Đây Là Nông Trường Không Phải Vườn Bách Thú

Chương có nội dung bằng hình ảnh

Vẻ mặt thím hai Lý bối rối. Đêm hôm khuya khoắt đi phá cửa, không lấy thuốc lá đắt tiền, không lấy rượu, mà trộm mấy thanh Snickers?

Sao Lương Cẩm Tú còn không hiểu chứ? Cô dở khóc dở cười, còn tưởng đại ca lợn rừng bá đạo thế nào, ai ngờ lâu lâu vẫn đi trộm.

Tất nhiên, từ ăn trộm không có trong từ điển của nó.

Nghe Lương Cẩm Tú nói xong, nhiều thôn dân ngơ ngác nhìn nhau. Họ không nghĩ lại buồn cười đến vậy. Nếu trước kia nhà nước chưa thông qua luật bảo vệ động vật, lợn rừng chạy tới nhà nông trộm đồ chẳng khác nào tự đóng gói đưa tới cửa, một giây là biến thành đồ nhắm rượu.

Sức mạnh của tình yêu thật vĩ đại!

Một bà chị mới sinh con xong bỗng thở dài khe khẽ: "Có một tối khi đang mang thai, tôi cực kỳ thèm ăn đồ ngọt. Không đòi hỏi cao gì, socola hay gì đó thôi. Kết quả thì sao, anh ta xúc một thìa đường trắng từ lọ đường cho tôi."

"Đàn ông rất không đáng tin cậy, vừa sinh con xong, anh nhà tôi bắt đầu đăng trong vòng bạn bè - cảm ơn thiên nhiên ban tặng! Tôi thực sự muốn chôn anh ta vào thiên nhiên luôn."

"Nếu có thể gặp được người đàn ông như đại ca lợn rừng, tôi thà biến thành lợn còn hơn."

Không sợ hàng xấu, chỉ sợ bị so sánh.

Đại ca lợn rừng không màng nguy hiểm tính mạng xuống núi trộm Snickers cho heo vợ khiến vô số phụ nữ đã kết hôn đều cảm động.

Thấy các nam đồng hương xấu hổ ngượng ngùng như vậy, thím hai chủ siêu thị nhanh chóng đổi chủ đề: "Vậy sau này phải làm sao bây giờ?"

Thím ấy có thể mua vài thanh Snickers, thậm chí vài hộp cũng không thành vấn đề. Thím ấy khẽ cắn môi, một thùng cũng được. Nhưng giờ heo mới mang thai, sẽ không chỉ tới đây một lần này.

Lương Cẩm Tú đã nghĩ kỹ, quét mã QR thanh toán.

Thím hai vội từ chối: "Không không, chuyện này không liên quan tới cháu."

"Có liên quan đấy thím. Nếu cháu không mang Snickers đi thì đại ca lợn rừng sẽ không xuống núi." Lương Cẩm Tú chân thành nói: "Ngày mai thím lấy thêm vài thanh Snickers, đến tối đặt ở cửa ra vào, cháu tìm cơ hội nói chuyện với đại ca lợn rừng. Thím đừng khách sáo với cháu. Lúc giúp bắt hổ con, vườn bách thú có cho cháu tiền thưởng."

Cô không nói ra toàn bộ tình hình thực tế.

May mà đại ca lợn rừng xuống núi, cô đang lo không có cơ hội nói chuyện hợp tác đây.

Cùng lúc đó trong núi sâu, lợn hồng lo lắng đi tới đi lui, thi thoảng nhìn về hướng thôn làng.

Nó hối hận rồi, sao phải nói ra chứ?


Từ khi nó ăn Snickers, đám rễ cỏ và vỏ cây vốn không thích ăn càng khó ăn hơn, thậm chí ăn xong còn nôn mửa.

Chồng liên tục hỏi, nó đành phải nói ra.

Nhưng đó là thế giới con người.

Là một con lợn bị nuôi nhốt hơn một năm, nó hiểu rất rõ con người mạnh mẽ và đáng sợ thế nào.

Chẳng may có gì không hay xảy ra, nó và con phải sống thế nào đây?

Cuối cùng, tiếng chạy trốn mạnh mẽ truyền đến từ bên kia bóng tối. Khi thấy bóng dáng to lớn cường tráng quen thuộc, lợn hồng suýt khóc. Nó hồi hộp đón chào: "Anh có bị thương không?"

Nó không cần Snickers, nó chỉ cần anh ấy khỏe mạnh bình an.

"Không sao." Đại ca lợn lợn rừng cẩn thận hừ một tiếng, thả đống snickers trong miệng xuống, thản nhiên nói: "Em đói bụng rồi phải không, mau ăn đi."

Thoáng cái, hương thơm ngọt ngào dày đặc kích thích sự thèm ăn của lợn hồng.

Thậm chí nó cảm nhận được đàn con trong bụng đều reo hò vui vẻ. Hôm nay nó không ăn gì nhiều, đàn con cũng đói bụng.

Trái tim lợn hồng phủ đầy ngọt ngào: "Chồng ơi, cảm ơn anh, anh cũng ăn đi."

"Snickers là của em, em là của anh." Ánh mắt đại ca lợn rừng bá đạo cưng chiều nhìn nó: "Em là lợn cái của anh, nghe anh nói, dù em muốn ánh trăng trên trời, anh cũng hái xuống tặng em."

Lợn hồng không cảm thấy chán ngấy, chỉ thấy tràn đầy cảm giác an toàn.

"Sau này muốn ăn gì nhất định phải nói cho anh biết." Đại ca lợn rừng bá đạo thở dài thỏa mãn, đi tới hôn sâu vào cái mũi thạch mà nó thấy hôn như nào cũng không đủ.

Đêm mai nó vẫn muốn xuống núi. Nó sẽ xây cho vợ heo một đế quốc Snickers.

Lương Cẩm Tú mơ một giấc mộng đầy ánh vàng lấp lánh: Đại ca lợn rừng bá đạo dẫn theo vô số đàn em đứng xếp hàng đưa các loại thổ sản vùng núi cho nhà cô, nào linh chi, nấm Chaga, nhân sâm rừng... Rất nhanh đã tràn đầy sân nhỏ, cứ thể chồng lên cao dần, theo thời gian, che luôn bầu trời.

Trịnh Phương cười không ngậm miệng được, cười tới trên đầu bỗng mọc ra cái mào gà màu đỏ: Dậy cho gà ăn đi, vợ ông đây sắp chết đói rồi.

Ngoài cửa sổ, ánh mặt trời sáng rõ.

Đêm qua ồn ào như vậy, cả nhà đều dậy muộn, mãi đến hơn chín giờ mới ăn sáng.

Cả nhà đang ăn thì một ông lão gầy còm bước vào. Lưng ông ấy đeo một giỏ bằng trúc, bên trong giỏ trúc đựng đầy cỏ heo (*) tươi.


*Cỏ heo: là một loại cây cỏ có thể dùng làm thức ăn cho lợn. Theo thông tin thực vật học Trung Quốc, những cái tên liên quan đến cỏ heo bao gồm cỏ đuôi ngựa chua (cây cỏ trứng), cỏ dại thối (cỏ dại), và cỏ gieo (xương cá hình tai). (Trích baidu.com)

Lương Mộc Lâm nhanh chóng đứng lên chào: "Chú Ba, mau vào nhà ngồi đi. Chú ăn chưa?"

"Giờ là mấy giờ hả? Chú ăn từ lâu rồi." Chú Ba cười, lộ ra phần lợi khô quắt. Ông cười tủm tỉm nhìn về phía Lương Cẩm Tú: "Bé Cẩm Tú, ông tìm được ổ chim non. Con có lấy không?"

Cùng thôn có một bậc cha chú thuộc ngũ phục (*), từ nhỏ ông ấy đã rất thích Lương Cẩm Tú.

*Ngũ phục: Ngũ phục là một từ xuất phát từ chế độ phụ hệ thời xưa ở Trung Quốc, đề cao tính huyết thống. Nó được tính từ thế hệ hiện tại lên 5 đời tiếp theo: đời hiện tại, đời cha, đời ông, đời cụ, đời cụ cố. Ngoài ra, ngũ phục còn dùng để chỉ áo tang để tưởng nhớ người đã khuất tùy theo huyết thống xa gần.

"Có ạ, con thích chim non nhất." Lương Cẩm Tú vui vẻ hoan hô như hồi còn bé: "Chim non ở đâu ạ, ông cho con xem với."

Chú Ba từ từ đặt giỏ trúc xuống, lật đám cỏ heo trên đó ra, bên trong là một tổ cỏ tinh tế bằng nắm tay. Thấy bóng mờ trên đỉnh đầu, hai chim non cho rằng mẹ đã trở về, thế là chúng rướn cổ lên như lò xo, chiếc mỏ màu vàng dài tới mức sắp thấy được dạ dày.

"Chíp chíp chíp!"

"Cho con ăn, cho con ăn! Con đói rồi, con đói rồi."

"Buổi sáng ông đi cắt cỏ heo nhìn thấy tổ chim này, chắc nó bị gió thổi xuống. Nếu phát hiện muộn hơn sợ rằng bị kiến cắn chết." Ông lão đắp cỏ heo lên, thế giới cũng yên tĩnh trở lại: "Ông tìm quanh mà không phát hiện chim mẹ, thôi thì con nuôi chơi đi."

Chuyện này thường xảy ra ở vùng núi, đặc biệt là sau những cơn bão mùa hè, rất dễ thấy tổ chim rơi trên bụi cỏ dưới tán cây lớn.

Mỗi khi tới lúc này, bé Lương Cẩm Tú sẽ kéo ông Ba đi nhặt tổ chim.

Nếu thấy chim mẹ thì đặt lại trên cây để chim mẹ tiếp tục nuôi nấng. Có cả trường hợp không biết chim mẹ bay đi nơi nào.

Sau khi tiễn ông Ba, Trịnh Phương do dự nói: "Con giao cho Cục Lâm nghiệp à?"

Đây là hai con chim giẻ cùi (*) nhỏ chưa tới mười ngày tuổi, là động vật được quốc gia bảo vệ cấp độ hai, cá nhân không được phép nuôi giữ.

(*) Chim giẻ cùi: Là một loài chim thuộc họ Quạ.

undefined

"Thôi bỏ đi, để con gọi điện báo cáo." Lương Cẩm Tú đã có quyết định.


Nói là chim giẻ cùi đang được bảo vệ cấp độ hai, nhưng những năm gần đây số lượng ngày càng nhiều, thành ra mọi người không còn quan tâm nhiều tới chúng nữa. Chim nhỏ thế này thích hợp sống trong môi trường của nó, cô chỉ cần nuôi nấng hơn nửa tháng là phóng sinh được.

Vừa giúp bắt được hổ con nên coi như cô cũng lăn lộn quen mặt với các bộ phận liên quan, yêu cầu hợp lý này chắc không bị từ chối.

Đúng như cô đoán, khi gọi điện tới, bên kia không những vui vẻ chấp thuận yêu cầu mà còn chủ động hỏi ý cô, xem cô có muốn làm kiểm lâm bán thời gian không. Như vậy cô có thể cứu trợ và nuôi dưỡng động vật hoang dã một cách hợp pháp.

Lương Cẩm Tú cảm thấy thân phận của mình ngày càng nhiều.

Đội trưởng đội hình sự thêm số điện thoại, nói biết đâu sau này có việc cần nhờ cô; càng không nói giám đốc Đinh, hôm qua khi tạm biệt ông ấy còn lải nhải nói về một loạt động vật có vấn đề trong sở thú; tối qua, anh bạn phóng viên, rồi cả phóng viên chuyên điều tra bí mật về an toàn thực phẩm cũng hỏi phương thức liên lạc của cô.

Giờ thì cô còn trở thành kiểm lâm viên bán thời gian.

Gác điện thoại, Lương Cẩm Tú lấy một thìa bột ngô, cho thêm ít nước rồi nhào thành một dải dài mảnh không cứng cũng không mềm.

Hai chú chim giẻ cùi nhỏ ngửi thấy mùi thơm, chưa kịp nhìn thấy bóng đen phía trên đầu đã há mồm hết cỡ, điên cuồng gào thét: "Mẹ ơi con đói! Mẹ ơi đói! Cho con ăn trước, cho con ăn trước."

Cổ họng chim non có màu đỏ tươi, nghe nói như vậy có thể kích thích tình thương của chim mẹ, để chim mẹ bắt nhiều côn trùng hơn nuôi chúng nó.

Lương Cẩm Tú cảm thấy điều này rất có lý, bởi lúc này cô như mắc chứng ám ảnh cưỡng chế, nóng lòng muốn nhét đầy hai cái miệng nhỏ đang đợi kia.

Con này ăn xong chuyển sang con kia. Vừa thả đồ ăn vào mồm con kia thì con khác đã ăn xong, tiếp tục há rộng mỏ gọi mẹ, rất giống trò đập chuột đất.

Cuối cùng cô cũng cho chúng ăn no.

Hai chú chim giẻ cùi nhỏ uốn éo người, quay mông về phía Lương Cẩm Tú, tuôn ra hai cái bong bóng màu trắng: "Mẹ ơi, mẹ ăn đi, ăn đi."

Lương Cẩm Tú: "..."

Thứ nhất, tao không phải mẹ của chúng mày, thứ hai, tao không ăn phân chim non.

Đây là một cách sống đặc biệt của chim.

Hệ tiêu hóa của chim non chưa hoàn thiện, đúng như người xưa nói, ruột gà ăn xong sẽ thải ra ngoài, vốn không tiêu hóa được bao nhiêu.

Chim mẹ sẽ tận dụng ăn lần hai để không lãng phí.

Người ta còn nói rằng, phân và nước tiểu chim non có chứa tế bào miễn dịch, chim mẹ ăn vào có thể tăng sức đề kháng.

Không biết đúng hay sai nhưng nó tốt cho vệ sinh môi trường. Không thì chưa tới vài ngày tổ chim đã bốc mùi nồng nặc.

Chim giẻ cùi nhỏ ăn no xong lập tức cảm thấy thoải mái. Chúng nhắm mắt rúc vào nhau, thi thoảng nỉ non gọi mẹ.

Lương Cẩm Tú phủ vài chiếc lá lên tổ, thả vào một chiếc giỏ nhỏ rồi đi về phía sau núi.

Ông Ba lớn tuổi nên hoa mắt, biết đâu không phát hiện chim mẹ. Cô định thử vận may coi sao. Bất kể con người nuôi tốt tới đâu cũng không so sánh được với chim mẹ.


Mưa ở vùng núi đều mưa theo đám mây. Có khi trên núi mưa nhưng thôn xóm cách xa mấy trăm mét không hề ẩm ướt.

Núi rừng sau mưa bừng bừng sức sống, dường như cỏ dại ven đường cao hơn rất nhiều sau một đêm.

Từ xa đã thấy dưới núi có mấy người mặc quần áo dài. Chỉ khi lên núi thu nhặt thổ sản mới mặc như vậy trong tiết trời mùa hè.

Mấy người đều giơ điện thoại, không biết họ đang quay chụp cái gì.

Một thanh niên da ngăm đen thấy Lương Cẩm Tú đầu tiên. Cậu ta khoảng hơn hai mươi tuổi, có đôi mắt đào hoa hiếm thấy ở dân quê. Vừa thấy cô là đổi ống kính và phấn khởi la lên: "Oa, nhìn xem đây là ai? Cư dân mạng à, hôm nay chúng ta may mắn quá, vừa thấy cú mèo nhỏ, giờ còn gặp streamer nổi tiếng nữa."

Lương Cẩm Tú liên tục lọt top hotsearch, tính ra cô có chút danh tiếng. Thỉnh thoảng gặp trên đường, Lương Cẩm Tú cũng không ngại chụp ảnh, bởi độ nổi tiếng là thứ có thể biến mất bất cứ lúc nào.

Nhưng giọng điệu của thanh niên này khiến người ta khó chịu.

Không rõ cậu ta đang phát trực tiếp hay đang quay video ngắn, Lương Cẩm Tú cười cho có lệ rồi nhìn về phía đối tượng quay chụp của họ.

Trên chạc cây cao hơn nửa người là một nhóc lông xù đứng thẳng. Trên bộ lông xám xịt xen lẫn ít lông tơ trắng, nhìn thế nào cũng rất giống mèo sữa nhỏ.

Là một con cú mèo non.

Một khách leo núi đang quay video ngắn: "Bạn nhỏ, xin chào bạn nhỏ nha! Nhìn đôi mắt to sáng ngời có thần này đi, thật xinh đẹp. Mẹ nhóc đâu? Đi lạc mẹ à? Không sao, anh có mang thịt cho nhóc."

Nói xong, anh ta lấy trong túi nilon ra một miếng ức gà, bày tư thế chụp ảnh: "Các bạn ơi (*), bảo vệ động vật là trách nhiệm của mỗi người, giờ chúng ta sẽ cho cậu nhóc đáng thương lạc mẹ này ăn nhé, nếu thích hãy nhấn theo dõi."

*Gốc là lão thiết môn: Đây là một từ thông dụng trên Internet, trong phương ngữ vùng Đông Bắc, “lão thiết môn” có nghĩa là người bạn sắt không thể phá vỡ, dùng để chỉ người có mối quan hệ thân thiết nhất, bao gồm bạn thân, bạn thân, anh em, đồng nghiệp, đối tác, đồng chí, v.v. Tuy nhiên, hiện giờ từ này đã trở nên thông dụng.

Sau khi anh ta cho ăn xong thì đổi thành người khác, người này ôm cú mèo nhỏ lên vị trí cao hơn rồi mới bắt đầu quay: "Mọi người ơi, mau nhìn xem, cuối cùng tìm thấy cú mèo nhỏ rồi, thì ra nó đã bay tới đây."

"May ăn thịt đi, ăn no rồi mới lớn được, lớn rồi nhớ báo đáp anh nha."

Lương Cẩm Tú hiểu rồi, nhóm này chia nhau quay chụp.

Cuối cùng tới lượt chàng trai trẻ chụp Lương Cẩm Tú, không biết vì sao, cú mèo nhỏ chống cự rất mạnh. Nó quay đầu hết bên này tới bên kia, miếng thịt đưa tới miệng cũng không há mồm, bị ép tới mức giận dữ kêu “Kruuu” một tiếng.

"Không ăn à? Chắc bé cưng của anh no rồi."

Đương nhiên là no rồi, mấy người trước toàn cho ăn để biểu hiện tình yêu của mình, hết ăn lại ăn.

Đúng lúc này, bên cạnh rừng cây truyền tới tiếng chim hót.

"Kruuu kruuu, kruuu kruuu."

Lương Cẩm Tú hơi ngạc nhiên, đó là cú mèo mẹ.

"Con ngoan, con nhận thịt đi, thả xuống nhánh cây bên cạnh."


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận