Danh Môn

“ Thế chẳng phải chúng ta đang tới đây để bảo vệ lợi ích của người Túc Đặc các ngươi hay sao?” Đa Đồ nhoài người ra, thò mặt hắn sát vào mặt vị trưởng lão kia, nhe răng cười nói: “ Nếu chúng ta không đến giải cứu các người, thì các người làm sao thoát khỏi bàn tay ma quỷ của Đường quân chứ” . Tiếng hắn cười ha ha vang vọng đầy ngông cuồng, dưới ánh sáng của ngọn đuốc, khuôn mặt hắn được soi rõ với đầy những mụn nhọt lỗ chỗ càng làm tăng thêm cái vẻ dữ tợn, hãi hùng của hắn.

“ Vậy chúng tôi xin đáp ứng điều kiện của các ngài, chỉ có điều một ngàn nữ nhân thì xin hãy bỏ qua cho chúng tôi, chúng tôi xin dâng bù cho các ngài một vạn kim tệ , à không năm vạn kim tệ Đại Thực, Diệp Hộ xem có được không”

Khi vị trưởng lão kia vừa dứt lời thì bỗng “ pằng” một tiếng, chiếc roi ngựa trong tay Đa Đồ đã thẳng tay quất vào mặt ông ta, vị trưởng lão kia té ngã xuống mặt đất, còn bức tín thư trên tay ông ta thì văng lên không trung. Và Đa Đồ đã nhanh chóng chộp lấy nó, hắn không những không xêm qua mà trái lại còn xé nó nát vụn, đem những mảnh vụn đó ném lên người vị trưởng lão đang ngã xõng xoài trên mặt đất kia. Ánh mắt của hắn lúc này hung ác dị thường, hắn nói: “ A Đặc Lôi là cái thá gì, đàn bà chúng ta cũng muốn, tiền bạc chúng ta cũng muốn. Nếu các ngươi cả gan dám nửa điểm bàn cãi lắm điều, thì ta cũng sẽ giết sạch hết các ngươi”


“ Xông lên” Đa Đồ vung tay ra lệnh tiến lên, ngay lập tức hai vạn kỵ binh rầm rập vượt qua bảy vị trưởng lão trong thương hội đang thất thần tuyệt vọng kia. Hết đội này đến đội khác, bọn chúng đang tiến vào trung tâm của Yêu Long thành.

Ngay buổi tối hôm đó, sau khi đã ăn uống no say bọn người Cát La Lộc bắt đầu tụ tập với nhau xông vào trong nhà của những người Túc Đặc, bọn chúng không những yêu cầu nữ nhân, yêu cầu tiền bạc, mà chúng còn đuổi hết tất cả nam nhân Túc Đặc vào Hắc Ám lâm. Những tên Cát La Lộc này bắt nam nhân khi vào rừng phải đi chân đất, phải cởi trần, chỉ cho phép bọn họ mặc vẻn vẹn có một cái quần cộc mà thôi. Ngay cả một đồng tiền chúng cũng không cho họ mang đi. Trăng sáng đã trốn vào mây đen, lúc này đây bóng tối đang hung hãn bao trùm hết cả mọi ngóc ngách không gian của Yêu Long thành. Rất lâu rồi, đây là lần đầu tiên Yêu Long thành phải đối mặt với trận cuồng phong và hiểm họa chính trị như thế này.

Khi nhận được tin báo Cát La Lộc xua quân tấn công Yêu Long thành, thì toàn bộ Đường quân ở đây nhận được lệnh đồng loạt rút lui. Nhưng cách rút lui của họ lại mang nhiều tính chiến lược. Trong đó một cánh Đường quân gồm ba vạn người rút lui về hướng Đại Thanh trì, nhắm thẳng tới thủ phủ Hải Đồ Thập của bọn người Cát La Lộc ở phía bắc Đại Thanh Trì. Trong số ba vạn quân này thì có hai vạn kyj binh cùng với một vạn Mạch Đao quân, do phó tướng của Vương Tư Vũ là Lương Đình Ngọc suất lĩnh. Hành trình từ Đại Thanh Trì đến Hải Đồ Thập ước chừng khoảng tám trăm dặm, nếu như hành quân miệt mài thì cũng phải mất bốn năm ngày Đường quân mới có thể đến nơi. Hơn nữa địa hình cũng phức tạp,nó không chỉ đơn thuần là thảo nguyên bằng phẳng mà chủ yếu là địa hình của các gò đồi và núi thấp với nhiều con sông lớn nhỏ bắt nguồn từ trong núi chảy ra. Tuy nhiên ở đây lại ít khi nhìn thấy những chỗ đất đá trơ trọi mà ngược lại trên lớp bùn đất ấy là những thảm cỏ xanh rì, rất dày cùng với những tảng rừng rậm tô điểm thêm cho canhr vật nơi đây.


Đến gần trưa ngày hôm nay, Đường quân đã vượt qua được ngọn đồi tên gọi là Hạ Cát Lĩnh. Theo lệnh của Lương Đình Ngọc toàn quân tạm thời dừng cước bộ để chờ đợi tin thức thám báo thăm do tình hình từ phía trước. Và theo như tin tức thám báo thu được thì đã phát hiện được ba vạn kỵ binh Cát La Lộc đang từ hướng nam đến đây. Nếu cứ duy trì tốc độ này thì đến xế chiều hai bên có thể sẽ chạm trán với nhau.

Lương Đình Ngọc cười lạnh lùng, quả nhiên chủ soái Vương Tư Vũ của hắn đoán không sai về việc bọn người Cát La Lộc kia sẽ chia làm hai đường tiến công: Một đường chúng sẽ tấn công vào Yêu Long thành, còn mặt khác chúng sẽ trực tiếp xuôi nam để đánh cướp lấy một vài tòa thành trì ở ven khu vực Đại Thanh Trì. Nghĩ tới đây Lương tướng quân ra lệnh: “ Toàn quân nghỉ ngơi tại chỗ, nhanh chóng hồi phục thể lực”


“ Trận chiến lần này sẽ là một trận chiến khó khăn” . Đó là lời mà Vương Tư Vũ đã cảnh báo Lương Đình Ngọc khi hắn sắp lên đường, và vị chủ soái kia còn cẩn thận căn dặn: Nếu như các ngươi có gặp bọn người Cát La Lộc kia thì không cần phải sử dụng mưu thuật gì cả, mà cứ thế dàn quân trực tiếp làm một trận giáp lá cà, lấy thực đánh thực. Lương Đình Ngọc hiểu được ý tứ của vị chủ soái, bởi vì nói gì đi nữa thì Đường quân ở Toái Diệp có tới phân nửa là tân binh, chưa từng trải qua chiến đấu thực tế. Vì vậy bọn họ cần phải dùng máu tươi và một cuộc thực chiến sống còn để trưởng thành hơn. Và bọn người Cát La Lộc này chính là sự thử nghiệm, tôi luyện Đường quân tốt nhất. Nhưng để đảm bảo sự chắc thắng trong trận này Lương Đình Ngọc đã đưa ra chủ ý riêng của mình. Hắn quay đầu hướng về phía Nghiêm Vân – Trung Lang tướng của đệ tam kỵ binh quân, ban lệnh: “ Ngươi dẫn theo một vạn quân bản bộ, làm nhiệm vụ bao vây sau lưng địch. Trước mắt hãy ém quân trong cánh rừng rậm kia, khi chiến sự nổ ra các ngươi sẽ là quân tiếp viện từ phía sau. Chỉ khi nào có lệnh của ta mới được phép hành động”

Nghiêm Vân chính là vị phó tướng của Quan Anh năm đó tham gia chiếm lĩnh lấy Toái Diệp thành. Trải qua nhiều chiến dịch lớn nhỏ cũng lập được không ít công lao. Đến khi xem thành tích ban thưởng hắn từ Quả Nghị đô úy liền được phong lên hàng Trung Lang tướng, suất lĩnh một vạn quân của đệ tam kỵ binh quân ở Toái Diệp. Khi nghe Lương Đình Ngọc phân phó hắn ôm quyền nói: “ Mạt tướng xin tuân lệnh”

Nghiêm Vân lập tức suất lĩnh một vạn quân bản bộ, một lần nữa quay lại Hạ Cát Lĩnh rồi từ đó vòng theo con đường nhỏ mà ngược lên hướng bắc.


Hai canh giờ sau, tất cả đội hình của Đường quân bắt đầu xuất phát trở lại, họ thẳng tiến hướng bắc. Sau khi đi được hai ba dặm, thì bóng dáng của quân đội Cát La Lộc cũng đã hiện ra trên thảo nguyên. Cát La Lộc đã phát hiện ra Đường quân, bọn họ cũng tranh thủ chút thời gian ít ỏi để nghỉ ngơi hồi phục thể lực. Lúc này hai quân đều dừng bước, quan chiến đối phương, khoảng cách giữa bọn họ khoảng hai dặm.

Người Cát La Lộc khi ở vào giai đoạn cường thịnh nhất, dân số ước đạt khoảng năm mươi vạn người, bọn họ chiếm cứ cả một khu vực rộng lớn từ thung lũng Toái Diệp cho tới lưu vực của Đại Thanh Trì. Chính sự cường thịnh lúc bấy giờ của Cát La Lộc đã gây ra sự lo ngại cho phía Đại Thực, và để phòng ngừa một việc người Cát La Lộc có thể “ ăn cháo đá bát” nên vào mười mấy năm trước đây Đại Thực đã thu hồi lại Toái Diệp, ép bọn họ phải di rời về phía tây của dãy Kim Sơn. Và trong số người Cát La Lộc có rất nhiều người Đột Quyết phụ thuộc vào Đại Thực nên bọn họ vội vàng rời đi. Và cũng từ đó Cát La Lộc suy yếu dần, dân số từ năm mươi vạn xuống còn có hơn bốn mươi vạn. Mặc dù như vậy song với hơn bốn mươi vạn người, Cát La Lộc này vẫn là một dân tộc có thế lực lớn ở An Tây gần ngang với Hồi Hột rồi. Khi ấy số quân tinh nhuệ Đới giáp võ sĩ của họ lên tới bảy vạn quân chứ không ít.

Nhưng sự kiện đánh dấu việc thế lực của người Cát La Lộc suy sụp chính là cuộc chiến Bắc Đình năm năm về trước. Trong cuộc chiến kinh thiên sử sách đó, năm vạn quân thiện chiến tinh nhuệ của họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn, các loại vũ khí, vật tư chiến tranh hầu như không còn gì nữa. Sau trận chiến khốc liệt đó những người Cát La Lộc còn lại bắt đầu biết run sợ , bọn họ di chuyển về phía tây. Rồi các cuộc chiến trong nội bộ không ngừng diễn ra khiến cho bọn họ đã suy yếu lại thêm kiệt quệ. Và cho đến ngày hôm nay dân số chỉ còn lại hơn hai mươi vạn người. Có thể nói dân tộc du mục này đã đến hồi suy tàn và nếu như không có một thế lực lớn can thiệp giúp đỡ họ thì chắc chắn giờ này bọn họ cũng giống như người Đột Kỵ Thi, người Đạt Hề, người Cung Nguyệt bị tiêu vong mãi mãi. Nhưng thế lực đứng sau người Cát La Lộc lại là một đại thế lực – Đại Thực quốc. Mặc dù Cát La Lộc đã đi vào giai đoạn suy vong nhưng Đại Thực kia vẫn không muốn cho bọn họ rút lui khỏi vũ đài chính trị vốn đang rất phức tạp kia. Đại Thực đã đưa ra nhiều chiêu bài dụ dỗ, dọa nạt, trang bị cho bọn họ, cấp cho họ đất đai để sinh tồn. Và bọn họ lại ra trận, nhưng sự ra trận của họ giống như một ông lão sáu mươi bị động viên đi lính vậy, cũng khôi giáp cũng đao thương, ai có thể nhận ra thân thể già nua của ông ta? Nhưng thực chiến thì …
Binh lính trong quân đội hiện nay của Cát La Lộc phần lớn là những thanh niên tuổi khoảng hai mấy. Độ tuổi ấy cũng ngang ngang với độ tuổi của binh sĩ Đường quân. Tuy nhiên số binh sĩ Cát La Lộc này đại đa số là thiếu kinh nghiệm thực chiến. Mặc dù bọn họ được trang bị giống như một kỵ binh Đại Thực, nhưng khôi giáp là khôi giáp mà kỵ binh Đại Thực đã đào thải, mâu thì lại là mâu ngắn. Đây là số quân trang và vũ khí mà Đại Thực áo đen trang bị sớm nhất cho quân đội, nó đã được bỏ đi nay lại được dùng để trang bị cho Đại Thực. Những vũ khí quân trang tốt hơn một chút thì Đại Thực chuyển giao cả cho người Đột Quyết hoặc Nô Đãi quân ở Thổ Hỏa La rồi, còn những thứ phế phẩm, đáng bỏ đi nhất lại chuyển giao cho Cát La Lộc. Hãy xem này áo giáp thì mốc meo rách nát, mâu ngắn thì cùn rỉ sét, các tấm thuẫn thì đã bị vỡ loang lổ mà đao của bọn họ cũng không phải là loại cương đao Đại Mã Sĩ Lặc mà là loan đao.


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui