Đại Tranh Chi Thế

Lúc này truyện lại đi vào giai đoạn mà tại hạ tạm gọi là ‘chuyển đổi’, Khánh Kỵ di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, xuất hiện thêm nhiều nhân vật mới toanh, những tình tiết mới toanh, mà những nhân vật lạ hoắc này lại không chịu yên phận, tự họ cũng có những mưu mô xảo quyệt với nhau, chỉ khổ cho dịch giả dịch mà độc giả đọc cũng đau hết cả đầu. Hồi trước cũng có một đợt thế này rồi, là khi Khánh Kỵ di chuyển từ Tất Thành sang Khúc Phụ, tại hạ nhớ lại khi đó hình như rắc rối tới mức phải sáng tạo thêm phần tên nhân vật và địa danh ở cuối chương, nếu không chính tại hạ cũng chẳng nhớ nổi ai vào với ai nữa . Vì thế nên tại hạ làm tạm một bài bình luận này, để giúp chư vị độc giả nắm kĩ hơn về tình hình thế cục hiện giờ.

Hiện giờ hai mối nguy hiểm lớn nhất đối với Khánh Kỵ chính là:


- Tề quân. Nếu Lỗ quân trở về Lỗ, quyền lực của Quý Thị sẽ suy giảm nghiêm trọng, mà Lỗ quân lại trở thành con rối trong tay hai nhà Thúc Mạnh, đồng nghĩa với việc Khánh Kỵ sẽ không bao giờ có thể mơ tới việc mượn binh nước Lỗ nữa. Vì vậy, việc quan trọng nhất chính là sang Tề tìm kiếm Lỗ quân, diệt đi mầm mống từ trong trứng nước. Có điều Lỗ quân sang Tề là dùng lễ khấu đầu với Tề quân, cũng chẳng được coi là một đại nhân vật gì cả, cho nên tìm được lão nhân này quả thực là khó. Cơ hội đã tới khi Khánh Kỵ biết được trong cuộc đi săn mừng thọ tể tướng Yến Anh, mỗi người tham gia sẽ dùng một lá cờ riêng, mà Lỗ quân, đương nhiên là dùng cờ nước Lỗ (tiết lộ tiên cơ tí, hí hí). Nhưng liệu mọi chuyện sẽ chỉ đơn giản như vậy? Chờ xem nha.

- Ngô sứ. Những sứ giả cú vọ do Ngô quốc gửi sang, cộng với sự uy áp của trọng binh trấn ở biên giới, khiến cho Quý Thị phải lo sốt vó mà tìm cách đẩy Khánh Kỵ đi. Mối thù với Ngô quốc của Khánh Kỵ lớn đến nhường nào? Chuyến này bọn Ngô sứ tất dễ đi khó về. Nhưng Khánh Kỵ cũng không phải loại quân tử ân oán giải quyết đường đường chính chính, trong thời kỳ đại tranh chi thế này, có đôi khi cũng phải mưu mô, xảo quyệt một chút. Lương Hổ Tử, Anh Đào đã lĩnh mệnh xuất quân, nhưng không phải với danh nghĩa Khánh Kỵ, mà lúc này, những đạo tặc thu nhận được từ Triển Chích lại tiếp tục phát huy tác dụng. Triển Chích ở vùng Tề Lỗ đã làm ra biết bao điều ác, làm thêm một hai điều cũng chẳng ai làm gì được hắn, mà có ai sẽ nghe hắn giải thích cơ chứ? Đúng là một kế âm hiểm.

Bây giờ xin nói thêm về cơ cấu ở Tề quốc, có lẽ đây là cái đau đầu nhất vài chương gần đây, xin lỗi các bạn vì bài viết muộn này, mong các bạn bỏ qua và ghi nhớ một chút vài cái tên sau đây:


- Tề công Khương Chử Cựu: Tề quân, khác với Lỗ quân, Tề quân vẫn còn những đại thần trung thành, nắm giữ một nhánh quân đội đủ để trấn áp các thế lực đối địch. Ngoài ra Tề quân lợi dụng rất tốt sự tranh quyền đoạt lợi giữa các nhà thế gia với tể tướng Yến Anh, khiến cho toàn cục nhìn bề ngoài thì vẫn có vẻ bình yên.

- Tể tướng Yến Anh: Một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, làm tể tướng qua ba đời Lỗ quân, còn có tên khác là Yến Tỏa Tử (hay Yến Tử). Yến Anh chưa xuất hiện trong những chương đã qua, nhưng sẽ không thể thiếu ông trong những chương tới bởi buổi tiệc mừng thọ của ông đang trở thành một chiến trường cho những kẻ xảo trá tính toán mưu mô xảo quyệt. Tạm thời với việc ông không có thiện cảm với Lỗ quân, ta tạm coi ông là cùng một chiến tuyến với Khánh Kỵ.


- Các nhà thế gia: Giống với ba nhà Lỗ quốc, có điều như các bạn đã biết, giữa các nhà thế gia Tề quốc không có kiểu ‘vừa đánh vừa xoa’ như ba nhà Quý Thúc Mạnh. Các nhà cần phải quan tâm đến gồm: Điền Thị, Cao Thị, Quốc Thị là thượng khanh, Loan Thị, Bảo Thị là trung khanh. Trong ba nhà thượng khanh, Cao Thị và Quốc Thị là gạo cội, Điền Thị chỉ vừa lên thượng khanh, nhưng đã được Cao Thị nhắm trở thành đồng minh tương lai, thay thế cho Quốc Thị đã dần thoát ra khỏi tầm kiểm soát.

Nói tới Điền Thị, không thể không nhắc tới Tôn Thị. Tôn Thị vốn là một nhánh của Điền Thị, gia chủ Tôn Thị Tôn Bằng cũng là trung khanh. Tâm điểm nhất là đứa con của Tôn Thị, Tôn Vũ, người có khả năng trở thành phu quân tương lai của Nhâm Nhược Tích. Tôn Vũ có lẽ không có gì là xa lạ với các độc giả Việt Nam, được xưng là dụng binh chi thánh (Khánh Kỵ gọi vậy), Tôn Vũ chính là Tôn Tử với 36 mưu kế nổi tiếng của mình. Có điều hiện giờ Tôn Vũ hãy còn tuổi trẻ, cũng giống như Khổng Tử, hãy còn long đong lận đận lắm. Dụng binh chi thánh, nhưng đối phó với tình thánh Khánh Kỵ, liệu Nhâm Nhược Tích sẽ rơi vào tay ai đây?


Truyện đánh dấu

Nhấn để xem...

Truyện đang đọc

Nhấn để xem...
Nhấn Mở Bình Luận
Quảng Cáo: Coin Cua Tui