Đại Tranh Chi Thế

Tịch Bân giờ luôn luôn có cái loại cảm giác như là nằm mơ giữa ban ngày, hắn thường xuyên nhịn không được ghé vào cửa sổ hướng ra bên ngoài dòm trộm, ngó một hồi lâu mới tin tưởng người đang ngồi bên cạnh cái ngưu xa kia chính là Chí Thánh Tiên sư, chính là Khổng Lão Phu Tử được quỳ bái hơn ngàn năm, đương nhiên, Lão Phu Tử bây giờ còn chưa "lão", một lúc có thể ăn được mấy bát cơm to.

Nhớ lại chính mình lúc vừa nhìn thấy ông ta (dù Khổng Tử còn trẻ nhưng Tịch Bân thì nên gọi là ông - ND) còn muốn đem vị Lão Phu Tử này vẫy chào lại làm tiểu đệ, Tịch Bân thực sự lại xấu hổ một phen. Chỉ có điều song phương làm bạn cùng đi vài ngày, dần dần sau khi quen thuộc hơn, từng vầng từng vầng hào quang thần thánh bao phủ trên đầu Khổng Khâu cũng dần dần tiêu thất.

Tịch Bân lúc này mới nhận thức được, Khổng Khâu lúc này, còn chưa phải là thánh nhân trong các thánh nhân, con người hoàn mỹ nhất trong những con người hoàn mỹ, ông ta lúc này chẳng qua cũng chỉ giống phần đông kẻ sĩ áo vải trong thời kỳ Xuân Thu, là một kẻ sĩ vì lý tưởng của chính mình cùng với chủ trương chính trị, bôn tẩu khắp các quốc gia.

Không cùng một dạng với các nho sinh hậu thế, các nhà nho hậu thế thì học văn học võ, dốc sức cho vua chúa, phục vụ là vì để giữ gìn cho thể chế đã có. Kẻ sĩ hiện thời, lại tích cực thăm dò cùng sáng tạo ra thể chế mới, tích cực tham dự vào tiến trình thay đổi thế giới. Những người này như là những nhà thăm dò nền văn minh, rất đáng được tôn kính.

Rồi, Tịch Bân cố ý tiến hành một lượt thảo luận với Khổng Tử, hắn phát hiện, chủ trương chính trị của Khổng Tử cũng không có gì là thần trong các vị thần, huyền diệu khó giải thích gì đó, kỳ thật rất dễ dàng lí giải. Chủ trương của Khổng Tử gọi là "Lễ nhạc giáo hóa, vương đạo trị quốc", nói trắng ra chính là lấy Đức trị quốc. Chế độ chính trị lý tưởng của ông ta, căn bản chỉ gói gọn trong một chữ "Đức".

Chủ trương của ông là ở thời loạn lập trật tự, phương pháp chính là khôi phục Chu chế (chế độ thời nhà Chu), khôi phục các nghi lễ thượng cổ. Tịch Bân đến từ thế kỷ 21, kiến thức của hắn bao gồm cả sự phát triển của việc tìm tòi thử nghiệm các chế độ chính trị từ thời Xuân Thu cho tới hai nghìn năm qua, hắn đương nhiên biết loại chế độ lý tưởng hóa này là không có khả năng thực hiện được, ít nhất cho tới thế kỷ 21 vẫn không thực hiện được.

Tư tưởng chính trị thành công của thế kỷ 21 chính là tư tưởng pháp chế, mà tư tưởng chính trị của Khổng Tử là tư tưởng nhân trị (do người trị, chứ không phải pháp luật, ND). Kỳ thật hiện tại điều kiện cơ bản chính là quân giả (ý nói những người quyền quý, tầng lớp trên), những kẻ nắm giữ quyền lực ở các cấp đều phải trở thành điển phạm về đạo đức, do những người quân tử thánh hiền tới thống trị thiên hạ, tiện đà từ người trị quốc trở thành xã hội do con người làm chủ.


Tịch Bân rất là thất vọng, cho tới năm ngàn năm sau lý tưởng của Khổng Tử có thể thực hiện hay không hắn không biết, ít nhất cho tới hai ngàn năm sau cũng không có khả năng, mặc dù triều đại này tôn thờ Khổng Tử là Chí Thánh Tiên sư, kỳ thật cũng chỉ là treo đầu dê bán thịt chó, không bằng một người lấy nho trị quốc. Trước mắt chính là Đại tranh chi thế (thời kỳ tranh đấu khốc liệt), chủ trương chính trị của ông ta chẳng những không thích hợp với các nước chư hầu, lại càng không thích hợp với tiền đồ của ông, cho nên ban đầu trong đầu Tịch Bân còn có chút ý niệm mời gọi, dần dần cũng phai nhạt đi.

Tâm tư của hắn, đều bị học trò của Khổng Tử là Trọng Do thu vào trong mắt. Trọng Do, tự Tử Lộ, chính là nam tử khi gặp cướp trong rừng có kiếm thuật võ công ưu tú hơn Khổng Tử. Người này tính tình hào sảng, vô cùng hợp tính với Tịch Bân, trên đường Tịch Bân cứ nhất quyết chen lên xe của hắn, để hắn lái xe, nói chuyện phiếm giải sầu.

Ngưu xa đi ở hàng đầu, Tử Lộ quay đầu cười nói: "Khánh Kỵ công tử, có thực là ngươi muốn mời Khổng sư đến làm môn hạ của ngươi không?"

Thân thể của Tịch Bân cũng đã tốt lên rất nhiều, hắn ngồi ở trong xe cười nói: "Ừm, ta đích thật là từng có tâm tư như vậy."

Tử Lộ cười ha ha, lắc đầu nói: "Không cần phí tâm tư, con đường của Khổng sư là thủ thành chi đạo (gìn giữ những gì đã có), không thích hợp với ngươi. Ngươi hiện giờ đang có quốc nạn, Khổng sư ở chỗ của ngươi cũng không thể cố đảm đương được."

Tịch Bân cười khổ một tiếng, Khổng Tử đâu phải chỉ ở chỗ của hắn mới không đảm đương được, sinh thời Khổng Tử ở chỗ của ai cũng sẽ không thể đảm đương được, hắn có lẽ chỉ thích hợp làm một đại giáo dục gia, một lão sư dạy đức dục. Nói đến loạn thế trị quốc... Khổng Tử môn hạ ba nghìn đệ tử, bảy mươi hai người hiền, trên thực tế cũng không có lấy một quân sự gia, chính trị gia kiệt xuất, đa phần cũng chỉ có phẩm đức cao thượng mà thôi.

Trái lại với Tung Hoành thuật của khai sơn thủy tổ Quỷ Cốc Tử Vương Hủ, chỉ có năm trăm đệ tử, lại đào tạo ra Tứ Đại Thiên Vương. Chiến quốc thất hùng (bảy cường quốc thời Chiến quốc), đệ tử của ông Tô Tần một người kiêm nhiệm Tể tướng sáu nước, đế quốc Đại Tần còn lại, cũng do đệ tử của ông Trương Nghi làm Tể tướng. Mà Tôn Tẫn cùng Bàng Quyên, lúc đó cũng là những võ tướng tiếng tăm lừng lẫy.


Khổng Tử chú trọng dựa vào tài năng mà dạy dỗ, Quỷ Cốc Tử cũng giống vậy dựa vào tài mà dạy dỗ. Quỷ Cốc Tử một người bồi dưỡng ra bốn bất thế kỳ tài kinh thiên động địa, Khổng Tử thì bồi dưỡng ra một đội quân đạo đức kiểu mẫu. Làm một lão sư dạy đức dục hướng dẫn từng bước cũng không có gì sai, nhưng về thống trị quốc gia, ông ta xem đức dục cùng nhân trị trọng yếu hơn nhiều so với pháp chế, cái này có điểm hơi thiếu thực tế.

Nếu không phải triều Hán đem Khổng Tử nâng lên thành bậc Chí tôn, thì rất khó mà giảng giải được cho các loại trào lưu học thuật khác nhau, tư tưởng học thuật của ông cũng không thể tỏa sáng rực rỡ như vậy.

"Công tử đang nghĩ gì vậy?" Tử Lộ thấy hắn trầm tư không nói, nghĩ rằng hắn do không thể mời được Khổng sư mà không cam lòng, liền hỏi.

"À... Không có gì." Tịch Bân cười cười, chuyển đề tài nói: "Tử Lộ, ta thấy tuổi ngươi so với Khổng sư không kém bao nhiêu, như thế nào lại là học trò của Khổng sư?"

Tử Lộ cười ha ha, nói: "Không sai, ta chỉ kém Khổng sư có chín tuổi. Tuổi trẻ rất thích tranh đấu quyết liệt. Có một lần, trên đường đi gặp Khổng sư, rồi tranh cãi cùng Khổng sư, động quyền cước. Khổng sư trời sinh thần lực, nhưng quyền thuật lại không bằng ta, bị ta đánh cho bầm dập..."

Tịch Bân nghe mà cứng họng, Tử Lộ lại cao hứng phấn chấn mà nói: "Từ lúc đó ta quen biết Khổng sư, rồi cùng hắn kết giao, dần dần phát giác Khổng sư học vấn uyên bác, hơn xa khả năng đạt tới của ta, bởi vậy bái làm Khổng sư môn hạ..."


Tịch Bân nghe hắn nói xong, hơi hơi vuốt cằm, hỏi: "Ngươi vừa mới nói Khổng sư nguyên là làm quan ở Lỗ quốc, như thế nào hiện giờ lại nghèo túng như vậy, vì sao lại như thế?"

Tử nói: "Khánh Kỵ công tử, ngươi cũng biết, Lỗ quốc chúng ta đại quyền hiện giờ nằm trong tay Quý Tôn, Thúc Tôn, Mạnh Tôn tam đại thế gia. Năm trước quốc vương thảo phạt tam đại thế gia thất bại, bị ép phải trốn sang Tề quốc. Lỗ quốc từ đó về sau vô quân, do Quý Tôn Ý Như thế lực lớn nhất nắm trong tay quyền của quốc vương. Quý Tôn Ý Như sau khi cưới vợ là con gái Quốc vương nước Tống thì mở đại yến mời khách, nhưng lại đi quá giới hạn lễ chế, thưởng thức bát tiếu chi vũ, Khổng sư giận dữ, giáp mặt trách mắng Quý Tôn Thị một phen, phẫn nộ mà từ quan tới Tề quốc."

Tịch Bân căn cứ vào ký ức của Khánh Kỵ, biết chuyện Quý Tôn Thị cưới vợ là Tống Cơ. Lại nói tiếp, vị Tống quốc công chúa này là cháu ngoại của Quý Tôn Ý Như, chỉ có điều vào thời này cũng không phải là chuyện trái luân thường đạo lý. Sở Thành Vương còn lấy hai con gái của tỷ tỷ mình Trịnh Văn Công phu nhân, hay như Thuận Trị hoàng đế nhà Thanh cưới cháu ngoại của chính mình, phong tục lúc ấy cũng không coi đây là chuyện kỳ quái.

Mà cái gọi là bát tiếu chi vũ, là chỉ vũ đạo to lớn 64 người. Khi khiêu vũ, tám vũ kỹ gọi là một đội (nhất dật), tám đội (bát dật) là sáu mươi tư người. Dựa theo Chu lễ (lễ giáo nhà Chu), chỉ có thiên tử mới có thể xem bát dật chi vũ, chư hầu lục dật, công khanh tứ dật. Cấp bậc của Quý Tôn Ý Như là khanh, cho nên hắn chỉ được thưởng thức vũ đạo 32 người.

Tịch Bân nghe xong cảm thấy dở khóc dở cười, hắn lúc này mới chính thức lĩnh giáo sự coi trọng đối với lễ nghi của Khổng Lão Phu Tử. Quốc vương Lỗ quốc bị một kẻ thần tử là Quý Tôn Ý Như đuổi đi, ông ta cũng không hề kháng nghị, mà Quý Tôn Ý Như chẳng qua chỉ mở một cái đại yến ở nhà, có hơi vượt quá khuôn khổ, ông ta đã nổi giận lôi đình, nghĩ thế nào cũng cảm thấy hơi có chút lẫn lộn đầu đuôi.

Tử nói: "Khổng sư tới Tề quốc, mới đầu rất được Tề vương trọng đãi, nhưng Tề quốc công khanh đố kị người tài, nhiều lần hướng Tề vương buông lời gièm pha, Khổng sư tóm lại vẫn không được trọng dụng. Tể tướng Yến Anh cũng hướng Tề vương góp lời, nói Khổng sư chỉ có thể nói lời hay ý tốt, giữ gìn lễ pháp, không màng chuyện sinh con đẻ cái, không xem trọng kinh doanh, giảng giải lễ pháp theo kiểu vì để làm tang sự cho long trọng mà người còn sống có thể táng gia bại sản, cái này với nước với dân không hề có ích, căn bản là không thể làm theo được. Tề vương nghe xong, càng thêm bất hòa với Khổng sư, vì thế Khổng sư mới ly khai Lỗ quốc, đi sang Tống quốc, đáng tiếc tại Tống quốc cũng không được trọng dụng, bất đắc dĩ đành phải về Lỗ."

Tịch Bân nghe xong buột miệng hỏi: "Như thế, Tử Lộ cho rằng, tể tướng Yến Anh nói như vậy có đạo lý hay không?"

Tử Lộ trầm tư một lát, nghiêm nghị nói: "Yến Anh nói lén sau lưng, chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng ta cho rằng, Khổng sư xác thực là có hơi câu nệ."


Tịch Bân nghe vậy không khỏi nghiêm nghị kính trọng, Khổng Tử cũng tốt, Tử Lộ cũng hay, thầy trò bọn họ đều là những học giả cần cù tìm kiếm chân lý để cứu tế thế nhân. Vô luận lịch sử chứng minh kiến giải của bọn họ chính xác cũng được, sai lầm cũng được, ít nhất bọn họ thực sự chân thành, luôn theo đuổi nghiên cứu học vấn. Đối với chủ trương cùng kiến giải của bọn họ, chính bọn họ cũng đang không ngừng nhận thức, tu chỉnh, cải tiến, chứ không hề bảo thủ, cũng không hề sùng bái quyền uy, tuyệt không giống như đám nhà nho hậu thế, nếu có người nào nói những chỗ không đúng của Chí Thánh Tiên sư, liền ngay lập tức giẫm đạp lên hắn như một kẻ phạm tội tày trời.

Tử Lộ thở dài: "Khổng sư giảng 'quân quân thần thần phụ phụ tử tử', ta cảm thấy cũng không sai. Nếu người trong thiên hạ đều có thể tuân theo lễ này, không biết sẽ giảm bớt được bao nhiêu chiến loạn tranh giành. Cứ nhìn công tử mà nói, nếu Ngô quốc quân thần có thể tuân thủ theo lễ này, công tử Quang làm sao có thể cướp vương vị được?"

Tịch Bân im lặng một lát, nói: "Lòng người, dục vọng! Lòng người có dục vọng, sẽ không thể tuân thủ theo lễ nghi quân thần phụ tử, muốn thái bình thịnh thế ngàn năm, đó là điều vĩnh viễn không có khả năng. Có điều, nếu phần lớn mọi người có thể tiếp thu được ý tưởng này của Khổng sư, ít nhất có thể giảm bớt rất nhiều tranh đấu, khiến cho chiến loạn cùng âm mưu phản nghịch giảm bớt rất nhiều."

Khổng Tử hướng các chư hầu giới thiệu chủ trương chính trị của chính mình, kết quả là từ trước đến nay vẫn bị khinh thường. Các vị vua các nước đãi ngộ ông ta, chẳng qua là kính trọng thái độ làm người cùng học thức uyên bác của ông ta, làm một học trò của Khổng Tử, Tử Lộ cũng cảm thấy thực thương tâm.

Không thể tưởng được vị Khánh Kỵ công tử này đối với chủ trương của hắn lại rất có ý khen ngợi, Tử Lộ nghe xong bỗng nhiên sinh ra cảm giác tri kỷ, hưng phấn mà nói: "Kỳ thật Khổng sư cũng không phải người câu nệ không biết thay đổi, nếu Khổng sư là người như vậy, thì hắn sẽ không đi tìm Tề quân. Dựa theo cách nói quân thần phụ tử, Khổng sư hẳn là phải tới gặp Chu thiên tử.

Khổng sư muốn khôi phục Chu chế, theo Chu lễ, cũng không có nghĩa là tuân theo Chu thiên tử, hắn chỉ hy vọng có thể tìm được một vị vua có thể thực hiện được chủ trương này, để cho hắn thi hành, đạt tới thiên hạ đại trị, muôn đời thái bình"

Tịch Bân cũng không tiếp tục phụ họa, hiểu biết của hắn đối với nho học rất hữu hạn, cũng không có hứng thú nghiên cứu môn học vấn này, đối với hắn giờ phút này mà nói, phải cướp lại được chính quyền mới là vương đạo duy nhất, điều hắn quan tâm bây giờ chính là làm lớn mạnh thực lực.

Thừa dịp cuộc nói chuyện đang hứng thú, Tịch Bân trịnh trọng hỏi: "Tử Lộ văn võ toàn tài, bản công tử vô cùng tán thưởng. Không biết Tử Lộ có nguyện ý đến dưới trướng của ta hay không, cùng ta khởi xây nghiệp lớn?"


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui