cảnh với ta ư?"
Phó quan quát mắng: "Tới đây, giải bọn chúng về Đại lý tự!"
***
Trịnh Hữu mạnh miệng, bị roi quất đến thoi thóp cũng không hé nửa chữ, những chưởng quỷ kia không đủ kiên nhẫn như hắn, trước thì sợ sệt nghi ngờ, sau gia tăng hình phạt, chưa tới nửa ngày đã có người khai báo tội hối lộ quan chấm thi, gian lận kiếm chác và giét người diệt khẩu.
Trong hình đường của Đại lý tự có một phòng trà đơn sơ, cách nơi dùng hình tra tấn phạm nhân chỉ một bức tường.

Phó quan đi vào phòng trà, đưa lời khai của mười mấy cái miệng cho Hoắc Kinh Đường xem.

Hoắc Kinh Đường gác cùi chỏ lên tay vịn ghế thái sư đỡ nửa người trên ngồi nghiêng, không giấu được vẻ lười biếng, chẳng có chút phong thái ngay ngắn thẳng thóm nào của một sĩ đại phu cả.
Hoắc Kinh Đường lật xem lời khai, đọc nhanh như gió: "Không sai biệt lắm."
Yên lặng chốc lát, hắn lại hỏi: "Có hỏi ra được tác dụng của quyển Kinh Thi kia là gì không?"
Phó quan: "Hỏi rồi ạ, nói là sổ khoản đen.

Trong đó ghi chép lại các khoản thu tiền giao dịch trong một năm đổ lại mà các thí sinh đã hối lộ quan chủ khảo, quan chấm thi ở trường thi Giang Nam, khoản nào cũng được liệt kê rõ ràng, cao nhất đến gần ba trăm ngàn lượng bạc trắng, ít nhất cũng ngàn lượng vàng.

Từ tú tài, cống sinh, cử nhân, cống sĩ đến tiến sĩ đều có, giá cả được niêm yết rõ ràng, tính chất không khác gì với mua quan bán nước.

Mạng lưới quan hệ khổng lồ như vậy, một viên ngoại như Trịnh Hữu nhất định không thể ôm đồm hết được, sau lưng hẳn phải có núi dựa rất lớn, không phải Tần vương thì cũng là Trịnh quốc công."
Lời vừa dứt, Đại lý tự thiếu khanh đứng bên cạnh không nhịn được bủn rủn hai chân.
Gã là môn khách của Tần vương, mặc dù chỉ mới đi nương nhờ cách đây không lâu, nhưng trong khoảng thời gian này đều nhờ vào mật báo của gã mà đảng Tần vương mới thuận lợi tiến hành kế hoạch.


Nếu như Tần vương gặp họa, nói không chừng cũng sẽ liên lụy đến thân gia hắn, khó giữ tính mạng.
Như vậy, làm sao có thể không sợ cho được?
Hoắc Kinh Đường lật Kinh Thi ra xem: "Xem quyển khoản đen này thế nào?"
Phó quan: "Đây chỉ là nửa phần đầu, ghi chép lại thu chi tiền tham ô, còn một phần sau ghi lại các quan chủ khảo và thi sinh.

Trịnh Hữu đã đem nửa quyển sau đó gửi vào tiệm cầm đồ rồi, phiếu gửi ở trên người hắn.

chỉ có hắn biết tung tích của khoản đen đó ở đâu.

Coi như đã bị tra ra một nửa khoản, chỉ cần giấu kĩ một nửa còn lại, chúng ta cùng lắm chỉ tra được tới đây là đứt đoạn.

Lui mười ngàn bước mà nói, nửa quyển khoản đen đó không cẩn thận ném ra ngoài, có là thiên tài đi nữa cũng sẽ nghĩ không ra một quyển Kinh Thi lại là ghi chép toàn bộ tên của quan viên nhận hối lộ ở trường thi Giang Nam! Trịnh Hữu này thật sự là một tên tài giỏi, đáng tiếc không đi đường ngay."
Hoắc Kinh Đường: "Đã hỏi ra tung tích nửa quyển sau chưa?"
Phó quan: "Đã hỏi, nhưng bảo mất rồi."
Hoắc Kinh Đường: "Mất ở đâu?"
Biểu cảm của phó quan vô cùng quái dị: "Trịnh Hữu đi uống rượu đánh bạc với người ta, vì hắn thua nên dùng phiếu cầm đồ định giá.

Khoản đen bị một tên thương nhân họ Triệu lấy đi, mà thương nhân họ Triệu đó cũng là Triệu Bạch Ngư ngày đó tranh đoạt ca nữ với Trịnh Hữu ở phường hoa trà."
Hoắc Kinh Đường ngạc nhiên: "...?"
Phó quan hơi sụp đổ: "Ta đã nói Triệu Bạch Ngư rất lạ rồi mà!"

***
Nghiên Băng: Mặc dù Lưu thị nhận tội, ít ra lời chứng của bà ta có thể dùng để chứng minh Trần tiên sinh trong sạch, nhưng làm sao để mang lời chứng này và cả Lưu thị đến Đại lý tự đây? Nếu cứ tùy tiện đưa Lưu thị đến đó, thì phải giải thích chuyện bà ta ở trong tay chúng ta như thế nào? Còn cả chuyện thẻ ngà nữa? Làm sao để ngăn chặn Lưu thị không cắn ngược ta một cái, tố chúng ta tư hình bức cung?"
Ngụy bá cũng có nỗi lo này: "Chi bằng nhân lúc trời tối đưa Lưu thị và lời khai đến trước cửa Đại lý tự đi?"
Triệu Bạch Ngư: "Không thể làm vậy.

Chưa nói đến Cấm quân tuần đêm, bên ngoài Đại lý tự canh gác cũng rất nghiêm ngặt, lại nói Lưu thị đã biết mặt ta, vẫn có thể từ trong đối thoại của chúng ta suy đoán ta làm việc ở Nha môn, Đại lý tự tra đến ta là chuyện sớm muộn thôi."
Nghiên Băng khổ não: "Vậy làm sao bây giờ?"
Ngụy bá nói lời tàn nhẫn: "Hay là cho bà ta uống thuốc độc làm cho câm?"
Triệu Bạch Ngư: "Vậy thì lời khai chứng minh trong sạch cho ân sư cũng bị giảm đi rất nhiều." Y cất tay, mười ngón tay trong tay áo đan vào nhau, nói: "Tìm Thập vương gia giúp đỡ đi."
Ngụy bá không hiểu: "Thập vương gia sao lại chịu giúp đỡ?" Ông không biết chuyện huyết phách ngàn năm.
Triệu Bạch Ngư thuật lại ngọn nguồn một lần: "Kỷ đại nhân cứ nhắc đến quý nhân, lúc nói mặt đầy tôn kính, thân phận chắc chắn rất cao quý, lại còn có giao tình sâu nặng với Khang vương.

Vị quý nhân đó thiếu ta tình cứu mạng, hẳn là sẽ bằng lòng giúp nói chuyện với tiểu quận vương."
"Quan hệ cậu cháu của Thập vương gia và Lâm An quận vương vẫn luôn rất tốt, đúng thật là người ổn nhất để tiếp nhận Lưu thị." Ngụy bá như vẫn có điều suy nghĩ.
Triệu Bạch Ngư: "Ta sẽ đi tìm Kỷ đại nhân ngay bây giờ."
***
Trong quận vương phủ, phó quan đang tận tình khuyên can Hoắc Kinh Đường, bảo hắn mau đi yết kiến bệ hạ rút lại hôn sự với Triệu ngũ lang: "Tướng quân, ban đầu ngài cầu xin bệ hạ gả người, vốn chính là để cho bệ hạ có được một mối dò xét nông sâu ở Triệu phủ, còn là để có lý do liên hệ với chư vị hoàng tử và trăm quan trong triều, không phải làm thật.

Chỉ cần ngài lên tiếng, bệ hạ nhất định sẽ rút ý chỉ lại, ta đoán lão nhân gia đang chờ ngài chủ động nói trước, chứ làm sao thật sự để cho một người đàn ông vào quận vương phủ chúng ta chứ."
"Tướng quân, ngài cũng chớ giận dỗi bệ hạ, nay cổ độc trên người ngài đã được giải rồi, còn có nỗi lo về sau gì đâu? Lại nói Triệu ngũ lang kia cũng là bị ép gả đi, ngài giải trừ hôn ước còn vừa hay lấy tình cứu mạng?"
Phó quan sâu sắc cảm nhận Triệu Bạch Ngư là người không bình thường, trên đời nào có chuyện trùng hợp đến vậy?
Hoặc là bởi vì theo sắp xếp, cố ý đến gần tướng quân, hoặc là ý trời như thế, vậy thì lại càng không bình thường!
Hoắc Kinh Đường vẫn bình chân như vại, tiếp tục điêu khắc khối gỗ màu tím của hắn, trên khối gỗ đã xuất hiện những đường nét đầu tiên của một vị Bồ Tát.
Hắn ngoắc ngoắc tay, tỏ ý gọi phó quan đến gần, chờ cho gã lộ ra sắc mặt tò mò không hiểu mới lên tiếng: "Ngươi nói coi, nếu ta khắc nó thành pho tượng Văn Thù Bồ Tát (*) đưa cho Triệu ngũ lang làm sính lễ, y có thích không?"
(*) Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được biết đến là vị đại biểu cho trí tuệ.


Ngài có dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.

Biểu tượng đặc trưng là trên tay phải cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa giương cao lên khỏi đầu.
Phó quan không chút nghĩ ngợi: "Ai mà lại thích sính lễ là tượng gỗ khắc Văn Thù Bồ Tát chứ?"
Hoắc Kinh Đường: "Vậy đổi thành Quan Âm thì sao? Văn Thù ý chỉ trí không, Quan Âm ý chỉ từ bi, cũng mang đến vận may, nghe nói còn quản chuyện cầu con."
Phó quan: "Đàn ông với nhau cầu con làm gì?"
Hoắc Kinh Đường dửng dưng: "Ta đang lấy ý kiến tốt nhất thôi mà Tông Chính, sao ngươi nghiêm túc vậy?"
Gã nghiêm túc sao? Phó quan im lặng một lúc rồi đáp: "Tướng quân, ta đang nói chính sự với ngài mà.

Bây giờ tốt nhất là ngài nên cho người đi trộm quyển khoản đen còn lại ở chỗ Triệu ngũ lang đi, tránh lại gây thêm rắc rối."
"Gấp cái gì? Bây giờ người gấp nhất là Triệu ngũ lang, y sẽ chủ động đưa tới quyển nửa phần khoản đen còn lại thôi."
Vừa dứt lời, giọng nói của Thập vương gia đã truyền tới từ tận ngoài sân: "Tử Uyên, đoán xem ta mang ai tới này? Ha ha, là Lưu thị đã mất tích mà cả Thái tử, Tần vương và Đại lý tự lần mãi chẳng ra đây!"
Lưu thị mất tích? Phó quan kinh ngạc, tò mò không dứt.
Thập vương gia: "Đoán thử nữa xem ai là người đưa bà ta tới nào? Chắc chắn tên nhóc con nhà ngươi đoán không được! Nhất định sẽ không đoán ra đâu! Đến ta còn không kịp trở tay cơ mà —— " Khang vương hấp tấp, không đợi Hoắc Kinh Đường mở miệng hỏi câu nào đã huỵch toẹt câu trả lời ra: "Là Triệu ngũ lang! Triệu Bạch Ngư, là cháu ngoại của ta đó!"
Triệu Bạch Ngư? Tại sao lại là y?!
Nội tâm phó quan như bị sét đánh, ngạc nhiên nghiêng đầu nhìn Hoắc Kinh Đường.
Hoắc Kinh Đường chống cằm cười ngoác miệng: "Ta đã nói y sẽ chủ động đưa đồ tới cửa mà, chưa chi đã tới rồi?"
Phó quan cảm giác tuyệt vọng cùng cực.
==
Tác giả muốn nói:
Phó quan: Thật sự chỉ có mình ta cảm thấy Triệu Bạch Ngư kì lạ thôi sao?
P/S: Mắt của lão Hoắc có màu vàng lưu ly, trong tác phẩm viết màu lưu ly trong vắt chính là màu vàng lưu ly đó, sẽ ngầm thừa nhận là màu vàng.
Thực tế không có giải thích nào cho màu lưu ly cả, cảm thấy nếu viết thành vàng lưu ly thì có hơi khó nghe, cho nên đã dùng màu lưu ly để thay thế..


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui