Đế Trường Trạch

Cây bông và củ từ

Khi tứ cửu thiên1 vừa qua cũng là lúc thám tử Tùy quốc truyền về tin tức mới nhất.

Cơ Minh trải qua cửu tử nhất sinh rốt cuộc cũng chạy thoát khỏi sự vây bắt của thái tử Ngọc, một đường trốn về phía tây. Chỉ cần không chết ở nữa đường, lúc này ước chừng cũng đã hội ngộ được với thủ hạ của ông ngoại hắn, không lâu sau nhất định sẽ khởi binh tạo phảng.

Đối với tin tức lần này, cả Khương Trạch và Khương Tố đều tỏ ra cực kỳ thích thú, đồng thời phi thường hy vọng thân thể Cơ Minh có thể nhanh chóng khôi phục, sớm chút giết về kinh đô. Đến lúc ngao cò tranh nhau cũng là thời điểm tốt nhất để Khương quốc đắc lợi.

Bất quá so với tâm tình bình đạm vì đã tính toán được hết mọi chuyện của mấy tháng trước, hiện tại Khương Trạch lại cảm thấy càng nhiều lo lắng, một ngày Tông Chính Việt cùng Mỵ Cận phát hiện thế cục của Tùy quốc cũng nhất định có thể nhìn thấy huyền cơ trong đó. Nếu hai người chỉ chặn ngang một cước cũng không nói, chỉ sợ bọn họ chọn lựa sau khi Khương quốc lãnh binh hạt Tùy thì kết minh vây lấy đất Khương. Như vậy, Khương quốc đời này coi như dễ dàng bị diệt trong tay bọn họ rồi.

Chuyện này không chỉ có một mình Khương Trạch lo lắng, ngay cả Khương Tố sau khi nhận được tin tức cũng rất nhanh nghĩ đến tình huống này.

Hắn mặc dù không thể leo lên được đỉnh cao như Khương Trạch đời trước, thế nhưng dù sao từ nhỏ cũng đã tiếp thu sự giáo dục đế vương chính chính thống. Chỉ cần hắn có thể buông bỏ tạp niệm, phóng mắt nhìn xa hơn liền có thể từ những chi tiết nhỏ mà tra ra toàn bộ âm mưu ẩn giấu này.

Rồi cũng sẽ có một ngày, hắn có thể bước lên đài cao, quan sát thiên hạ.

….

Lúc này, sỉ số bách tính tử vong của Khương quốc đã đạt đến số lượng đáng sợ.

Năm rồi mùa đông Khương quốc cũng thập phần giá lạnh, vô luận là thức ăn, quần áo hay đồ dùng hằng ngày của dân thường đều cực kỳ thiếu thốn, cho nên vừa mới đến đầu mùa đông cả triều văn võ liền đề nghị không ít bố trí nhàm giảm thiểu nhân số thương vong. Chỉ là về vấn đề này, suốt mấy thập niên triều đình vẫn lo lắng coi trọng, thế nhưng đến nay vẫn không có phương pháp trị dứt tận gốc, chỉ dựa vào số lượng hàng cứu tế hữu hạn của triều đình cũng không có khởi sắc gì, cho đến bây giờ cũng chỉ là làm theo phép tắc, thậm chí không có bất kỳ người nào kỳ vọng vị thiên tử không đáng trông cậy hiện nay có thể đưa ra biện pháp giải quyết gì.

Chỉ là ngay lúc này, Khương Trạch lại thực sự nhớ ra một vài thứ.


Đời trước thế nhân đều biết Khương Trạch cũng không phải một vị hoàng đế nhân ái, thường xuyên chăm lo cho bách tính —— mặc dù y tự giác giữ lại một phần nhân từ ôn hòa, cũng không thích lạm sát kẻ vô tội, thế nhưng so với việc quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt của bách tính y càng thích ra ngoài đánh đông dẹp bắc, thậm chí sau khi thống nhất năm nước vẫn chưa thỏa mãn, cứ tiếp tục không ngừng mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Đông nam đánh đến Phiên Vũ, tây bắc dẹp yên Ô Hoàn, phương nam thu phục Ba Thục… trực tiếp đem bản đồ thiên hạ mở rộng gấp đôi.

Sau đó, trong một mùa đông y lại đem binh chính chiến Tây Vực, mặc dù địa hình Tây Vực có nhiều hạn chế, khí hậu cũng ác liệt, cũng vì duyên cớ không kịp thích ứng quân đội phải rút lui trở về. Thu hoạch duy nhất chính là phát hiện các dân tộc du mục ở đó vào mùa đông sẽ dùng một loại vật mềm mềm màu trắng nhét vào giữa y phục hàng ngày, cư nhiên có thể giữ ấm rất tốt.

Khương Trạch tự nhiên cũng đem những thứ mềm mềm màu trắng kia mang về nghiên cứu một phen.

Y phát hiện cái loại đồ vật thoạt nhìn giống hoa tuyết này nếu dồn vào trong y phục, cho dù bên ngoài chỉ là loại vải bố rẻ tiền nhất cũng sẽ trở nên đặc biệt ấm áp, có thể giảm bớt rất nhiều số lượng bách tính chết cóng. Sau đó, khi Đại ti nông thăm dò được cách thưc gieo trồng và tập tính của loại thực vật này, y liền đặt tên cho nó là ‘bông’, lập tức mở rộng việc gieo trồng trên khắp cả Khương quốc.

Chỉ là vẫn còn chưa kịp nhìn thấy thu hoạch y đã trở về đây.

Mà hiện tại, ngoại trừ muốn thứ ‘bông’ ở Tây Vực kia, y còn muốn phái người đến Giang Đông tìm kiếm một loại thổ sản mà dân địa phương rất thích ăn, gọi là khoai từ. Loại thực vật này không những có thể giúp binh sĩ thêm cơm đổi vị, mà thường xuyên ăn chúng còn có thể tăng cường thể chất, chống lại phong hàn tạp chứng.

Hai loại thực vật này đều cực kỳ đáng giá mở rộng phổ biến.

Sau khi thành công nhớ được hai vật này, Khương Trạch liền bắt đầu xoa ót tự hỏi những thứ phong tình địa lý kiếp trước mà y đã sớm quên lãng, nỗ lực có thể tìm được vài thứ có lợi ích với Khương quốc hiện tại. Thế nhưng có lẽ là vì thói quen kiếp trước của y, ngoại trừ hai thứ kia ra thì trong đầu chỉ có một ít hình ảnh rất ngắn, hoàn toàn không nhớ nổi đến tột cùng chính là thứ gì.

Cho đến khi bách quan tấu xong mọi chuyện, Khương Trạch mới bị Trương Di gọi hồi thần, tuyên bố bãi triều.

Đợi đến khi bá quan tản đi, người vĩnh viễn rời đi đầu tiên là Khương Trạch, ngày hôm nay lại vẫn ngồi xếp bằng tại chỗ, đầu lông mày khẽ nhíu.

Sắc mặt chính là trắng bệch.

Khương Tố dừng bước, hắn vẫy lui những người xung quanh, bước nhanh đến bên người Khương Trạch, cực kỳ ôn nhu gọi một tiếng: “A Trạch.”


Khương Trạch liền hơi ngẩng đầu, ngơ ngác nhìn gương mặt lo lắng của Khương Tố.

Khương Tố nhẹ nhàng nhíu mày, không nhịn được vuốt ve vùng lông mày của Khương Trạch: “Làm sao vậy, vì sao sắc mặt đột nhiên kém như vậy?”

Đầu ngón tay của hắn mang theo độ ấm ôn nhu, rất nhanh truyền từ vị trí chạm vào đến trong tâm khảm, khiến cho Khương Trạch rất nhanh phục hồi tinh thần.

Nhưng lúc này y cũng không lắc đầu tỏ vẻ mình không có việc gì, trái lại còn tương kế tựu kế, mờ mịt chớp mặt một cái, nét mặt hiện lên một tia ủy khuất, sau đó giả vờ đáng thương hít mũi một cái, vươn hai tay về phía Khương Tố: “Đầu đau quá, ca ca ôm…”

Khương Tố yên lặng ngưng mắt nhìn Khương Trạch một lát.

Dạo gần đây, hắn vẫn thường cảm thấy sự giáo dục của mình đối với Khương Trạch nhất định là có vấn đề chỗ nào đó, thế cho nên mới đem đệ đệ cực kỳ thiên phú này của mình nuôi đến so với nữ tử còn yếu ớt hơn vài lần, còn trên phương diện tình cảm cũng ngốc nghếch hơn đám nữ nhân vốn luôn trưởng thành sớm nhiều lắm.

Thế nhưng chỉ trong chốc lát hắn đã tỉnh lại

Sau đó liền cầm lấy tay Khương Trạch, cũng không thuận thế ôm người vào ngực mà là cố sức nâng đứng dậy, bàn tay đỡ lấy đôi vai gầy yếu của đối phương, đưa người về tẩm cung.

Ngự y rất nhanh đã được gọi đến.

Vị ngự y này họ Lý, cũng là người đã trị liệu vết thương trên tay phải kia cho Khương Trạch, chờ khi lão bắt mạch xong, lại lẳng lặng trao đổi một ánh mắt với thiên tử đang nằm trên giường liền có chút hiểu được, cúi thấp đầu. Lão không khỏi chọn một góc độ thiên tử không thể nhìn thấy mà gởi cho đối phương một cái trợn trắng: nói thật lòng, cái thứ thủ đoạn thấp kém này lão chỉ từng gặp qua trên người đám nữ nhân nơi hậu cung. Không phải người ta vẫn thường nói thiên tử bận như chó sao? Vì sao vị thiên tử này lại nhàn rỗi đến mức đi tranh cái sủng gì của ca ca kia chứ?

Nhưng mặc dù trong lòng nghĩ như vậy, thanh âm của lão vẫn cung kính như trước: “Bệ hạ chỉ là quá mức mệt nhọc, chỉ cần nghỉ ngơi một phen, thần lại khai hai lần thuốc, bảo đảm bệ hạ thuốc đến bệnh trừ.”


Vì vậy Khương Trạch ‘quá mức mệt nhọc’ liền thuận lý thành chương núp trên giường lớn, đồng thời cũng dễ dàng lừa ca ca của mình tới, vùi trong ngực hắn lấy mỹ kỳ danh thoải mái nghỉ ngơi.

Khương Tố vỗ vỗ lưng y, ý định dụ người ngủ xong lại ra ngoài xử lý sự vụ.

Khương Trạch đoán ra dự định của ca ca nhà mình, thế nhưng trong lòng cũng không thèm để ý, chỉ ngáp dài vùi vào ***g ngực dầy rộng của đối phương: “Ca ca… vừa rồi ta chợt nhớ đến từng đọc trong một quyển tạp chí thứ gọi là khoai từ, vẻ ngoài giống khoai môn, có thể trị được phong hàn tạp chứng, ừ… hình như sinh trưởng tại Giang Đông…”

Khương Tố nghe vậy quả thực thập phần lưu ý: “Vậy sao? Là sách gì? “

Khương Trạch cọ cọ vào hõm vai của Khương Tố, vờ như lơ đãng xoa xoa cái trán: “A… đệ đã quên mất.”

Khương Tố thở dài.

Nhìn thấy tiểu hài tử nhà mình mệt đến như vậy hắn tự nhiên cũng không đành lòng hỏi thêm cái gì, chờ người ngủ say rồi mới nhẹ nhàng buông lỏng tay ra, rón rén rời khỏi.

Sau khi Khương Tố vừa đi, Khương Trạch cũng mở mắt ra, đứng dậy viết vào trong mảnh giấy hai chữ “Tây Vực”, “xơ mềm màu trắng” rồi nhẹ nhàng ném khỏi cửa sổ —— hôm nay thị vệ chịu trách nhiệm bên ngoài là người của y.

Làm xong việc này, Khương Trạch lần nữa quay về giường nằm xuống, chờ đợi Khương Tố trở về, thuận tiện cũng mang đến cho y một chén thuốc khẩu vị kỳ lạ.

Hừ… y ghét phải uống thuốc!

——————————————

1/ Tại Trung Quốc cổ, vào thời điểm Đông chí, ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất, nên đây được xem là cột mốc chuyển dịch quan trọng trong quy luật tự nhiên, qua thời điểm này, bóng tối vốn mang khí âm phải nhường chỗ cho ánh sáng đầy dương khí, tiết trời sẽ rạng rỡ hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi Đông chí đến cũng là thời điểm báo hiệu một chu kì năm sắp kết thúc.

Mặc dù Đông chí là ngày tối nhất trong năm, đánh dấu sự khắc nghiệt của mùa đông, nhưng nó không hẳn là lạnh nhất. Dân gian có câu: “sổ cửu hàn thiên” tức, ngày Đông chí đến thì những ngày đông lạnh giá nhất cũng bắt đầu. Vì ngày trở nên dài hơn, nên sẽ mất vài tuần để ánh sáng Mặt trời bao phủ khắp Bắc bán cầu.

Mùa đông sau ngày Đông chí kéo dài chín lần chín là 81 ngày, điều này được ghi nhận trong truyền thống dân gian Trung Hoa, theo đó mỗi mốc chín ngày đại diện cho một giai đoạn khác nhau của mùa lạnh giá này đươc gọi là một ‘cửu’. Chu kỳ 81 ngày mùa đông được thể hiện trong bài đồng dao có tên là “Đông Cửu Cửu ca”: Nội dung bài đồng dao phụ thuộc vào vùng miền, dưới đây là bài đồng dao vùng Hoa Bắc:


Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ,

Tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu,

Ngũ cửu lục cửu duyên hà vọng liễu,

Thất cửu hà khai, bát cửu nhạn lai,

Cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến địa tẩu.

Tạm dịch:

Cửu một, cửu hai, tay không động,

Cửu ba, cửu bốn, bước trên băng,

Cửu năm, cửu sáu, liễu rủ xanh bờ,

Cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về,

Cửu chín, hết mùa đông, trâu ta lại ra đồng.

Để đánh dấu mỗi khi các ngày cửu đi qua, người dân Trung Quốc thường cho họa một bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng, rồi treo lên tường, mỗi cửu đi qua, một bông hoa được tô màu đỏ, phong tục này được gọi là “họa cửu”, còn tranh có tên gọi là “mai hoa tiêu hàn đồ”. Khi mùa xuân đến, bức tranh sẽ rực rỡ sắc màu kịp lúc đón xuân về, muôn hoa đua nở.

Published by: ổ mèo lười

đơn giản là lười Xem các bài viết của ổ mèo lười


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui