Đạo Ma Nhị Đế

Triệu Sĩ Nguyên nín thở và nghe ngóng câu chuyện, đừng nói là lão phụ phát hiện ra chàng, dù cho Cổ Kim Đồng cũng không biết nổi.

Thế thì tại sao lại có sự việc như vậy?

Chỉ vì chàng quá chăm chú nghe, lại chăm chú nhìn, vô hình trung chàng dán mắt sát lỗ thông quá độ.

Rồi vì ánh mắt chàng chớp chớp lên theo cảm nghĩ thành ra bất ngờ lão phụ nhìn lên bắt gặp.

Lão phụ hét lên rồi chỏi tay xuống chỗ ngồi, tung mình vọt ra ngoài.

Cổ Kim Đồng gọi với:

- Đừng để kẻ nào đó chạy thoát. Lan muội, y chạy đi là mang theo bí mật của chúng ta.

Triệu Sĩ Nguyên thoát khỏi áp lực nơi đầu vai do thế trảo của lão phụ bắn kình đạo theo lỗ thông hơi trưóc khi bà vọt ra ngoài, chàng nhảy luôn xuống đất, đôi tay gát tréo như hai gọng kéo, sẵn sàng chờ.

Trước hết, lão phụ nhìn thoáng qua đối phương, ức độ công lực đoạn bà vận đủ mười thành đánh luôn ra hai tay, đồng thời thân mình cũng bay tới.

Triệu Sĩ Nguyên thấy bà ta mất đôi chân, không dám né tránh.

Nếu chàng né tránh, bà ta thu thế không kịp thì phải rơi luôn xuống đất.

Rất có thể bà phải thọ thương.

Do đó chàng đứng nguyên tại chỗ quan sát thế công của bà rồi dùng chiêu Song Long Tiển Thúy, đưa hai tay ra chụp vào cổ tay bà.

Chiêu trảo của lão phụ, là một chiêu trong trảo pháp thất truyền từ lâu, có cái tên là Chấn Thiên Bát Trảo, mãnh liệt vào lợi hại vô cùng.

Vì mất đôi chân, chỉ còn đôi tay, bà dồn tâm lực từ mấy năm qua, chuyện luyện đôi tay thành ra thủ pháp của bà cực kỳ linh hoạg.

Chẳng những bà cầm chắc là Triệu Sĩ Nguyên phải bị trảo pháp của bà chụp gãy xương vai, mà Cổ Kim Đồng vừa ra đến nơi cũng phải lo sợ thay cho chàng.

Lúc đó, bóng đêm còn dày, lão chưa kịp nhận ra chàng.

Lão sợ nên kêu lên:

- Lan muội! Hãy nương tay một chút!

Chợt lão nhận ra Triệu Sĩ Nguyên, vội hét:

- Thu thế ngay Lan muội! Chính là Triệu Thiếu lệnh chủ đó.

Lúc đó đôi tay của lão phụ chỉ còn cách đầu vai của Triệu Sĩ Nguyên độ thước, làm sao thu về kịp?

Nhưng bà bỗng nghe nhói ở cổ tay, Triệu Sĩ Nguyên đã chụp đúng mạch môn của bà.

Công lực của bà tản mác mất.

Triệu Sĩ Nguyên bật cười lớn:

- Lão tiền bối hãy nghe tại hạ nói đây!

Chằng nâng nhẹ bà trao cho Cổ Kim Đồng vừa lướt tới.

Cổ Kim Đồng vừa tiếp nhận lão phụ vừa hỏi chàng:

- Có sao không tiểu huynh đệ?

Triệu Sĩ Nguyên đáp:

- Nhờ vị lão tiền bối nể tình, tiểu đệ chẳng sao cả!

Cổ Kim Đồng thở phào tiếp:

- Lan muội ạ, Triệu tiểu huynh đệ chẳng phải là người xa lạ, chúng ta hãy vào trong thân cây kia, tiếp tục thảo luận.

Lão phụ bật cười khanh khách:

- Nếu không phải là Triệu Thiếu lệnh chủ, hẳn già đã mất mặt với thiên hạ rồi.

Câu nói đó chứng tỏ cái tánh phục thiện của bà rõ rệt và chỉ có những người trong chánh nghĩa mới tỏ lộ tánh phục thiện nhanh chóng.

Đoạn bà hét lớn:


- Buông tay ra chứ! Làm thế này kỳ quá.

Cổ Kim Đồng cười vang, thuận thế tung bà vào lỗ trống nơi thân cây.

Bà nương đà vọt tới thoáng mắt đã khuất mình bên trong.

Triệu Sĩ Nguyên và Cổ Kim Đồng cùng theo vào.

Ngồi xong, chẳng đợi Triệu Sĩ Nguyên hỏi Cổ Kim Đồng giới thiệu liền nói:

- Đây là thơ thơ của tiểu huynh đệ, họ Vu tên Bội Lan, thời gian trước khách giang hồ gọi là Tố Thủ Tây Thi đó!

Người có cái hiệu Tây Thi hẳn nhiên là một trang sắc nước hương trời, nức tiếng lúc thanh xuân.

Triệu Sĩ Nguyên ngầm quan sát lão phụ lượt nữa.

Hiện tại, bà đã già, da hơi nhăn, tóc đã bạc, dáng suy nhược, nhưng vẻ đẹp nếu có cũng chẳng còn phảng phất mãi mãi, như vậy sao lại được gọi là Tây Thi?

Thì ra thời gian mài dũa con người đáng sợ thật. Bất giác, chàng thở dài, nặng niềm cảm khái.

Chàng không nói gì.

Vu Bội Lan điểm nụ cười khổ, nhìn xuống đôi chân đã cụt đến gối, khích động mạnh với ức niệm xa xưa, toàn thân bà rung rung, mớ tóc trắng rung theo, bà thốt với giọng u buồn:

- Việc trước, nhắc lại làm chi? Hiện tại thì già đâu còn là Tố Thủ Tây Thi nữa? Già ngày nay là một xác thân tàn phế, một lão lão mất cả cội nguồn, xa trời gần đất, chưa biết trong chuỗi ngày còn lại sẽ ra sao?

Cổ Kim Đồng bật cười sang sảng:

- Vô căn lão lão? Tại sao sư muội lại chọn một danh xưng quái dị như thế? Sư muội không có bốn đứa con à?

Lão cười, lão thốt, trong âm thanh có cái an ủi rõ ràng.

Nhìn Vu Bội Lan, Triệu Sĩ Nguyên có cái cảm giác là bà có những nét phảng phất với người chàng có gặp qua mấy lượt.

Lại nghe nói bà có bốn con, chàng giật mình, tự hỏi bốn người con của bà, biết đâu chẳng phải là Võ Lâm Tứ Khuyết?

Động tính hiếu kỳ, Triệu Sĩ Nguyên buột miệng hỏi:

- Lão thơ thơ! Có phải Võ Lâm Tứ Khuyết là...

Song chàng không thể dứt câu.

Bởi Võ Lâm Tứ Khuyết mỗi người có một họ riêng biệt, như vậy họ làm sao có quan hệ với nhau?

Cổ Kim Đồng thở dài hỏi chàng:

- Cuộc đàm thoại vừa qua giữa lão phu và Lan muội, hẳn Triệu Thiếu lệnh chủ có nghe rõ chứ?

Triệu Sĩ Nguyên gật đầu, rồi nhận lỗi:

- Đáng lẽ tiểu đệ không nên chạy theo lão ca ca! Song, tiểu đệ quá lo ngại...

Cổ Kim Đồng cảm kích vô cùng, tiếp:

- Lão phu hiểu rõ, tiểu huynh đệ không phải thắc mắc!

Đoạn lão trầm giọng tiếp luôn:

- Lão phu bình sanh không thích giao du bừa bãi, đã kết nghĩa với ai là lấy lòng thành đối xử với nhau, cho nên lão phu thấy không có gì trở ngại đến đổi phải dấu sự liên hệ giữa lão phu và Lan muội.

Thì ra Cổ Kim Đồng và Vu Bội Lan là đôi bạn đồng môn, họ lại còn là một đôi tình nhân yêu nhau khắn khít.

Khi thành tài họ cùng xuất đạo một lượt, sóng đôi nhau đi khắp sông hồ, hành hiệp tác nghĩa...

Trước ngày họ cử thành hôn lễ, cách độ một tháng Cổ Kim Đồng bỗng bị cừu nhân ám toán, lão bị cừu nhân đánh rơi xuống lòng hố trăm trượng, rồi thất tung luôn...

Tin đó truyền đến Vu Bội Lan đúng ba hôm trước hôn kỳ, Vu Bội Lan đau khổ suýt chết được.

Bà không quản gian lao, đến tận hố sâu tìm kiếm.

Nơi đó có những xương tàn bà cho là xương của Cổ Kim Đồng và đinh ninh là lão đã chết trong tai nạn đó.

Vu Bội Lan thu nhặt hài cốt, tìm nơi mai táng dựng mộ bia. Bà ở luôn bên phần mộ lập thệ luyện công trong ba năm, sau đó sẽ trở lại giang hồ tìm kẻ thù phục hận.


Bà được toại nguyện...

Xong mối thù bà trở về phần mộ khóc than thảm thiết.

Đang cơn bi thảm, bà bị bằng hữu của kẻ thù đột nhiên xuất hiện, điểm huyệt trụ bà.

Trong bọn đó có một người vốn tính dật đảng, toan cưỡng hiếp bà. May đâu một vị cứu tin xuất hiện, đánh tan bọn ác đồ, nhờ thế mà bà được tròn trinh tiết.

Cảm cái ân cứu nạn, bà có cảm tình với người đó, dần dần tình cảm giữa hai người sâu đậm hơn, cuối cùng họ kết hôn với nhau.

Người đó là Mã Như Long, một bậc đại hiệp đương thời.

Mã Như Long chết đi, để lại cho bà một nam ba nữ.

Lúc đó thì bà đã đinh ninh là Cổ Kim Đồng chết thật sự. Ngờ đâu lão lại tái hiện giang hồ, và cái danh cù được truyền nhanh khắp chốn.

Rồi Cổ Kim Đồng tìm đến bà.

Gặp lại nhau, chỉ còn để khóc hận cho số kiếp, chứ còn làm gì hơn được?

Cổ Kim Đồng nhờ một vị kỳ nhân cứu sống, dưỡng thương thế đúng sáu tháng, nguyên trạng được khôi phục rồi, lão định bái biệt ân nhân trở lại giang hồ. Không may cho lão là vị ân nhân đã hưởng tận số trời, trước lúc lâm crung, truyền hết bí quyết kỳ công cho lão, lại còn trối với lão khi nào học xong các môn công do lão truyền lại mới được xuất hành hiệp trở lại.

Do đó lão phải mất mấy năm dài, mấy năm quyết định cuộc chung thân của cả hai.

Nếu lão trở lại giang hồ sớm hơn thì tình duyên của cả hai đâu có dang dở như thế?

Tình xưa còn nặng, song lễ giáo cách ngăn, họ không thể lấy nhau và họ giữ vẹn tình huynh muội đối với nhau.

Trong thời gian đó, Cổ Kim Đồng hết sức chiếu cố một điệt nam và ba điệt nữ. Đến lúc cả bốn người trưởng thành lão mới an tâm ly khai Vu Bội Lan.

Sau cả bốn người đó đều nên gia thất, giữ được nếp gia phong.

Bỗng một hôm, Vu Bội Lan dẫn cả con trai, gái, rễ, dâu cùng bốn cháu ngoại tìm đến lão.

Sở dĩ trọng gia đình bà phải chuyển cư đến nhà lão là vì có lời đồn đại bà may mắn gặp một quyển bí kíp võ công thất truyền từ lâu. Do đó bà bị khách giang hồ quấy nhiễu từng ngày một, họ quyết tranh đọat bí kíp đó.

Bà không chịu nổi với những cuộc tranh chấp ngày đêm, nên tìm đến lão nhờ sự chở che.

Dĩ nhiên Cổ Kim Đồng sẵn sàng che chở mẹ con bà cháu Vu Bội Lan.

Lão an bày cho tất cả, ẩn cư lại Vô công sơn.

Mấy tháng đầu trôi qua trong nếp sống an tịnh. Nhưng rồi một hôm, đại họa giáng, chẳng rõ tại sao Cổ Kim Đồng lại đang tâm hạ sát bốn đôi vợ chồng trẻ, con trai, con gái, rễ dâu của Vu Bội Lan.

Lúc đó bốn đứa cháu của Vu Bội Lan ở cạnh bà, nhờ bà bảo vệ kịp thời, và sau khi gây thương tích cho bốn đứa bé, Cổ Kim Đồng tỉnh trí trở lại, lão không sát hại nốt chúng.

Thức ngộ tội lỗi của mình, Cổ Kim Đồng đã nghĩ đến việc tự xử.

Tự xử? Nếu chết đi là phương pháp rất dễ dàng, lão gây ra tội lỗi đó, rồi tự tử chẳng hóa ra rất nhẹ nhàng lắm sao?

Lão chọn một phương pháp khác.

Lão phải thuyết phục mãi, Vu Bội Lan mới bằng lòng để cho lão giáo dưỡng bốn đứa bé, lão định khi nào chúng trưởng thành lão sẽ thú nhận tội tình rồi tự tử luôn.

Với thời gian qua, lão điều tra ra, trong sự tình có âm mưu của ngoại nhân.

Dần dần, Vu Bội Lan càng thông cảm cho lão và cũng để tâm hiệp lực với lão, truy tầm thủ phạm.

Thủ phạm là kẻ sắp đặt cơ mưu...

Cũng vì để tránh sự nghi ngờ của Võ Lâm Tứ Khuyết, và để dễ dàng truy tầm hung thủ, Vu Bội Lan tránh riêng ra, ở một nơi khác.

Lúc phân tách ra sáu người hai cảnh thì Võ Lâm Tứ Khuyết vừa được bốn tuổi, bất quá Vu Bội Lan lo xa thôi, chứ vào lứa tuổi đó họ có biết gì mà sợ họ nghi ngờ?

Tuy nhiên tất cả đều được cái lợi sau này, Võ Lâm Tứ Khuyết không hề biết đến việc xa xưa.

Mãi đến hôm nay, Vô Tình lệnh chủ sai phái Lôi đình thủ Dương Oai đến, nhắc khéo đến việc bao nhiêu năm về trước, giục lão quyết định một thái độ.

Thành ra lão bị dồn vào cảnh khó...


Thế, ai là kẻ chủ mưu?

Ngoài kẻ chủ mưu ra, còn ai biết được sự tình? Nhưng, bằng vào đâu để quyết đoán Vô Tình lệnh chủ là kẻ chủ mưu?

Thuật xong đoạn cố sự, Cổ Kim Đồng để rơi lệ thảm, lão không buồn lau ráo, hướng sang Triệu Sĩ Nguyên thốt:

- Tiểu huynh đệ, lão phu xin nhận tội trước tiểu huynh đệ là vì cần tra cứu sự tình, lão phu phải tiếp thọ chức Phó lệnh chủ trong Vô Tình cung. Hẳn tiểu huynh đệ cũng hiểu là sự thế chẳng đặng đừng...

Triệu Sĩ Nguyên bật cười ha hả:

- Lão ca ca được Vô Tình lệnh chủ chiếu cố, sung chức Phó lệnh chủ. Cho dù lão đại ma đầu giao phó thì tiểu đệ hoan hỉ phi thường, làm gì có tội lỗi mà lão ca ca phải rào đón?

Cổ Kim Đồng giật mình.

Nhưng rồi lão thức ngộ, hiểu ra ngay ý tứ của Triệu Sĩ Nguyên, nhân cơ tựu kế, chàng sẽ nhờ đến lão chiếu liệu bên trong, để chàng được yên tâm lo bên ngoài.

Lão cười vang phụ họa:

- Yên trí đi, lão đệ! Vô luận là lão đại ma đầu đó có thực ý muốn sát hại lão phu hay không, lão phu cũng luôn luôn nhớ đến chánh nghĩa. Nhất định là lão phu không thể để toàn thể võ lâm phải thất vọng.

Đoạn lão thấp giọng, thì thầm, chẳng rõ lão nói gì kế tiếp theo đó.

Lão cáo từ, đi trước, Triệu Sĩ Nguyên còn nán lại bên cạnh Vu Bội Lan, bây giờ thì bà không còn dùng danh hiệu Tố Thủ Tây Thi nữa, bà yêu cầu Triệu Sĩ Nguyên từ nay nên gọi bà là Vô Căn lão lão cho hợp với tình cảnh hiện tại của bà.

Qua đêm sau, Cổ Kim Đồng trở lại dẫn theo Giang Nam đại hiệp Bát Diện Thần Long Cố Nam Quang và Giang Bắc nhất hùng Kình Thiên Chưởng Quan Đại Du cùng hai thiếu niên.

Triệu Sĩ Nguyên y theo lời hứa truyền thọ Long Phụng tuyệt học cho hai đệ tử của Giang Nam đại hiệp và Giang Bắc Nhất Hùng, tất cả đều hân hoan ra mặt.

Hai đệ tử thọ lãnh bí quyết luyện công rồi, tất cả cùng cáo biệt.

Bây giờ Triệu Sĩ Nguyên mới đẻo cây làm chân giả cho Vô căn lão lão, truyền cho phương pháp sử dụng chân giả như chân thiệt, nhờ thế Vu Bội Lan di động như người thường.

Từ nay những kẻ không quen biết bà, chẳng hề hiểu là bà cụt đôi chân, và hiện đang dùng chân giả.

Bà và Triệu Sĩ Nguyên âm thầm rời khỏi Vô Công sơn.

* * *

Mịch La là một con sông tầm thường như hằng trăm, hằng ngàn con sông khác trên toàn cõi Trung Nguyên.

Sở dĩ cái tên sông đi vào lịch sử là nhân cái chết của Khuất Nguyên ngày xưa, rất mực trung thành, can vua không được mà trầm mình tuẩn tiết để cảnh cáo một hôn mê...

Giờ đây Vô Tình lệnh chủ chọn bờ sông lịch sử đó là đàn tế điện truy hồn Thiếu lệnh chủ Triệu Sĩ Nguyên.

Triệu Sĩ Nguyên ra đời gây chấn động khắp sông hồ, làm cho Vô Tình lệnh chủ phải sợ hãi.

Triệu Sĩ Nguyên sanh ra tại Mịch La, thì Vô Tình lệnh chủ dựng đàn tràng tại Mịch La, trả lại cái tú khí vùng linh địa cho thiên nhiên, vừa trấn an võ lâm trước sự hoài nghi còn vơ vẩn về cái chết của Triệu Sĩ Nguyên, mà cũng nhân cơ hội đó uy hiếp tinh thần hào kiệt bốn phương, bức bách tất cả phải theo về với lão.

Ngoài ra, lão còn được cái lợi khác là thiên hạ giang hồ sẽ ca tụng lão có tâm thành thực đối với gia đình họ Triệu, lão luôn luôn xử tốt với Triệu Sĩ Nguyên, chứ chẳng hề có ái việc đối lập tử sanh như lời truyền thuyết.

Tuy chưa ai đến tham dự cuộc tế điện, dễ hiểu là cuộc lễ chưa đến hạn kỳ, song khắp nơi có người khâm phục đức độ của lão khi bắt được tin đó.

Tuy nhiên những người từ lâu chê trách lão tự hỏi lão an bày sự việc như vậy là có dụng ý gì, lão sẽ giở trò gì để gây điên đảo cho võ lâm nữa đây...

Bất cứ một cỗ võ nào cũng có phản ứng bất đồng, và trên giang hồ có hai phe rõ rệt thuận và nghịch.

Thuận thì hăm hở tham gia, nghịch thì đắng đo cân nhắc...

Về phần chủ cuộc, Vô Tình lệnh chủ chuẩn bị cực kỳ chu đáo, chính lão tuyển chọn người phụ trách tiếp tân.

Cách Ngọc Duẫn sơn độ năm dặm có một tòa nhà to lớn.

Chính tòa nhà này là nơi Vô Tình lệnh chủ đặt ban tham mưu. Mọi hiệu lệnh đều được phát xuất từ đó.

Dĩ nhiên quanh ngôi nhà phải có cuộc bố phòng rất nghiêm mật, không một kẻ lạ mặt nào được phép ra vào.

Một hôm...

Năm con tuấn mã, một chiếc kiệu chẳng rõ từ đâu đến, tiến vào nhà đó.

Bọn đại hán canh phòng nơi cổng trường không hề ngăn trở, cũng chẳng hỏi qua tiếng nào, cứ để cho đoàn ngựa và kiệu ngang nhiên tiến vào.

Đến cửa đại sảnh, năm kỵ sĩ xuống ngựa, kiệu cũng dừng lại.

Cửa đại sảnh mở rộng, Vô Tình lệnh chủ cùng một số cao thủ bước ra.

Năm kỵ sĩ xuống ngựa rồi, bốn người trẻ tuổi bước đến tiếp thọ chiếc kiệu nơi tay kiệu phu, rồi theo người thứ năm, cao tuổi hơn dàn ra trước cửa.

Người có tuổi cao hơn hết bước tới, nghiên mình cao giọng thốt:

- Võ lâm nhất quái Cổ Kim Đồng tham kiến lệnh chủ!

Tào Duy Ngã bật cười sang sảng, tiến tới đỡ lão, trách nhẹ:

- Chúng ta là bằng hữu thâm giao, Cổ huynh không nên cố chấp những tiểu tiết, khi nào lão phu dám thọ lãnh trọng lễ của Cổ huynh.


Tào Duy Ngã có thái độ thành khẩn quá, Cổ Kim Đồng không lập định sẵn chú ý, hẳn phải cho rằng thành kiến của giang hồ đối với lão ta là sai lầm.

Song phương hàn huyên mấy câu toàn là những lời khách sáo.

Sau đó Tào Duy Ngã chỉ chiếc kiệu hỏi:

- A...

Cổ Kim Đồng đáp:

- Triệu nhị công tử.

Tào Duy Ngã kinh ngạc:

- Nhị công tử?

Cổ Kim Đồng mắng thầm:

- Đã biết mà còn hỏi! Đúng là một hồ ly!

Lão tiếp:

- Triệu nhị công tử căm cao nghĩa của lệnh chủ nên đích thân đến đây bái tạ...

Tào Duy Ngã tỏ vẻ khiêm tốn:

- Có chi đâu mà Triệu nhị công tử phải bận tâm!

Lão bước đến chiếc kiệu, vén rèm định dìu Triệu Sĩ Mẫn xuống.

Thực ra thì lão nóng nảy, muốn nhìn ngay tận mắt xem có đúng là Triệu Sĩ Mẫn hay không.

Nhưng Cổ Kim Đồng ngăn lại, điểm một nụ cười thốt:

- Triệu nhị công tử dọc đường thọ bịnh bất ngờ thần trí hôn mê, lệnh chủ miễn cho cái việc tiếp xúc!

Phải, có thọ bịnh mới đi kiệu chứ khách anh hùng ai lại dùng phương tiện di chuyển dành cho nữ nhân.

Tào Duy Ngã rút tay về, gật đầu:

- Cổ huynh nói phải. Không ai nên làm kinh động đến Triệu nhị công tử trong lúc này!

Rồi lão cao giọng gọi:

- Các ngươi đâu?

Bốn đồng tử áo xanh bước tới, cúi đầu:

- Lệnh chủ có điều chi phân phó?

Tào Duy Ngã ra lệnh:

- Dọn dẹp tịnh thất của bổn lệnh chủ, tạm thời dùng làm nơi cư trú cho Triệu nhị công tử!

Bốn đồng tử vâng một tiếng, đoạn bước tới định tiếp nhận chiếc kiệu nơi tay Võ Lâm Tứ Khuyết.

Võ lâm nhất quái Cổ Kim Đồng vội ngăn lại:

- Khỏi cần nhọc đến các vị tiểu bằng hữu, bốn đệ tử của lão phu đã hầu hạ Triệu nhị công tử, quen tánh nết rồi. Thay đổi người lạ, e bất tiện.

Lão hướng sang Tào Duy Ngã tiếp:

- Lệnh chủ cứ để cho Triệu nhị công tử ở chung một phòng với lão phu, người quen săn sóc tiện hơn, ngoài ra khỏi phải làm nhọc đến người của lệnh chủ.

Tào Duy Ngã thoáng biến sắc, song lão lấy ngay bình tỉnh gật đầu:

- Cổ huynh nói đúng đạo lý đấy, tuy nhiên nếu làm như vậy thì chẳng hóa ra lão phu kém tư cách của một chủ nhân, không hết lòng chiếu cố khách quý.

Day qua bốn đồng tử, lão tiếp:

- Cung kính bất như phụng mạng, Cổ huynh đệ muốn thế, các ngươi hãy đưa đường cho các vị thiếu hiệp điều độ Triệu nhị công tử đến Cư Tiền Viện. Từ nay, các ngươi phải luôn luôn túc trực tại đó để cho các vị sai khiến nếu có việc cần.

Bốn đồng tử đi trước, Võ Lâm Tứ Khuyết khiêng kiệu theo sau, vòng qua vườn hoa bên hữu, vào khu rừng tùng thoáng mắt mất dạng.

Tào Duy Ngã vòng tay đối trước Cổ Kim Đồng, mời:

- Cổ huynh vượt đường trường, hẳn phải mệt, xin vào đại sảnh chúng ta uống mấy chén rượu tẩy trần.

Cổ Kim Đồng đã bằng lòng đến đây thì còn do dự chi nữa?

Sáng sớm hôm sau khi Cổ Kim Đồng xong việc điều tức, bên ngoài cửa có kẻ tâm phúc của Tào Duy Ngã đến mời.

Lão theo sau gã đó, đến thẳng tịnh thất của Tào Duy Ngã.

Tào Duy Ngã đuổi tất cả bọn gia nhân hầu ra ngoài, đoạn cùng Cổ Kim Đồng mật đàm.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui